Việt Trì
Việt Trì
|
|||
---|---|---|---|
Thành phố trực thuộc tỉnh | |||
Việt Trì nhìn từ trên cao |
|||
Địa lý | |||
Tọa độ: | |||
Diện tích | 106,37 km² (2006) [1]; 106,36 km² (2010) [2] |
||
Dân số 2012 | |||
Tổng cộng | 168.462 người (2006) [1]; 184.685 người (2009) [3] 270.165 người (6/2011)[4]; 277.000 người (2012) [5]; |
||
Thành thị | 53,68 % (2009)[3] | ||
Nông thôn | 46,32% (2009)[3] | ||
Mật độ | 1.584 người/km² (2006); 2538,5 người/km² (2011) |
||
Dân tộc | Chủ yếu là Việt | ||
|
|||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đông Bắc | ||
Tỉnh | Phú Thọ | ||
Thành lập | 4/6/1962 | ||
Chính quyền | |||
Chủ tịch UBND | Lê Hồng Vân | ||
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Quốc Liên | ||
Bí thư Thành ủy | Nguyễn Quốc Liên | ||
Trụ sở UBND | Đại lộ Hùng Vương- Tiên Cát- T. p Việt Trì | ||
Phân chia hành chính | 13 phường, 10 xã | ||
Web: viettri.gov.vn |
Việt Trì là một thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, nằm ở phía đông của tỉnh, bên tả ngạn sông Hồng, bên kia là huyện Ba Vì, Hà Nội. Thành phố Việt Trì có diện tích tự nhiên là 106,36 km² và dân số là 270.165 người.
Là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, nơi có kinh đô Văn Lang - Kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng. Nơi đây còn là thành phố công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao. Đây cũng là cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc).
Thành phố Việt Trì được biết đến là thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc với các ngành dệt, giấy, hóa chất, sứ... và còn được gọi là thành phố ngã ba sông - nơi hợp lưu của ba dòng (sông Hồng, sông Lô, sông Đà).
Hiện nay, thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía Bắc. Việt Trì được công nhận là đô thị loại II (năm 2005) và được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư để trở thành một trong 11 đô thị lớn nhất Việt Nam. Tháng ba âm lịch hàng năm, vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương, hàng triệu con cháu Lạc Hồng từ khắp cả nước lại nô nức về núi Nghĩa Lĩnh nằm tại địa phận thôn Cổ Tích - xã Hi Cương - Việt Trì để thăm viếng tổ tông.
Mục lục |
[sửa] Địa lý
[sửa] Vị trí địa lý
Thành phố Việt Trì nằm ở phía đông của tỉnh Phú Thọ, phía bờ tả ngạn sông Hồng, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 70 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là 25 km về phía Tây.
Nằm ở Ngã ba Hạc, nơi có con sông Thao đỏ nước phù sa hợp lưu với dòng sông Lô và sông Đà xanh biếc, đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội. Vì thế, Việt Trì còn được biết đến với cái tên thân thương: Thành phố ngã ba sông.
Địa giới hành chính của Việt Trì như sau: phía bắc giáp huyện Phù Ninh, phía tây và tây nam giáp huyện Lâm Thao, phía nam giáp huyện Ba Vì, Hà Nội phía đông giáp các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Sông Lô(tỉnh Vĩnh Phúc).
Các điểm cực của thành phố này là:
- Cực Bắc: Xóm Dầm - xã Kim Đức.
- Cực Tây: Xóm Vàng - xã Chu Hoá.
- Cực Nam: Khu Mộ Chu Hạ - Phường Bạch Hạc.
- Cực Đông: Xóm Vinh Quang - xã Sông Lô.
[sửa] Khí hậu
Thành phố Việt Trì nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có một mùa đông lạnh sâu sắc với trên ba tháng nhiệt độ xuống dưới 18 độ C, nét đặc trưng của Miền Bắc Việt Nam.
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 độ C.
- Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm.
- Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%.
[sửa] Lịch sử
Khu vực nằm trong địa giới Việt Trì hiện nay được coi là kinh đô đầu tiên của quốc gia Văn Lang với các triều đại Vua Hùng cách đây trên 4000 năm, biểu hiện qua những di chỉ khảo cổ nổi tiếng tại Làng Cả (phường Thọ Sơn) và khu di tích lịch sử Đền Hùng. Hàng năm cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng triệu người dân Việt Nam lại hành hương và hướng về đất Tổ với lòng tôn kính. Hiện nay khu di tích lịch sử đặc biệt Đền Hùng đang được đầu tư và tôn tạo, trở thành một trung tâm du lịch của thành phố Việt Trì.
Thị xã Việt Trì được thành lập theo Nghị định số 240-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất thị trấn Bạch Hạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và thị trấn Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ. Ngày 2 tháng 1 năm 1960 sáp nhập 3 xã Chính Nghĩa, Sông Lô, Trưng Vương thuộc huyện Hạc Trì vào thị xã Việt Trì.
Thành phố Việt Trì được thành lập ngày 4 tháng 6 năm 1962 bao gồm diện tích tự nhiên của toàn bộ thị xã Việt Trì cũ và 4 xã Minh Khai, Tân Dân, Lâu Thượng, Minh Phương (trừ xóm Minh Phú) của huyện Hạc Trì.
Ngày 13 tháng 1 năm 1984, thị trấn Bạch Hạc chính thức trở thành phường Bạch Hạc.
Ngày 10 tháng 7 năm 2008, toàn bộ diện tích tự nhiên là 454,08ha và dân số 2.701 người của xã Tân Đức, thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (cũ) được sáp nhập vào thành phố Việt Trì, theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ.[6][7]
Ngày 04 tháng 05 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quyết định công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ.[8]
[sửa] Dân số
Thành phố có dân số là hơn 270.000 người (6/2011) sau khi sáp nhập một số xã từ các huyện lân cận.[2] Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc năm 2009, dân số thành phố là 184.685 người[3]
Mật độ trung bình khoảng 2.538,5 người/km2.
[sửa] Các đơn vị hành chính
Thành phố Việt Trì có 23 phường, xã trực thuộc, bao gồm:
- 13 phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ và Dữu Lâu, Tân Dân, Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú
- 10 xã: Sông Lô, Trưng Vương, Phượng Lâu, Thụy Vân, Tân Đức, Chu Hóa, Thanh Đình, Kim Đức, Hùng Lô, Hy Cương
[sửa] Kinh tế
Việt Trì là thành phố công nghiệp đầu tiên của miền Bắc Việt Nam. Thành phố có nhiều tiềm năng phát triển công, nông, thương nghiệp và dịch vụ. Các ngành công nghiệp phát triển gồm có: hóa chất, giấy, may mặc,...
Trên địa bàn thành phố tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty có quy mô sản xuất công nghiệp với tỷ trọng lớn, hằng năm đóng góp một lượng lớn nguồn ngân sách của tỉnh và giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Một số nhà máy, công ty tiêu biểu như:
- Nhà máy giấy Việt Trì
- Nhà máy thép Sông Hồng
- Nhà máy hoá chất Việt Trì
- Nhà máy gạch ốp lát CMC
- Nhà máy đóng tàu Sông Lô
- Cty CP bia Hà Nội - Hồng Hà
- Cty CP nhôm Sông Hồng
- Cty CP Miwon Việt Nam
- Cty CP giầy da Vĩnh Phú
- Cty tnhh Pangrim Neotex
- Cty CP ắc quy Vĩnh Phú
- Cty CP Licogi 14
- Cty CP Giấy Bãi Bằng
- Cty CP Hóa Chất Lâm Thao
- Cty CP Dược Phú Thọ
- Cty CP Giao thông Phú Thọ
- Cty TNHH Bình Minh
- Cty CP Tập đoàn Hòa Bình Minh
- Cty CP Tập đoàn Vương Cường
Và ngoài ra, vẫn còn rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty tập trung tại các khu công nghiệp:
[sửa] Các khu công nghiệp tại Việt Trì
- Khu công nghiệp Thụy Vân
- Khu công nghiệp Bạch Hạc
- Khu công nghiệp nam Việt Trì
- Khu công nghiệp Tam Nông
- Khu công nghiệp Phú Hà
- Khu công nghiệp Trung Hà
- Khu công nghiệp Phù Ninh
[sửa] Giáo dục
[sửa] Các trường trung học phổ thông tại Việt Trì
- Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Đ. Hàn Thuyên - P. Tân Dân).
- Trường THPT Việt Trì (Phố Lê Quý Đôn - P. Gia Cẩm).
- Trường THPT Dân lập Nguyễn Tất Thành(Phố Lê Quý Đôn - P. Gia Cẩm).
- Trường THPT Công nghiệp Việt Trì (Đ. Lí Tự Trọng - P. Thanh Miếu).
- Trường THPT Herman (Đ. Châu Phong - P. Dữu Lâu).
- Trường THPT Kỹ Thuật Việt Trì (P. Vân Phú).
- Trường THPT DL Vũ Thê Lang (Đ. Châu Phong - Gia Cẩm).
- Trường THPT Dân lập Lê Quý Đôn (KĐT Vườn đồi Ong Vang - P. Dữu Lâu).
[sửa] Y tế
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh (bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Việt Đức - Hà nội): Quy mô 1.000 giường bệnh
- Bệnh viện Tổng công ty xây dựng sông Hồng
- Bệnh viện Y học cổ truyền
- Bệnh viện Việt Trì
- Bệnh viện Dệt Việt Trì
- Bệnh viện kỹ thuật Việt Trì
- Bệnh viện Nhi (đang xây)
- Khu điều dưỡng tâm thần Việt Trì
- Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng
[sửa] Giao thông
Việt trì với vai trò là thành phố công nghiệp, vị trí là thành phố ngã 3 sông và đang phấn đấu trở thành đô thị loại I, trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn trước năm 2015 nên trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng của thành phố được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Nhiều tuyến đường được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới theo đúng tiêu chuẩn đường nội thị đảm bảo giao thông luôn được thông suốt. Việc vận chuyển hàng hoá thuận lợi trên cả đường ôtô, đường sắt, đường sông,...
Thành phố Việt Trì có quốc lộ 2 nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc, đồng thời còn có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua nơi này.
[sửa] Các tuyến đường chính ở Việt Trì
- Đường Hùng Vương: là con đường dài và đẹp nhất thành phố Việt Trì, đây là đường quốc lộ 2 chạy qua thành phố. Con đường này bắt đầu từ cầu Việt Trì tới cổng chính đền Hùng với tổng chiều dài là 19,7 km, ở giữa là dải phân cách có hệ thống đèn cao áp và đèn trang trí cùng với rất nhiều các biển quảng cáo, các pa-nô, áp phích tạo nên sự rực rỡ cho con đường về đêm.
- Đường Nguyễn Tất Thành: có điểm đầu giao với đường Hùng Vương tại ngã năm phường Bến Gót đến phường Vân Phú, chiều dài toàn tuyến là 15 km. Hầu hết các cơ quan của tỉnh Phú Thọ nằm trên con đường này.
- Đường Âu Cơ mới: đây nguyên là đường đê Sông Lô, phần lớn chạy qua xã Sông Lô, xã Trưng Vương, P. Dữu Lâu, xã Phượng Lâu, xã Hùng Lô. Điểm đầu nối với đường Hùng Vương ở địa phận xã Sông Lô - cách cầu Việt Trì 300m, điểm cuối là cổng chợ Xốm - xã Hùng Lô, tổng chiều dài 16,1 km.
- Đường Lạc Long Quân: dài 15,5 km, nguyên đây là 2/3 của đường Sông Thao cũ, bắt đầu từ cầu Việt Trì (xã Sông Lô) đến ngã ba chợ Nú (P. Minh Nông) rẽ lên đê sông Thao đến hết xã Thụy Vân, ranh giới thành phố Việt Trì với huyện Lâm Thao.
- Đường Nguyệt Cư: dài 2 km, đây là 1/3 của đường Sông Thao cũ, bắt đầu từ ngã ba chợ Nú (P. Minh Nông) đến ngã ba Vân Cơ (P. Nông Trang) nối với đường Hùng Vương.
- Đường Tiên Dung: là tuyến đường nối từ đường Trần Phú đến đầu đường Hai Bà Trưng, đây là con đường chạy ven công viên Văn Lang - điểm nhấn của thành phố Việt Trì, công viên 12 năm xây không xong. Con đường này nằm trên địa bàn P. Tiên Cát và P. Thọ Sơn.
- Đường Trần Nguyên Hãn: kéo dài từ đường Lạc Long Quân đến đường Vũ Thê Lang, nằm trên địa bàn hai phường là Thanh Miếu và Bến Gót.
- Đường Mai An Tiêm: kéo dài từ đường Nguyễn Tất Thành đến đường Ngọc Hoa.
- Đường Hai Bà Trưng: nối từ đường Lạc Long Quân đến đường Nguyễn Tất Thành và sẽ nối với đường Vũ Thê Lang, đây là con đường nằm trên địa bàn P. Thọ Sơn và xã Trưng Vương.
- Đường Trần Phú: là con đường có dải phân cách ở giữa, trên nền đường có lắp đèn phản quang, con đường nối từ đường Lạc Long Quân đến đường Âu Cơ tại bến phà Đức Bác (P. Dữu Lâu) với tổng chiều dài là 6 km. Con đường này chạy qua các phường Tiên Cát, Gia Cẩm, Tân Dân và Dữu Lâu.
- Đường Châu Phong: nối từ đường Hùng Vương đến đường Trần Phú với tổng chiều dài khoảng 2,5 km, đi qua các phường Gia Cẩm, Tân Dân.
- Đường Quang Trung: nối từ đường Hùng Vương đến đường Trần Phú với tổng chiều dài 2 km. Điều đặc sắc của con đường này là ở giữa có dải phân cách rộng, có đường dạo, con đường này chạy qua các phường là Gia Cẩm, Nông Trang, Tân Dân và Dữu Lâu. Nhưng không hiểu thành phố thế nào mà lại đổi tên thành đường Quang Trung, khi mà tên con đường này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Trì, trong khi hàng quán ở đây vẫn lấy tên Hoà Phong.
- Đường Nguyễn Du: nối từ đường Hùng Vương đến đường Trần Phú, đi qua các phường là Nông Trang, Tân Dân và Dữu Lâu.
- Đường Đại Nải: là con đường ngắn nhất thành phố, bắt đầu từ đường Hùng Vương đến đường Nguyệt Cư, với chiều dài khoảng 300m với vài chục số nhà, trên con đường này có điểm nhấn là Nhà máy Dệt Vĩnh Phú rất nổi tiếng.
- Đường Vũ Thê Lang: bắt đầu từ đường Trần Phú đến đường Nguyến Tất Thành, con đường này có hình vòng cung dài 5 km đi qua các phường xã là Dữu Lâu, Trưng Vương, Thanh Miếu, Sông Lô, Bến Gót.
- Đường Tản Viên: nối từ đường Hùng Vương đến đường Âu Cơ đi qua các phường vân Cơ, Dữu Lâu.
- Đường Trần Toại: nối tờ đường Hùng Vương đến đường Nguyễn Tất Thành đi trong phường Vân Phú.
- Đường Trường Chinh: nối từ đường Hùng Vương đến Khu công nghiệp Thuỵ Vân qua phường Vân Phú và xã Thuỵ Vân.
- Đường Lạc Hồng: nối từ đường Hùng Vương đến hết xã Hi Cương, vốn là QL 32C, đây là con đường đặc biệt đi qua đền Quốc Tổ Lạc Long Quân.
- Đường Văn Lang: chính là đoạn quốc lộ 2 chạy qua xã Kim Đức và xã Hi Cương, khi mà đường Hùng Vương đến cổng biểu tượng đền Hùng rẽ quặt vào trong phía đền Hùng thì đoạn còn lại của quốc lộ 2 chạy qua thành phố Việt Trì lấy tên là Văn Lang, với chiều dài khoảng 700m đến hết địa phận thành phố.
- Đường Bạch Hạc, đường Nhị Hà và đường Trần Nhật Duật là ba con đường chính chạy trên địa bàn Phường Bạch Hạc.
[sửa] Các con phố chính
P. Đồi Cam, P. Long Châu Sa, P. Tam Long, P. Minh Lang, P. Tân Xương, P. Bảo Hoa, P. Tiên Sơn, P. Hàn Thuyên, P. Hàm Nghi, P. Hà chương, P. Ngọc Hoa, P. Minh Khai, P. Đồi Giàm, P. Lê Quý Đôn, P. Đoàn Kết, P. Phan Chu Trinh, P. Hà Liễu, P. Kim Đồng, P. Võ Thị Sáu, P. Lê Văn Tám, P. Nguyễn Thái Học, P. Hoàng Hoa Thám, P. Đinh Tiên Hoàng, P. Vũ Duệ, P. Xuân Nương, P. Tản Đà, P. Đặng Minh Khiêm, P. Đinh Công Tuấn, P. Đỗ Nhuận, P. Ngô Tất Tố, P. Tô Vĩnh Diện, P. Hồ Xuân Hương, P. Lê Đồng, P. Đông Sơn, P. Gò Mun,...
[sửa] Đặc sản
Về ẩm thực, xưa Việt Trì nổi tiếng với cá Anh Vũ, một loại cá nước ngọt chỉ thấy xuất hiện tại ngã ba sông. Hiện nay, những quán cá lăng sông và thịt chó đang hấp dẫn du khách đến với thành phố ngã ba sông.
[sửa] Đô thị loại 1
Thành phố Việt Trì trở thành đô thị loại I vào năm 2012. Thành phố đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng diện tích, tăng quy mô dân số, sáp nhập một số xã của huyện Lâm Thao, Phù Ninh về Việt Trì, nâng cấp một số xã lên phường; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm như: Quảng trường Hùng Vương và Trung tâm Dịch vụ thương mại tổng hợp; quy hoạch chi tiết khu du lịch - dịch vụ Nam Ðền Hùng; quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố. Tập trung xây dựng nhiều tuyến đường quan trọng như đường Nguyễn Tất Thành kéo dài và hạ tầng kỹ thuật hai bên đường, đường Hai Bà Trưng kéo dài, đường Phù Ðổng nối TP Việt Trì với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường Trường Chinh, đường từ Khu công nghiệp Thụy Vân đi các xã Thanh Ðình, Chu Hóa, đường Vũ Thê Lang và dự án xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải đô thị.
Ðến nay, thành phố đang thực hiện đầu tư 207 công trình, trong đó có 144 công trình chuyển tiếp, 63 công trình triển khai mới, tổng giá trị xây lắp đạt hơn 500 tỷ đồng; triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng 91 dự án, trong đó có 59 dự án chuyển tiếp, 32 dự án mới và đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 18 dự án lớn với tổng số tiền bồi thường hơn 312 tỷ đồng.
Ngày 04 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 528/QĐ-TTg công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ
[sửa] Tham khảo
- ^ a b Nghị định số 133/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh để mở rộng thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- ^ a b Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2010 của Chính phủ về việc thành lập các phường: Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- ^ a b c d Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 2, tr.13.
- ^ Ðể Việt Trì trở thành đô thị văn minh, hiện đại
- ^ Việt Trì trở thành đô thị loại 1 [/http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Thanh-pho-Viet-Tri-duoc-cong-nhan-la-do-thi-loai-I/20125/136926.vgp Thành phố Việt Trì được công nhận là đô thị loại I]
- ^ Cả tỉnh về hết chỉ còn mỗi mình xã em
- ^ Tân Đức chuyển mình
- ^ VGP News | Thành phố Việt Trì được công nhận là đô thị loại I - Thanh pho Viet Tri duoc cong nhan la do thi loai I
[sửa] Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về: Việt Trì. |
Tra việt Trì trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary |
Các đơn vị hành chính cấp huyện thị trực thuộc tỉnh Phú Thọ, Việt Nam | ||||||||
|
|
|
|