Chùa Nam Tông

CHÙA RATANARANSĨ "LÁNG CÁT"

(08/12/2010)

CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER KIÊN GIANG

Di tích lịch sử văn hoá quốc gia

 

 

Tên chùa :  LÁNG CÁT

 

Pháp hiệu :   RATANARANSĨ

 

Địa chỉ :  325 Ngô Quyền - P. Vĩnh Lạc - TP. Rạch Giá - Kiên Giang


Thành lập năm  : 1412


Người sáng lập : Hòa thượng Rich Thi Chi


Các đời Trụ trì  :  31 đời Trụ trì


Trụ trì hiện nay :  Hòa thượng Danh Nhưỡng

                          - Đức phó pháp chủ Hội Đồng Chứng Minh GHPGVN

                               kiêm Giám Luật Hội Đồng Trị Sự TW GHPGVN.

                          - Trưởng Ban Trị Sự tỉnh Hội Phật Giáo Kiên Giang

                          - Chủ tịch Hội Đoàn Kết Sư Sãi Yêu Nước tỉnh Kiên Giang

                          - Ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam

                          - Đại biểu Quốc Hội các khóa XI, XII.

                          - Trụ trì chùa Láng Cát

 

Hệ phái gốc :  Nam Tông (Theravada)


Năm trùng tu : 1997 – 2010


Điện thoại :  077. 3863786  ;  DĐ: 0903.337218

 

 

Cổng chùa Láng Cát

 

         Chùa Ratanaransĩ“ Láng Cát”là một ngôi chùa Khmer tọa lạc tại số 325 đường Ngô Quyền, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch giá, tỉnh Kiên Giang, ngày nay dân cư đông đúc, nhưng xưa kia còn là một vùnghẻo lánh ở ven biển, cỏ cây rậm rạp và thú rừng ẩn trú. Số người từ nơi khác đến đây làm ăn chưa có nhiều. Trong đó có người dân tộc Khmer Nam Bộ đã quần tụ với nhau để làm ăn sinh sống, bắt ong lấy mật, đóng thuyền bè, đánh bắt cá và săn bắt thú rừng lập nên một xóm với số dân cư thưa thớt.

 

 

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

 

      Năm 1412, Hòa thượng Rich Thi Chi ở tỉnh Kam-pong-kray (nay thuộc Campuchia) đã đến đây truyền đạo, quy tụ đồng bào phật tử Khmer, rồi cùng đồng bào lập một ngôi chùa trên một đống đất cát khô ở về phía Đông Nam chánh điện ngày nay.

 

        Đầu tiên nền chùa chỉ được bồi đắp đơn sơ và làm bằng gỗ, lá. Chùa bị cháy mấy lần và bị thú dữ phá hoại, nên Hòa thượng và các phật tử Khmer chuyển đến địa điểm chùa ngày nay. Sau đó, chùa còn được sửa chữa, tu tạo nhiều lần. Thời kỳ Đại đức Danh Hao trụ trì (năm 1950 - 1960), ông đã cho xây lại chánh điện, đúc tượng phật và đổi tên chùa là “Ang kor chum woong xa”. Đương thời với đại đức Danh Hao có ông Danh Bao làm phó trụ trì chùa. Năm 1957, ông Danh Bao làm thư ký Mêkol (Mêkol là một tổ chức phật giáo trường phái Thêrravađa của dân tộc Khmer Nam bộ do chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ tổ chức để quản lý sư sãi trong tỉnh Kiên Giang).

 

 

 

Hòa Thượng Danh Nhưỡng Trụ trì chùa

 

     Năm 1882, hòa thượng Tăng Phô (tự Trần Phổ) sinh năm 1847 trụ trì chùa Ang-Kol-Chum nay là chùa Láng Cát ông đã ra sức cũng cố khối đoàn kết của các phật tử trong xóm ấp Khmer, khơi dậy lòng yêu nước của các vị Achar và các cụ già, những phật tửthân cận theo gương ái quốc của ông Nguyễn Trung Trực đánh Pháp mà trong nghĩa quân có Thạch Búp và khá nhiều binh sĩ người Khmer tham gia vẫn còn in sâu trong trí nhớ của Hòa thượng Tăng Phô. Bị giặc pháp tri lùng, ông đã lẫn trốn ở vùng Tà Bết. Tên Chiêu là tên diệt gian đã chỉ điểm mật thám Pháp dò la tìm đến  nơi đây, hắn nói dối với ông“nên trở lại chùa vì các phật tử đang mong chờ ông”. Vào năm 1894, ông trở về chùa thì ngay ngày hôm ấy bọn mật thám đến vây bắt ông và xét lấy được tài liệu của ông. Theo tài liệu của mật thám Pháp còn để lại thì Hòa thượng Tăng Phô lúc đó 87 tuổi, bị kết án tù đày ra Côn đảo. Một số nghĩa sĩ được Hòa thượng Tăng Phô vận động tổ chức cũng bị địch bắt trong đợt này.

 

 

 

 

Ngôi Chánh Điện chùa

 

        Đến năm 1961, hoà thượng Danh Ớt lại đổi tên chùa là Ratanaransĩ, người Việt quen gọi là chùa Láng Cát. Vào năm 1963, ông Danh Bao cho tu bổ chùa, xây ngôi Sala 8 căn. Đến năm 1967 thì hoàn thành. Tầng trên dùng làm trường sơ cấp Phật học và phòng làm việc của Mêkol, tầng dưới dạy chữ phổ thông từ lớp 1 đến lớp 7 và có phòng ở cho Hiệu trưởng. Chùa “Ang kor chum” xưa, qua “ Ang kor chum woong xa” đến “Ratanaransĩ” Láng Cát ngày nay đã qua 31 đời các vị Hòa thượng, thượng tọa, đại đức trụ trì. Hòa thượng Danh Nhưỡng Trụ trì từ năm 1981 đến nay. Hiện tại Hòa thượng còn giữ chức Phó pháp chủ HĐCM GHPGVN, Trưởng Ban Trị Sự tỉnh Hội Phật Giáo Kiên Giang, Chủ tịch Hội Đoàn Kết Sư Sãi Yêu Nước tỉnh Kiên Giang, Hòa thượnglà Ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc Hội các khóa XI, XII.

 

 

Trụ Sở của Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang 

 

     Chùa Láng Cát đã có những trang sử gắn liền với phong trào yêu nước trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và phong trào đấu tranh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Pháp. Hai sự kiện nổi bậc là :

 

       Ngày 10 tháng 6 năm 1974, ở Rạch giá đã nổ ra một cuộc biểu tình đấu tranh chính trị chống Mỹ ngụy bắt sư sãi đi lính, chống chà đạp tôn giáo, chống miệt thị dân tộc, chống chính sách ngu dân… do Ban Thường Vụ tỉnh Ủy chủ trương. Ban Khmer Vận và các huyện ủy đã vận động sư sãi, phật tử các chùa và đồng bào ở Châu Thành B, Gò Quao, Giồng Riềng, Châu Thành A, Hà Tiên tham gia đông đảo. Địch đàn áp cuộc biểu tình, bắn chết 4 vị sư là Danh Tấp, Danh Hom, Lâm Hùng, Danh Hoi, 12 người bị thương nhẹ và 16 người bị thương nặng.

 

       Kết quả địch đã phải thả 2.000 người bị chúng bắt lính ở Cần Thơ về, trong đó có 160 người dân tộc Khmer. Sau cuộc biểu tình này mấy ngày, chị Thu Hà, một cán bộ lãnh đạo cuộc đấu tranh này, đã bị lộ, lánh vào chùa Láng Cát. Khi ấy chùa Láng Cát do Đại đức Danh Chướp Trụ trì. Ông đã đưa chị vào phòng đại đức trụ trì, nơi không ai được phép vào, để chị cải trang thay đổi áo, rồi đưa chị đi nơi khác an toàn (xin đọc thêm bài Di tích lịch sử Tháp 4 sư liệt sĩ)

 

 

Lễ Cắt Băng Khánh Thành Ngôi SaLa

 

      Đại đức Danh Chướp sinh năm 1944, trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Định An, huyện Gò Quao. Năm 1972, ông về trụ trì chùa Láng Cát. Ở chùa Láng Cát lúc này có tổ chức Mêkol do Danh Bao làm thư ký, đồng thời ông Danh Chướp lại thường xuyên có quan hệ làm việc với cán bộ cách mạng và làm việc hợp pháp tại chùa với chức vị Phó Mêkol. Ông bí mật tham gia Hội Đoàn Kết Sư Sãi Yêu Nước, thường xuyên nắm tình hình báo cáo cho Hội. Người trực tiếp giao nhiệm vụ cho Danh Chướp là đồng chí Thạch Đông, bí thư huyện ủy Châu Thành lúc ấy. Ông Danh Chướp đã hoàn tục năm 1976, là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam.

 

 

Ngôi Giảng đường ( SaLa )

 

       Chùa đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử văn hoá quốc gia.Kiến trúc chùa mang đậm dấu ấn của phong cách Khmer. Chánh điện được bài trí trang nghiêm. Trên bệ thờ Phật có một viên ngọc xá lợi Phật do hoà thượng Hộ Tông thỉnh từ Ấn Độ về năm 1957. Sáng ngày 03-05-2009, chùa Láng Cát kết hợp cùng Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang, Hội đoàn kết Sư Sãi yêu nước tỉnh tổ chức lễ khánh thành chánh điện và giảng đường (Sala).

 

 

Tượng Phật Thích Ca trong ngôi SaLa

 

       Năm 1997, Ban quản trị cùng Chư tăng Phật tử chùa họp kêu gọi phát tâm hùn phước đóng góp xây dựng, đến năm 2003 chỉ xây dựng được phần nền, móng và phần cột bê tông. Tháng 10-2003, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước của tỉnh họp nhất trí vận động các chùa hỗ trợ mỗi năm một lần cùng với sự hỗ trợ của nhà nước và Phật tử khắp nơi, nhất là Thí chủ Đại tín nữ Nhân Thủy và gia đình đã phát tâm Bồ đề cúng dường xây dựng hoàn thành ngôi giảng đường và trùng tu chánh điện, tổng kinh phí xây dựng là 1 tỷ 900 triệu đồng. Với sự đoàn kết chung sức chung lòng, người góp công người góp của, đến nay công trình xây dựng ngôi giảng đường, hàng rào, sửa chữa trùng tu ngôi chánh điện đã hoàn thành viên mãn.

Phật Giáo Nam Tông Kiên Giang

 

(Trang 5/5)    << < 4 5
Tin tức
Sáng ngày 5/11, chùa Risìvansasuriyà - Rạch Sỏi, P.Vĩnh Lợi, TP. Rạch ...
THƯ NGỎ ( Kêu gọi hùn phước xây dựng chùa SiRiVanSaSuRiYa “Rạch ...
HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI YÊU NƯỚC TỈNH KIÊN GIANG TỔ CHỨC HỌP MẶT ...
Thông tin
Dự báo thời tiết
Tỉ giá ngoại tệ
Giá vàng
Thông tin chứng khoán