Lăng Nguyễn Hữu Hào
Lăng Nguyễn Hữu Hào | |
---|---|
Lăng Nguyễn Hữu Hào |
|
Thông tin chung | |
Thành phố | Đà Lạt |
Quốc gia | Việt Nam |
Địa chỉ | Ngã ba phố Hoàng Văn Thụ - Vạn Thành |
Tọa độ | 11°56′34″B 108°24′55″Đ / 11,942748°B 108,415409°Đ |
Chủ đầu tư | Nam Phương Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan |
Xây dựng | |
Khởi công | 1939 |
Lăng Nguyễn Hữu Hào là nơi chôn cất và thờ ông Nguyễn Hữu Hào - cha của Nam Phương Hoàng Hậu - tọa lạc tại ngọn đồi ở phía Tây Nam thành phố Đà Lạt - lăng nằm trên đường Vạn Thành - Tà Nùng từ ngã ba Hoàng Văn Thụ cách thác Cam Ly 150m. Đây là di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nằm trong số 150 danh lam thắng cảnh chưa được khai thác du lịch tại Đà Lạt.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Ông Nguyễn Hữu Hào vốn là một đại điền chủ giàu có,[1] quê quán tại Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Ông kết hôn với bà Lê Thị Bình, con gái ông Lê Phát Đạt, một trong những người giàu có nhất Việt Nam thời bấy giờ. Năm 1914, vợ chồng Nguyễn Hữu Hào đã sinh được một người con gái, đặt tên là Nguyễn Hữu Thị Lan. Năm 1927, Nguyễn Hữu Thị Lan lúc bấy giờ sang Pháp học,[2] 7 năm sau trở về Việt Nam và được Hoàng đế Bảo Đại cưới làm vợ và tấn phong làm Nam Phương Hoàng hậu. Bà Nam Phương đưa cha lên sinh sống ở Đà Lạt. Mùa thu năm Kỷ Mão (13 tháng 9 năm 1939), Nguyễn Hữu Hào mất tại đây - bà Nam Phương Hoàng Hậu cho xây dựng lăng mộ cho ông vào cuối năm 1939.
Miêu tả[sửa | sửa mã nguồn]
Lăng xây dựng trên một ngọn đồi cao - lăng tựa đóa hoa sen đang nở. Cổng lăng là trụ biểu gồm 4 trụ thẳng đứng trang trí hoa sen và chó ngao và đề tự 2 cặp câu đối do chính Nam Phương Hoàng Hậu đề tự [3]. Nội dung hai cặp câu đối như sau:
-
-
-
-
-
-
-
- Dữ quốc đồng hưu thiên cổ hà sơn thư khoán vĩnh
- Dưỡng thân dục đãi bách niên phong thụ đỉnh chung bi.
- Chất giáng trụ thiên phảng phất anh linh quy thổ lạc.
- Chung trừ túc địa uất thông vượng khí hộ giai thành.
-
-
-
-
-
-
Tạm dịch:
-
-
-
-
-
-
- Một lòng với nước, ngàn năm sông núi mãi ghi trong sách sử, khoán ước.
- Nuôi dưỡng cha mẹ, trăm năm cây gió khắc ghi nỗi đau buồn trên chuông đỉnh.
- Chót vót chống trời, phảng phất khí thiêng về nơi an lạc.
- Đất thiêng tốt lành, bao trùm vượng khí bảo vệ chốn giai thành.
-
-
-
-
-
Đường lên lăng gọi là nhất chính đạo (con đường duy nhất lên lăng) gồm 36 bậc, cứ cách 9 -13 bậc sẽ có một chiếu nghỉ. Nhất chánh đạo là con đường duy nhất lên lăng. Trên lăng có một khoảng sân tế rộng và một cái đỉnh lớn. Thành lan can bao bọc sân tế với mái mộ xây bằng đá rửa, đúc bê tông hình tán xòe. La phông mộ được đổ theo kiểu dàn hoa, mái mộ lợp ngói lưu ly xanh.
Trong nội thất có hai ngôi mộ bằng đá xanh lộ thiên hình chữ nhật cao khoảng 30 cm.
Tình trạng[sửa | sửa mã nguồn]
Với kiến trúc độc đáo, hài hòa và tọa lạc trên một đồi thông bạt ngàn, khu di tích Lăng Nguyễn Hữu Hào nằm trong tổng thể quy hoạch của khu du lịch thác Cam Ly và đã được Sở Du lịch - Thương mại Lâm Đồng xếp vào danh sách 150 khu, điểm có tiềm năng khai thác du lịch. Nhưng hiện nay, toàn bộ khu di tích lăng đang trở thành… phế tích.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- Non Nước Việt Nam - Tổng cục du lịch Việt Nam.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Có thông tin cho là ông làm quận công
- ^ Lúc bấy giờ bà 13 tuổi
- ^ Biểu trụ trước lăng, ban đầu mất 2 chữ trong quá trình vận chuyển biểu trụ, phần thêm hai chữ này do cử nhân Hán Nôm Nguyễn Huy Khuyến và PGS-TS Cao Thế Trình (hai cán bộ của Đại học Đà Lạt gắn thêm vào sau này)
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lăng Nguyễn Hữu Hào |
- Lăng Nguyễn Hữu Hào thành phế tích
- Điêu tàn lăng Nguyễn Hữu Hào và trách nhiệm của chính quyền
- Đà Lạt bỏ quên di tích
- Lăng Nguyễn Hữu Hào - Khu du lịch Thác Camly (12/01/09)
|