Hình tượng rồng trong đời sống người Việt

Rồng Việt Nam được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ...

Rồng Việt Nam - một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Rồng là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết con Rồng cháu Tiên của người Việt.

Hình tượng rồng rất gần gũi với người dân Việt Nam, là biểu trưng của mưa thuận gió hòa, là vật linh đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh "Long, Lân, Quy, Phụng (Phượng)". Chính vì thế, hình tượng con rồng Việt Nam tương phản với hình tượng con rồng độc ác, tượng trưng cho cái xấu của các nước phương Tây.

Ngày nay, hình tượng con rồng vẫn được đưa vào trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật... Trong mọi thời điểm nào, con rồng vẫn là một phần trong cuộc sống văn hóa của người Việt./.

Rồng đá tại cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hình tượng rồng trong múa rối nước.

Tò he rồng...

Rồng trong kiệu võ tại lễ hội Đền Và - Sơn Tây

Chân cột đá tháp Bảo Nghiêm chùa Bút Tháp - Bắc Ninh

Trong tranh Đông Hồ

Trên lư hương Chùa Nôm-Làng Rồng-Văn Lâm-Hưng Yên

Trống đồng đúc tại làng Ngũ Xã - Hà Nội

"Dấu ấn định đô Thăng Long" trên con đường gốm sứ Hà Nội

Cá chép hóa Rồng (Cá chép vượt vũ môn)

Rồng xuất hiện tại lễ hội đường phố kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội

Họa tiết trên mái của Đền Quan Đế 28 Hàng Buồm - Hà Nội

Rồng đá trước cửa Đền Gióng-Phù Đổng

Giếng Ngọc ở Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh - Hải Dương)

Hai bức rồng thời Lý khổng lồ được xác nhận kỷ lục Guinness Việt Nam

Khắc họa rồng trên những mái đình

Trên mái đình Mông Phụ - Đường Lâm

Rồng trên đầu đao, mái đình

Lưỡng long chầu nguyệt

Múa rồng trong lễ hội làng Triều Khúc - Hà Nội