NÚI ĐÁ DỰNG
NÚI ĐÁ DỰNG
1. Tên di tích: Núi Đá Dựng
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: thắng cảnh
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 44/2007/QĐ- BVHTT ngày 03 tháng 8 năm 2007
5. Địa chỉ di tích: Ấp Mỹ Lộ, xã Mỹ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
6. Tóm lược thông tin về di tích
- Địa điểm phân bố di tích: Núi Đá Dựng thuộc Ấp Mỹ Lộ, xã Mỹ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Di tích nằm ở một điểm tương đối quan trọng về quốc phòng, cách thị xã Hà Tiên khoảng 7 km về phía Bắc, cách biên giới Việt Nam- Campuchia khoảng 4 km về phía Nam.
- Đường đi đến di tích: Di tích nằm sát biên giới và có đường bộ đi tới di tích. Từ thị xã Hà Tiên đi ô tô theo đường quốc lộ 80 (đường đi cửa khẩu quốc tế Xà Xía) đến gần Thạch Động (khoảng 7 km) rẽ phải đi khoảng 7km nữa là đến núi Đá Dựng.
- Sự kiện, nhân vật lịch sử và đặc điểm của di tích: Núi Đá dựng là một kiệt tác của thiên nhiên, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang; đồng thời Đá Dựng nằm ở một vị trí quan trọng nên gắn liền với nhiều truyền thuyết, nhiều sự kiện lịch sử của vùng đất Hà Tiên, kiên Giang.
Hà Tiên có chung lịch sử địa chất với đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, trước đây vùng đất này là một địa hào, trong suốt quá trình nhiều đợt biển tiến và biển thoái mới dần ổn định vào khoảng 600 năm nay và vì thế mà dấu vết xâm thực của nó còn in lên hầu hết các núi vùng Hà Tiên như núi Ông Cọp, Đá Dựng, Moso…
Núi Đá Dựng nằm ở cực Bắc bán đảo Lộc Trĩ, là một khối đá vôi cao khoảng 100m. Vì các vách đá đứng đứng nên được gọi là núi Đá Dựng. Do tác động của thiên nhiên, núi Đá Dựng bị xâm thực tái tạo như một lâu đài cổ với các lầu canh, lỗ châu mai, tháp vọng gác, đường ngầm…theo địa chất học, Đá dựng là một khối đá vôi nặng khoảng 6 triệu tấn; Nó phản ứng dưới nước mưa tạo thành màu đen với các vân trắng trông rất đẹp mắt.
Du khách đến với Đá dựng không khỏi ngỡ ngàng với cảnh thiên nhiên thần bí, đó là hàng trăm vọng gác, hàng ngàn tháp chuông ăn sâu trong lòng núi. Ở đây có nhiều hang ăn luồn như hang bà Chúa xứ, gió thổi mát lạnh đêm ngày hay hang Trống (ở đây mọi tiếng vỗ vào đá sẽ vang dội như tiếng trống …). Lầu chuông thì có nhiều thạch nhũ, gõ nhẹ vào như tiếng chuông ngân; nhiều thạch nhũ khác ta gõ vào sẽ phát ra âm thanh trầm bỗng như đàn đá thật vui tai.
Núi đá Dựng gắn với truyền thuyết ly kỳ được lưu truyền cho đến ngày nay là truyện Thạch Sanh - Lý Thông. Tục truyền rằng ngày xưa Thạch Sanh vì mắc mưu Lý Thông đã dùng đàn đá để tiêu sầu. Âm thanh tiếng đàn theo gió bay đến tận cung điện nhà vua khiến cho công chúa Huỳnh Nga nghe được và xin vua cha cho quân lính đi cứu chàng.
Có một hang động người tra gọi là “Cội hàng đa”, ngoài cửa hang có dấu vết như nhiều mảng đá ráp lại hợp thành mái che, tục truyền rằng đó là nơi Thạch Sanh sinh sống lúc thiếu thời và đó cũng là nơi về sau chàng ngồi suy ngẫm sự đời và chợt nhìn thấy chim đại bàng cắp nằng công chúa bay qua; với lòng trung nghĩa chàng đã giương cung bắn trúng chim rồi lần theo vết máu cứu Huỳnh Nga
Núi Đá Dựng còn được gọi là Châu Nham (núi ngọc) vì thạch nhũ ở đây sáng long lanh như châu ngọc. Vào cuối thế kỉ XVII, khi Mạc Cửu đến đây mở đất lập trấn Hà Tiên rồi truyền đến đời con cháu của mình cai quản, tô điểm cho những mảnh đất thiêng ngày thêm giàu đẹp.
Thời Mạc Thiên Tích thi phú phát triển, tao đàn chiêu Anh Các ra đời, Đá Dựng được đi vào thơ ca với bài thơ nổi tiếng “Châu Nham Lạc Lộ”.
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: thắng cảnh
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 44/2007/QĐ- BVHTT ngày 03 tháng 8 năm 2007
5. Địa chỉ di tích: Ấp Mỹ Lộ, xã Mỹ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
6. Tóm lược thông tin về di tích
- Địa điểm phân bố di tích: Núi Đá Dựng thuộc Ấp Mỹ Lộ, xã Mỹ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Di tích nằm ở một điểm tương đối quan trọng về quốc phòng, cách thị xã Hà Tiên khoảng 7 km về phía Bắc, cách biên giới Việt Nam- Campuchia khoảng 4 km về phía Nam.
- Đường đi đến di tích: Di tích nằm sát biên giới và có đường bộ đi tới di tích. Từ thị xã Hà Tiên đi ô tô theo đường quốc lộ 80 (đường đi cửa khẩu quốc tế Xà Xía) đến gần Thạch Động (khoảng 7 km) rẽ phải đi khoảng 7km nữa là đến núi Đá Dựng.
- Sự kiện, nhân vật lịch sử và đặc điểm của di tích: Núi Đá dựng là một kiệt tác của thiên nhiên, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang; đồng thời Đá Dựng nằm ở một vị trí quan trọng nên gắn liền với nhiều truyền thuyết, nhiều sự kiện lịch sử của vùng đất Hà Tiên, kiên Giang.
Hà Tiên có chung lịch sử địa chất với đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, trước đây vùng đất này là một địa hào, trong suốt quá trình nhiều đợt biển tiến và biển thoái mới dần ổn định vào khoảng 600 năm nay và vì thế mà dấu vết xâm thực của nó còn in lên hầu hết các núi vùng Hà Tiên như núi Ông Cọp, Đá Dựng, Moso…
Núi Đá Dựng nằm ở cực Bắc bán đảo Lộc Trĩ, là một khối đá vôi cao khoảng 100m. Vì các vách đá đứng đứng nên được gọi là núi Đá Dựng. Do tác động của thiên nhiên, núi Đá Dựng bị xâm thực tái tạo như một lâu đài cổ với các lầu canh, lỗ châu mai, tháp vọng gác, đường ngầm…theo địa chất học, Đá dựng là một khối đá vôi nặng khoảng 6 triệu tấn; Nó phản ứng dưới nước mưa tạo thành màu đen với các vân trắng trông rất đẹp mắt.
Du khách đến với Đá dựng không khỏi ngỡ ngàng với cảnh thiên nhiên thần bí, đó là hàng trăm vọng gác, hàng ngàn tháp chuông ăn sâu trong lòng núi. Ở đây có nhiều hang ăn luồn như hang bà Chúa xứ, gió thổi mát lạnh đêm ngày hay hang Trống (ở đây mọi tiếng vỗ vào đá sẽ vang dội như tiếng trống …). Lầu chuông thì có nhiều thạch nhũ, gõ nhẹ vào như tiếng chuông ngân; nhiều thạch nhũ khác ta gõ vào sẽ phát ra âm thanh trầm bỗng như đàn đá thật vui tai.
Núi đá Dựng gắn với truyền thuyết ly kỳ được lưu truyền cho đến ngày nay là truyện Thạch Sanh - Lý Thông. Tục truyền rằng ngày xưa Thạch Sanh vì mắc mưu Lý Thông đã dùng đàn đá để tiêu sầu. Âm thanh tiếng đàn theo gió bay đến tận cung điện nhà vua khiến cho công chúa Huỳnh Nga nghe được và xin vua cha cho quân lính đi cứu chàng.
Có một hang động người tra gọi là “Cội hàng đa”, ngoài cửa hang có dấu vết như nhiều mảng đá ráp lại hợp thành mái che, tục truyền rằng đó là nơi Thạch Sanh sinh sống lúc thiếu thời và đó cũng là nơi về sau chàng ngồi suy ngẫm sự đời và chợt nhìn thấy chim đại bàng cắp nằng công chúa bay qua; với lòng trung nghĩa chàng đã giương cung bắn trúng chim rồi lần theo vết máu cứu Huỳnh Nga
Núi Đá Dựng còn được gọi là Châu Nham (núi ngọc) vì thạch nhũ ở đây sáng long lanh như châu ngọc. Vào cuối thế kỉ XVII, khi Mạc Cửu đến đây mở đất lập trấn Hà Tiên rồi truyền đến đời con cháu của mình cai quản, tô điểm cho những mảnh đất thiêng ngày thêm giàu đẹp.
Thời Mạc Thiên Tích thi phú phát triển, tao đàn chiêu Anh Các ra đời, Đá Dựng được đi vào thơ ca với bài thơ nổi tiếng “Châu Nham Lạc Lộ”.
Cò về núi ngọc
Bóng rợp mây dầm phủ núi non
Bay la bay lả trắng hoàng hôn.
Góc trời thế trận giăng cây cỏ
Đóa ngọc hoa rơi khắp bãi cồn
Trắng dãi non treo làn thác đỗ
Chiều tà cát lẫn ánh mây tuôn
Trên đường cò nhảy bay xuôi ngược
Nghỉ cánh dừng chân bến nước còn.
Bóng rợp mây dầm phủ núi non
Bay la bay lả trắng hoàng hôn.
Góc trời thế trận giăng cây cỏ
Đóa ngọc hoa rơi khắp bãi cồn
Trắng dãi non treo làn thác đỗ
Chiều tà cát lẫn ánh mây tuôn
Trên đường cò nhảy bay xuôi ngược
Nghỉ cánh dừng chân bến nước còn.
Mạc Thiên Tích
(Tao đàn chiêu Anh Các)
(Tao đàn chiêu Anh Các)
Núi Đá Dựng không chỉ là một danh lam thắng cảnh với truyền thuyết ly kỳ, đây còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với vùng đất Hà Tiên. Suốt cả chiều dài lịch sử gần 300 năm, Hà Tiên đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng lúc nào cũng khẳng định vị trí của mình như một điểm son của miền đất Tây Nam của Tổ quốc; Với thiên nhiên cẩm tú, với một nền văn học ngời sáng và những chiến công hiển hách mà thể hiện rõ nhất là qua những năm tháng chống Pháp và diệt Mỹ; Đảng bộ và quân dân Hà Tiên đã nêu cao khí phách anh hùng, góp phần cùng cả nước lập nên những chiến công rực rỡ. Mỗi điạ danh của Hà Tiên đều gắn liền với sự tích anh hùng mãi mãi đi vào lòng người, trong đó Đá Dựng góp một vai trò không nhỏ. Với địa thế hiểm trở nằm sát biên giới Campuchia nên khi có chiến tranh xảy ra Đá Dựng luôn là điểm nóng. Ngay từ thế kỉ XVIII Đá Dựng đã là tiền đồn của nhân dân Hà Tiên chống giặc Xiêm. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ, Đá Dựng là cơ sở hoạt động cách mạng, là cầu nối của tuyến đường 1C và những trận chiến đấu ác liệt giữa ta và địch đã diễn ra tại nơi đây.
Đầu năm 1970, Mĩ mở cuộc kháng chiến sang Campuchia, chúng đã đánh mạnh vào Đá Dựng. Chúng sử dụng lực lượng mạnh cả về xe tăng lẫn máy bay với cả 1 trung đoàn chủ lực thuộc sư đoàn 21. Ta chỉ có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ; với lòng dũng cảm và mưu trí; trong 27 ngày đêm ta đã đẩy lùi các đợt tấn công của địch, bắn rơi 7 máy bay, phá hỏng nhiều xe tăng và loại khỏi vòng chiến gần 500 tên giặc. Sau ngày giải phóng đất nước, Đá Dựng với 12 hang chính và nhiều hang nhỏ như là một pháo đài, một điểm chốt biên giới quan trọng; góp phần không nhỏ vào việc bảo toàn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự xã hội của tỉnh nhà.
Đá Dựng ngày nay không còn hiện vật nào nhưng nó có giá trị lịch sử, khoa học, văn hoá, nghệ thuật lớn: Đây là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử chống ngoại xâm từ 300 năm nay, là tiền đồn bảo vệ vẹn toàn biên giới lãnh thổ nước ta trước kia, hiện nay và mãi mãi sau này.
Các hang động Đá Dựng là những tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng, vì thế đây là một di tích danh lam thắng cảnh có giá trị của Kiêng Giang và cả nước, đồng thời, vì thế Đá Dựng là nguồn cảm hứng vô tận của các thi sĩ từ cổ chí kim.
Ngoài ra, Đá Dựng còn có giá trị to lớn về du lịch, là nơi hấp dẫn khách tham quan trong và ngoài nước và đây cũng là nơi giáo dục truyền thống chiến đấu, khơi dậy lòng yêu nước, yêu thiên nhiên cho mọi thế hệ.
Đầu năm 1970, Mĩ mở cuộc kháng chiến sang Campuchia, chúng đã đánh mạnh vào Đá Dựng. Chúng sử dụng lực lượng mạnh cả về xe tăng lẫn máy bay với cả 1 trung đoàn chủ lực thuộc sư đoàn 21. Ta chỉ có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ; với lòng dũng cảm và mưu trí; trong 27 ngày đêm ta đã đẩy lùi các đợt tấn công của địch, bắn rơi 7 máy bay, phá hỏng nhiều xe tăng và loại khỏi vòng chiến gần 500 tên giặc. Sau ngày giải phóng đất nước, Đá Dựng với 12 hang chính và nhiều hang nhỏ như là một pháo đài, một điểm chốt biên giới quan trọng; góp phần không nhỏ vào việc bảo toàn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự xã hội của tỉnh nhà.
Đá Dựng ngày nay không còn hiện vật nào nhưng nó có giá trị lịch sử, khoa học, văn hoá, nghệ thuật lớn: Đây là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử chống ngoại xâm từ 300 năm nay, là tiền đồn bảo vệ vẹn toàn biên giới lãnh thổ nước ta trước kia, hiện nay và mãi mãi sau này.
Các hang động Đá Dựng là những tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng, vì thế đây là một di tích danh lam thắng cảnh có giá trị của Kiêng Giang và cả nước, đồng thời, vì thế Đá Dựng là nguồn cảm hứng vô tận của các thi sĩ từ cổ chí kim.
Ngoài ra, Đá Dựng còn có giá trị to lớn về du lịch, là nơi hấp dẫn khách tham quan trong và ngoài nước và đây cũng là nơi giáo dục truyền thống chiến đấu, khơi dậy lòng yêu nước, yêu thiên nhiên cho mọi thế hệ.
7. Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích lịch sử
- Nhà trường phối hợp với cán bộ quản lý khu di tích tổ chức cho học sinh đi làm vệ sinh khu di tích vào chiều thứ sáu hàng tuần, làm cho di tích được bảo vệ và bảo đảm vệ sinh môi trường; gây ấn tượng đẹp cho du khách về di tích.
- Trong các buổi sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp, BGH và GVCN các khối lớp cũng luôn luôn đưa việc bảo vệ và chăm sóc khu di tích vào nội dung sinh hoạt nhằm tuyên truyền sâu rộng trong học sinh và gia đình hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của di tích; nâng cao ý thức bảo vệ, chăm sóc di tích và giáo dục cho học sinh lòng yêu mến di tích thiên nhiên.
8. Đề xuất kiến nghị
9. Một số thông tin về nhà trường:
• Họ và tên hiệu trưởng: Nguyễn văn Huân
Chuyên ngành đào tạo Cử nhân Tiếng Anh, năm tốt nghiệp đại học: 1996
ĐT cố định: 0773606678.
• Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Vũ Văn Sê.
Chuyên ngành đào tạo: CĐSP sử - Địa, năm tốt nghiệp: 2009
ĐT di động: 01657925179.
Địa chỉ email: vansehatien@gmail.com
• Địa chỉ trường: TRƯỜNG THCS MỸ ĐỨC, Số 54 tỉnh lộ 28 - Ấp Bà Lý - Xã Mỹ Đức - Thị xã Hà Tiên - Tỉnh Kiên Giang
ĐT cố định: 0773.850802.
- Nhà trường phối hợp với cán bộ quản lý khu di tích tổ chức cho học sinh đi làm vệ sinh khu di tích vào chiều thứ sáu hàng tuần, làm cho di tích được bảo vệ và bảo đảm vệ sinh môi trường; gây ấn tượng đẹp cho du khách về di tích.
- Trong các buổi sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp, BGH và GVCN các khối lớp cũng luôn luôn đưa việc bảo vệ và chăm sóc khu di tích vào nội dung sinh hoạt nhằm tuyên truyền sâu rộng trong học sinh và gia đình hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của di tích; nâng cao ý thức bảo vệ, chăm sóc di tích và giáo dục cho học sinh lòng yêu mến di tích thiên nhiên.
8. Đề xuất kiến nghị
9. Một số thông tin về nhà trường:
• Họ và tên hiệu trưởng: Nguyễn văn Huân
Chuyên ngành đào tạo Cử nhân Tiếng Anh, năm tốt nghiệp đại học: 1996
ĐT cố định: 0773606678.
• Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Vũ Văn Sê.
Chuyên ngành đào tạo: CĐSP sử - Địa, năm tốt nghiệp: 2009
ĐT di động: 01657925179.
Địa chỉ email: vansehatien@gmail.com
• Địa chỉ trường: TRƯỜNG THCS MỸ ĐỨC, Số 54 tỉnh lộ 28 - Ấp Bà Lý - Xã Mỹ Đức - Thị xã Hà Tiên - Tỉnh Kiên Giang
ĐT cố định: 0773.850802.