Từ chuyển đổi đến phá hủy thành Hà Nội thế kỷ XIX

Triển lãm “Từ chuyển đổi đến phá hủy thành Hà Nội thế kỷ XIX: Những thách thức chính trị và quy hoạch không gian đô thị” diễn ra từ ngày 24 – 29 – 9 tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội)

CITADELLE De Hanoi. Thành Hà nội.

Cùng với sự kiện vua Gia Long lên ngôi hoàng đế 1802 và việc chuyển kinh đô của đất nước thống nhất về Huế, Thăng Long đã mất đi vị thế trung tâm chính trị và không còn Hoàng thành, Cấm thành nữa. Thay vào đó 1 tòa thành kiểu Vauban đã được dựng nên.
Dưới triều Nguyễn, thủ phủ Bắc thành.
Vào năm 1802 Gia Long áp đặt tái cơ cấu hành chính và chính trị tổng thể để cố gắng thiết lập lại trật tự và thống nhất đất nước bị chia rẽ sâu sắc do 2 thế kỷ chiến tranh huynh đệ tương tàn. Lãnh thổ Việt nam được chia cắt thành 3 vùng: vùng đất kinh đô mới Huế, miền nam gọi là tổng trấn Gia Định, miền bắc gọi là Bắc thành gồm 11 trấn.
Trong số các thành được xây dựng theo phong cách kiến trúc phòng thủ kiểu Vauban vào nửa đầu TK XIX, thành Thăng Long có vị trí riêng biệt. Vốn là trung tâm vương quyền nay bị giáng xuống hàng thủ phủ Bắc thành , tuy vậy thành Thăng Long vẫn giữ được kết cấu tổ chức phong thủy và kiến trúc của 1 kinh đô đã được xây dựng 8 TK trước. Với bề dầy lịch sử của mình, kinh thành Thăng Long, dưới con mắt của Trung Hoa cường quốc bảo trợ cho Việt nam, vẫn là kinh đô hợp pháp của 1 vương quốc phải triều cống. Chính tại Thăng Long ( từ 1831 đổi tên thành Hà nội) chứ không phải Huế, đã diễn ra các lễ sắc phong của các vua Gia Long (1804), Minh Mạng ( 1821) và Thiệu Trị (1841), được sứ thần Trung Hoa nhân danh hoàng đế Trung nguyên trao cho vương quyền.
Chính vì vậy buộc 3 vị vua đầu tiên của triều Nguyễn phải tìm ra một thỏa hiệp giữa ý muốn cho xóa sạch mọi dấu vết của kinh thành Thăng Long xưa mà để lại một số cung điện phục vụ cho các nghi lễ giao tiếp với Trung Hoa.
Năm 1848, Trung Hoa chấp nhận cho phép các lễ sắc phong được tiến hành ở Huế. Đó là hồi chuông cáo chung cho thành Hà nội. Không còn bị ràng buộc gì nữa, Tự Đức cho phá hủy những cung điện cuối cùng còn lại và chuyển mọi đồ quý giá về Huế.
Hà nội chỉ còn là thủ phủ của tỉnh cùng tên cho đến khi chế độ thực dân can thiệp.

002.Bản đồ nửa đầu TK 19 -Hanoi 1831

Bản đồ nửa đầu TK 19 -Hanoi 1831

003.

Bức ảnh vẽ lại

003.Bản đồ Hà nội thời Tự Đức.

Bản đồ Hà nội thời Tự Đức.

Bản đồ Hà nội thời Tự Đức.

Các ghi chú:
Phía ngoài thành:
· N2: Hoài Đức phủ lỵ
· N6: Thương chính thuế trường – nơi thu thuế.
· N19: French conssection.
· N27: Hồ Tây.

Thành ngoại Hà Nội: thời kỳ này có 14 cửa ô.
· N10: Cửa ô Yên Phụ.
· N11: Cửa ô Yên Ninh.
· N12: Cửa ô Tiến Giáp.
· N13: Cửa ô Đông Hà.
· N14: Cửa ô Ưu Nghĩa.
· N15: Cửa ô Mỹ Cầu.
· N16: Cửa ô Vĩnh Yên.
· N17: Cửa ô Cựu Lâu.
· N20: Cửa ô Lương Yên.
· N21: Cửa ô Thịnh Yên.
· N22: Cửa ô Kim Liên.
· N24: Cửa ô Thịnh Hào.
· N25: Cửa ô Thanh.
· N26: Cửa ô Thụy Chương.

Giữa thành ngoại và thành nội.
· N4: Thọ Xương huyện lỵ.
· N5: Thông bảo (Tràng thi).
· N7: Đường đến cửa Đông rộng 10 thước.
· N28: hồ.
· N30: Núi Khánh xuân.
· N33: Hồ Hoàn Kiếm.
· N35: Trường Thi.
· N36: Văn miếu.
· N39: Minh đình.

Thành Nội: có 5 cửa thành.
· N29: Cửa chính Bắc (nay còn lại).
· N31: Cửa chính Tây.
· N32: Cửa chính Đông.
· N34: Cửa Đông nam.
· N37: Cửa Tây nam.
· N38: Hoàng cung.

Thành Thăng Long – Hà Nội:
Công việc xây dựng thành Thăng Long bắt đầu từ năm 1803 nhưng bị gián đoạn vào năm sau đó vì các thầy địa lý cho rằng thành quá thiên về phong cách châu Âu. Sau một vài thay đổi nhất là việc bạt bớt các tường thành, công trình được tiếp tục và hoàn thành vào năm 1805.
Thành hình vuông, trổ 5 cửa lớn. Chu vi thành 5728 m, diện tích 110 ha. Tường thành cao 5 m, bao quanh tường là đường hào rộng lấy nước từ sông Tô Lịch.
Thành có 4 nhóm công trình:
· Thành bao phòng vệ: rộng khoảng 100 m, nơi có các trại lính, doanh trại các đội lính vệ, lính cơ và hồ voi.
· Nửa phía đông: khu dinh thự cho các quan văn, quan võ và phần lớn các công sở của bộ máy hành chính.
· Nửa phía tây là các kho trữ sản vật thuế, kho thóc, kho tiền. Đền miếu, đàn Xã tắc, đàn Sơn Xuyên (tập trung ở góc Tây nam).
· Khu trung tâm của thành là Cấm thành. Khu này có hình chữ nhật (120 x 350 m), được chia làm 2 phần: khu Hành cung được xây riêng chỉ dành cho vua ở khi đi tuần du và khu thiết triều. Cấm thành được bố trí xung quanh núi Nùng, núi Long đỗ, trên đỉnh núi xây điện Kính thiên.

Toàn bộ các cơ quan đầu não cần thiết cho sự vận hành Bắc thành, sau này là tỉnh Hà nội, đều tập trung bên trong thành lũy. Vừa là nơi biểu trưng cho sự hiện diện và sức mạnh của nhà nước, lại là chỗ ẩn náu của chính quyền phong kiến chống lại sự nổi dậy của hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân.

003.Hanoi_1866-1873

Hanoi_1866-1873

004.ChiemthnhT4-1882

Sơ đồ cuộc tấn công chiếm thành. 25 – 4 – 1882

004.Điện Long Thiên

Điện Long Thiên

004.Quân Pháp đồn trú trong thành.

Quân Pháp đồn trú trong thành.

005. năm 1884-1886

năm 1884-1886

006._1884-1886

Năm 1884-1886

007.Them Rong

Thềm Rồng xưa còn xót lại

chqyn_DKTa_Rong Lon_3A

…Ngày nay

chqyn_DKTb_Rong Lon_1A

…Ngày nay

chqyn_DKTd_Doan Mon_2A

… Đoạn Môn chứng tích còn đây

chqyn_DKTe_Doan Mon_3A

… Đoạn Môn chứng tích còn đây

Sơ đồ phá thành Hà nội. Chỉ 1 phần khu Đông thành được

Sơ đồ phá thành Hà nội. Chỉ 1 phần khu Đông thành được giữ lại, nay bao quanh là các phố Phan Đình Phùng (bắc), Lý Nam Đế (đông), Trần phú (nam), Hoàng Diệu (tây). Một vài ý kiến thưa thớt phản đối việc phá thành. Tờ báo “ Độc lập Bắc kỳ” đã phát động chiến dịch báo chí để phản đối ông De Lanessan thiên vị cho Bazin được hưởng lợi quá nhiều. Tuy vậy việc phá thành vẫn được tiến hành, bắt đầu ngày 10-8-1894 với việc phá các lũy bán nguyệt Bắc và Tây và kết thúc vào đầu năm 1897. Toàn quyền Paul Doumer tới Hà nội ngay sau khi việc phá hủy thành hoàn tất. Ông nói: “ Tôi đến quá muộn để cứu lấy những phần đặc sắc. Đặc biệt là những cổng thành, những di tích ấy đáng được bảo tồn”.

Việc giáng cấp và quá trình phá hủy thành Hà nội. 1894 – 1897.
Ngày 28-7-1893, hội đồng thị chính thành phố Hà nội ( thành lập 1888) đã đề nghị phá bỏ các tường thành và nửa góc phía tây của thành để xây một khu phố kiểu Âu.
Ngày 7-12-1893 kế hoạch giáng cấp thành đã được chính quyền quân sự soạn thảo. Bản kế hoạch này đã được đưa vào phụ lục hợp đồng ký ngày 15-2-1894 giữa Toàn quyền Đông Dương De Lanessan và nhà thầu Auguste Bazin. Theo điều kiện hợp đồng, nhiệm vụ của Bazin phải hoàn thành là:
1. Phá bỏ tường thành và các ụ đất.
2. Lấp các đường hào và hồ ao.
3. Mở các con đường trong khu đất bị giáng loại.
4. Xây 1 bức tường xung quanh khu thành được bảo tồn.
Đổi lại, nhà thầu được nhận khoản tiền công là 60.000 đồng tiền Đông Dương và sở hữu những phần đất bị giáng loại, tức là ông ta được chính phủ cho tới 90 ha đất xây dựng không phải trả tiền.
Trên thực tế người Pháp ở Bắc kỳ ủng hộ việc giảm bớt diện tích quá lớn của tòa thành vốn được đánh giá là không phòng hộ được về mặt quân sự. Hiển nhiên phía người Việt không được hỏi ý kiến về vấn đề phá thành.

Tổ chức trong thành không gian quân sự và dân sự.

Tổ chức trong thành: không gian quân sự và dân sự.

25CuaBacVetDan-1

Duy nhất chỉ có cửa chính Bắc với các vết đạn đại bác của quân Pháp khi tấn công Hà nội được giữ lại. Thực dân Pháp muốn coi đó là biểu tượng sức mạnh để dăn đe dân Hà nội.

Advertisements

Trả lời

Mời bạn điền thông tin vào ô dưới đây hoặc kích vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất / Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất / Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất / Thay đổi )

Google+ photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Google+ Đăng xuất / Thay đổi )

Connecting to %s

%d bloggers like this: