Tản mạn về Tỉnh Trà Vinh - Phần I Lịch sử ..
"Trà Vinh có bún nước lèo,
Có chùa Ông Mẹt, ao đào Bà Om.
Có đình thờ vía Quan Công,
Ðền thần Hiếu Tử, thờ Trần Trung Tiên."
Sơ lược lịch sử hình thành tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây - Nam Việt Nam.
Trung tâm tỉnh lỵ là thị xã Trà Vinh, nằm trên Quốc lộ 53, cách Sài Gòn gần 200 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km.
Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu long; vị trí địa lý giới hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ 105°57'16" đến 106°36'04" kinh độ Đông.
Phía bắc Trà Vinh giáp với Bến Tre, phía nam giáp Sóc Trăng, phía tây giáp Vĩnh Long, phía đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km.
Lịch sử
Như
các địa phương ven biển khác ở miền Tây Nam bộ, vùng đất nay là tỉnh
Trà Vinh được hình thành vào giai đoạn đầu công nguyên, do kết quả của
quá trình biển thoái và quá trình bồi tụ phù sa lâu dài của các nhánh
sông. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, nơi đây là những cánh rừng
hoang vu nê địa, "dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um", dân cư thưa thớt.
Cũng như các tỉnh khác ở miền Tây Nam Bộ, đất Trà Vinh trước kia là địa
bàn của vương quốc Phù Nam với nền văn hóa Óc Eo phát triển rực rỡ từ
thế kỷ I-VI sau CN. Đến thế kỷ thứ VII, vương quốc Khmer hùng mạnh chiếm
lĩnh và tiêu diệt vương quốc Phù Nam rồi lâu dần đồng hóa thành người
Khmer.
Năm 1757 Chúa Nguyễn thiết lập thành lập đơn vị hành chính đầu tiên trên mảnh đất này mang tên phủ Lạc Hóa
Đến giữa thế kỷ XVIII (1757), khi công cuộc khai hoang lập ấp của các
thế hệ lưu dân người Việt, người Khmer, người Hoa đã tương đối ổn định,
các chúa Nguyễn mới thiết lập thành lập đơn vị hành chính đầu tiên trên
mảnh đất này mang tên phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long (được lập ra năm 1832)
trực thuộc Long Hồ Dinh. Phủ Lạc Hóa bao gồm hai huyện là Trà Vang (sau
đổi thành Trà Vinh) và Tuân Ngãi.
Nguyên vào năm 1757, vua Chân Lạp cắt phần đất Trà Vang nằm giữa sông
Tiền và sông Hậu dâng cho chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chúa đặt thành phủ Trà
Vinh và phủ Măng Thít. Lỵ sở của phủ Trà Vinh được đặt tại thôn Vĩnh
Trường (nay là các ấp Vĩnh Bảo, Vĩnh Trường, Xuân Thạnh xã Hòa Thuận
huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, đình Vĩnh Trường vẫn còn sắc chỉ của
chúa).
Đời Gia Long, Nam Kỳ có năm trấn, vùng Vĩnh Long và An Giang họp thành
trấn Vĩnh Thanh. Đất Trà Vinh là một địa phương nhỏ thuộc trấn này. Năm
1820 Gia Long băng hà, Minh Mạng lên nối ngôi, việc cai trị ở trấn Vĩnh
Thanh vẩn giữ nguyên trạng. Đến năm 1832, trấn Vĩnh Thanh được đổi thành
trấn Vĩnh Long cùng với Phiên An, Biên Hòa, Định Tường và Hà Tiên hợp
thành 5 trấn trực thuộc thành Gia Định. Trấn Vĩnh Long bấy giờ bao gồm 4
phủ: Định Viễn, Hoằng An, Hoằng Trị và Lạc Hóa. Phủ Lạc Hóa gồm 2
huyện: Tuân Nghĩa có 5 tổng 76 xã; huyện Trà Vinh có 6 tổng và 70 xã.
Năm 1832 Trà Vinh là tên của một huyện trực thuộc Long Hồ Dinh
Ngày 1/8/1832 ), sau khi Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt mất, vua
Minh Mạng bỏ trấn và chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh trực thuộc triều đình
Huế. Đó là: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà
Tiên. Đất Trà Vinh bấy giờ vẫn là phủ Lạc Hóa thuộc tỉnh Vĩnh Long. Như vậy vào thời nhà Nguyễn, Trà Vinh là tên của một huyện (trước đó là phủ) thuộc phủ Lạc Hóa,
Sân bay ờ Trà Vinh (Phú Vinh ) trước 1975 ( khoảng thập niên 60 - 70)
Sau
khi đánh chiếm Nam kỳ, người Pháp bãi bỏ cấp phủ Lạc Hóa. Huyện Trà
Vinh (có địa bàn dọc theo sông Cổ Chiên) đổi thành hạt tham biện Trà
Vinh và huyện Tuân Ngãi (có địa bàn dọc theo sông Hậu) thành hạt tham
biện Bắc Trang. Sau đó, hạt tham biện Trà Vinh và hạt tham biện Bắc
Trang nhập lại thành hạt tham biện Trà Vinh, rồi hạt tham biện lại được
đổi thành tiểu khu hành chánh.
Trà Vinh năm 1962 ( bên đường là 1 chiếc Jeep 1946 Station Wagon )
Năm 1876, Pháp chia tỉnh Vĩnh Long cũ thành 3 tiểu khu (hạt tham biện): Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre.
Trà
Vinh được thành lập theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn
quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay hạt tham biện
(arrondissement) thành tỉnh (province), kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900.
Như vậy Trà Vinh là 1 trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ.
Năm 1900 (ngày 1 tháng 1), tỉnh Trà Vinh chính thức ra đời.
Tỉnh lỵ Trà Vinh đặt tại làng Long Đức, nay là nội ô thị xã Trà Vinh.
Ban đầu, tỉnh Trà Vinh có các huyện Càng Long, Châu Thành, Bàng Đa, Ô
Lắc, Bắc Trang. Đến năm 1928, giải thể huyện Bàng Đa và Ô Lắc để thành
lập huyện Cầu Ngang và thành lập huyện Tiểu Cần trên cơ sở một phần
huyện Bắc Trang và một phần huyện Càng Long.


Chùa Nôdol ở xã Đại An - huyện Trà Cú
( dân địa phương còn gọi là chúa Cò, vì khu vực này có rất nhiều Cò về dây sinh sống )
Năm 1940, đổi huyện Bắc Trang thành huyện Trà Cú. Năm 1948, tách huyện Cầu Kè từ tỉnh Cần Thơ nhập về Vĩnh Long, sau đó lại nhập về Trà Vinh. Cũng năm 1948, chính quyền kháng chiến thành lập thị xã Trà Vinh như một đơn vị hành chính cấp huyện. Năm 1951, thành lập huyện Duyên Hải. (Ngày nay nói đến địa danh Bắc Trang là nói đến khu chợ xã "Bắc Trang" thuộc ấp Thị - xã An Quang Hữu - Huyện Trà Cú - Trà Vinh )
Chợ Thị xă Trà Vinh về đêm
Một con đường trước nhà Nhà Thờ Mặc Bắc
( Nhân dân nơi đây thường quen gọi con đường này là "Đường Nhà Thờ Mặc Bắc")
Dưới thời Pháp thuộc, Trà Vinh gồm 8 quận: Càng Long, Cầu Ngang, Cầu Kè (ban đầu thuộc tỉnh Cần Thơ, sau nhập vào tỉnh Vĩnh Long rồi Trà Vinh), Châu Thành, Long Toàn (nay là huyện Duyên Hải), Tiểu Cần, Trà Cú và Trà Ôn.
Năm 1951 - 1954, sát nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà
Giai đoạn 1951 - 1954, Ngày 27/6/1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) sát nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà. Huyện Tiểu Cần được nhập vào huyện Càng Long. Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954.
Năm 1956 - 1958, tách một phần đất của tỉnh Vĩnh Bình để thành lập tỉnh Tam Cần. Giai đoạn 1956 - 1958, chính quyền Đệ nhất Cộng hòa thành lập tỉnh Tam Cần, bao gồm các huyện dọc sông Hậu, trong đó có huyện Cầu Kè và Tiểu Cần của tỉnh Vĩnh Bình (Trà Vinh.)


Năm 1956 - 1975, đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956. (Tuy nhiên, chính quyền "Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi này mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh.)
Năm 1976 - 1991, Trà Vinh hợp nhất với Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long.
Tháng 2/1976 Trà Vinh hợp nhất với Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long và cho đến ngày 26-12-1991
Năm 1991 tái lập Tỉnh Trà Vinh từ tỉnh Cửu Long.
Năm 1991 chia tách tỉnh Cửu Long thành Tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long như cũ và ổn định địa giới hành chính cho đến ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Trà Vinh có diện tích 2363,03 km², dân số 961.638 người, gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện như hiện nay.
Hiện nay, tỉnh Trà Vinh là một trong 13 tỉnh thành ở khu vực ĐBSCL,
có địa bàn nằm giữa sông Tiền, sông Hậu tiếp giáp với biển Đông với
diện tích tự nhiên 2.244,22 Km2 và tổng dân số 1.041.002 người (Niên
giám Thống kê năm 2006, Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh). Tỉnh Trà Vinh được
chia thành 8 đơn vị hành chính cấp huyện là thị xã Trà Vinh, huyện Càng
Long, huyện Cầu Kè, huyện Châu Thành, huyện Tiểu Cần, huyện Cầu Ngang,
huyện Trà Cú và huyện Duyên Hải với 102 xã, phường, thị trấn.
Ao Bà Om hay còn gọi là Ao Vuông
Ao Bà Om hay còn gọi là Ao Vuông, là một danh lam đặc sắc, tự hào của người Trà Vinh
Trong tổng số hơn 1 triệu dân, đa phần là cư dân người Việt, xấp xỉ 30% cư dân người Khmer và khoảng 2% còn lại là đồng bào Hoa. Từ xa xưa, cộng đồng các dân tộc cộng cư trên đất Trà Vinh vốn có truyền thống đoàn kết gắn bó keo sơn.
Đây chính là cơ sở, là tiền đề hình thành sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để con người Trà Vinh hình thành, lưu giữ, truyền thừa những giá trị văn hóa độc đáo, góp phần làm đa dạng phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam thống nhất. Đầu tiên và lâu dài nhất, cộng đồng các dân tộc Trà Vinh đã một lòng một dạ chung lưng đâu cật nhau trong công cuộc khai phá thiên nhiên. Dãy rừng hoang vu ngày nào nay đã trở thành những cánh đồng quanh năm vàng bông trĩu hạt, thành những xóm làng trù phú, những khu đô thị trẻ trung tràn đầy sức sống.
Nhà Thờ Mặc Bắc cổ kính tuyệt đẹp ở Thị xã Trà Vinh
Khi người Pháp đặt bàn chân lên mảnh đất này, thì gần như ngay lập tức
vấp phải sự phản kháng mãnh liệt của những người nông dân quanh năm
tưởng chỉ biết "bán mặt cho đất, bán cật cho trời". Vùng ven biển Cầu
Ngang, Duyên Hải - mà tập trung ở Mương Khai (Mỹ Long), Cồn Ngao (Hiệp
Thạnh), Ba Động (Trường Long Hòa) - trở thành những căn cứ nổi tiếng của
những cuộc khởi binh dũng liệt Đề Triệu (1867 - 1868), Phan Tôn - Phan
Liêm (1868 - 1869), Lê Tấn Kế - Trần Bình (1868 - 1870), Nguyễn Xuân
Phụng - Đoàn Công Bửu (1868 - 1874)... Khi các phong trào khởi binh theo
xu hướng Cần Vương đi vào chỗ thất bại thì cộng đồng các dân tộc Trà
Vinh nhanh chóng đứng vào những cuộc vận động yêu nước theo ý thức hệ tư
sản dân tộc như phong trào Thiên Địa hội, Đông du, Duy tân, Thanh niên
cao vọng, Truyền bá chữ quốc ngữ...
Văn hóa
Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt
là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ
viết riêng, các lễ hội truyền thống như Chol chnam thmay (mừng năm mới),
Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông
(lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá
trị văn hoá khác.
Người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc
độc đáo và hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là chùa Âng, toạ lạc tên khu
đất rộng 4 Ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om.Theo thống kê trên địa bàn Trà
Vinh có tới 140 chùa Khmer, vượt xa số lượng của người Kinh, người Hoa
và của các dân tộc khác hiện có trên địa bàn Trà Vinh cộng lại.
Ngoài ra có chùa Hang, ở khu đất 10 ha với những cây cổ thụ xum xuê rộn
tiếng chim gọi bầy; chùa Nôdol còn gọi là chùa Cò vì trên khuôn viên
chùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con
cò và nhiều loại con chim quý khác; chùa Samrônge, tương truyền được
xây dựng lần đầu vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu
tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer. Lễhội cúng ông
(Quan Công, địa phương gọi là "ông bổn") của người Hoa vào rằm tháng 7
hàng năm tại huyện Cầu Kè.
Vài nơi tập trung khu xóm theo Thiên Chúa Giáo như Bãi San, Đức Mỹ...
Nhà thờ tại thị xã Trà vinh có kiến trúc đẹp và cổ điển, huyện Càng Long
có Giáo xứ Nhị Long.
Cổng Chùa Hang
Bên trong khu Chùa Hang
Độc đáo truyền thuyết Ao Bà Om: Ao bà Om, nằm ở ấp Tà cú, xã Nguyệt Hoá, huyện Châu Thành, là một danh thắng bậc nhất của tỉnh Trà Vinh được nhiều người biết đến.![]() |
Những bộ rễ cây khổng lồ như cổng làng ở Ao Bà Om. |
Ở đó du khách không đơn thuần chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên mà còn được cảm nhận rõ nét hơn những giá trị văn hoá đặc sắc của vùng đất Trà Vinh qua câu chuyện truyền thuyết mang đậm màu sắc Khme Nam bộ...
![]() |
Toàn cảnh Ao Bà Om. |
Ao Bà Om có hình chữ nhật với chiều dài 500 mét và chiều rộng 300 mét. Mặt ao phẳng lặng, trong xanh, soi bóng những hàng cây cổ thụ bao quanh. Trải qua bao mưa gió, bộ rễ của những cây cổ thụ xung quanh ao lồi lên trên mặt đất và được thiên nhiên tác tạo thành những hình thù lạ mắt. Ao Bà Om mát mẻ, trong lành và yên tĩnh suốt cả ngày, không gian chỉ chợt xao động lên vào lúc chiều tà, khi những đàn cò bay về tìm chỗ ngủ. Vào những ngày lễ, Tết hàng năm của người Khme, ao Bà Om trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng náo nhiệt của cả vùng. Nhất là lễ hội Ok Om bok (rằm tháng mười âm lịch), không chỉ người Khme ở Trà Vinh mà người Kinh, người Hoa và người ở các tỉnh lân cận cũng về đây chung vui. Họ cùng nhau nhảy múa, xem hát dù kê, thả đèn gió ... thắt chặt thêm tình đoàn kết, hoà hợp của ba dân tộc anh em ở vùng sông nước Cửu Long.
Một góc Ao Bà Om.
Truyền thuyết li kì về sự ra đời của ao Bà Om là một nét đẹp văn hoá trong lao động và sinh hoạt cộng đồng của người Khme Nam bộ. Chuyện kể rằng, ngày xưa, vùng này thuộc xứ Thuỷ Chân Lạp, vị quan trấn nhậm ở đây muốn có một hồ nước để dùng trong mùa khô nên tổ chức cuộc thi đào ao giữa phái nam và phái nữ. Nội trong một đêm, bên nào đào được ao lớn và sâu hơn sẽ thắng. Phái nam ỷ vào sức mình nên chểnh mảng, thong thả. Trong khi đó, phái nữ, dưới sự chỉ huy của bà Om, một người phụ nữ Khme, đã đào được một cái ao to và rộng trước khi mặt trời ló dạng. Bà Om còn cho người đốt một ngọn đèn nhỏ treo trên cành cây, bên cánh đàn ông nhìn vào cứ tưởng là sao Hôm chưa lặn nên cứ vô tư ăn nhậu, quên cả chuyện đào ao. Đó là ao Bà Om bây giờ, còn ao của phái nam nằm cạnh bên, nhưng do quá nhỏ và cạn nên đã bị lấp mất. Từ đó, người phụ nữ Khme giành cho mình quyền được chọn chồng. Một câu chuyện phảng phất tín ngưỡng thờ Mẫu cổ xưa.
Ao Bà Om đã được công nhận là di tích văn hoá lịch sử cấp quốc gia vào năm 1996. Một lợi thế của ao Bà Om trong việc thu hút khách du lịch là ao không nằm tách biệt riêng lẻ. Bên cạnh ao là ngôi chùa Âng, ngôi chùa Khme cổ nhất Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, và Bảo tàng văn hoá Khme cũng được đặt ở đây. Quần thể "bộ ba": ao Bà Om, chùa Âng và Bảo tàng văn hoá Khme được xác định là địa điểm du lịch hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới.
Ao Bà Om hay còn gọi là Ao Vuông, là một danh lam đặc sắc của người Trà Vinh
Chùa Ông Mẹt
Chùa Ông Mẹt
Cổng Chùa Âng gần ao Bà Om
Chùa Âng được xây dựng cạnh Ao Bà Om
Tài nguyên thiên nhiên:
Trà Vinh có diện tích tự nhiên 2.215,15 km² (tương đương 221.515,03 ha) - số liệu 2003, chia ra như sau:
Đất ở: 3.151,36 ha
Đất nông nghiệp: 180.004,31 ha
Đất lâm nghiệp: 6.080,20 ha
Đất chuyên dùng: 9.936,22 ha
Đất chưa sử dụng: 22.242,94 ha
Tài nguyên rừng: Rừng và đất rừng tỉnh Trà
Vinh có diện tích 24.000 ha nằm dọc 65 km bờ biển gồm toàn bộ huyện
Duyên Hải, xã Mỹ Long (Bắc, Nam) huyện Cầu Ngang và các xã Ðôn Châu, Ðôn
Xuân huyện Trà Cú. Diện tích đất có rừng 13.080 ha, trong đó: rừng bần
640 ha; rừng đước 742 ha; rừng mặn 50 ha; rừng bạch đàn 100 ha; dừa nước
4.159 ha; rừng chà là 605 ha; rừng nghèo kiệt 6.784 ha.
Tài nguyên thủy sản: Diện tích lưu vực tự nhiên của tỉnh là 21.265 ha và khoảng 98.597 ha ngập nước từ 3-5 tháng/ năm, trữ lượng thủy sản nội đồng ước tính của Trà Vinh là 3.000-4.000 tấn, khai thác thường xuyên từ 2.000-2.500 tấn. Nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Trà Vinh bao gồm nguồn lợi cửa sông, rừng ngập mặn và vùng nước ven biển có độ sâu 30-40m nước vào bờ. Nguồn cá ven biển có 40 họ, 78 giống và 150 loài gồm cá biển ven bờ, cá nước lợ và cá di cư. Trữ lượng cá vùng cửa sông ven biển Trà Vinh trên diện tích lưới quét năm 1994 là 62 tấn (khu cửa sông ), 274 tấn cá nổi và cá tầng giữa; khu nước mặn và lợ là 9.063 tấn, cá nổi và cá tầng giữa là 63.470 tấn. Tổng trữ lượng khu cửa sông, ven biển là 72.869 tấn, khả năng khai thác (50%) là 36.434 tấn.
Tài nguyên khoáng sản: Trà Vinh là tỉnh ở hạ nguồn sông Cửu Long, độ cao địa hình từ 0 - 5 m. Về mặt địa chất, toàn bộ tỉnh là trầm tích trẻ với nguồn gốc phù sa sông biển, vì vậy khoáng sản ở Trà Vinh chỉ có cát san lấp, cát xây dựng không đáng kể và một số ít sét gạch ngói. Ngoài ra còn có mỏ nước khoáng phân bổ ở địa bàn thị trấn Long Toàn huyện Duyên Hải, có thành phần Bicacbonat Natri khá cao, đạt tiêu chuẩn khoáng cấp quốc gia, với nhiệt độ 38,5oC và khả năng cho phép khai thác là 2.400 m3/ngày.
Địa hình
Trà Vinh nằm ở phần cuối cù lao kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Địa hình chủ yếu là những khu đất bằng phẳng với độ cao trên dưới 1m so với mặt biển. ở vùng đồng bằng ven biển nên có các giồng cát, chạy liên tục theo bình vòng cung và song song với bờ biển. Càng về phía biển, các giồng này càng cao và rộng lớn.
Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kinh rạch chằng chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Riêng phần phía nam tỉnh là vùng đất thấp, bị các giống cát hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều nơi chỉ ở độ cao 0,5-0,8 m nên hàng năm thường bị ngập mặn 0,4-0,8 m trong thời gian 3-5 tháng.
Chùa Hang
Giao thông
Như hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giao thông đường thuỷ rất thông dụng và thuận lợi. Tuy nhiên trước đây đường bộ chủ yếu dựa theo trục lộ nối với Vĩnh Long và gần như là độc đạo. Hiện nay với sự phát triển hạ tầng giao thông đường bộ mạnh mẽ của tỉnh cùng với Bến Tre và Tiền Giang hình thành tuyến đường bộ thứ hai để đi Sài Gòn qua các phà nối sông Cổ Chiên có thể rút ngắn rất nhiều cự ly (chỉ còn khoảng 120 km thay vì gần 200 km nếu đi ngã Vĩnh Long).
Sau sự huỷ diệt của chiến tranh, ngày nay các con đường và cầu cống đang được khôi phục và làm mới tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và văn hoá cho người dân nhiều cơ hội hoà nhập với xu thế của cả nước.
Sông ngòi
Trên địa bàn Trà Vinh có hệ thống sông chính với tổng chiều dài 578 km, trong đó có các sông lớn là sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Măng Thít. Các sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn Trà Vinh hợp lưu đổ ra biển chủ yếu qua hai cửa sông chính là cửa Cổ Chiên hay còn gọi là cửa Cung Hầu và cửa Định An.
Vùng biển
Biển Ba Động về chiều


Biển Trà Vinh là một trong những ngư trường lớn của Việt Nam với trữ lượng 1,2 triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn/năm.
Khí hậu
Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định, Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như: gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít.
Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6°C, biên độ nhiệt giữa tối cao: 35,8°C, nhiệt độ tối thấp: 18,5°C biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp: 6,4°C. Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõ chủ yếu 2 mùa mưa, nắng.
Ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80-85%, biến thiên ẩm độ có xu thế biến đổi theo mùa; mùa khô đạt: 79%, mùa mưa đạt 88%.
Về thời gian mưa,
có 90% lượng mưa năm tập trung vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng
11. Càng về phía biển, thời gian mưa càng ngắn dần tức là mùa mưa bắt
đầu muộn nhưng kết thúc sớm. Huyện có số ngày mưa cao nhất là Càng Long
(118 ngày), Trà Vinh (98 ngày); thấp nhất là Duyên Hải (77 ngày) và Cầu
Ngang (79 ngày)
Một đội đua Ghe Ngo của đơn vị huyện Càng Long -Trà Vinh
Hạn hàng năm thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không mưa liên tục 10-18 ngày. Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ít bị hạn. Huyện Tiểu Cần hạn đầu vụ (tháng 6, 7) là quan trọng trong khi các huyện còn lại: Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ (tháng 7, 8) thường nghiêm trọng hơn.
Hành chính
Hiện nay Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện với 94 xã, phường và thị trấn. Bảy huyện là:
Càng Long
Châu Thành
Cầu Kè
Tiểu Cần
Cầu Ngang
Trà Cú
Duyên Hải
Dân số:
Năm 1971: 411.190 người
Năm 2000: 973.065 người
Năm 2006 1.041.002 người
Trên địa bàn Trà Vinh có 29 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh (69%) và người Khmer (29%).
Dân số Trà Vinh chiếm 5,99% Đồng bằng sông Cửu Long (theo điều tra dân số năm 2000), trong đó hơn 87% sống ở khu nông thôn. Mật độ dân số 414 người/km², tỷ lệ tăng dân số năm 2000 là 1,65.
Theo tài liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999, trên địa bàn Trà Vinh có trên 290,9 nghìn người Khmer, chiếm 30,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 27,6% số người Khmer của cả nước.
Đây
là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc người Khmer có nền văn
hóa dân tộc đặc trưng: tiếng nói, chữ viết, món ăn và đặc biệt là hệ
thống chùa chiền rất đặc thù.
Nhấp vào đây xem tiếp "Tản mạn về Tỉnh Trà Vinh - Phần II - Danh Lam thắng cảnh"
Quang Võ - Sưu tầm
hi chao ban rat cam on ban viet ve tra vinh que huong minh minh rat thich 2 bua anh chup truoc nam 75 nhat la san bay va chiec may bay dam gia va hinh cho tra vinh hinh nhu la hinh cua co tt nguyen van thieu thi phai con anh cong chua hang hinh nhu ko phai rat cam on minh rat thich nhung hinh anh xua ve tra vinh $$ BIEN BA DONG TROI XANH CAT TRANG,AO BA OM THANG CANH MIEN TAY$$
Trả lời