So với các lăng tẩm các
Vua tiền nhiệm và kế vị, thì lăng Thiệu Trị có những nét riêng biệt. Lăng duy
nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung
điện và lăng tẩm thời nhà Nguyễn. Phía trước là ngọn núi Chằm sừng sững được
chọn làm tiền án, lấy dòng sông Hương làm yếu tố minh đường. Cách chọn “Tả
thanh long” và “Hữu bạch hổ” cũng mang nhưng nét khác thường; Đồi Vọng Cảnh ở
bên sông được chọn làm “Rồng chầu”, nhưng “Hổ phục” lại là ngọn Ngọc Trản ở bên
kia sông. Phía sau, núi Kinh Ngọc chọn làm “Hậu chầu”. Lăng có la thành bao
quanh (những cánh đồng lúa, vườn cây) tạo nên sự thanh thoát và bình yên.
Lăng
Thiệu Trị đang xuống cấp trầm trọng
Tuy nhiên, trải qua thời gian, biến cố thiên
nhiên Lăng ThiệuTrị đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, có thể bị đổ
sập bất cứ lúc nào. Gạch lát nhiều chỗ đã bị bong ra không còn nguyên vẹn, cỏ
cây mọc um tum, rêu phong bao phủ…. Đặc biệt nhà bia “Thánh Đức Thần Công” mái
che xiêu vẹo, cột, kèo, mối mọt, chống đỡ tứ phía. Họa tiết, chữ trên tấm bia
đã phai mờ, nhiều đoạn tường thành đã sụp đổ, gạch đá ngổn ngang, người dân vô
ý thức còn chăn thả trâu bò phóng uế bừa bãi…
Bia “Thánh đức thần công” chữ phai mờ, chống đỡ tứ phía
Để
chống xuống cấp cho di tích, ngày 28/3/2010, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết,
Bộ Văn hóa Thông tin vừa có quyết định
phê duyệt dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích lăng
Vua Thiệu Trị thuộc quần thể di tích Cố đô Huế. Tổng kinh phí dự trù lên đến
106 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến giờ dự án vẫn “treo”.
Lăng
Thiệu Trị đang trong tình trạng “kêu cứu”, đề nghị Trung tâm Bảo tồn di tích Cố
đô Huế sớm có những biện pháp trùng tu, tôn tạo, sửa chữa để giữ gìn, bảo tồn
những giá trị văn hóa-lịch sử quý giá của Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói
chung.
Thiên Hà