1. Việt Nam chứng kiến quá trình tiến hóa liên tục của con người, từ Homo erectus, sang Homo sapiens, rồi Homo sapiens sapiens.
- Người khôn ngoan có 2 giai đoạn: Khôn ngoan sớm (Homo sapiens) - thoát khỏi yếu tố vượn thành người hiện đại, di cốt hóa thạch, niên đại cổ hơn 40 nghìn năm BP. Họ là chủ nhân của các văn hóa trung kỳ đá cũ. Giai đoạn Khôn ngoan muộn (Homo sapiens sapiens) con người tiếp tục hoàn thiện mình, một số di cốt hóa thạch, họ là chủ nhân của các nền văn hóa hậu kỳ đá cũ, cách đây chừng 30 nghìn năm.
- Ở Việt Nam, người Khôn ngoan sớm phát hiện ở Thẩm Ồm (Nghệ An) và Hang Hùm (Yên Bái), niên đại 60 - 50 nghìn năm BP. Cổ hơn các nơi khác trong khu vực. Riêng Thẩm Ồm còn tìm thấy công cụ mảnh tước quartzite.
Người Khôn ngoan muộn phát hiện ở Kéo Lèng (Lạng Sơn), Thung Lang (Ninh Bình), niên đại 30 nghìn năm BP. Hai địa điểm này chưa tìm thấy công cụ, nhưng một số di chỉ có niên đại hậu kỳ đá cũ đã tìm thấy công cụ cuội ghè đẽo hoặc công cụ mảnh tước như trong Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Mái đá Điều (lớp dưới).
2. Các văn hóa Sơ kỳ đá cũ Việt Nam:
- Trong thành phần động vật hóa thạch Pongo - Stegodon – Ailuroponda niên đại cuối Trung kỳ Pleistocene ở Thẩm Khuyên và Thẩm Hai có động vật nào do con người săn bắt được và là kết quả hoạt động của Người vượn. ở đây chưa thấy công cụ lao động, chưa thấy yếu tố văn hóa.
- Ngược lại, trong di tích Núi Đọ, tìm thấy công cụ lao động kiểu sơ kỳ đá cũ lại không thấy di cốt người. Hiện các nhà khoa học đang thảo luận niên đại sơ kỳ đá cũ Núi Đọ. Trong tình hình hiện nay, vẫn sử dụng tư liệu Núi Đọ làm đại diện cho văn hóa sơ kỳ Đá cũ.
- Sơ kỳ: Hai nhóm di tích chính ở Bắc và Nam Việt Nam
Nhóm di tích Núi Đọ , Thiệu Yên , Thanh Hoá: Di tích ngoài trời, hiện vật thu lượm trên bề mặt. Công cụ đá basalt, loại hình chính: Rìu tay, công cụ chặt thô, mảnh tước Clacton và Levallois… Niên đại khoảng 40 vạn năm cách ngày nay.
Nhóm di tích miền Đông Nam Bộ: Phát hiện lẻ tẻ trên bề mặt đồi đất đỏ ở Xuân Lộc (Đồng Nai ) và An Lộc (Bình Dương) , công cụ đá basalt với các loại hình: Rìu tay, công cụ ghè một mặt, mũi nhọn, hòn ném (bolas)… Về mặt kỹ thuật tiến bộ hơn so với Núi Đọ.
Sơ kỳ đá cũ Việt Nam có nhiều nét tương đồng với sơ kỳ đá cũ Đông Nam Á, với các di tích như Tampan (Malaysia), Pajitan (Indonexia)…
Công cụ đá cũ sơ kỳ Núi Đọ
II. Hậu kỳ thời đại đá cũ: Tồn tại song song 2 văn hóa thuộc 2 kỹ nghệ khác nhau: văn hóa Sơn Vi - kỹ nghệ cuội ghè (30.000 – 11.000 năm BP), văn hóa Ngườm - kỹ nghệ mảnh tước (40.000 – 20.000 năm BP). Hai văn hóa này có khuynh hướng phát triển và tầm ảnh hưởng khác nhau
1. Kỹ nghệ Ngườm gồm hang Miệng Hổ và mái đá Ngườm (lớp dưới), cùng ở thung lũng Thần Sa (Thái Nguyên) mà đặc trưng nổi bật là chế tác và sử dụng công cụ mảnh tước nhỏ có tu chỉnh làm công cụ lao động. Công cụ mảnh Ngườm
2. Văn hoá Sơn Vi trên 140 địa điểm. Các di tích văn hoá Sơn Vi phân bố rộng và không đều ở các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ, xa nhất về phía Nam là Quảng Trị. Các địa điểm Sơn Vi tập trung cao nhất ở vùng trung du Phú Thọ. Các di tích văn hoá Sơn Vi phân bố trên 2 loại địa hình: đồi gò - thềm sông và hang động - mái đá. Loại hang động - mái đá có số lượng ít. Công cụ đá văn hoá Sơn Vi chủ yếu làm từ cuội sông, suối, kỹ thuật chế tác công cụ đá chủ đạo là ghè đẽo (một mặt), ít tu chỉnh, không có kỹ thuật mài. Công cụ cuội ghè (công cụ dạng hạch) có số lượng nhiều và phong phú: công cụ rìa lưỡi ngang, dọc, mũi nhọn, công cụ hình nửa viên cuội , hình ¼ viên cuội (múi bưởi). Săn bắt và thu lượm là chính. Cư dân văn hoá Sơn Vi là tiền thân của văn hoá Hoà Bình, có vị trí quan trọng trong tiền sử Việt Nam và Đông Nam Á. Công cụ đá Sơn Vi
Nhóm di tích Đồi Thông (Hà Giang)
Nhóm di tích cuội ghè Nậm Tun - Bản Phố ở Tây Bắc.
Nhóm di tích cuội ghè Lung Leng (Lớp Laterite) ở Tây Nguyên
Nhóm di tích cuội ghè Lâm Đồng
Nhóm di tích cuội ghè miền Đông Nam Bộ .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét