(CAO) Chiều ngày 14-1, Ban trị sự Phước Đức cổ miếu (miếu Ông Bổn, khóm Trà Kha B, phường 8, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngôi miếu được xây dựng, nâng cấp (1910 – 2010).
Phước Đức cổ miếu là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia
Năm 1871, ngôi miếu được cộng đồng người Triều Châu, người Kinh, người Minh Hương (lai giữa người Hoa và người Kinh) lập bằng cây, lợp ngói thờ Bổn Đầu công. Năm 1910 th́ cất mới kiên cố. Ngôi miếu có kiến trúc đặc biệt của người Hoa cổ. Toàn bộ ngôi miếu là một kiến trúc nghệ thuật quy mô, hoàn mỹ từ đầu kèo, đầu xiên cho đến các linh thú và hoa văn trên các khánh thờ đều được chạm khắc tinh tế. Những tấm biển bằng gỗ khắc chữ Hán và mạ vàng là những tác phẩm có giá trị được khắc tinh xảo theo lối viết Hành thư và Khải thư trong uy nghiêm và hùng mạnh.
Ngói nơi chánh điện Phước Đức cổ miếu bị hư hỏng
Các tác phẩm nghệ thuật ấy đă được các nghệ nhân liên kết với nhau một cách hài hoà, chặt chẽ tạo thành một kiến trúc độc đáo. Với giá trị nghệ thuật này, ngày 16/11/2005, Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch) đă công nhận miếu Ông Bổn ở khóm Trà Kha B, phường 8, TP. Bạc Liêu là di tích lịch sử - văn hoá.
Sau 100 năm tồn tại, nhiều hạng mục của Di tích quốc gia này đă bị xuống cấp. 80% ngói lợp, đ̣n tay của chánh điện đă bị hư, đông lang, tây lang bị mối mọt ăn,… Nhưng theo Ban quản trị ngôi miếu, ngành văn hoá không có kinh phí để trùng tu dù Ban quản trị đă kiến nghị nhiều lần. Do đó, để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ngôi miếu này, Ban quản trị đă vận động người dân 100 triệu đồng để sơn sửa lại miếu Ông Bổn.
Phước Đức cổ miếu ở phường 8, TP. Bạc Liêu tṛn 100 tuổi
Lễ kỷ niệm ngôi miếu tṛn 1 thế kỷ kết hợp với cúng lễ b́nh an hàng năm diễn ra trong 3 ngày 14-16/1/2011 (nhằm ngày 11 đến 13 tháng Chạp năm Canh Dần). Hàng đêm sẽ có hát tuồng cổ phục vụ người dân, đó là các vở: Triệu Khuôn Dẫn, Ngũ sắc châu, và Mạnh Lệ Quân.
Linh thú trong Phước Đức cổ miếu
Bổn đầu công (Ông Bổn) là danh nhân Trịnh Hoà triều Minh (Trung Quốc). Vào thời Minh niên hiệu Vĩnh Lạc (1406-1424), đại thần Trịnh Hoà được vua phái đi công cán nhiều nước như: Ấn Độ, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ,… để tạo quan hệ ngoại giao. Sau những chuyến công du của nhà ngoại giao Trịnh Hoà, người Hoa có nhiều đợt di cư ra nước ngoài, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Do có công với dân, với nước, nên sau khi Trịnh Hoà qua đời vua phong làm Thổ thần với tước hiệu Tam Bảo công. Người Hoa di cư đến các nước đều lập miếu thờ ông để tưởng nhớ đến người đầu tiên t́m ra nơi ở mới cho họ. Với quan niệm đó, người Hoa ở nước ngoài gọi Trịnh Hoà là Bổn Đầu công hoặc Lăo Bổn đầu. Người Hoa ở Bạc Liêu cũng lập nhiều miếu thờ ông, trong đó có miếu Ông Bổn ở khóm Trà Kha B, phường 8.