IPB

Chào mừng khách quý đã tới thăm ! ( Đăng nhập | Đăng ký )

 
Closed TopicStart new topic
> Danh Nhân BẾN TRE: Ông PHAN THANH GIẢN, Từ Nhiều Nguồn Tài Liệu
BenTreHome
post Jan 23 2014, 09:22 PM
Gửi vào: #1


Advanced Member
***

Nhóm: Tech_Member
Bài viết đã gửi: 1,700
Tham gia: 21-November 07
Thành viên thứ: 622





Ông PHAN THANH GIẢN (1796-1867)




(Chân dung cụ Phan Thanh Giản do Jacques Philippe Potteau chụp)



Đền Thờ




><><><><><><


THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP PHAN THANH GIẢN

Nguyễn Thanh Liêm, Ph D.

(Cựu Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Ḥa)





Phan Thanh Giản tên chữ là Tinh Bá, và Đạm Như, hiệu Lương Khê, biệt hiệu Mai Xuyên, sinh ngày 12 tháng 10, năm Bính Th́n, tức Tây Lịch 1796. Tổ tiên là người Trung Hoa, đến cuối đời Minh mới sang Việt Nam, trước ở làng Hội Trung, huyện Bồng Sơn, tỉnh B́nh Định, đến đời thân sinh cụ gia đ́nh mới thiên cư vào Nam ở làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh B́nh, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh về sau đổi ra làng Bảo Thạnh, tổng Bảo Trị, huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long, và sau này làng Bảo Thạnh lại thuộc quận Ba Tri, tỉnh Kiến Hoà.
Thân sinh của cụ Phan là Phan Thanh Ngạn, hiệu Mai Dă, tục gọi là Xán, cất nhà ở gảnh Mù U, băi Ngao, tức Ngao Châu, cưới vợ là bà Lâm Thị Búp, người làng Phú Ngăi, tổng Bảo Thuận. Phan Thanh Ngạn để vợ con ở gảnh Mù U, lên Vĩnh Long làm chức thơ lại cho triều Nguyễn. Năm 1798 ông lănh vận lương cấp cho quan quân đánh với Tây Sơn ở B́nh Định. Bà Lâm Thị Búp mất năm 1802, thọ 27 tuổi. Lúc này Phan Thanh Giản chỉ mới 7 tuổi. Cha có vợ khác là người Long Hồ. Nhưng mẹ ghẻ là người hiền đức, hết ḷng lo lắng cho con chồng. Bà cho Phan Thanh Giản theo học với nhà sư Nguyễn Văn Noa ở chùa Phú Ngăi. Mỗi tháng bà phát cho Phan Thanh Giản 30 tô gạo và 30 con mấm.

Năm 1815 Phan Thanh Ngạn bị vu cáo, bị cách chức, và bị phạt tù một năm ở Vĩnh Long. Phan Thanh Giản thân hành lên tỉnh xin ở tù thế cho cha trước quan Hiệp Trấn Vĩnh Long nhưng không được. Thấy Phan Thanh Giản hiếu hạnh, lại thông minh dĩnh ngộ, quan Hiệp Trấn an ủi ông, khuyên ông cố gắng học hành và hết ḷng giúp đở ông về tài chánh. Hằng ngày ông vào khám thăm cha, làm những việc cực nhọc của cha phải làm, và hết sức chuyên cần học tập. Sau khi cha măn tù, nhờ sự khuyến khích giúp đở của quan Hiệp Trấn, Phan Thanh Giản tiếp tục ở lại Vĩnh Long, học với một đốc học họ Vơ. Ông cũng được bà quả phụ Nguyễn Thị Ân, cám thương t́nh cảnh thiếu thốn của ông, giúp đở ông tiến bạc, quần áo.

Năm 1825 Phan Thanh Giản đậu Cử Nhân kỳ thi Hương tại Gia Định. Cũng trong năm này ông cưới bà Lê người Long Hồ làm vợ v́ bà vợ trước đă mất. Năm 1826 ông ra Huế dự thi. Trước khi ra đi ông có bài thơ “Kư Nội” nhắn gởi bà vợ ở nhà lo cho cha đang già yếu bệnh hoạn. Bài thơ này được nhiều cho là một kiệt tác của ông.

Từ thuở vương mang mối chỉ hồng
Ḷng này ghi tạc có non sông.
Đường mây cười tớ ham dong ruổi,
Trướng liễu thương ai chịu lạnh lùng.
Ơn nước nợ trai đành nỗi bận,
Cha già nhà khó cậy ai cùng.
Mấy lời dặn bảo cơn ly biệt,
Rằng nhớ rằng quên ḷng hởi ḷng.

Trong khoa thi này (Bính Tuất, 1826) có 200 sĩ tử, trong số này có 10 người đỗ Tiến Sĩ. Phan Thanh Giản đứng thứ ba trong 10 ông tiến sĩ khoa này. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Miền Nam có một vị tiến sĩ thời Nho học. Đậu xong, ông về quê lạy tạ ơn Hiếp Trấn Vĩnh Long, ông thầy họ Vơ, bà Nguyễn Thị Ân, nhà sư nguyễn Văn Noa cùng thân bằng quyến thuộc, nhưng tuyệt nhiên không c ó cảnh vinh quy bái tổ, vơng chàng đi trước, vơng nàng theo sau.

Năm 1827 ông bắt đầu cuộc đời làm quan với chức Lang Trung bộ h́nh tại kinh đô Huế. Năm sau ông lănh chức Tham hiệp tỉnh Quảng B́nh. Năm này nhờ người mai mối, ông cưới bàTrần Thị Hoạch, một hiền phụ ở Quảng Trị. Cụ Phan đưa vợ về Kiến Hoà để lo phụng dưỡng cho thân phụ đă già yếụ. Bà Trần Thị Hoạch làm tṛn câu “xuất giá tùng phu”, một ḿnh về Kiến Hoà báo hiếu cho chồng. Bà cưới người hầu thiếp, tên Thịnh ở làng Bảo Thạnh, cho cụ Phan để có người hầu hạ cụ nhưng cụ nhất định từ chối.

Từ Quảng B́nh ôngï được thuyên chuyển về Quảng Nam để dẹp loạn Cao Gồng ở Chiên Đàn. Thất trận ông bị giáng chức làm Tiền Quân hiệu lực, mỗi khi đáng giặc ông vác giáo đi trước. Khi yên giặc ôngï được gọi về Kinh phục chức Hàn Lâm kiểm thảo, sung nội các hành tẩu rồi làm phó sứ sang Trung Hoa. Được khen thưởng và được cắt cử làm Kinh Lược sứ ở Trấn Tây (Cao Miên), rồi trỡ về sung chức Bố Chánh Quảng Nam.

Năm 1836, Minh Mạng muốn ngự giá núi Ngũ Hành. Ông dâng sớ cản ngăn. Minh Mạng không nghe lời can. Khi Minh Mạng đến Quảng Nam, Phan Thanh Giản qú trước ngự giá cản vua. Minh Mạng đ́nh chỉ việc tuần thú, nhưng sai người đến Quảng Nam xem xét t́nh h́nh. Bị nịnh thần gièm siểm, cụ bị giáng chức, làm người quét dọn bàn ghế tại tỉnh đường tỉnh Quảng Nam. Nhưng ít lâu sau, được vua hiểu rơ t́nh cảnh và ḷng dạ, nên được tin dùng trỡ lại, và được bổ Đô Sát viện Ngự Sử, sung Cơ Mật Viện đại thần.

Năm Thiệu Trị nguyên niên, 1841, ông được thăng Tham Tri bộ h́nh, sung Cơ Mật Viện đại thần. Năm này ông được cử làm Chánh Chủ Khảo trường thi Hà Nội. Năm 1842 Thiệu Trị tuần du ra Bắc. Quân lính và hầu cận gần 17,500 người, chi phí lên đến 100 vạn quan. Hành cung xây 44 nơi. Năm 1847, ông được Thiệu Trị khen và thăng H́nh Bộ Thượng Thơ sung Cơ Mật Viện đại thần. Thiệu Trị thăng hà năm này và Tự Đức lên thay. Ông được đổi qua Lại Bộ Thượng Thơ. Năm 1851, vua sai Nguyễn Tri Phương làm Kinh Lược chánh sứ, Phan Thanh Giản làm phó sứ vào Nam lập đồn điền, khai phá rừng bụi, lập làng ấp, đấp đồng luỷ ngăn ngừa giặc Miên. Mùa xuân 1852 trời có nhiều điều lạ. Vua lo sợ, xuống lời dụ hỏi các quan để vua thẩm xét và làm theo. Phan Thanh Giản và Nguyễn Tri Phương có sớ điều trần gồm 8 điểm tŕnh lên vua. Tự Đức thưởng cho Phan Thanh Giản tấm kim khánh có khắc 4 chữ “Liêm, B́nh, Cần, Cán”.

Năm 1859, Pháp chiếm Gia Định và sau đó, năm 1961, chiếm 3 tỉnh Miền Đông, và lâm le tấn công sang Vĩnh Long. Triều đ́nh sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam thương thuyết để cứu văn t́nh thế. Việt Nam đang ở vào thế yếu nên cuộc thương thuyết chỉ đưa đến việc kư kết hiệp ước ngày 5/6/1862 cắt 3 tỉnh Miền Đông giao cho Pháp để giảng hoà. Vua Tự Đức và các triều thần không hài ḷng nên lại cử phái bộ sang Pháp chuộc lại các tỉnh bị mất. Phan Thanh Giản được giao trách nhiệm Chánh Sứ, với Phó Sứ Phạm Phú Thứ và Bồi Sứ Nguỵ Khắc Đản. Phái đoàn gồm 53 người trong đó có Petrus Truong Vĩnh Kư làm thông dịch viên, từ Đà Nẵng xuống tàu “Echo”hồi cuối tháng 6. Ngày 4/7 phái đoàn đáp tàu “Européen” đến Alexandrie đổi qua tàu “Labrador” sang Pháp. Sau hai tháng 7 ngày lênh đênh trên mặt bể, phái đoàn đến Pháp. Ngày 10/9/1863 sứ bộ lên Marseille, được hải quân Pháp ở đây chào mừng bằng 17 phát đại bác. Các thuyền ở tại bến đều kéo cờ Việt Nam bên cạnh cờ Pháp theo đúng nghi thức. Phái bộ nghỉ tạm một đêm ở Marseille và hôm sau, 11/9, lên Paris triều yết Pháp hoàng Nă Phá Luân đệ Tam. Nhưng lúc này Pháp hoàng đang nghỉ mát, sứ thần phải chờ hơn một tháng mới được yết kiến. Phan Thanh Giản đệ tŕnh văn thơ xin chuộc ba tỉnh Miền Đông của vua Tự Đức. Pháp hoàng trả lời phái đoàn là sẽ trả lời triều đ́nh Huế sau khi có cuộc đ́nh nghị ở Pháp. Mấy hôm sau Phan Thanh Giản cùng phái đoàn đi sang Y pha Nho, và đến cuối năm th́ lên tàu “Japon” trỡ về Việt Nam. Cuộc thương thuyết không đi đến đâu cả v́ chưa có hồi đáp của Pháp hoàng. Ngày 24/3/1864 sứ bộ về tới Sài G̣n sau một chuyến công du không kết quả. Phía Pháp lúc này cũng đang có khó khăn, Pháp hoàng c̣n rất phân vân mới sai trung tá Aubaret sang điều đ́nh với triều đ́nh Huế. Cuộc điều đ́nh chưa xong th́ Chasseloup Laubat , bộ trưởng Hải Quân Pháp, tâu lên Pháp hoàng không cho Việt Nam chuộc ba tỉnh Miền Đông, và buộc phải thi hành hoà ước Nhâm Tuất (1862). Năm 1865 việc cai trị ở 3 tỉnh Miền Đông khá ổn định, De la Grandière bắt đầu ḍm ngó các tỉnh Miền Tây. Triều đ́nh Huế đă thấy được ư đồ của Suư Phủ Sài G̣n nên năm 1866 lại sai Phan Thanh Giản vào làm kinh lược sứ để t́m cách chống giữ.

Trong nhiệm vụ mới, hết sức nặng nề, cụ Phan cố gắng t́m cơ hội giải hoà, tiết kiệm xương máu của dân chúng. Biết không đương đầu nỗi với súng ống tối tân của Pháp cụ Phan không c̣n cách nào để bảo vệ phần c̣n lại của Nam Kỳ hơn là yêu cầu đàm phán. Nhưng thực dân Pháp đă thấy rơ thế yếu của Việt Nam. Ngày 17/6/1867 Pháp đem đại quân trên tàu chiến đến trước thành Vĩnh Long đưa tối hậu thơ cho cụ Phan yêu cầu đàm phán ngay trên tàu của họ. Trong cuộc hội đàm họ đưa ra điều kiện buộc Việt Nam đầu hàng. Cụ Phan từ khước, xin đ́nh lại để hỏi ư kiến triều đ́nh. Nhưng ngay khi cuộc đàm phán chưa kết thúc th́ quân Pháp đă đổ bộ kéo binh vào thành. Vĩnh Long thất thủ, và tiếp theo đóø An Giang và Hà Tiên cũng lần lượt rơi vào tay Pháp.
Thấy ḿnh không làm tṛn bổn phận giử thành, cụ Phan đă tự xử lấy ḿnh. Cụ vào trong một cḥi tranh bắt đầu tuyệt thực. Cụ xếp tất cả áo măo, trào phục, sắc phong, kèm theo tờ sớ tạ tội với triều đ́nh. Sau 17 ngày tuyệt thực, cụ vẫn không chết. Lúc nữa đêm mùng 4 rạng mùng 5 tháng 7 năm Đinh Măo (1867), cụ uống á phiện với giấm thanh kết liễu đời ḿnh. Lúc này cụ được 71 tuổi.

Linh cửu cụ được đem về làng Bảo Thạnh, huyện Kiến Hoà, mai táng. Các quan Nam và Pháp tời thăm ai cũng đều ngậm ngùi thương tiếc. Cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu có bài thơ khóc cụ Phan:

Non nước tan tành hệ bởi đâu
Dàu dàu mây trắng cơi Ngao Châu.
Ba triều công cán vài hàng sớ
Sáu tỉnh cang thường một gánh thâu
Trạm Bắc ngày chiều tin nhạn vắng,
Thành Nam đêm quạnh tiếng quyên sầu.
Minh sanh chín chữ ḷng son tạc,
Trời đất từ đây mặc gió thu

Cùng lúc này triều đ́nh chẳng những không đoái tưởng đến một công thần hết sức trung thành, hết ḷng v́ dân v́ nước, không một lời chia buồn cùng gia quyến, c̣n có sắc băi chức cụ để làm gương, cho đục tên cụ trong bia tiến sĩ ngoài Huế.

Thấy ḿnh đă không tṛn trách nhiệm đối với triều đ́nh trong việc bảo toàn lănh thổ, cụ chỉ muốn người đời sau biết đến cụ như một người dân thường không có học vị, quan chức, công nghiệp ǵ cả, v́ thế cụ đă có di chúc cho con cháu chỉ ghi trên mộ bia một câu tầm thường như sau:

“NAM KỲ HẢI NHAI LĂO THƠ SANH
PHAN CÔNG CHI MỘ”

Đối với triều đ́nh Huề và một số người (Không dùng từ này) chật hẹp, cụ Phan không có một sự nghiệp ǵ đáng kể. Tuy nhiên đối với người dân Miền Nam cũng như đối với những người trí thức nhân bản, khai phóng th́ sự nghiệp của cụ Phan hết sức lớn lao, không những về văn chương mà cả về chính trị. Về văn chương, Phan Thanh Giản là một nhà thơ, một nhà văn, một học giả uyên bác, để lại nhiều tác phẩm giá trị. Toàn thể tác phẩm của cụ được ghi lại trong bộ sách “Lương Khê thi văn thảo” do chính cụ cùng các con sưu tầm, biên tập và khắc in. Bộ sách gồm hai phần: Phần Một là phần Thi Thảo gồm 18 quyển với gần 500 bài thơ Đường luật, ngũ ngôn, tư,ø vịnh, và Phần Hai là phần Văn Thảo gồm biểu, sớ, kư, sự, thuyết, luy, thư, luận, biện. . . tất cả 39 bài trong 3 quyển. Ngoài ra c̣n có Phần Phụ gồm Thi Thảo Bổ Di với 20 bài vịnh, và Văn Thảo Bổ Di với 4 bài. Về chính trị, nếu lấy chủ trương “dân vi quư, xă tắc thứ chi, quân vi khinh” làm triết lư căn bản, th́ sự nghiệp của cụ Phan phải được đánh giá thật cao. Năm 1828, nhân có băo lụt ở Huế, cụ đă dâng sớ tâu xin “Thánh Thượng tự sửa ḿnh làm điều nhân đức và giảm số cung nữ phi tần. . . như thế . . . bách tính sẽ được sung sướng.” Với tính cương trực, và với ḷng thương dân cao độ, cụ đă nhiều lần can gián vua bớt những xa xí, phí tổn, bớt gánh nặng trút lên đầu dân nghèo. Có lần bị giáng chức, bị quở phạt, cụ cũng không nhụt chí. Trong một tờ sớ dâng vua Minh Mạng, cụ viết “Vua ngự ht́ ngàn xe, muôn ngựa, quan quân hầu hạ, nhứt thiết v́ tiêu dùng của vua. Những việc sửa đắp đường sá, dọn dẹp cung điện, sáp củi đốt cho quan quân, cắt cỏ lót cho ngựa, voi, tất nhiên phải bắt dân phu với lính, như thế dân phải bỏ việc tư, lo việc công. Hạ thần là kẻ giữ đất chăn dân, đội đức vua, không làm được cho dân hạnh phúc thật là có tội”.

Trước sức mạnh của văn minh Tây phương, biết ḿnh không cách ǵ chống cự được, cụ chủ trương hoà hoản, học hỏi, đổi mới thay v́ chống trả bằng quân sự. Chủ trương của cụ đă tiết kiệm được biết bao nhiêu xương máu, tàn phá, sụp đỗ cho người dân lành. Nếu dân vi quư, xă tắc thứ chi, quân vi khinh, th́ con đường của cụ là con đường có giá trị nhất. Điều đó cho thấy tại sao người dân Nam luôn nhớ ơn, tôn sùng cụ.



(H́nh chụp tại Paris năm 1863, hiện lưu trử ở Viện Bảo Tàng Nhân Chủng Paris)



(Văn Thánh Miếu tọa lạc đường Văn Thánh Vĩnh Long)







Mộ cụ Phan Thanh Giản cho đến năm 1957


Trùng tu năm 1969


Mộ Cụ PHAN THANH GIẢN (Xă Băo Thạnh, Ba Tri, Bến Tre) hiện nay





User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post
BenTreHome
post Jan 24 2014, 03:46 AM
Gửi vào: #2


Advanced Member
***

Nhóm: Tech_Member
Bài viết đã gửi: 1,700
Tham gia: 21-November 07
Thành viên thứ: 622





Phan Thanh Giản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phan Thanh Giản


(H́nh chụp tại Paris năm 1863 nhân dịp ông dẫn đầu sứ bộ sang Pháp để xin chuộc đất)


Sinh 1796 Bến Tre
Mất 1867 Vĩnh Long

Công việc Danh sĩ, quan nhà Nguyễn

Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Thanh Giản (định hướng).
Phan Thanh Giản (chữ Hán: 潘清簡; 1796 - 1867), tự Tĩnh Bá, Đạm Như (淡如), hiệu Ước Phu, Lương Khê; là một danh sĩ, một đại thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế và sự nghiệp

Phan Thanh Giản xuất thân trong một gia đ́nh nghèo khổ. Tương truyền tổ phụ Phan Thanh Giản là Phan Thanh Tập, hiệu Ngẫu Cừ, sống thời nhà Minh[1]. Sau khi nhà Minh bị nhà Măn Thanh tiêu diệt, Phan Thanh Tập di cư sang phủ Hoài Nhơn, tỉnh B́nh Định (Việt Nam). Nơi đây ông cưới vợ tên Huỳnh Thị Học, sinh được một trai tên là Phan Thanh Ngạn tục gọi là Xán.
Năm 1771, gia đ́nh ông Ngạn vào Nam tạm cư ở Thang Trông, thuộc tỉnh Định Tường Sau dó lại dời về Mân Thít, trấn Vĩnh Thanh (thuộc Vĩnh Long ngày nay), rồi lại dời về ở huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, cũng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Cuối cùng ông Ngạn đến lập nghiệp tại thôn An Ḥa, làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh B́nh, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thạnh (nay là xă Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).
Ở đây, ông cưới người vợ tên Lâm Thị Bút. Ngày 11 tháng 11 năm 1796, bà hạ sinh được một trai tên Phan Thanh Giản. Năm Phan Thanh Giản lên 7 (1802), th́ mẹ qua đời, cha cưới người vợ nữa tên Trần Thị Dưỡng để có người chăm sóc con. Bà mẹ kế này rất thương yêu con chống. Đến tuổi đi học, ông theo học với nhà sư Nguyễn Văn Noa ở chùa làng Phú Ngăi.
Năm 1815, v́ sự cáo gian của kẻ có thù riêng với gia đ́nh [2], cha Phan Thanh Giản lúc ấy đang làm Thủ hạp (một viên chức nhỏ), phải ngồi tù.
Nóng ḷng v́ cha bị hàm oan, ông đệ đơn lên Hiệp trấn Lương (không rơ họ) ở Vĩnh Long xin được thay cha vào tù. Cảm động trước tấm ḷng hiếu thảo, viên quan này đă cho ông ở gần nơi cha bị giam cầm, để vừa trao giồi kinh sử, vừa có cơ hội thăm cha mỗi ngày [1]. Sau khi cha được măn tù, nghe lời Hiệp trấn Lương, Phan Thanh Giản ở lại Vĩnh Long để tiếp tục học và chờ đợi khoa thi. Tại đây, ông gặp một người đàn bà nhân hậu tên Ân. Bà này đă giúp ông tiền và cơm, áo...để tiếp tục theo đuổi việc đèn sách.
Ra làm quan[sửa | sửa mă nguồn]


Chân dung Phan Thanh Giản

Năm 1825, ông đậu Cử nhân khoa Ất Dậu. Sau đó một năm, ông đậu đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mạng thứ 7 (1826), vào năm 30 tuổi. Ông là người đậu Tiến sĩ khai khoa ở Nam bộ.
Từ đấy, ông làm quan trải ba triều, là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
Dưới triều Minh Mạng, ông lần lượt giữ các chức vụ: Hàn lâm viện biên tu, Lang trung bộ H́nh (1827), Tham hiệp tỉnh Quảng B́nh (1828), Hiệp trấn tỉnh Quảng Nam (1828), Quyền nhiếp Tham hiệp tỉnh Nghệ An (1829), Lễ bộ tả thị lang và tham gia nội các (1830), Hàn lâm viện kiểm thảo sung Nội các hành tẩu và Hộ bộ viên ngoại lang (1832), Đại lư tự khanh sung Cơ mật viện đại thần (1834), Kinh lược trấn Tây (1835), Tuần phủ Quảng Nam (1836), Thống chánh sứ và Phó sứ rồi Hộ bộ thị lang (1839). Dưới triều Minh Mạng, ông đă ba lần bị giáng chức, trong đó có lần ông phải làm "Lục phẩm thuộc viên", tức giữ việc quét dọn, sắp đặt bàn ghế ở chốn công đường (1836).
Dưới triều Thiệu Trị, ông làm Phó chủ khảo trường thi Thừa Thiên (1840), Phó đô ngự sử Đô sát viện (1847).
Dưới triều Tự Đức, ông phụ trách giảng dạy và điều khiển trường Kinh Diên, Thượng thư bộ Lại, sung Cơ mật viện đại thần (1849). Năm 1850, ông được cử vào trấn nhậm miền Tây Nam Kỳ cùng với tướng Nguyễn Tri Phương. Sau đó, được phong làm Kinh lược sứ Nam Kỳ.
Ông được vua Tự Đức giao làm Tổng tài Quốc sử quán coi việc biên soạn bộ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục phụ tá có một Phó Tổng tài, 6 Toản tu góp tài liệu, viết lên, 6 Khảo hiệu xét lại và 6 Đằng tả viết chữ ngay ngắn. Sách soạn trong 3 năm 1856-1859, dâng lên Tự Đức coi lại các lần 1871, 1872, 1876, 1878 và có lời phê bên trên.

Thương nghị với người Pháp


Phan Thanh Giản

Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đổ bộ và tấn công tại cửa biển Đà Nẵng rồi lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Ông Phan Thanh Giản với vai tṛ là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ được cử đi điều đ́nh với Pháp, sau đó đại diện cho triều đ́nh Tự Đức kư kết hiệp ước ḥa b́nh và hữu nghị Ḥa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài G̣n.
Hiệp ước gồm 12 khoản, theo đó, ba tỉnh Biên Ḥa Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) được nhượng cho Pháp (Khoản 3 Hiệp ước); triều đ́nh phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng (quy ra bạc là 288 ngh́n lạng-Khoản 8 hiệp ước); đổi lại, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đ́nh Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều đ́nh phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh (Khoản 11 hiệp ước). Do hành động này mà dân gian có câu truyền "Phan Lâm măi quốc, triều đ́nh thí dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đ́nh bỏ dân chúng). Theo nhà sử học Phan Huy Lê, nguồn gốc và xuất xứ của câu này chưa được làm rơ, theo ông câu này không thấy ghi chép lại trong những tác phẩm viết về Trương Định của những tác giả đương thời, như Nguyễn Thông.


Khu mộ Phan Thanh Giản

Tuy việc thương nghị với phía Pháp, vua Tự Đức có cho ông tùy nghi t́nh thế mà định đoạt nhưng về việc cắt đất, nhà vua có căn dặn Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ráng sức chuộc lại ba tỉnh với giá 1.300 vạn lạng, c̣n nếu phía Pháp đ̣i cắt đất luôn th́ kiên quyết không nghe, nhưng Phan Thanh Giản đă phải cắt đất lại c̣n bồi thường chiến phí. Do đó mà hai ông khi trở về đă bị quở trách nặng nề [3].
Việc chuộc ba tỉnh không thành, Phan Thanh Giản bị cách lưu làm Tổng đốc Vĩnh Long, nhưng rồi lại được cử làm Chánh sứ (Phó sứ là Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản) sang nước Pháp để điều đ́nh một lần nữa về việc chuộc lại ba tỉnh miền Đông (1863), nhưng cũng không đạt được kết quả. Năm 1865, ông được phục chức Hiệp biện đại học sĩ, Hộ bộ thượng thư, sung Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và được tha tội cách lưu.
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đă được trao trả triều đ́nh Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đă quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, hưởng thọ 72 tuổi.
Đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xă Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre. Và từ rất lâu, nhân dân ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang vẫn coi ông là một vị thần Thành Hoàng. Ngoài ra ông c̣n được thờ tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long


Nhận định


Mộ Phan Thanh Giản
Phan Thanh Giản được nhiều người kính trọng v́ tính cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm[4]. Tuy nhiên, trong cơn nước biến, thái độ ôn ḥa của ông khiến không ít người đă phàn nàn. Tháng 11 năm 1868, v́ làm mất Nam Kỳ, triều đ́nh Huế đă xử ông án "trảm quyết" (nhưng v́ chết nên được miễn), lột hết chức tước và cho đục bỏ tên ông ở bia tiến sĩ. Măi đến 19 năm sau (1886) ông mới được vua Đồng Khánh khôi phục nguyên hàm Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ở bia tiến sĩ.[5].
Ngược lại, cũng có nhiều trí thức đương thời đă tỏ ḷng thông cảm cho ông. Như Nguyễn Thông đă từng dâng sớ lên vua Tự Đức để giải bày nỗi oan cho ông. Và nhà thơ đương thời Nguyễn Đ́nh Chiểu cũng đă tỏ thái độ thương tiếc, trân trọng ông qua bài thơ điếu:
Minh tinh chín chữ ḷng son tạc,
Trời đất từ rày mặc gió thu.
Trong bài "Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong", một lần nữa Nguyễn Đ́nh Chiểu lại nêu cao tinh thần của Phan Thanh Giản:

Ư người đặng xem tấm bản phong trần, Phan học sĩ hết ḷng cứu nước.
Hai con trai của ông, Phan Tôn (1837 - 1893), Phan Liêm (1833 - 1896), nổi lên chống Pháp tại tỉnh Vĩnh Long.
Một sĩ quan Pháp là Reunier, người đă từng tham gia chiến tranh ở Trung Quốc và Nam Kỳ, đă nhận xét về ông như sau:
Sống trong 4 tháng gần vị lăo thành cao thượng ấy, chúng tôi có thể đánh giá các đức tính của ông ta...trong thời gian vượt biển này (chuyến đi sứ sang Pháp) ông không ngớt được khuyến khích bởi ḷng nhiệt thành ái quốc của ông, và thúc đẩy bởi nguyện vọng thực hiện được công chuyện hữu ích cho nước nhà...[6]
Năm 1963, hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây, được Trần Huy Liệu đem ra bàn luận, và đă kết tội ông là kẻ "bán nước" [7].
Sau 1975, nhiều đường phố ở miền Nam Việt Nam mang tên Phan Thanh Giản đă bị đổi thành tên khác[8][9].
Cho tới những ngày đầu năm 2008, Viện Sử học Việt Nam mới thống nhất kết luận rằng "Phan Thanh Giản là người nổi tiếng về đạo đức, có nhiều đóng góp trong lịch sử dân tộc; nên đề nghị tôn vinh ông, cho khôi phục, tôn tạo những di tích và những ǵ gắn liền với ông"; và đă được giới có thẩm quyền chấp thuận...[10]
Trong sách Đi & ghi nhớ của Sơn Nam (xuất bản năm 2008), một lần nữa, nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản lại được đề cập trong một đoạn viết như sau:
Hồi xưa, lúc c̣n nhỏ, tôi (lời thuật của một giáo viên lớn tuổi đi cùng với Sơn Nam) được dạy cẩn thận, khi đi ngang qua miếu Văn Thánh, học tṛ phải giở nón, cúi đầu để chào ông Phan. Chào ông Phan, (được xem như) là lời thề rửa hận cho ông, cho chớ không phải để bắt chước ông...Người có công nghiên cứu về Phan Thanh Giản là Lê Thọ Xuân, đăng báo Đồng Nai đâu từ năm 1931...với những chi tiết thú vị. Tuy làm quan to nhưng ông tự xem ḿnh như người dân thường ở nông thôn, đối xử như người b́nh dân, không bao giờ phô trương quyền lực. Xin đề nghị: Trong chương tŕnh Sử học cho học sinh, nên có một bài nói về ông, đủ lư đủ t́nh...Ông đă để lại cho đời sau chút ǵ khó quên, khó xóa nḥa, gọi là tâm linh, phóng khoáng, thơ mộng. [11]
Tác phẩm[sửa | sửa mă nguồn]

Phan Thanh Giản là một nhà văn lớn với nhiều tác phẩm giá trị.

Lương Khê thi thảo
Lương Khê văn thảo
Sứ Thanh thi tập
Tây phù nhật kí
Ước Phu thi tập
Tích Ung canh ca hội tập
Sứ tŕnh thi tập
Việt sử thông giám cương mục (Chủ biên)
Minh Mạng chính yếu (Chủ biên).


Đền thờ Phan Thanh Giản tại Bảo Thạnh.


Tượng Phan Thanh Giản trong đền thờ ông ở Bảo Thạnh.


Vĩnh Long, Văn Thánh Miếu, đền thờ cụ Phan Thanh Giản


Đ́nh Thần Phan Thanh Giản tại chân núi Ba Thê.


User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post
BenTreHome
post Jan 24 2014, 06:03 AM
Gửi vào: #3


Advanced Member
***

Nhóm: Tech_Member
Bài viết đã gửi: 1,700
Tham gia: 21-November 07
Thành viên thứ: 622





PHAN THANH GIẢN -THÂN THẾ và SỰ NGHIỆP


Phan Thanh Giản vốn ḍng dơi nho gia. Lúc c̣n nhỏ, ông được một nhà sư nuôi dạy. Lớn lên, cụ theo học với nhiều bậc túc nho. V́ vậy, tư duy của Phan Thanh Giản tất nhuần thấm tư tưởng của Phật Thích Ca và Khổng Tử khiến cụ trở thành một nhân vật suốt đời sống với đạo Từ Bi và với đức Nhân, Trí, Dũng của hai vị đại triết nhân này. Lúc sắp trao thành cho quân Phú Lăng Xa tức quân Pháp, nhằm tránh cho lê dân khỏi bị nạn binh đao trước mắt, cụ đă để lại một bức thư tuyệt mệnh trong đó có câu:
“Hỡi các quan và lê dân! Các người có thể sống dưới sự điều khiển của người Phú Lăng Xa. Những người này chỉ đáng sợ trong lúc chiến tranh mà thôi. Nhưng lá cờ ba sắc[cờ Pháp] không thể bay phất phới trên một thành lũy mà nơi ấy Phan Thanh Giản c̣n sống”
(Trích thư của cụ Phan gửi cho hai vị quan Tổng Đốc Miền Tây)
Do sự kiện Pháp quân chiếm mất thành trong lúc điều đ́nh mà vua quan triều Nguyễn hồi đó đă giáng cách cụ để trút trách nhiệm mất đất lên vai cụ. Sau này, khi Việt Minh (Không dùng từ này) cầm quyền, cụ cũng bị gán tội phản quốc và do dó, Tượng Phan Thanh Giản dựng tại sân Trường Phan Thanh Giản, Cần Thơ bị chính quyền (Không dùng từ này) đập bỏ ngay sau 30 Tháng Tư, 1975; ảnh cụ bị đạn của cán bộ CS bắn xuyên qua tim (coi: Đặc San Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm, Cần Thơ, Houston, Texas, 2007, trang 23-24 ).

PHAN THANH GIẢN
Vậy th́,
Phan Thanh Giản là ai?
Cụ được nuôi dưỡng và dạy dỗ như thế nào?
Con đường thi cử của cụ như thế nào?
Cụ làm quan với những chức vụ ǵ?
Tại sao cụ bị giáng chức tới năm lần?
Tại sao cụ trao thành Vĩnh Long cho Pháp và uống thuốc độc tự vẫn.
Tại sao một số các vua quan Triều Nguyễn lên án cụ?
Tại sao Đảng (Không dùng từ này) VN đă lên án cụ?
Hiện nay cụ được (Không dùng từ này) phục hồi danh dự của cụ như thế nào?
Người dân tôn vinh cụ như thế nào?
Cụ có xứng đáng được vinh danh là bậc đại trí, đại dũng, và đại nhân không?

THÂN THẾ PHAN THANH GIẢN
Phan Thanh Giản sinh Giờ Th́n, Ngày 12 tháng Mười, Bính Th́n (1796), đời Lê Cảnh Hưng; mất vào đêm mồng Bốn rạng ngày mồng Năm tháng 7 năm Đinh Măo (1867) sau khi tuyệt thực 17 ngày rồi uống thuốc độc tự vẫn; hưởng tho 72 tuổi. Linh cữu an táng tại làng Bảo Thạnh, Kiến Ḥa.
Phan Thanh Giản lấy tên tự là Tịnh Bá và Đạm; hiệu là Lương Khê; biệt hiệu là Mai Xuyên. Sau khi thi đậu, cụ cưới vợ người đầu tiên người làng Cần Giuộc. Bà này mất, cụ tục huyền với bà Trần Thị Hoạch ở Quảng Trị và đưa vợ về Kiến Ḥa để lo phụng dưỡng cha mẹ. Trong dịp này, cụ làm một bài thơ để tạ ơn vợ đă thay cụ báo hiếu cha mẹ.
Từ thuở vương xe mối chỉ hồng
Ḷng này ghi tạc có non sông
Đường mây cười tớ ham dong ruổi
Trướng liễu thương ai chịu lạnh lùng
Ơn nước, nợ trai đành nỗi bận
Cha già, nhà khó, cậy nhau cùng
Mấy lời dặn bảo cơn ly biệt
Rằng nhớ, rằng quên, ḷng hỡi ḷng
(tham khảo: Vĩnh Long Xưa và Nay của Huỳnh Minh, 1967)
Tương truyền tổ phụ cụ Phan Thanh Giản là Phan Thanh Tập, hiệu là Ngẫu Cừ, sống dưới đời Nhà Minh.Sau đó Phan Thanh Tập di cư sang Việt Nam cư ngụ tại Phủ Hoài Sơn, B́nh Định. Phan Thanh Tập có một con trai là Phan Thanh Ngạn tục kêu là Xán. Năm 1771, gia đ́nh ông Ngạn di vào Nam, ngụ ở Thanh Trông, Định Tường. Sau dời về Mân Thích, Vĩnh Thanh, Vĩnh Long; rồi lại dời về Huyện Bảo An, Hoằng Trị, Vĩnh Long. Cuối cùng, ông lại dời về thôn An Ḥa, Tân Thạnh, Vĩnh B́nh., phủ Định Viễn, Trấn Vĩnh Thạnh; nay là xă Bảo Thạnh, Bai Tri, Bến Tre. Ông cưới vợ là bà Lâm Thị Bút sinh hạ ra Phan Thanh Giản. Năm 1802, Phan Thanh Giản được 7 tuổi th́ bà mẹ qua đời. Bà mẹ kế là bà Trần Thị Dưỡng rất yêu quư ông và cho ông thụ giáo với nhà sư Nguyễn Văn Noa ở chùa làng Phú Ngăi. Năm 1815, cha của Phan Thanh Giản bị tù oan. Phan Thanh Gian xin với quan cho ông được ở tù thế cho cha. Quan không thể giúp được nhưng tạo cơ hội cho ông ở gần cha và trau giồi kinh sử. Sau khi cha măn tù, Phanh Thanh Giản ở lại Vĩnh Long tiếp tục học để tạo sự nghiệp.

SỰ NGHIỆP
Năm 1825, cụ đậu Cử Nhân Khoa Ất Dậu.Năm sau, cụ đậu Đệ Tam Giáp đồng Tiến Sĩ. Cụ là người đậu Tiến Sĩ khai khoa ở Nam Bộ. Cụ từng giữ nhiều chức vụ: dưới ba triều Minh Mạnh, Thiệu Trị, và Tự Đức: Lang Trung Bộ H́nh, Tham Hiệp Quảng B́nh và Giám Khảo Thi Hương Thừa Thiên; Hiệp Trấn Quảng Nam, Hàn Lâm Viện, Phó Sứ sang Nhà Thanh, Đại Lư Tự Khanh Cơ Mật Viện, Kinh Lược Trấn Tây, Bố Chánh Tỉnh Quảng Nam, Hộ Lư Tuần Phủ Quan Pḥng, Nội các Thừa Chỉ, Tả Thị Lang Bộ Hộ, Thị Lang Bộ Hộ, Binh Bộ Tả Thị Lang, Tham Tri Bộ Binh, Chánh Chủ Khảo Trường Thi Hà Nội, H́nh Bộ Thượng Thư, Lại Bộ Thượng Thư, Kinh Lược Sứ, Nam Kỳ Kinh Lược Phó Sứ, Gia Định Tuần Vũ (coi giữ Biên Ḥa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, và Hà Tiên), Chánh Tổng Tài Quốc Sử Quán biên soạn bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Quốc Tử Giám Sự Vụ, được cử đi sứ tại Pháp, Trung Hoa, và nhiều nước khác. Năm 1852, Vua Tự Đức ban cho cụ tấm kim khánh khắc “Liêm, B́nh, Cẩn, Cán” [Ngay Thật, Công Bằng, Cẩn Thận, Siêng Năng].
Cụ bị giáng chức 5 lần. Lần thứ nhất lúc cụ bị thất bại khi dẹp loạn Cao Gồng ở Chiên Đàn, phía bắc Quảng Nam. Lần thứ hai cụ bị giáng chức v́ can gián Vua Minh Mạng trong chuyến ngự du Quảng Nam với lư do là dân t́nh Quảng Nam lúc đó đang đói kém. Lần thứ ba cụ bị giáng v́ lỗi thuộc viên sơ ư không đóng dấu triện vào một tờ sớ. Lần thứ tư cụ bị giáng v́ ông không kư vào bản án Cơ Mật Viện buộc tội Tổng Đốc B́nh Định xin vua hủy bỏ bản tuồng Lôi Phong Pháp lư do vở tuồng có lời lẽ bôi bác, chế nhạo Trời, Đất, và các Thần Minh. Lần thứ năm, cụ bị kết tội bất cẩn khi ông làm Phó Chủ Khảo Trường Thi Thừa Thiên. Cuối cùng, cụ bị giáng cách v́ thực dân Pháp tráo trở chiếm đoạt thành Vĩnh Long trong lúc c̣n đang diều đ́nh. Thực tế, cụ xét thấy t́nh thế không thể cứu văn được nữa và để cứu lê dân trước mắt khỏi bị nan binh đao, nên cụ trao thành cho Pháp rồi uống thuốc độc tự vẫn. Vua và một số quan lại xiểm nịnh lên án cụ nặng nề khiến cho sau này Đảng (Không dùng từ này) lợi dụng cơ hội cũng biếm nhục cụ đủ điều. Nhưng tấm ḷng son sắt của cụ đối với quốc gia và dân tộc đă được trời xanh soi sáng và ngày nay tên tuổi của cụ đă được phục hồi. Xét cuộc đời và sự nghiệp văn thơ, chính trị của cụ, cụ quả xứng đáng là một bậc đại trí, đại nhân, và đại dũng.
Mặc dầu trên vai cụ nhiều gánh nặng quốc gia phải chu toàn, cụ Phan vẫn hoàn tất nhiều tác phẩm rất giá trị về văn học và chính trị như sau:
Lương Khê Thi Thảo (454 bài thơ); Lương Khê Văn Thảo; Sứ Thanh Thi Tập; Tây Phù Nhật Kư; Ước Phu Thi Tập; Tích Ung Ca Hội Tập; Sứ Tŕnh Thi Tập; Việt Sử Thông Giám Cương Mục; và Minh Mạng Chính Yếu.
Năm 1864, lúc làm Kinh Lược trấn nhậm Vĩnh Long, cụ Phan và Nguyễn Thông phụ tá xây dựng Văn Thánh Miếu thờ Đức Khổng Tử và Văn Xương Các làm nơi hội họp xướng họa thi văn. Tại Vĩnh Long ngày nay, Ṭa Văn Xương Các có thờ chân dung của cụ và bài vị của Vơ Trường Toản. Năm 1966, Tỉnh Trưởng Vĩnh Long Huỳnh Ngọc Diệp và thân hào nhân sĩ tỉnh dựng tượng đồng để tưởng nhớ công đức của cụ.

VÀI NÉT VỀ ĐẤT NAM KỲ THUỞ XA XƯA
Đất Nam Kỳ xưa kia được khai khẩn và mở mang do công lao của ai?Theo tài liệu trong cuốn Vĩnh Long Xưa và Nay của Huỳnh Minh (1967) th́, kể từ năm 1679, xẩy ra có một số tướng sĩ Nhà Minh, Trung Quốc chạy sang Việt Nam lánh nạn khủng bố của Nhà Măn Thanh. Họ được Chúa Nguyễn Hiền Vương ở Huế chấp thuận cho vào khai khẩn miền Nam. Nhóm thứ nhất do Huỳnh Tấn dẫn đầu đến lập nghiệp tại khu vực Bà Rịa và Biên Ḥa bây giờ. Nhóm thứ hai do Dương Ngạn Địch dẫn bộ hạ theo dường sông vào định cư ở G̣ Công, Định Tường. Nhóm thứ ba do Mạc Cửu lập nghiệp ở Hà Tiên. Đến thời Chúa Nguyễn Phúc Chu (1725- 1738) mới có thêm đất Vĩnh Long (1732).
Nam Kỳ dưới thời Chúa Nguyễn được mở mang khai khẩn và được chia làm 3 dinh (Dinh: là đơn vị hành chánh tương đương với Vùng hay Khu ngày nay) và một trấn. Đó là Biên Dinh (Biên Ḥa), Phiên Dinh (Gia Đinh), Long Hồ Dinh (Vĩnh Long), và Hà Tiên Trấn (Hà Tiên). Đất Vĩnh Long được h́nh thành từ năm 1732 dưới thời Chúa Vơ Vương Nguyễn Phúc Chu (1725-1738) mang tên là Châu Định Viễn, thuộc Long Hồ Dinh [Long Hồ Dinh, và mở thêm 4 huyện là Long Xuyên, (Cà Mâu), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), và Trấn Di (Bắc Bặc Liêu)]
Đất Vĩnh Long hay là Châu Định Viễn hồi đó rất rộng lớn bao gồm một phần Bến Tre ở phía bắc và Trà Vinh ở phía nam, và là bộ mặt văn hóa của Miền Tây (tương tự như thành phố Tây Đô Cần Thơ bây giờ). Cho tới năm 1756, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên thua và phải dâng Chúa Nguyễn Phúc Khoát hai phủ Tầm Bôn (Tân An) và Lôi Lạp (G̣ Công). Hai phủ này sáp nhập vào Châu Định Viễn. Thế là hồi đó, đất Vĩnh Long bao gồm cả Tân An và G̣ Công bây giờ.
Năm 1759, một lần nữa, Nặc Tôn (con Nặc Nguyên) lại dâng thêm đất Tầm Phong Long tức vùng Châu Đốc và Sa Đéc bây giờ. Các miền đất mới này lại được sáp nhập vào Châu Định Viễn, Long Hồ Dinh. Công lao mở mang đất mới này là của Nguyễn Cư Trinh, một vị quan tài kiêm văn vơ. Để bảo vệ hữu hiệu hơn và v́ tính cách quan trọng về giao thương, Nguyễn Cư Trinh cho dời Long Hồ Dinh qua Tầm Bào (nay là Thị Xă Vĩnh Long) và chọn nơi này làm thủ phủ của Miền Tây. Tại đây, khoảng những năm đầu của thập niên 1770, đă diễn ra nhiều trận đánh giữa quân của Nguyễn Lữ (Tây Sơn) và quân của Tống Phước Hiệp, Nhà Nguyễn có trợ lực của quân Xiêm.
Năm 1787 quân Chúa Nguyễn bắt đầu thắng thế và lấy được Thành Gia Định, rồi chiếm được toàn Miền Nam. Từ đó đất Miền Nam chính thức mang tên là Gia Định và chia làm 4 trấn: Phiên Trấn (tức Gia Định cũ), Biên Trấn (Biên Ḥa), Vĩnh Trấn hay Hoằng Trấn (Vĩnh Long, Châu Định Trấn, hay Long Hồ), và Định Trấn (Cần Thơ, Sóc Trăng, Bặc Liêu).
Năm 1808, Vua Gia Long đổi tên Hoằng Trấn thành Vĩnh Thanh Trấn và ấn định thêm một trấn mới nữa là Hà Tiên Trấn gồm Hà Tiên, Rạch Giá và Cà Mâu. Trong đời Gia Long, đất Vĩnh Long được cai quản bởi 3 vị Tổng Trấn là Quận Công Nguyễn Văn Nhân (1801-1805); Tổng Trấn Lê Văn Duyệt (1806-1815); và Tổng Trấn Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức (1816 — 1819).
Năm 1820, Vua Minh Mạng lên ngôi, đất Vĩnh Long vẫn mang tên là Vĩnh Thanh Trấn cho tới năm 1832 mới đổi tên thành Vĩnh Long Trấn. Đây là giai đoạn Vua Minh Mạng hài tội Lê Văn Duyệt một cách độc đoán mặc dầu Lê Văn Duyệt đă qua đời khiến dân chúng bất măn và con nuôi của ông là Lê Văn Khôi công phẫn nổi lên chống Triều Đ́nh. Ngay sau khi Tổng Trấn Lê Văn Duyệt mất, Vua Minh Mạng băi bỏ chức vụ Tổng Trấn Gia Định và chia đất Miền Nam thành 6 tỉnh gọi là Nam Kỳ Lục Tỉnh gồm 3 tỉnh Miền Đông là Gia Định, Biên Ḥa, Định Tường và 3 tỉnh Miền Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Mỗi tỉnh đứng đầu là quan Tuần Phủ. Hai hay ba tỉnh có một quan cai quản gọi là Tổng Đốc.
Dưới thời Tự Đức, nhà vua đặt ra một chức để cai quản toàn Miền Nam gọi là Kinh Lược Đại Sứ. Năm 1850 (Tự Đức Thứ Ba), Thượng Thư (Bộ Trưởng bây giờ) Bộ Công Nguyễn Tri Phương được cử làm Kinh Lược Đại Sứ Nam Kỳ, kiêm Tổng Đốc Định-Biên (Gia Định + Biên Ḥa), kiêm Tổng Đốc Long-An (Vĩnh Long + An Giang).
Năm 1851, Phan Thanh Giản được cử làm Kinh Lược Phó Sứ phụ tá cho Nguyễn Tri Phương. Bấy giờ Phan Thanh Giản đặt Tổng Hành Dinh tại Thành Vĩnh Long và bắt đầu từ đó cụ khởi sự trách nhiệm đối phó với ư đồ xâm lấn của thực dân Pháp.

Bối Cảnh Xă Hội: Triều Đ́nh

Cấm Đạo và Bế Môn Tỏa Cảng
- Dân T́nh Bất Măn
- Tây Phương Gây Hấn

Nước ta khởi sự dính líu với người Pháp bằng Hiệp Ước Versailles kư ngày 28.11.1787 giữa Chính Phủ Pháp và Bá Đa Lộc, đại diện cho Nguyễn Ánh tức vua Gia Long sau này.Trong chuyến đi, Bá Đa Lộc dẫn theo Hoàng Tử Cảnh, 4 tuổi, làm con tin. Nội dung hiệp ước: Pháp giúp cho Nguyễn Ánh 4 tầu chiến, 1200 lính, 200 pháo binh, 250 lính Phi , quân trang, quân phí, v.v. Đổi lại, triều đ́nh phải dành cho Pháp quyền sở hữu tuyệt đối về Cảng Hội An và Đảo Côn Lôn. Tuy nhiên v́ t́nh thế nước Pháp rối loạn nên hiệp ước không thi hành được. Bá Đa Lộc phải vận động một số tư bản Pháp hùn nhau bỏ tiền mua tầu và súng sang giúp Nguyễn Ánh.
Trong thời gian đầu sau khi thành công trong việc triệt hạ Nhà Tây Sơn và thống nhất đất nước, Vua Gia Long c̣n tỏ ra biết ơn và ưu đăi người Tây Phương. Trong một lá thư viết hồi tháng 7.1802, giáo sĩ Labartette nhận định: “Nhà vua [Gia Long] ưu đăi đạo thánh của chúng ta vượt quá sự mong muốn. Nhà vua biết ơn sâu xa Bá Đa Lộc - người đă cứu giúp bản thân nhà vua và ḍng họ ông - và mỗi lần nhắc tới giám mục th́ ông lại rưng rưng nước mắt”. Nhưng trong một lá thư viết vào năm 1812 th́ giáo sĩ bày tỏ một sự e ngại : “Chừng nào nhà vua c̣n trị v́ th́ chúng tôi vẫn c̣n hy vọng được tự do hành đạo. Nhưng sau khi nhà vua mất đi th́ e rằng mọi việc sẽ thay đổi hết.” Sự kiện này chứng tỏ Vua Gia Long trong ḷng không ưa ǵ người Pháp.
Điều e ngại này đă trở thành sự thật. Sau này, Giáo sĩ Louvet ghi nhận: “Năm 1817, Gia Long chọn ông Hoàng Chi Đảm [tức Minh Mạng] nối ngôi. Sự lựa chọn này bị phần đông quan lại chỉ trích [trong đó có Nguyễn Văn Thành và Lê Văn Duyệt] và trở thành một tai họa lớn cho quốc gia và cho nhà thờ ở xứ sở này. Ông vua kế vị Gia Long đă quyết tâm cự tuyệt người Phương Tây và nền văn minh của họ. Ông ta xô đẩy triều đ́nh lao vào việc tàn sát đẫm máu. Để rồi sau 40 năm dẫn đến cuộc can thiệp của người Pháp và sự phân liệt quốc gia. Chưa bao giờ vua Gia Long lại thiếu ư thức bằng cái ngày ông ta quyết định một sự lựa chọn như vậy, mặc dầu những viên quan cận thần nhất đă hết sức ngăn cản Vua.”
Thực vậy, ngay sau khi Gia Long nằm xuống, vua Minh Mạng thi hành ngay chính sách bài Gia Tô Giáo và “bạch quỷ” Tây Phương: lănh sự Pháp không được thừa nhận; đặc sứ Pháp không được tiếp kiến; thuyền trưởng Pháp không được lên bờ; giáo sĩ bị tử h́nh v.v. Vua Minh Mạng từ chối kư kết hiệp ước thương mại với vua Louis XVIII và nói với ông Chaigneau, một viên quan Pháp phục vụ cho triều đ́nh bấy giờ rằng: “Cần ǵ có hiệp ước thương mại. Nước Pháp ở quá xa nước chúng tôi. Làm sao thần dân của chúng tôi lại có thể đi buôn bán với người của nước ông được?” Ông Chaigneau nhắc nhở: “Nếu nhà vua từ chối kư hiệp ước th́ nước Pháp sẽ có ư nghĩ không tốt về nhà vua.” Vua Minh Mạng trả lời: “Người ta không thể đ̣i hỏi khác được v́ tôi không muốn kư một hiệp ước mà xem ra nó chẳng có ích lợi ǵ.”
Sau này Minh Mạng có thay đổi tư duy, cử người sang Pháp điều đ́nh, nhưng bị vua Pháp từ chối tiếp kiến v́ vua Pháp coi “Minh Mạng là kẻ thù của Gia Tô Giáo.”Vua Thiệu Trị và Tự Đức kế vị sau đó càng tỏ ra kỳ thị “bạch quỷ” tây phương ngặt nghèo hơn và sự “cởi mở” hay “mở cửa” đón tây phương của triều đ́nh sau đó mới áp dụng th́ đă muộn. Bắt đầu từ năm 1850, Nă Phá Luân III quyết định thực hiện dùng vơ lực xâm chiếm VN.
Tóm lại, sự bất tài và tinh thần thủ cựu và tự tôn của các vua Triều Nguyễn thể hiện trong chính sách bế môn tỏa cảng, bài bác Gia Tô Giáo, và khinh miệt người Tây Phương là những nguyên nhân chính dẫn tới sự kiện dân t́nh bất b́nh, đất nước loạn lạc, và rồi mất vào tay Pháp. Thật vậy, trong thời vua Gia Long có tới 70 cuộc nổi dậy; trong thời Minh Mạng có tới 230 cuộc tạo loạn; và trong 7 năm ngắn ngủi của Thiệu Trị có 50 cuộc nổi loạn; và trong thời Tự Đức có 40 cuộc nổi dậy. Tiếng oán thán cùa dân chúng thể hiện trong bài hịch của Nông Văn Vân:
Mười lăm năm đức chính có chi?
Kho h́nh luật vẽ nên hùm có cánh
Ba mươi tỉnh nhân dân đều oán
Tiếng oan hào kêu dậy đất không lông

PHÁP KHỞI HẤN CHIẾM VĨNH LONG: PHANH THANH GIẢN LĂNH SỨ MẠNG ĐIỀU Đ̀NH RỒI TỰ VẪN
Ngày 22.4.1857, Napoléon III quyết định thành lập “Hội Đồng Nam Kỳ” với nhiệm vụ duyệt xét lại Hiệp Ước Versailles nhưng thực chất là hợp thức hóa việc đem quân qua xâm chiếm nước ta.
Ngày 31.8.1858, Đô Đốc Rigault de Genouilly phối hợp với quân Tây Ban Nha bắt đầu nổ súng vào Cảng Đà Nẵng.Viên Trấn Thủ Đà Nẵng được lệnh “an binh bất động”. Nguyễn Tri Phương được cử làm Tổng Chỉ Huy mặt trận Đà Nẵng - Quảng Nam.
Ngày 10.2.1859, Pháp đánh chiếm Vũng Tầu và ngày 17.2 Pháp tiến đánh Thành Gia Định. Lúc này cuộc chiến giữa Trung Hoa và Pháp nổ ra khiến Pháp phải rút một phần lực lượng ở Đà Nẵng và Saig̣n qua Trung Hoa. Triều đ́nh lúc đó không nắm được cơ hội ngàn năm một thuở này để tổng phản công; lại để cho Tướng chỉ huy Mặt Trận Gia Định lúc đó là Tôn Thất Hiệp “án binh bất động” với hy vọng “làm nản ḷng địch”! Sau này, Nguyễn Tri Phương được điều động thay thế Tôn Thất Hiệp lại chủ trương “công và Thủ” tức là vừa đánh vừa giữ. Ông cho đắp đồn Kỳ Ḥa dài 3000 mét, ngang 1000, chia làm 5 khu ngăn cách nhau bằng hàng rào gỗ. Thành xây bằng đất sét cao 3 mét 50, dày 2 m.
Ngày 25.10.1860, chiến tranh Trung Hoa kết thúc, quân Pháp lại trở qua nước ta và quyết nhanh chóng thôn Nam Kỳ. Ngày 23.2.1861, quân Pháp mở cuộc tấn công phá đại Đồn Chí Ḥa. Tướng Charner, Tổng Tư Lệnh quân đội Pháp, ghi trong nhật kư: “Quân địch kháng cự rất mănh liệt ... Quân ta tổn thất khá nhiều: 225 lính bị loại khỏi ṿng chiến. Ngày 12.3.1861, quân Pháp coi như đă chiếm xong vùng Gia Định. Một báo cáo của Tổng Chỉ Huy Nguyễn Bá Nghi gửi về Triều Đ́nh Huế tâu: “T́nh thế đă đến lúc “đánh và giữ” đều không được. Trừ một chước Ḥa, tôi chỉ c̣n chịu tội.”
Trong giai đoạn chống Pháp này, toàn dân khắp nơi đều tự động nổi lên chiến đấu. Nhưng các lực lượng này phần lớn là tự phát và không có kết hợp với nhau. Một tác giả Pháp, Pallu de la Barrière, ghi chép rằng: “Thực tế đâu đâu cũng là trung tâm kháng chiến. Cuộc kháng chiến có cơ sở và hệ thống khắp nơi. Có thể nói rằng có bao nhiêu người Việt th́ có bấy nhiêu trung tâm kháng chiến. Đúng hơn là phải xem mỗi người nông dân đang bó lúa là một trung tâm kháng chiến. (Xem: Histoire de L'expédition de Cochinchine en 1861, Paris, 1864, tr. 248).

H̉A ƯỚC 5.6.1862: MẤT BA TỈNH MIỀN ĐÔNG
Đồn Kỳ Ḥa bị mất.Nguyễn Tri Phương bị trọng thương phải đưa về Kinh chữa trị. Ngày 1.4.1861, Quân Pháp thừa thắng tiến đành Định Tường. Triều đ́nh sai Nguyễn Tri Phương đem hai vệ quân phối hợp với quan của Nguyễn Ba Nghi vào cứu viện. Quân cứu viện chưa tới nơi th́ quân Pháp đă tiến đánh Thành Vĩnh Long ngày 20.3.1862. Tổng Đốc Trương Văn Uyển bỏ thành chạy. Như vậy, kể từ tháng 9 năm 1858 đến tháng 3, 1862, Pháp quân chiếm được 4 thành: Gia Định, Định Tường, Biên Ḥa, và Vĩnh Long.
Trước t́nh thế đó, triều đ́nh cử Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp đứng ra thương thuyết chuộc lại đất. Do đó, Ḥa Ước ngày 5/6/1862 kư tại Saigon h́nh thành gồm 12 điều khoản trong đó có điều khoản quy định 3 tỉnh Biên Ḥa, Gia Định, Định Tường, và Đảo Côn Lôn tức Côn Đảo phải nhượng đứt cho Pháp. Ngoài ra triều đ́nh c̣n phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha trong ṿng 10 năm một khoản tiền bồi thường chiến phí là 4 triệu đồng tương đương với 288 ngàn lượng bạc. Đổi lại, Pháp sẽ trả lại Vĩnh Long với điều kiện Triều đ́nh phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống Pháp.
Trong phái bộ Việt Nam đi kư ḥa ước có một linh mục người Việt tên là Đặng Đức Tuấn, người kể lại sự kiện kư ḥa ước trong bài “Lâm Nạn Phụng Quôc Hành” như sau:
Làm hai tập nữa dâng vào
Thánh Thượng ngự lăm định giao cuộc ḥa
Dạy quan Cơ Mật truyền ra
Tư cho các tỉnh hay qua chuyện này
Triều đ́nh đă định làm vầy
Sai Đặng Đức Tuấn vào Tây giảng ḥa
...
V́ c̣n nhiều việc khả nghi
Chưa biết bàn định lẽ ǵ cho hay
Thượng quan đ̣i Tuấn hỏi ngay
Tây xin làm vậy, Tuấn bày làm sao?
Tuấn rằng “Ông Lớn lượng cao
Sớ tâu Hoàng Đế xin vào Đồng Nai
Cho tôi tùng phái với Ngài
Tôi dám quả quyết không ai làm ǵ
Ḥa đặng th́ ta ḥa đi
Bằng ḥa chẳng dặng, ta th́ về ngay
Quan Lâm vào tấu nội ngày
Vua ban sắc hạ y rày lời xin
Quan Phan ở cửa nghe tin
Cũng vào thính chỉ đặng in như lời
(Xem: Tinh Hoa Công Giáo Ái Quốc Việt Nam, 1970, Saigon, Lam Giang, Vơ Ngọc Nhă, Đặng Đức Tuấn).
Việc chuộc 3 tỉnh bất thành, Vua Tự Đức và nhóm quan lại nịnh thần đă khiển trách Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp không làm tṛn nhiệm vụ nhưng vẫn cử Phan Thanh Giản làm Tổng Đốc Vĩnh Long và chỉ thị tiếp tục cố gắng t́m cách thương thuyết lại với Pháp. Nhưng các nỗ lực thương thuyết đều không có kết quả. Đời sau có kẻ dựa vào việc Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp kư vào hiệp ước trên mà quy tội cho hai ông bằng câu “Phan, Lâm măi quốc, triều đ́nh khi dân” (Phan, Lâm bán nước, triều đ́nh coi thường dân chúng) và sau đó, Đảng (Không dùng từ này) Việt Nam cũng lợi dụng câu nói trên để lên án cụ Phan là phản quốc. Tuy nhiên, trong vài thập niên gần đây đă dấy lên nhiều cuộc hội thảo đ̣i (Không dùng từ này) VN phải phục hồi danh dự cho cụ Phan.
Ngày 4 tháng Ba, năm 1863, để t́m cách chuộc lại 3 tỉnh Miền Đông, Vua Tự Đức bèn cử Phan Thanh Giản dẫn đầu phái đoàn đáp Tầu L'Européen qua Pháp điều đ́nh với Hoàng Đế Napoleon III. Cùng đi với cụ Phan có Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản, và 53 tùy viên trong đó có Trương Vĩnh Kư làm thông dịch viên. Trước khi lên đường, cụ Phan làm bài thơ Thuật Hoài đễ giăi bày tấc ḷng như sau:
Chút nghĩa vương mang phải gắng đi
Tang bồng đành rơ chí nam nhi
Thuyền ngô phơi phới giăng ḥn bạc
Khói đá phăng phăng lướt tích ti
La Hán dang tay chờ khách đến
Tướng quân ghé mắt hẹn ngày về
Phen nay miễn đặng ḥa hai nước
Nỗi tớ xin đừng bận bịu chi!

Đề nghị giảng ḥa tố cáo tâm trạng tuyệt vọng của Tự Đức nếu không muốn nói đó là thái độ đầu hàng. T́nh trạng ḥa hoăn này làm cho các quan đầu tỉnh bó tay không dám động tĩnh ǵ. Lợi dụng t́nh thế đó, quân Pháp súc tiến chiếm đoạt Nam Kỳ.
Sau một tháng điều đ́nh (khoảng giữa tháng 6 đến giữa tháng 7), Aubaret, đại diện chính phủ Pháp và Phan Thanh Giản kư bản hiệp ước gồm 21 điều khoản. Đại cương: Pháp trả lại cho nhà vua ba tỉnh miền đông nhưng vẫn làm chủ Saigon, Thủ Dầu Một, và Mỹ Tho. Triều đ́nh Huế phải thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên lục tỉnh. Các diều khoản khác về thương mại, truyền giáo, v.v. vẫn giữ nguyên như trong Ḥa Ước 1862.
Thỏa ước Aubaret-Phan Thanh Giản này bị nhiều nhân vật Pháp trong đó có Bộ Trưởng Bộ Hải Quân và Thuộc Địa Chasseloup Laubat cực lực phản đối.Một trong ba bức thư hiện t́m thấy tại Kho Lưu trữ Quốc Gia Paris, Pháp khẩn thiết yêu cầu không cho Phan Thanh Giản chuộc đất nói lên ư đồ của thực dân Pháp muốn trước sau thôn tính nước ta. Nội dung lá thư được sơ lược như sau:
“Tôi thừa nhận phái bộ An Nam hiện đang ở Paris là cơ hội cho các điều đ́nh về thương mại tất yếu sẽ dẫn tới việc chinh phục hoàn toàn toàn xứ này.Nhưng không phải v́ vậy mà chúng ta rút đạo quân viễn chinh về nước để đổi lấy một khoản bồi thường chiến phí dù khoản đó lớn đến bao nhiêu đi nữa ... Việc chinh phục dứt điểm Nam Kỳ sẽ mở rộng ảnh hưởng của Pháp ... Phan Thanh Giản, sứ giả của An Nam đầu tiên và đồng thời cũng là Phó Vương của ba tỉnh c̣n lại và là Tổng Đốc Vĩnh Long. Tốt hơn hết là chúng ta lôi kéo cho được nhân vật quan trọng này ...”
Cuối cùng Napoléon III quyết định hủy bỏ tạm ước.Tuy nhiên, về phía triều đ́nh Huế, Vua Tự Đức lại cử Phan Thanh Giản làm Khâm Sai Đại Thần ở ba tỉnh miền tây và tiếp tục thi hành lệnh giải giới quân đội và nghiêm trị những người nổi loạn. Kết quả của hành động này giúp Pháp chóng và dễ dàng thôn tính nước ta mà trước mắt là chiếm ba tỉnh miền tây: Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên khiến Phanh Thanh Giản đă không thể làm ǵ hơn là bỏ trống thành cho Pháp rồi tự vẫn.

MẤT BA TỈNH MIỀN TÂY: PHANH THANH GIẢN TUYỆT THỰC TỰ VẪN
Tờ mờ sáng ngày 17.6.1867, Tướng Pháp De Lagrandière hội 1400 quân tại Định Tường rồi kéo qua vây hăm Thành Vĩnh Long đồng thời trao tồi hậu thư buộc Phan Thanh Giản dự cuộc hội đàm ngay trên tầu của Pháp.Cuộc hội đàm diễn ra ngắn ngủi và bất lợi, cụ Phan xin đ́nh lại để hỏi ư kiến Triều Đ́nh. Lợi dụng lúc cụ Phan xuống tầu điều đ́nh, quân Pháp đổ bộ chiếm thành Vĩnh Long. Rồi những ngày kế tiếp, quân Pháp kéo rốc xuống chiếm An Giang và Hà Tiên một cách dễ dàng.
Trong t́nh cảnh đó, cụ Phan ung dung vào ngụ trong một cḥi tranh và bắt đầu tuyệt thực.Thật đúng là thái độ của bậc hiền nho, quân tử: “thung dung tựu nghĩa” có nghĩa là b́nh thản đón cái chết cho tṛn nghĩa. Triều đ́nh Huế nhận được tin mất ba tỉnh miền tây bèn gửi chiếu chỉ vào băi chức cụ và cho đục tên cụ trên bia tiến sĩ ngoài Huế để trút hết trách nhiệm của triều đ́nh lên vai cụ. Cuộc tuyệt thực kéo dài tới 17 ngày mà cụ vẫn chưa chết. Có lẽ nỗi oan ức phải nín lặng đă khiến cụ không dễ ǵ nhắm mắt. Cuối cùng cụ phải uống thuốc độc và ra đi vào lúc nửa đêm mồng 4 rạng mồng 5 tháng 7 năm Đinh Măo (1867); lúc đó cụ được 72 tuổi.
Linh cữu của cụ Phan được đem về mai táng tại làng Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre.Rất nhiều quan An Nam và Pháp tới phân ưu. Cụ Tú Tài Nguyễn Đ́nh Chiểu ở Chợ Ba Tri làm một bài thơ khóc cụ, coi cụ như một vị trung thần vị quốc vong thân.
Non nước tan tành hệ bởi đâu?
Dàu dàu mây trắng cơi Ngao Châu
Ba triều công cán vài hàng sớ
Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu
Trạm bóng ngày chiều, tin điệp vắng
Thành Nam, đêm quạnh bóng quyên sầu
Minh tinh chín chữ ḷng son tạc
Trời đất từ đây mặc gió thu

Sau khi cụ Phan mất, các con của cụ là Phan Tôn, Phan Liêm vâng lời di chúc tuyệt đối không hợp tác với Pháp mặc dầu người Pháp hứa ban cho nhiều bổng lộc. Hơn thế nữa, hai ông c̣n đứng lên gọi đàn, tổ chức nghĩa quân kháng Pháp tại Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc, Bến Tre. Sau đó hai ông ra Hà Nội chiến đấu trong hàng ngũ của Nguyễn Tri Phương. Hai ông bị bắt làm tù binh ngày 20.11.1873, rồi được trao trả cho Triều Đ́nh Huế sau Ḥa Ước năm Giáp Tuất (1874). Cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu bày tỏ ḷng cảm phục nghĩa khí của Phan Liêm, Phan Tôn qua 10 bài thơ điếu Phan Công Ṭng Tử Nghĩa ở Giồng Gạch. Trích mấy câu như sau:
Trống nghĩa Bảo An nghe sấm dậy
Cờ đề Công Tử guộng mây qua
Trái với sự dự đoán của Pháp, sau khi cụ Phan qua đời, nghĩa quân nhiều nơi, hết nhóm này tới nhóm khác, liên tục nổi lên chống Pháp như Đinh Sâm ở Láng Hầm, Phong Điền, Cần Thơ; Phan Lữ, cháu cụ Phan tử trận tại làng Phù Ngải, huyện Bảo An, Bến Tre. Ngày 16.6.1868, Nguyễn Trung Trực nổi lên ở Rạch Giá và Phú Quốc. Năm 1870 đến 1872, Quản Hớn lập chiến khu ở 18 Thôn Vườn Trầu tại G̣ Vấp, Hóc Môn, Bà Điểm. Nguyễn Hữu Huân người Định Tường khởi nghĩa từ 1859. Năm 1864 ông bị bắt và bị đày đi Cayenne (Nam Mỹ). Trở về, ông lại tiếp tục chiến đấu. Cuối cùng Nguyễn Hữu Huân bị bắt giải về xử tử tại Bến Tranh, Mỹ Tho ngày 19.5.1875.

GÁN GHÉP TỘI VÀ PHỤC HỒI DANH DỰ CHO PHAN THANH GIẢN.
Triều đ́nh Nhà Nguyễn gán ghép tội cho cụ Phan như thế nào?
Trước hết phải kể tới sự kiện triều đ́nh Tự Đức gán ghép tội cho cụ. Sau khi Pháp chiếm trọn 6 tỉnh miền Nam, Triều Đ́nh Tự Đức trút hết trách nhiệm cho cụ về tội để mất thành với những lời buộc tội rất nặng nề như: “Xét phải tội chết chưa đủ che được tội.” và quyết định: “truy đoạt lại chức hàm và đẽo bỏ tên ở bia tiến sĩ, để măi măi cái án giam hậu.”
Sự thật cụ Phan có đầu hàng Pháp và để mất thành không? Các nhà phân tích sử liệu sau này căn cứ vào tư cách và nhân cách cao quư của cụ Phan để đưa ra kết luận là: Trước họa xâm lược của Pháp, vua tôi triều Nguyễn tỏ ra rất bị động và lúng túng. Trong triều chia ra người chủ chiến, kẻ chủ ḥa, người lo chống giữ lâu dài. Vua Tự Đức th́ tỏ ra phân vân và có thái độ chủ ḥa hơn là chủ chiến nên nhà vua đă cho lịnh “tư cho quan Kinh Lược không đánh nhau với quân Pháp, tự phải rút lui. Tư liệu lịch sử cho thấy Phan Thanh Giản không đầu hàng và không nộp thành cho giặc như miêu tả trong một số tư liệu của Pháp. Việc mất ba tỉnh Miền Tây là hậu quả của chủ trương sai lầm của Vua Tự Đức. Tuy nhiên, năm 1886, Vua Đồng Khánh cho khôi phục nguyên hàm và khắc lại tên cụ trên bia tiến sĩ.
Đảng (Không dùng từ này) VN đă lên án cụ Phan và phục hồi danh dự cho cụ như thế nào?
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1945-54, Đảng (Không dùng từ này) VN muốn đưa ra “đấu tố” trên ṭa án văn học chính trị một nhân vật điển h́nh để răn đe tư tưởng chủ ḥa của quân, dân, cán, chính.Đảng đă cho Viện Trưởng Viện Sử Học, Giáo Sư Trần Huy Liệu, viết bài lên án cụ Phan.
Tháng 10.1963, Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử công bố bài viết tổng kết của GS Trần Huy Liệu với nhan đề “Chúng Ta Đă Nhất Trí về Nhận Định Phan Thanh Giản”.Qua bài đó, Trần Huy Liệu đă lên án cụ Phan rất gắt gao và đầy hắc ám: “Công đức đă bại hoại th́ tứ đức [bốn Đức của Vua Tự Đức ban cho cụ Phan: Liêm, B́nh, Cẩn, Cán] c̣n ǵ là đáng kể?”; “Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân.” và “Phan đă dâng hiến thành cho giặc”. Khi Miền Nam bị rơi vào tay (Không dùng từ này), do những lời kết tội thâm độc đó, tất cả những ǵ liên hệ đến cụ Phan như thơ văn, đền thờ, tượng đài, tên trường học, tên đường phố, v.v. đều bị các cán bộ hay chính quyền địa phương thẳng tay triệt hạ.
Năm 1994, trước những dư luận nổi lên từ nhiều phía trong và ngoài nước yêu cầu phục hồi danh dự cho Phan Thanh Giản, một cuộc hội thảo được tổ chức tại Vĩnh Long có lẽ là v́ nơi đây c̣n di tích của cụ để lại như Văn Miếu và Văn Xương Các (có chân dung của cụ đặt tại đây) trong khu đất Văn Thánh ở Long Hồ.GS Phan Huy Lê, Chủ Tịch Hội Khoa Học Lịch Sử VN, đọc bài tổng kêt có đoạn như sau: “Chúng ta đều nhất trí không nên quy kết cho ông cái tội “bán nước' hay “phản bội tổ quốc”.
Ngày 16 tháng 8 năm 2003, một cuộc tọa đàm diễn ra tại Saig̣n do Tạp Chí Xưa & Nay tổ chức với chủ đề - và cũng chính là nhan đề của cuốn sách - “Thế Kỷ thứ 19: Nh́n Về Nhân Vật Lịch Sử Phan Thanh Giản”. Khoảng trên một trăm nhân vật tham dự buổi tọa đàm này trong đó có những cán bộ đảng viên cao cấp như: Vơ Văn Kiệt, Trần Văn Giàu, và Trần Bạch Đằng. Không thấy có bài tổng kết nào được đưa ra trong cuộc hội họp này. Tuy nhiên, sau đó, nguyên cựu thủ tướng Vơ Văn Kiệt viết một bài đăng với tựa đề “Những Suy Nghĩ Sau hai cuộc Hội Nghị về Nhân Vật Phan Thanh Giản” trong có đoạn viết:
Tôi khẳng định rằng Phan Thanh Giản là một người yêu nước, thương dân mà lo không tṛn bổn phận, cụ đă tự làm bản án cho chính ḿnh: đó là cái chết. Một cuộc đ̣i thanh sạch đáng để lại gương soi cho hậu thế. Sau cuộc tọa đàm tháng 8/2003, tôi đă về thăm mộ cụ PTG và thắp nhang lạy hương hồn cụ. Và tôi cũng quyết định sửa sang lại khu mộ phần và nhà thờ Cụ bởi mộ đă bị thời gian bào ṃn quá nhiều. [trích bài “140 Năm Sau” của Nguyễn Như Hùng (Santa Clara, CA) đăng trong Đặc San PTG & ĐTĐ Cần Thơ, tr. 23]
Như vậy, phải chờ tới 40 năm kể từ cuộc hội thảo lần thứ nhất vào năm 1963 trong đó Trần Huy Liệu gắt gao lên án cụ PTG là “chủ bại”, “phản lại quyền lợi của dân tộc”, “dâng thành, hiến đất cho giặc”, đến năm 2003, Đảng (Không dùng từ này) mới cho Vơ Văn Kiệt nói lên lời cải tội cho cụ Phan rằng cụ là người yêu nướcthương dân.
(Không dùng từ này) VN có thực tâm phục hồi danh dự cho cụ Phan không?- Không. Vấn đề phục hồi danh dự cho cụ Phan cũng như phục hồi danh dự cho nhóm Nhân Văn Giai Phẩm của cụ Phan Khôi thực ra chỉ là những hành động mà người CS làm cho có h́nh thức và v́ nhu cầu của t́nh thế cần vuốt ve dư luận bất măn của đông đảo quần chúng mà thôi. Nên nhớ một sự thật là người (Không dùng từ này) không bao giờ thật tâm làm bất cứ một điều ǵ cả. Họ dối trá ngay cả với chính bản thân họ để tồn tại.

TỔNG KẾT
Trong hậu bán thế kỷ thứ 19 tức là thời của cụ Phan Thanh Giản, nước ra lâm vào một t́nh trạng vô cùng loạn lạc: các vua Triều Nguyễn chỉ lo hưởng thụ; triều thần chia rẽ bè phái; nhiều cựu công thần bị bạc đăi; ḷng dân bất phục triều đ́nh; nhiều hào kiệt nổi dậy chống triều đ́nh; và đặc biệt là quân Pháp xâm lấn.
Phan Thanh Giản là người có tiếng là tài đức vẹn toàn nên được bổ dụng vào nhiều chức vụ quan trọng.Nhưng chính v́ các đức “Liêm, B́nh, Cẩn, Cán” mà cụ không có tiền để “quà cáp” với các quan trên nên cụ bị nhiều quan trong triều ganh ghét. Đời cụ bị tới năm lần giáng cấp, nhưng cụ vẫn không bất măn (như trường hợp của Cao bá Quát), không hề ca thán, và cụ vẫn chăm lo phục vụ. Tại sao một viên quan bị giáng cấp nhiều lần như vậy mà vẫn được nhà vua cử làm chánh sứ đi Pháp, đi Trung Hoa? Tại sao không phải là một vị quan nào khác trong hay ngoài hàng ngũ tôn thất? Như vậy rơ ràng cụ phải là một nhân vật độc đáo của thời đại không ai thay thế được: cụ phải là con người bao gồm đủ cả ba đại đức Nhân, Trí, Dũng và đó chính là ba đức lớn của người quân tử, của kẻ Sĩ mà Khổng Tử đă nói tới trong sách Luận Ngữ rằng “có thể đem vận mệnh quốc gia mà giao cho họ; dẫu có gặp nguy hiểm đến tính mạng th́ cũng không làm dao động được họ.”
Một câu hỏi khác: tại sao cụ không vượt thoát ra ngoài để tiếp tục chiến đấu?- Không, cụ không thể làm như vậy được giản dị là v́ những lệnh vua Tự Đức đă ban ra là “hưu binh”, “giải giáp”, và nhà vua c̣n lệnh cho PTG dụ Trương Định giải tán lực lượng nghĩa binh chống Pháp. Trong hoàn cảnh đó, chỉ có cái chết mới giải thoát cho cụ cái sứ mạng không thể làm được (mission impossible) là lấy lại các tỉnh miền tây đă lọt vào tay quân Phú Lăng Xa.
Nhưng, tại sao cụ lại chọn cái chết kéo dài bằng tuyệt thực mà không tự vẫn ngay với một chén thuốc độc? - Rơ ràng là cụ muốn tỏ ra b́nh thản đón cái chết - cái mà thường ai cũng sợ - để chứng tỏ với nhóm triều đ́nh khiếp nhược và với bọn quân Pháp hung hăn rằng giống ṇi Việt vẫn có những con người coi cái chết nhẹ như lông hồng và không thể khuất phục họ được. Cái chết từ từ đó chính là cái chết mang ư nghĩa trong câu nói “Thung dung tựu nghĩa” vậy.
Nh́n lại cuộc đời sự nghiệp của cụ Phan Thanh Giản, chúng ta sẽ có lỗi nếu không làm cho thật sáng tỏ con người của cụ, một con người có đầy đủ phong cách của một bậc hiền nhân, quân tử không t́ vết. Cụ quả có dư điều kiện để xứng đáng phải được vinh danh là một danh nhân trên thế giới như trường hợp của cụ Nguyễn Trăi đă được UNESCO của Hiệp Quốc năm 1980 công nhận là Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới.

HẢI BẰNG HOÀNG D. B̀NH
(Arizona)
User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post
BenTreHome
post Jan 24 2014, 06:17 AM
Gửi vào: #4


Advanced Member
***

Nhóm: Tech_Member
Bài viết đã gửi: 1,700
Tham gia: 21-November 07
Thành viên thứ: 622



(Từ trang Web của Chánh Quyền Tỉnh Bến Tre Hiện Nay)

PHAN THANH GIẢN

(1796-1867)


Phan Thanh Giản (1796-1867)


Phan Thanh Giản tự là Đạm Bá, Đạm Như, hiệu là Lương Khê, biệt hiệu là Mai Xuyên, sinh ngày 12 tháng 10, năm Bính Th́n (1796) tại làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh B́nh, phủ Định Viễn, tỉnh Vĩnh Long, nay là xă Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Nhà nghèo, mẹ mất sớm, việc học tập của Phan Thanh Giản gặp nhiều khó khăn, nhưng vốn thông minh, hiếu học nên đến năm 30 tuổi, Phan thi Hương, đậu cử nhân tại trường thi Gia Định (1825). Sang năm sau (1826), thi Hội ở kinh đô Huế, Phan đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ và cũng là vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ. Từ đấy, Phan bắt đầu bước sang cuộc đời hoạn lộ, làm quan trải 3 triều, Minh Mạng, Triệu Trị và Tự Đức. Dưới triều Minh Mạng, ông lần lượt giữ các chức Hàn lâm viện biên tu, rồi cải bổ Lang trung bộ H́nh (1827), Tham hiệp tỉnh Quảng B́nh (1828), quyền nhiếp Tham hiệp tỉnh Nghệ An (1829), Lễ bộ tả thị lang và tham gia Nội các (1830), Hiệp trấn tỉnh Quảng Nam (1831), Hàn lâm kiểm thảo Nội các hành tẩu, Hộ bộ viên ngoại lang (1832), Đại lư tự khanh sung Cơ mật viện đại thần (1834), Kinh lượt trấn Tây (1835), Tuần vũ Quảng Nam (1836), Thống chánh sứ và Phó sứ rồi Hộ thị lang (1839).

Nh́n vào chức tước, ta thấy rơ ràng Phan Thanh Giản được triều đ́nh trọng dụng, nhưng cuộc đời làm quan của Phan cũng không ít long đong. Dưới triều Minh Mạng, Phan đă 3 lần bị giáng chức, có lần phải làm "lục phẩm thuộc viên" giữ việc quét dọn, sắp đặt bàn ghế ở công đường (1836).

Minh Mạng chết, Phan được Thiệu Trị tiếp tục trọng dụng, làm Phó chủ khảo Trường thi Thừa Thiên (1840), Phó đô ngự sử Đô sát viện (1847).

Đến triều Tự Đức, Phan được giao phụ trách giảng dạy và điều khiển Trường Kinh Diên, rồi làm Tổng tài coi việc biên soạn bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục (1848), được bổ chức Thượng thư bộ Lại, sung Cơ mật viện đại thần (1849). Năm 1850, Phan được cử vào trấn nhậm miền Tây Nam Kỳ cùng với Nguyễn Tri Phương. Sau đó lại được phong làm Phó kinh lược sứ Nam Kỳ. Đầu năm 1862, sau khi đồn Kỳ Ḥa thất thủ, các tỉnh Biên Ḥa, Định Tường bị chiếm, Phan được Tự Đức cử làm Chánh sứ toàn quyền đại thần cùng với Lâm Duy Hiệp vào Nam thương thuyết với yêu cầu tùy nghi chuộc lại các tỉnh đă mất. Nhưng đến ngày 5-6-1862, Phan kư với Bonard (Thiếu tướng hải quân Pháp) và Guttierez (đại tá, chỉ huy trưởng quân viễn chinh Tây Ban Nha ở Nam Kỳ) một ḥa ước gồm 12 điều khoản, trong đó có việc cắt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp và bồi thường 4 triệu đô la tương đương với 2.880.000 lạng bạc, trả trong 10 năm. Việc làm này của Phan đă bị Tự Đức quở trách (có lẽ đây là cách tránh tội của nhà vua). Dù vậy, sang năm 1836, Phan lại được Tự Đức cử làm Chánh sứ cùng với Phó sứ Phạm Phú Thứ, Bồi sứ Ngụy Khắc Đản sang Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông, nhưng không thành.

Tháng 1-1866, trước khi ư đồ lăm le chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây của Pháp, Tự Đức lại cử Phan vào làm Kinh lược sứ trấn giữ Vĩnh Long. Ngày 20-6-1867, Pháp chiếm tỉnh thành Vĩnh Long (lần thứ hai). Phan Thanh Giản đă tuyệt thực, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4-8-1867.

Triều đ́nh Tự Đức ghép Phan vào tội "trảm quyết" (nhưng v́ đă chết nên tạm miễn), "lột hết chức tước và đục tên trên bia khắc tên các tiến sĩ". Cho đến 19 năm sau (1886), đến đời vua Đồng Khánh ông mới được khôi phục hàm cũ Hiệp biện đại học sĩ.

Cho đến nay, việc đánh giá về nhân vật lịch sử này cũng c̣n những điểm chưa hoàn toàn nhất trí trong giới nghiên cứu, bởi đây là một nhân vật sinh ra và lớn lên trong một bối cảnh phức tạp đầy biến động, thử thách của lịch sử. Đại thể có 3 loại ư kiến khác nhau về Phan Thanh Giản.

1) Ư kiến cố sức đề cao Phan, cho rằng hành động thỏa hiệp của ông là "thức thời", là v́ "thương dân, yêu nước", v́ động cơ riêng. Phan có chịu một phần trách nhiệm về việc để mất 6 tỉnh Nam Kỳ, c̣n kẻ gánh chịu trách nhiệm chính là triều đ́nh nhà Nguyễn.

2) Ư kiến kết tội Phan về việc để mất đất, lại vừa hết lời ca ngợi ḷng trung nghĩa của ông.

3) Ư kiến kịch liệt lên án việc cắt đất, giao thành của Phan, coi đó là hành động "hàng giặc, bán nước", coi cái chết của Phan là "trốn trách nhiệm tránh dư luận" chứ không phải cái chết cao cả. Ngay cả đạo đức, tư cách của Phan cũng bị xổ toẹt.

Trước hết, cần xem xét trách nhiệm và tội lỗi của Phan trong việc lần lượt để mất ba tỉnh, rồi sáu tỉnh Nam Kỳ vào tay thực dân Pháp. Tất nhiên, trách nhiệm để mất đất không chỉ có riêng ông mà c̣n là trách nhiệm của toàn bộ triều đ́nh nhà Nguyễn lúc bấy giờ.

Cần nói thêm rằng Phan là một trong những người tích cực chủ ḥa với Pháp. Ngay từ khi Pháp mới gây hấn ở miền Nam, ông cũng đă đối lập hẳn với phái chủ chiến trong triều đ́nh. Sai lầm của Phan là kháng – nhưng về mặt ư thức chủ quan, Phan không phải là kẻ cố t́nh bán nước, ôm chân giặc. Cũng cần nh́n nhận một phương diện khác của con người này là trong suốt cuộc đời làm quan, Phan từng trải qua nhiều bước thăng trầm, cũng như đảm đương nhiều trọng trách, lúc nào ông cũng tâm niệm "v́ dân, v́ nước", "v́ ơn vua, lộc nước", và trong thực tế ông cũng đă nhiều lần biểu lộ trách nhiệm đó một cách thành thực.

Tấm ḷng lo cho dân, cho nước của Phan không chỉ bộc lộ trong văn thơ, mà c̣n thể hiện trong hành động cụ thể khi làm quan ở Huế (1982), ở Quảng Nam (1836), khi trấn nhậm miền Tây (1850).

Chung quanh cái chết của ông cũng có nhiều ư kiến khen, chê khác nhau. có người ca tụng đó là cái chết "nghĩa tiết", cái chết "sát thân thành nhân". Nhiều nhà nho yêu nước lúc bấy giờ tỏ ra rất cảm kích trước cái chết của Phan, cho ông không phải là người tham sống sợ chết. Tuy nhiên cũng có nhiều ư kiến phê phán, cho rằng đó chỉ là "cái chết tuyệt vọng", "cái chết của kẻ lâm vào chỗ bế tắc", thậm chí có ư kiến cho rằng Phan tự tử là để "trốn trách nhiệm và tránh dư luận".

Xét trong hoàn cảnh lịch sử và điều kiện cụ thể lúc bấy giờ, việc Phan uống thuốc độc tự tử là cách chọn cái chết của một người biết ḿnh đă lầm lỡ, biết ḿnh có tội lỗi. Lời nhận xét của Phạm Phú Thứ, người đă cùng Phan Thanh Giản đi sứ Pháp, trong bài văn tế Phan cũng gợi cho chúng ta đôi điều suy nghĩ: “Bề tôi giữ bờ cơi phải chết với bờ cơi. Bỏ sống lấy nghĩa, giết ḿnh nên nhân, ấy là điều mà ông vẫn tin theo".

Tư liệu lịch sử cho thấy Phan Thanh Giản không phải đầu hàng nộp thành cho giặc như sự miêu tả của một số tư liệu của Pháp, nhưng việc để mất 3 tỉnh miền Tây cũng là hậu quả của chủ trương sai lầm của Tự Đức và cả triều đ́nh, trong đó có trách nhiệm của họ Phan. Việc ông tự xử bằng cái chết cũng là một cách "sám hối".

User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post
BenTreHome
post Jan 24 2014, 06:34 AM
Gửi vào: #5


Advanced Member
***

Nhóm: Tech_Member
Bài viết đã gửi: 1,700
Tham gia: 21-November 07
Thành viên thứ: 622





PHAN THANH GIẢN

con người, sự nghiệp và bi kịch lịch sử


Phan Huy Lê


1
Trước hết chúng ta cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và tính phức tạp trong việc đánh giá nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản (PTG).
Đánh giá về một nhân vật lịch sử, một con người, nói chung đă là một vấn đề phức tạp và tinh tế, đ̣i hỏi các nhà khoa học phải đặt nhân vật đó vào bối cảnh lịch sử cụ thể với tất cả mối quan hệ phức hợp của hoàn cảnh gia đ́nh, văn hoá, xă hội, điều kiện hoạt động và nhất là yêu cầu phát triển của đất nước trong xu thế chung của thời đại và của khu vực, để phân tích và nh́n nhận một cách khách quan, toàn diện và thoả đáng về mặt công lao, cống hiến, mặt tích cực cũng như mặt hạn chế và tiêu cực. Tuy nhiên đối với những nhân vật mà công lao và cống hiến đă quá rơ ràng như các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá... hay trái lại, những nhân vật mang tội với lịch sử, với dân tộc và nhân loại th́ sự đánh giá tương đối dễ dàng hơn và dễ đi đến sự nhất trí hơn. Nhưng trong lịch sử c̣n có những nhân vật, những con người sinh ra và lớn lên trong một bối cảnh phức tạp, đầy biến động và thử thách của lịch sử và trong cuộc sống cũng như hoạt động bản thân của họ cũng chứa đựng và phản ánh những mâu thuẫn đó, vừa có nhân cách cao đẹp, có công lao đối với dân với nước, vừa có những mặt hạn chế nặng nề, những ứng xử mang tính nghịch lư, thậm chí có khi đi đến bế tắc, tự kết thúc cuộc sống bằng những bi kịch. Đối với những nhân vật loại này, việc nghiên cứu và đánh giá dĩ nhiên gặp nhiều khó khăn và thường tồn tại những ư kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau là hiện tượng dễ hiểu.
PTG là trường hợp khá điển h́nh thuộc loại h́nh nhân vật này.
Ngay từ 1867, khi PTG tự kết thúc cuộc đời bằng chén thuốc độc, th́ từ trong triều cho đến trong dân gian, đă có những thái độ nh́n nhận và sự đánh giá rất khác nhau về ông.
Vua Tự Đức và triều đ́nh đổ hết tội lỗi cho ông về việc để mất Nam Kỳ lục tỉnh, kết tội ông "xét phải tội chết, chưa đủ che được tội" và nghị án "truy đoạt lại chức hàm và đẽo bỏ tên ở bia tiến sĩ, để măi cái án trạm giam hậu" (1). Nhưng đến năm 1886, vua Đồng Khánh lại "khai phục nguyên hàm" và khắc lại tên ông ở bia Tiến sĩ (2).
Trong lúc đó, những nhà yêu nước đồng thời với ông như nhà thơ Nguyễn Đ́nh Chiểu tỏ thái độ thương tiếc và trân trọng đối với PTG qua bài thơ điếu (cũng có người giải thích cách khác):
Minh tinh chín chữ ḷng son tạc Trời đất từ rày mặc gió thu.
Và trong bài "Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong", nhà thơ Đồ Chiểu một lần nữa nêu cao Trương Định và PTG:
"Phải trời cho mượn cán quyền phá lỗ, Trương tướng quân c̣n cuộc nghĩa binh
Ư người đặng xem tấm bản phong trần, Phan học sĩ hết ḷng cứu nước".
Nhưng lại có nguồn tin tương truyền rằng, Trương Định lên án PTG bán nước khi đề cờ khởi nghĩa "Phan, Lâm măi quốc; triều đ́nh khí dân".
Ở đây chưa bàn về nguồn gốc và tính xác thực của câu nói trên, nhưng sự tồn tại và lưu truyền dù trong giới hạn nào, ít nhiều cũng phản ánh một thái độ lên án PTG.
Rồi trong thơ văn, trong các công tŕnh nghiên cứu, chúng ta luôn luôn bắt gặp những nhận xét và đánh giá rất khác nhau, khác nhau đến mâu thuẫn, trái ngược nhau về nhân vật PTG.
Năm 1962 - 1963, trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử bùng lên cuộc tranh luận về PTG. Tháng 10/1963, tạp chí đă công bố bài kết luận của GS Trần Huy Liệu dưới tiêu đề "Chúng ta đă nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản". Quan điểm chung của bài kết luận là lên án PTG "Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân", là phạm tội "dâng thành hiến đất cho giặc" và từ đó phủ nhận tất cả "tư đức" của ông như "đức tính liêm khiết", "ḷng yêu nước", "thương dân"... v́ "công đức đă bại hoại th́ tư đức c̣n có ǵ đáng kể" (3).
Bài kết luận này cũng như những tham luận đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử lúc bấy giờ cho thấy, bên cạnh thái độ lên án PTG, cũng có những ư kiến muốn nh́n nhận ông một cách toàn diện hơn và phải ghi nhận những phẩm giá, nhân cách của ông một cách khách quan và thoả đáng hơn. Và ngay sau khi cuộc thảo luận kết thúc với kết luận lên án và phê phán nặng nề như vậy th́ GS Ca Văn Thỉnh với tư cách là một người con của Bến Tre, của Nam Kỳ lục tỉnh tỏ thái độ băn khoăn và không đồng t́nh. Như vậy là cuộc thảo luận năm 1962 - 1963 tuy kết thúc, nhưng trong tranh luận và sau khi kết luận, vẫn tồn tại những quan niệm và ư kiến khác nhau. Hơn thế nữa, cuộc tranh luận lúc bấy giờ diễn ra trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh dân tộc đang phát triển gay gắt mà mục tiêu cao nhất của nhân dân cả nước là chống xâm lược, độc lập và thống nhất Tổ quốc. Không khí của cuộc đấu tranh dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của nhà sử học đối với đất nước không thể không ảnh hưởng đến xu hướng chung của cuộc tranh luận. Chúng ta nên ghi nhận kết quả của cuộc thảo luận năm 1962 - 1963 như một mốc đánh dấu nhận thức và thái độ của sử học đối với PTG trong bối cảnh lịch sử cụ thể lúc đó.
Sau năm 1975, nhất là trong công cuộc đổi mới gần đây, nhiều nhà khoa học thấy cần phải đánh giá lại PTG một cách khách quan và đầy đủ hơn. Nhân dân và cán bộ tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long quê hương của PTG càng mong mỏi và đ̣i hỏi các nhà khoa học và công luận làm sáng tỏ hơn thân thế và sự nghiệp của ông với tất cả những ǵ ông đă để lại cho lịch sử và trong ḷng dân, những thành công và thất bại, mặt tích cực và hạn chế, những trăn trở và uẩn khúc của đời ông.
Đó chính là lư do sâu xa và gần gụi đưa đến cuộc hội thảo khoa học do Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre phối hợp với Trung tâm KHXH & NVQG và Hội KHLSVN tổ chức. Sự có mặt và tham gia tích cực của nhiều nhà khoa học ở địa phương và Trung ương, nhiều cán bộ lănh đạo của hai tỉnh và sự theo dơi, chờ đợi của nhân dân quê hương PTG đủ cho thấy sự cần thiết và ư nghĩa khoa học, ư nghĩa thực tiễn của cuộc hội thảo.

2
Tư liệu là cơ sở khoa học cần thiết để phục dựng lại một cách đáng tin cậy thân thế và sự nghiệp của PTG cùng những mối quan hệ phức tạp giữa ông với thời cuộc, với triều đ́nh và quân Pháp lúc bấy giờ. Chỉ trên cơ sở những sự thật lịch sử được xác minh bằng tư liệu cụ thể, chúng ta mới có thể phân tích và nhận định một cách khoa học.
So với cuộc hội thảo năm 1962 - 1963 và những công tŕnh nghiên cứu trước đây, chúng ta ư thức sâu hơn vai tṛ của tư liệu và đă cố mở rộng thêm các nguồn tư liệu. Ngoài chính sử của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện..., những thư tịch Hán Nôm, nhiều tác giả đă cố gắng khai thác thêm những sử liệu trong các tác phẩm của PTG, trong các di tích lịch sử và văn học dân gian của quê hương ông, trong các tài liệu lưu trữ của triều đ́nh Nguyễn (Châu bản triều Nguyễn), của quân đội Pháp... Tôi đặc biệt quan tâm những tư liệu của quê hương Bến Tre như tấm bia mộ đơn sơ "Lương Khê Phan lăo nông chi mộ", tấm minh sinh ghi lời Phan "Đại Nam hải nhai lăo thư sinh tánh Phan chi cửu", những chuyện kể, những truyền thuyết dân gian nói lên chí hiếu học, cuộc sống thanh bạch, ḷng liêm khiết, tinh thần yêu nước, thương dân của PTG (4) và qua đó, giúp chúng ta hiểu tấm ḷng tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân đối với ông.
Rơ ràng chúng ta c̣n phải dày công mở rộng và khai thác sâu hơn nữa các nguồn tư liệu về PTG. Cho đến nay, ngay những tác phẩm của PTG được con ông thu thập lại trong hai bộ sách "Lương Khê thi thảo" in năm 1876, có 454 bài thơ) và "Lương Khê văn thảo" (in năm 1876, có 39 bài văn) (5) vẫn chưa được khai thác nhiều. Những tư liệu lưu trữ của triều Nguyễn và của Pháp cũng chỉ mới được t́m ṭi, khai thác một phần.
Nhưng cùng với việc mở rộng nguồn tư liệu, chúng ta phải quan tâm đến việc giám định và xử lư tư liệu. Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng về phương pháp luận sử học mà trong hội thảo khoa học của chúng ta, một số tác giả đă nêu lên với sức thuyết phục cao.
Ngay câu nói "Phan, Lâm măi quốc; triều đ́nh khí dân" mà bao nhiêu tác giả đă sử dụng và dẫn ra như một minh chứng hùng hồn về thái độ lên án của nhân dân đối với PTG và triều đ́nh Nguyễn, th́ cho đến nay, nguồn gốc và xuất xứ vẫn chưa rơ. Phải chăng đó là câu đề cờ của Trương Định khi dựng cờ khởi nghĩa vừa chống Pháp xâm lược vừa chống triều đ́nh đầu hàng, nhưng như vậy tại sao không thấy ghi chép lại trong những tác phẩm viết về Trương Định của những tác giả đương thời như Nguyễn Thông? Phải chăng do nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục đưa ra năm 1907, chỉ là một giả thiết hay suy đoán chưa có căn cứ? Dĩ nhiên sự ra đời và lưu truyền câu nói đó dù trong phạm vi nào, đă phản ánh một thái độ phê phán PTG của một số người nhất định. Nhưng nếu là câu nói của Trương Định th́ rơ ràng ư nghĩa của tư liệu khác hẳn. V́ thế, t́m hiểu nguồn gốc và xuất xứ của câu nói vẫn cần đặt ra.
Sử dụng tư liệu của chính sử triều Nguyễn viết về PTG, nhất là quan hệ giữa ông với vua Tự Đức và triều Nguyễn trong trách nhiệm để mất 6 tỉnh Nam Kỳ cũng cần phân tích, giám định. Đại Nam thực lục ghi chép việc kư hoà ước Nhâm Tuất 1862 như là trái ư Tự Đức và bị nhà vua lên án: "Thương thay con đỏ của lịch triều, nào có tội ǵ? Rất là đau ḷng. Hai viên này (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp) không những là người có tội của bản triều mà là người có tội của muôn ngh́n đời vậy" (6), "Nghị hoà là thất cơ, lỗi ấy do hai viên kia (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp)" (7). Nhưng cũng chính bộ sử này cho biết rơ, lúc đó Tự Đức đă xác lập đường lối "chủ hoà" và khi cử PTG làm Chánh sứ toàn quyền đại thần "nghị về việc hoà" th́ vua tôi đă bàn định kỹ các khả năng kể cả việc cắt đất và bồi tiền. Nếu PTG tự tiện kư hoà ước trái ư vua th́ sao Tự Đức không bắt tội, mà lại cử ông làm Tổng đốc Vĩnh Long và tiếp tục giao phó cho ông nhiều trọng trách giao thiệp với Pháp và năm 1863 chính Tự Đức đă phê chuẩn hoà ước, làm lễ đại triều ở điện Thái Hoà tiếp sứ thần hai nước Pháp, Y Pha Nho để trao đổi văn bản hoà ước. Đó là những lắt léo trong chính sử triều Nguyễn nhằm biện hộ cho Tự Đức và đổi tội cho PTG mà khi sử dụng chúng ta cần giám định cẩn thận.
Sử dụng tư liệu của Pháp, nhất là những tư liệu do những chỉ huy quân viễn chinh Pháp và những viên quan cai trị Pháp viết, chúng ta càng phân tích, đối chiếu và giám định kỹ, không những v́ lối tŕnh bày khuếch đại "chiến công" của họ, mà có khi c̣n v́ những mưu đồ chính trị thâm hiểm. PTG là một người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong nhân dân th́ càng dễ trở thành đối tượng lợi dụng của họ và v́ mục đích đó, họ không ngần ngại ǵ bóp méo sự thật hay bịa đặt ra các văn bản giả.
Trong cuộc hội thảo khoa học của chúng ta, có tác giả nêu lên một cách có căn cứ, nghi vấn về bài hịch kêu gọi đầu hàng của PTG với lời "ta đă biên thư cho tất cả các quan và tất cả các vị chỉ huy quân sự là phải bẻ găy giáo mác và trao lại thành luỹ mà không giao chiến" (7), và thư của PTG gửi cho La Grandière trước lúc tự tử (8). Đó là những tư liệu mà nhiều nhà nghiên cứu đă sử dụng, nhưng chưa ai đặt vấn đề thẩm định tính xác thực và độ tin cậy của nó.
Việc quân Pháp hạ thành Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên tháng 6/1867 cũng như có chỗ khác nhau giữa một số tư liệu của Pháp và của ta. Quan chức Pháp như La Grandière, Paulin, ẸLuro... miêu tả như PTG đă đầu hàng, trao thành Vĩnh Long cho Pháp, rồi viết thư bắt các thành An Giang, Hà Tiên cũng phải nộp thành cho Pháp (9). Nhưng tư liệu của ta như Đại Nam thực lục và nhất là Châu bản triều Nguyễn (10) lại cho thấy một thủ đoạn của quân Pháp, lợi dụng thái độ chủ hoà của PTG và những sơ hở của quân ta, để bất ngờ chiếm thành. Chúng đem chiến thuyền đến áp sát thành Vĩnh Long, đưa thư bắt nhường ba tỉnh miền Tây, buộc PTG xuống tàu thương nghị rồi khi Phan trở lại, chúng kéo theo và bất ngờ đột nhập chiếm thành Vĩnh Long.
Việc chiếm thành An Giang và Hà Tiên cũng diễn ra gần như thế. Đó là lư do chúng chiếm được ba thành quá dễ dàng và không tốn một viên đạn. Tất nhiên để mất ba thành là trách nhiệm không thể thoái thác của Kinh lược sứ đại thần PTG và các tướng giữ thành, nhưng dâng thành đầu hàng giặc hay bị lợi dụng và lừa dối để mất thành lại là hai việc khác nhau liên quan đến phẩm giá con người. Những tư liệu khác nhau như vậy đ̣i hỏi phải có sự phân tích, đối chiếu và giám định rơ ràng trước khi sử dụng.
Giám định tư liệu là yêu cầu mặc nhiên của công tác sử liệu học, nhưng hội thảo khoa học của chúng ta lần đầu tiên đưa ra yêu cầu đó với những nghi vấn và đề xuất cụ thể về một số tư liệu liên quan đến nghiên cứu con người và sự nghiệp PTG vào những năm tháng thử thách nặng nề nhất trong cuộc đời ông.

3
Đánh giá PTG trước đây người ta thường tập trung vào 5 năm cuối đời ông từ khi kư hoà ước 1862 nhượng ba tỉnh miền Đông đến khi để mất tiếp 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ năm 1867. Đó là giai đoạn cuối đời mà ông phải gánh vác những trọng trách nặng nề trong những mâu thuẫn của đất nước và của bản thân phát triển đến cực điểm mà ông không vượt qua được và tự kết thúc bằng cái chết. Trong giai đoạn này tập trung nhiều vấn đề phức tạp cần làm sáng rơ nhất. Nhưng khi xem xét và đánh giá một con người, chúng ta cần nh́n nhận một cách toàn diện về toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của con người đó.
Kể từ khi sinh ra năm 1796 đến khi từ trần năm 1867, cuộc đời và sự nghiệp của PTG nên phân định làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thiếu thời lo ăn học từ 1796 đến khi thi đỗ Tiến sĩ năm 1826.
- Giai đoạn làm quan phụng sự ba triều vua Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, từ năm 1826 đến năm 1862.
- Giai đoạn cuối đời đầy thách thức và bế tắc từ 1862 đến 1867.
Hội thảo của chúng ta nhất trí cho rằng, trước khi tập trung làm sáng rơ những vấn đề giai đoạn cuối đời, cần xem xét và đánh giá con người và sự nghiệp của PTG trong hai giai đoạn đầu trước năm 1862.
Trong buổi thiếu thời, nét nổi bật của con người PTG là hiếu thảo, chăm học, sống thanh bạch cần kiệm. Xuất thân trong một gia đ́nh nghèo khổ, tiên tổ từ B́nh Định di cư vào đồng bằng sông Cửu Long và trên quê hương mới cũng qua ba lần thay đổi mới định cư ở thôn Tân Thạnh, huyện Tân An, dinh Long Hồ (sau là huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xă Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Cha làm Thủ hạp là một viên chức nhỏ, bị tội oan phải tù 3 năm ở Vĩnh Long, PTG mồ côi mẹ từ lúc lên 7 tuổi, được mẹ kế và nhiều người giúp đỡ cho ăn học thành tài. Năm _ấ_t Dậu 1825, ông thi Hương trường Gia Định, đỗ Cử nhân lúc 30 tuổi (31 tuổi ta). Năm sau - năm Bính Tuất 1826 - ông thi hội, đỗ Tiến sĩ (Đệ tam Giáp đồng Tiến sĩ xuất thân) năm 31 tuổi (32 tuổi ta). Đó là thành đạt lớn mở ra trong bước ngoặt cuộc đời của PTG. Ông trở thành vị Tiến sĩ đầu tiên, vị Tiến sĩ khai khoa của Nam Kỳ lục tỉnh.
Quốc triều hương khoa lục chép: "Ông là người đỗ đại khoa đầu tiên của Nam Kỳ. ông là người có học vấn và đức hạnh đứng đầu đất Nam Trung" (11).
Quốc triều đăng khoa lục nhận xét: "Ông là người đỗ đại khoa trước nhất của Nam Kỳ. Lực học tinh thuần, tính hạnh chính trực" (12).
Với ḷng hiếu thảo, hiếu học, tinh thần siêng năng, cần mẫn và trí thông minh, PTG đă vượt qua những khó khăn của cuộc sống, vươn lên vị trí Tiến sĩ khai khoa của đất Đồng Nai - Gia Định, của Nam Kỳ lục tỉnh. Những phẩm giá con người và vị trí thành đạt đó đă làm cho nhân dân Nam Kỳ quư mến và ngưỡng mộ, tự hào về người con của quê hương, biểu thị tinh thần hiếu học của nhân dân ta. Đó cũng là những phẩm chất tốt đẹp thời tuổi trẻ của PTG mà chúng ta cần trân trọng và c̣n nguyên giá trị giáo dục đối với thế hệ trẻ hôm nay cũng như ngày mai.
Với học vị Tiến sĩ, PTG đi vào con đường hoạn lộ, làm quan trải qua ba triều vua từ Minh Mạng qua Thiệu Trị đến Tự Đức. Từ chức Hàn lâm viện Biên tu thăng Lang trung Bộ H́nh năm 1826, ông tiếp tục giữ nhiều chức vụ ở trong triều và nhiều địa phương.
Dưới triều Minh Mạng (1820 - 1840), ông giữ chức Quyền nhiếp trấn Nghệ An (1828), Thự phủ doăn phủ Thừa Thiên (1829), thăng Thị lang bộ Lễ (1829), thăng Hiệp trấn Ninh B́nh (1829), đổi về Quảng Nam (1831) dẹp cuộc nổi dậy ở Chiên Đàn bị thua và bị cách chức, rồi được khởi phục làm Hành tẩu Nội các, thăng Thị lang bộ Hộ, Thự phủ doăn Thừa Thiên, thăng Hồng lô tự khanh, sung Phó sứ sang Thanh rồi thăng Đại lư tự khanh, kiêm công việc bộ H́nh, sung Cơ mật viện đại thần (1832), Khâm phái đi Trấn Tây, đổi làm Bố chính Quảng Nam (1835), v́ can ngăn vua, bị xúc xiểm và bị giáng là thuộc viên lục phẩm (1836), rồi được làm Thừa chỉ Nội các, sung Lang trung bộ Hộ, rồi Thự thị lang sung Cơ mật viện (1836), được cử đi duyệt binh ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, lúc về chuyên biện việc Bộ Hộ v́ quên không đóng dấu vào chương sớ bị giáng làm Lang trung, biện lư việc Bộ, phái đi khai mỏ Chiên Đàn, mỏ bạc Thái Nguyên (1838), được triệu về Kinh làm Thông chính sứ phó ty, rồi Thị lang bộ Hộ, v́ can ngăn vua bị giáng làm Thông chính phó sứ (1840), sung làm Phó chủ khảo trường thi Thừa Thiên v́ sơ suất bị giáng một cấp (1840).
Dưới triều vua Thiệu Trị (1841 - 1847), ông được thăng Tham tri (1841), rồi thăng Thượng thư bộ H́nh sung Cơ mật viện đại thần (1847).
Dưới triều vua Tự Đức (1848 - 1883), cho đến trước năm 1862, ông được đổi sang Thượng thư bộ Lại (1848), sung làm Giảng quan toà Kinh diên, cử làm Kinh lược đại sứ ở Tả Kỳ, lĩnh Tổng đốc B́nh Phú, kiêm coi đạo Thuận Thành (1849), làm Kinh lược phó sứ Nam Kỳ lĩnh Tuần phủ Gia Định, kiêm coi tỉnh Biên Hoà và các đạo Long Tường, An Hà (1851), được triệu về kinh thăng Thự hiệp biện đại học sĩ, lĩnh Thượng thư bộ H́nh, sung Cơ mật, Kinh diên (1853), làm Chánh tổng tài Quốc sử quán (1856) (13).
Qua hành trạng tóm lược trên, cuộc đời làm quan của PTG có những bước thăng trầm, có lúc bị cách chức, bị cách chức, nhưng trong bất cứ cương vị nào ông cũng luôn luôn trung thành, mẫn cán, lo làm tṛn sứ mạng pḥ vua, giúp nước, an dân theo quan niệm của Nho giáo. Ngoài tài năng, phẩm giá đáng quư ở PTG là tấm ḷng yêu nước thương dân, tính ngay thẳng cương trực và cuộc sống cần kiệm thanh bạch. Làm quan có lúc đến nhất phẩm triều đ́nh, nhưng quyền lực và danh vọng không làm ông bị tha hoá như nhiều quan chức khác, trước sau ông vẫn giữ nhân cách cao đẹp của ḿnh.
Với tính cương trực và ư thức trách nhiệm trước nước, trước dân, PTG đă dám can ngăn vua dù bị mang hoạ vào thân. Năm 1836, ông đă can ngăn vua Minh Mạng đi tuần du Quảng Nam v́ năm đó mất mùa lại đang lúc cày cấy, "hăy xin tạm đ́nh cho dân được chuyên việc đồng ruộng" (14). Năm 1840, Vương Hữu Quang có tội, đ́nh thần dựa theo ư vua, có người xin xử tội chém, có người xin xử tội lưu, ông dám xin nhà vua chỉ xử giáng 2 cấp lưu (15).
Những năm 1843, 1849, 1852, 1853, 1859, PTG dâng sớ lên vua, nói lên thực trạng của đất nước về kinh tế, xă hội và đề xuất những chính sách nhằm "dựa vào pháp luật mà cai trị", "quan tốt mà dân yên", "chỉnh đốn thói quen của sĩ phu", ""chữa hồi bệnh đau khổ của nhân dân", "nuôi dân chăm cày cấy", "nuôi quân trù phương lược", "binh giỏi lương đủ như nguồn nước chảy măi không hết"... (16). Năm 1838, được cử đi khai mỏ vàng Chiên Đàn ở Quảng Nam rồi mỏ bạ Tống Tinh ở Thái Nguyên, PTG đem thực trạng thua lỗ tâu tŕnh lên để nhà vua băi bỏ việc khai mỏ vàng Chiên Đàn và chuyển mỏ bạc Tống Tinh cho thương nhân lĩnh trưng (17).
Tự Đức đă khen PTG là người "liêm b́nh chính cán" (1852), là "thanh liêm, cẩn thận" (1856). Ngoài các hoạt động chính trị, PTG c̣n có những cống hiến về mặt văn hoá. Năm 1856, PTG được cử làm Tổng tài phụ trách công việc biên soạn bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Trong 3 năm (1856 - 1859), ông cùng nhóm biên soạn đă hoàn thành công việc biên tập, nhưng sau đó c̣n phải "duyệt nghĩ" (1871), "duyệt kiểm" (1872), "phúc kiểm" (1876), "duyệt đính" (1878), "kiểm duyệt" (1884), đến năm 1884 mới được khắc in và ban hành. Đó là bộ quốc sử đồ sộ, viết theo lối "cương mục", chép lịch sử dân tộc từ đời Hùng Vương cho đến năm Chiêu Thống 3 (1789), gồm cả thảy 52 quyển. Bộ sử biên soạn trên quan điểm Nho giáo kết hợp với tinh thần dân tộc, với những "lời chua" nhằm chú giải tên đất, tên người và giám định một số sự kiện, niên đại trên cơ sở khảo chứng công phu, và những "Lời phê" của Tự Đức. Khâm định Việt sử thông giám cương mục cùng với Đại Việt sử kư toàn thư (chép sử từ nguồn gốc đến năm 1675) là hai bộ quốc sử lớn nhất được khắc in toàn bộ trong thời đại phong kiến Việt Nam. Về phương diện này, chúng ta cần ghi nhận cống hiến to lớn của PTG và với bộ quốc sử này, ông là một nhà sử học lớn (18).
PTG c̣n là nhà thơ, nhà văn mà những tác phẩm c̣n lại đă được các con ông thu thập và khắc in thành hai bộ "Lương Khê thi thảo" và "Lương Khê văn thảo". Tuy chưa được dịch và nghiên cứu đầy đủ, nhưng một vài tham luận trong hội thảo khoa học của chúng ta cũng đă cho thấy rơ thêm tâm hồn và tài năng cũng như tư tưởng và t́nh cảm thắm thiết của ông đối với quê hương xứ sở, đối với dân với nước được gởi gắm trong thơ văn của ông.
Ông cùng Nguyễn Thông có công xây Văn Thánh Miếu và lập Văn Xương Các ở Vĩnh Long sau khi mất 3 tỉnh miền Đông để qui tụ các sĩ phu về đây. PTG là một trong những nhà thơ, nhà văn lớn của Nam Kỳ. Như vậy là cho đến trước năm 1862, PTG đă có nhiều hoạt động chính trị và văn hoá. Tất cả các tham luận và thảo luận trong hội thảo đều gần như nhất trí biểu thị sự trân trọng và đánh giá cao những cống hiến tích cực của ông trong thời gian này, nhất là nhân cách và phẩm giá cao quư của ông.

4
Năm năm cuối đời (1862 - 1867) là giai đoạn gian truân, đầy uẩn khúc của PTG và cũng là giai đoạn tập trung nhiều vấn đề tranh luận nhất của cuộc hội thảo. Những vấn đề chính được đặt ra là trách nhiệm của PTG trong việc kư hoà ước 1862 nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp, trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây năm 1867 và cái chết của ông, mối quan hệ trách nhiệm giữa PTG với vua Tự Đức và triều Nguyễn.
Về tư liệu và một số sự kiện liên quan cũng được nêu lên để cố gắng t́m ra sự thật lịch sử bấy lâu nay bị che phủ trong màn sương mù của những tài liệu ghi chép lắt léo một cách dụng ư, thậm chí cả sự bịa đặt và bóp méo mà chưa hề được thẩm định một cách khoa học (đă tŕnh bày trong phần 2). Hội thảo lưu ư các nhà khoa học nên tiếp tục dày công tra cứu, giám định tư liệu để sớm đưa ra ánh sáng những sự việc bị che đậy nhằm trả lại cho lịch sử những sự thật lịch sử và có đủ cơ sở khách quan hơn trong việc nh́n nhận và đánh giá PTG một cách công minh.
Cho đến lúc này, trong chúng ta vẫn c̣n những khía cạnh bất đồng hay khác biệt, và ai cũng mong muốn được tiếp tục nghiên cứu và trao đổi. Tuy nhiên, chúng ta cũng rất vui mừng nhận thấy qua hai ngày hội thảo, chúng ta đă làm sáng tỏ được những vấn đề đặt ra và đi đến sự nhất trí về cơ bản trong nhận thức và đánh giá PTG vào 5 năm cuối đời ông.
Hoà ước năm Nhâm Tuất 1862 gồm 12 điều khoản, trong đó điều cơ bản là triều Nguyễn nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường cùng đảo Poulo Condor (Côn Đảo) và chịu bồi thường chiến phí 4 triệu đồng bạc trả trong 10 năm, người Pháp và Y Pha Nho được quyền tự do truyền đạo và buôn bán. Rơ ràng đây là một hiệp ước xâm phạm nặng nề đến lănh thổ của đất nước và chủ quyền quốc gia, đi ngược lại quyền lợi dân tộc và truyền thống dân tộc. Ngay lúc bấy giờ, nhân dân Nam Kỳ và nhân dân cả nước đă tỏ sự bất b́nh, chống đối lại hoà ước đó và ngày nay cũng không một ai có thể biện hộ được. Nhưng vấn đề là phải chăng PTG và Lâm Duy Thiếp, những người kư hiệp ước, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc nhượng đất đó?
Tự Đức muốn đổ hết trách nhiệm và tội lỗi cho PTG, nhưng tư liệu lấy ngay trong chính sử triều Nguyễn cũng đủ cho chúng ta khẳng định rằng PTG là người thừa hành và thực hiện một chủ trương đă được hoạch định của Tự Đức và triều đ́nh, đồng thời PTG cũng là người đồng t́nh với chủ trương đó.
Trách nhiệm của PTG ở đây là trách nhiệm của người thừa hành và tất nhiên với cương vị Chánh sứ toàn quyền đại thần, ông cũng có phần trách nhiệm trong việc thương thuyết và thực thi một chủ trương sai lầm của triều đ́nh.
Sau khi hoà ước được kư kết, đ́nh thần cũng chỉ có thể nhận xét và tâu lên vua :"về khoản cắt đất bồi ngân, hai viên ấy đă làm, phần nhiều chưa hợp. Nhưng điều ước mới định, nếu vội sửa đổi ngay, sợ họ c̣n tức khí", và đề nghị "công việc Nam Kỳ nên chuyển uỷ cho Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp đứng làm" (19).
Trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây năm 1867, trách nhiệm của PTG về nguyên tắc có phần nặng nề hơn v́ với cương vị Vĩnh Long - An Giang - Hà Tiên kinh lược sứ, ông có trách nhiệm giữ đất và là người được toàn quyền thay mặt nhà vua xử lư mọi việc trong vùng. Nhưng trên thực tế, chủ trương "cầu hoà" và Hoà ước 1862 mà Tự Đức đă phê chuẩn năm 1863, đă đặt PTG và nhiệm vụ giữ đất 3 tỉnh miền Tây vào t́nh thế cực kỳ khó khăn đến bế tắc.
Về vị trí địa lư, 3 tỉnh hoàn toàn bị cô lập, bị tách ra khỏi địa bàn cả nước bởi 3 tỉnh miền Đông đă ở trong tay quân Pháp.
Hơn thế nữa, trung thành theo Hoà ước 1862 và nhất là sợ người Pháp "nghi ngại", Tự Đức "đem sao lục 12 điều ước cũ, đưa đi treo dán để hiểu bảo cho sĩ dân đều biết, khiến đều yên ở làm ăn", rồi c̣n "xuống dụ cho cho tỉnh thần ba tỉnh sức khắp các hạt biết, mà các quan phủ huyện một khi trông thấy, tức th́ bắt ngay đem giải, nhà dân có ai chứa chấp cũng bắt tội như kẻ phạm tội" (20). Tự Đức nhiều lần ra lệnh "hưu binh", "giải giáp", sai PTG dụ Trương Định, giải tán lực lượng nghĩa binh chống Pháp.
Như vậy là Tự Đức và triều đ́nh đă tự ḿnh tước bỏ mọi khả năng giữ đất 3 tỉnh miền Tây cũng như giành lại 3 tỉnh miền Đông.
Năm 1866, quân Pháp đe doạ chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây, Tự Đức và triều đ́nh một mặt "khiến 3 tỉnh ấy một ḷng chống giữ", mặt khác lái thấy "thế đất cheo leo, muốn giữ cho không lấn cũng khó" và "xin tư cho quan Kinh lược không đánh nhau với quân Pháp, tự phải rút lui" (21). Những chủ trương và giải pháp của triều đ́nh như vậy ắt dẫn đến hậu quả tất nhiên là không thể nào giữ được 3 tỉnh miền Tây.
Tư liệu lịch sử của ta cho thấy PTG không phải đầu hàng, nộp thành cho giặc như sự miêu tả của một số tư liệu Pháp, nhưng việc mất 3 tỉnh miền Tây cũng là hậu quả tai hại của những chủ trương sai lầm của Tự Đức và triều Nguyễn, trong đó dĩ nhiên có trách nhiệm bản thân PTG.
Cuối cùng cái chết của PTG có thể coi là sự kết thúc những năm cuối đời đầy bi kịch của ông trong bi kịch chung của đất nước dưới triều Nguyễn.
PTG là người yêu nước, thương dân, nhưng cũng là một tín đồ của Nho giáo với ḷng trung quân sâu nặng. Vào thế kỷ XIX, Nho giáo vẫn c̣n giữ một số ảnh hưởng tích cực trên một số phương diện nào đó về mặt đạo đức và cách xử thế, nhưng hệ tư tưởng Nho giáo th́ tỏ ra quá bảo thủ và lỗi thời, không c̣n khả năng giúp con người nhận thức, lư giải và giải quyết những vấn đề mới của đất nước, của dân tộc trong bối cảnh phát triển mới của thời đại.
Trước hoạ xâm lược của thực dân Pháp đến từ một nước tư bản phương Tây, từ một nền văn minh công nghiệp với nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân, với lối đánh chưa từng có trong binh thư phương Đông, vua tôi triều Nguyễn tỏ ra rất bị động, lúng túng. Trong triều th́ người "chủ chiến", người th́ "chủ hoà", người th́ "lo chống giữ lâu dài", người th́ "chẳng chiến cũng chẳng hoà" và không ít người chẳng đưa ra được chính kiến ǵ. Vua Tự Đức đi từ chống đỡ yếu ớt và đến thất bại, đến "chủ hoà" thương lượng và nhượng bộ dần đất đai và chủ quyền cho giặc.
Đây là lần đầu tiên dân tộc ta phải đương đầu với một đối tượng xâm lược mới, trong một bối cảnh lịch sử mới mà những kinh nghiệm cổ truyền cần được vận dụng trong một phương thức đấu tranh mới.
"Chủ chiến" nhưng nếu chỉ biết đánh, không biết dựa vào dân để đánh lâu dài và kết hợp lo canh tân để tăng cường tiềm lực đất nước th́ cũng khó giữ được nước.
"Chủ hoà" mà chỉ lo thương thuyết, cầu xin giặc, không dám dựa vào dân, không lo canh tân đất nước th́ chỉ dẫn đến thất bại và đầu hàng. Con đường "chủ hoà" theo cách của Tự Đức và triều Nguyễn là con đường thất bại chủ nghĩa, đă dẫn đến hậu quả nhượng ba tỉnh miền Đông rồi để mất 3 tỉnh miền Tây của Nam Kỳ lục tỉnh, và sau đó tiếp tục đưa đất nước đến bại vong.
Với hệ tư tưởng Nho giáo bảo thủ, triều Nguyễn tự giam ḿnh trong những giáo lư đă chết cứng của Thánh hiền, quay lưng lại mọi trào lưu tiến hoá trên thế giới, khước từ mọi đề nghị canh tân đất nước của những trí thức yêu nước cấp tiến.
Nỗi đau ḷng và tính bi kịch của PTG là một mặt ông cùng "chủ hoà" với triều đ́nh, rất mực trung thành với nhà vua, mặt khác ông lại nặng ḷng yêu nước thương dân. Mâu thuẫn đó đă đẩy ông đến chỗ bế tắc và chỉ c̣n biết lấy cái chết để kết thúc cuộc đời và bày tỏ nỗi ḷng của ḿnh. Có lẽ tác giả Đại Nam chính biên liệt truyện phần nào đă thấu hiểu ḷng ông khi nhận xét :" Thanh Giản là người ngay thực, giữ ḷng liêm khiết, làm quan cần mẫn, thận trọng, gặp việc dám nói. Trải thờ 3 triều, vẫn được yêu quư. Đến khi mang cờ tiết đi Nam, thế không làm sao được, biết tội tự uống thuốc độc chết. Thực là ở vào chỗ người ta khó xử. Xem tờ sớ để lại th́ ḷng trung ái chứa chan ở ngoài lời nói" (22). Đúng như nhiều tác giả đă nh́n nhận, cái chết của PTG là một bi kịch.
Trong hội thảo, chúng ta đă chỉ ra trách nhiệm của PTG trong trách nhiệm chủ yếu thuộc về Tự Đức và triều Nguyễn, nhưng tất cả chúng ta đều nhất trí không nên và không thể gán cho ông cái tội "bán nước" hay "phản bội tổ quốc". Đó là sự qui kết khá nặng nề, không có căn cứ, vừa không đúng với hành động và động cơ của ông, vừa trái với tấm ḷng ngưỡng mộ và kính mến mà xưa nay nhân dân quê hương vẫn giành cho ông. Với những kết quả như trên, chúng ta có thể kết luận cuộc hội thảo khoa học của chúng ta đă thành công tốt đẹp. Thành công tốt đẹp không có nghĩa là chúng ta đă giải quyết xong mọi vấn đề liên quan đến PTG và nhất trí với nhau về mọi khía cạnh trong nh́n nhận và đánh giá PTG. Sử học là một khoa học mà nhận thức về đối tượng của nó là một quá tŕnh tiến dần đến chân lư, nhưng không thể một lúc nắm bắt toàn bộ chân lư. Cuộc hội thảo của chúng ta đánh dấu một bước mới trong nhận thức và đánh giá về PTG, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu và thảo luận.
Qua cuộc hội thảo này, chúng ta thấy rơ những mặt hạn chế và bế tắc của PTG, nhưng đồng thời chúng ta cũng trân trọng ghi nhận những cống hiến tích cực của ông trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp, đánh giá cao nhân cách và phẩm chất cao quư của ông.
Chúng tôi hy vọng kết quả của cuộc hội thảo sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn cuộc đời và sự nghiệp một con người mà từ khi nhắm mắt cho đến nay luôn luôn đứng trước những sự đánh giá mâu thuẫn gay gắt trong khen và chê, trong b́nh luận công và tội. Chúng ta c̣n tiếp tục nghiên cứu và thảo luận, nhưng những ǵ đạt được trong hội thảo nói lên ḷng mong mỏi của chúng ta muốn trả về cho PTG những giá trị và những hạn chế đích thực của ông, muốn có sự nh́n nhận khách quan, công minh và thoả đáng. Những kết quả và thái độ của hội thảo chắc sẽ giải toả phần nào những mặc cảm bấy lâu đè nặng lên tâm tư của nhiều người, kể cả con cháu PTG và con cháu Trương Định, những người "chủ chiến" đă kiên quyết chiến đấu chống Pháp xâm lược và đă hy sinh v́ tổ quốc, v́ nhân dân.
Kết quả cuộc hội thảo cũng là cơ sở khoa học để Tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân hai tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre tham khảo trong biên soạn các sách về danh nhân quê hương, về giáo dục truyền thống, về xử lư những di tích liên quan đến PTG. Chúng tôi trân trọng đề nghị bảo tồn và tôn tạo toàn bộ các di tích về PTG, nhất là ngôi mộ ở Bến Tre, Văn Thánh Miếu và Văn Xương Các ở Vĩnh Long nhằm ghi nhớ và phát huy những phẩm giá, nhân cách cao quư của một người trí thức nặng ḷng yêu nước thương dân nhưng cuối đời đă lâm vào cảnh bế tắc, bi kịch trong một bối cảnh gian truân và đau thương của đất nước.


----------------------

Chú Thích:
1. Đại Nam thực lục, t.32, Hà nội 1974, tr.269.
2. Đại Nam thực lục, t.37, Hà nội 1997, tr.223, 225.
3. Trần Huy Liệu: Chúng ta đă nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 55, 10/1963, tr.18-19.
4. Ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ Bến Tre: Quê hương Bến Tre đối với nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. Tham luận số 2 trong kỷ yếu.
5. Phan Thanh Giản: Lương Khê thi thảo. Viện Hán Nôm, VHV.151, Ạ2125. Phan Thanh Giản: Lương Khê văn thảo. Viện Hán Nôm, VHV.856, VHV.857, VHV.91, Ạ2125.
6. Đại Nam thực lục, t.29, Hà nội 1974, tr.302.
7. Paul Brando: Recits et Nouvelles. Paris 1897, dẫn theo Trương Bá Cần: Phan Thanh Giản với việc mất 6 tỉnh Nam Bộ vào tay thực dân Pháp. Tham luận số 7 trong kỷ yếu.
8. Octave Fore: Les régions inconnues: chasse, pêche, aventure et découverts dans l'Extrême Orien. Paris 1870, dẫn theo Trương Bá Cần, tham luận số 7, đd.
9. Xem Trương Bá Cần, bđd.
10. Châu bản triều Nguyễn hiện nay lưu giữ tại Cục lưu trữ nhà nước và theo kết quả kiểm tra mới nhất có 734 tập, trong đó triều Tự Đức có 386 tập. Đây là một nguồn tư liệu rất quư, nhưng chưa được khai thác bao nhiêu không những về Phan Thanh Giản, mà về nghiên cứu lịch sử Việt Nam đời Nguyễn nói chung.
11. Cao Xuân Dục: Quốc triều hương khoa lục, TPHCM 1993, tr.150.
12. Cao Xuân Dục: Quốc triều khoa lục. Sài G̣n 1962, tr.31.
13. Đại Nam chính biên liệt truyện, t.4. Huế 1993, tr.37-42.
14. Đại Nam thực lục, t.4, sđd, tr.38
15. Đại Nam thực lục, t.22, Hà nội 1969, tr.88.
16. Đại Nam chính biên liệt truyện, t.4, sđd, tr.40-42.
17. Đại Nam thực lục, t.21, Hà nội 1969, tr.57, 212.
18. Khâm định Việt sử thông giám cương mục, dịch và xuất bản từ 1957 đến 1960, gồm20 tập, 2037 trang.
19. Đại Nam thực lục, t.29, Hà nội 1974, tr.305, 309.
20. Đại Nam thực lục, t.30, Hà nội 1974, tr.162, 163.
21. Đại Nam thực lục, t.31, Hà nội 1974, tr.66-65.
22. Đại Nam chính biên liệt truyện, t.4, sđd, tr.46.
User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post
BenTreHome
post Jan 24 2014, 07:43 AM
Gửi vào: #6


Advanced Member
***

Nhóm: Tech_Member
Bài viết đã gửi: 1,700
Tham gia: 21-November 07
Thành viên thứ: 622










Phan Thanh Tâm: Nhận định bài tổng kết về Phan Thanh Giản của “Người Anh Cả”* giới sử học Hà Nội




Nước ta tuy có lúc thịnh, lúc suy
Nhưng hào kiệt đời nào cũng có
(Nguyễn Trăi - B́nh Ngô Đại Cáo)

Gió O vừa nhận được tài liệu đặc biệt của kư giả Phan Thanh Tâm, hậu duệ đời thứ năm của nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. Trong thư kư giả PTT nói muốn chia sẻ cùng độc giả gio-o sau khi ông đọc bài CUỘC TẤN CÔNG QUÂN SỰ ĐẦU TIÊN CỦA PHÁP VÀO VIỆT NAM của Henry McAleavy (Ngô Bắc dịch) đăng trên gio-o tuần vừa qua. Chúng tôi cám ơn kư giả Phan Thanh Tâm và trân trọng giới thiệu bài viết với bạn đọc

Bài tổng kết “Chúng Ta Đă Nhất Trí Về Việc Nhận Định Phan-Thanh-Giản” của ông Trần Huy Liệu, “Người Anh Cả”* giới sử học ở Hà NộI, viết từ tháng 8/1963 tự nó không tạo ra vấn đề hay gây ảnh hưởng ǵ cả dù rằng không hẳn mọi người đă nhất trí như tựa đề. Bài báo chỉ đâm ra dễ sợ, gây nhiều bất mản sâu đậm khi nó theo đoàn quân chiến thắng tiến vào thủ đô Saigon năm 1975.

Lần đầu tiên trong lịch sử báo chí thế giới, bài của một tác giả, qua đời năm 1969, thăo luận về một nhân vật lịch sử, trở thành một án lệnh. “Nhà cách mạng sử học” họ Trần dựa vào ư thức hệ, đă tước bỏ mọi đức tính, sự nghiệp của cụ Phan khi cáo giác nhân vật này đă “theo giặc, chống lại cách mạng, phản lại quyền lợi tối cao của tổ quốc”.

Với bản án như vậy th́ chỉ có tử h́nh. Đúng thế. Dù cụ Phan đă quyên sinh từ hơn một thế kỷ trước năm 1867, tháng 5/1975, tượng “Tội Nhân Của Lịch Sử” ở trường Phan Thanh Giản Cần Thơ đă bị cảnh vệ mắng nhiếc cụ là “tên bán nước, tên có tội với nhân dân, tên tự tử v́ hèn nhát…” rồi dùng búa đập cho đến khi “chiếc đầu găy ĺa khỏi cổ”, trước sự chúng kiến của một số người tập trung để chuẩn bị đi học tập cải tạo trong đó có nhà văn Trần Hoài Thư.

. Theo Giáo sư Văn Tạo, hai giáo sư Nguyễn Công B́nh và Nguyễn Đổng Chi do Ủy Ban Khoa Học Xă Hội ở Hà nội trong tḥi gian đầu của cuộc “giải phóng”, đă được cử vào để đóng góp vào việc hạ bệ uy tín, ảnh hưởng của cụ Phan như đổi tên đường Phan Thanh Giản ở Saigon thành đường Điện Biên Phủ, đổi tên trường học; xóa bỏ hay hạn chế bớt việc duy tŕ và tu tạo những di tích lịch sử về cụ ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần thơ.(1)

Phan, Lâm Măi Quốc; Triều Đ́nh Khi Dân

Bài báo c̣n viết ǵ? Ông Trần Huy Liệu, người Nam Định (1901-1969), từng làm Bộ Trưởng Bộ Tuyên Truyền và Cổ Động, trong bài nói trên đă vin vào “dư luận nhân dân đương thời biểu hiện trong tám chữ đề cờ của dân quân Tân An, G̣ Công mà thủ lănh là Trương Định” để cáo giác cụ Phan là đă hàng giặc, dâng nước cho giặc. Ông cho rằng, cụ Phan “công đức đă bại hoại th́ tứ đức c̣n có ǵ đáng kể”.

Bài viết của “nhà sử học cách mạng” Trần Huy Liệu, nguyên Viện Trưởng Viện Sử Hoc, đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử số 55 (10/1963), do ông làm Chủ Nhiệm và Tồng Biên Tập xuất bản ở Hà Nội, c̣n nói cái chết của Cụ Phan Thanh Giản là theo “đạo dữ, là bất nhân, là phản bội”. Ông tố cáo cụ Phan, đă “dâng toàn bộ lục tỉnh Nam Ḱ cho giặc”.

Ông Vũ Ngọc Khánh, một người trong giới nghiên cứu có dịp bàn về PhanThanh Giản, một Tiến Sĩ trí thức Nam ḱ có đầu óc canh tân, cầu ḥa, uyển chuyển, cho biết lúc bấy giờ năm 1963, chính sách chung là không thể chấp nhận khuynh hướng đầu hàng, khoan dung; nên cái nh́n về Phan Thanh Giản trở nên khắc nghiệt, v́ phải theo quan điểm lập trường nhất định (2). Quan điểm lập trường nhất định đó là ǵ?

Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá III đă họp 25 lần từ tháng 5 đến tháng 12/60 để quyết định các vấn đề quan trọng của đảng CS và Nhà nước, trong đó “có vấn đề nhiệm vụ quốc tế của đảng ta bảo vệ sự trong sáng của Chủ nghĩa Mác Lênin, các kế hoạch 3 năm và 5 năm để xây dựng cơ sở vật chất của Chù Nghĩa Xă Hội ở miền Bắc, tổng tiến công và chiến thắng đế quốc Mỹ ở miền Nam”. (2.1)

(Ngoài ra, theo tôi dười chế độ công sản mọi thứ phải được sự phê chuẩn của nhà nước. Dân chúng không được tư do tôn vinh, ca tụng người nào nếu người đó không nằm trong tiêu chuẩn của Đảng và nhà nước; người hùng phải được cấp phép).

Điều đáng nói là sử liệu “dư luận đương thời tám chữ Phan Lâm Măi Quốc; Triều Đ́nh Khi Dân” mà “người viết sử chân chính” Trần Huy Liệu vin vào để kết tội cụ Phan có phải là một chứng liệu xác thực hay không? Ông Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa Học lịch sử Việt Nam trong bài “Phan Thanh Giản, con người, sự nghiệp và bi kịch lịch sử” cho biết, nguồn gốc và xuất xứ chưa rơ. Cần t́m hiểu thêm. (3)

Linh cữu học tṛ già

Hội Nghị Khoa Học về cụ Phan Thanh Giản tháng 11/1994 tại Vĩnh Long đă kết luận câu nói trên là một loại tồn nghi qua truyền miệng không đáng tin. Theo Ông Nguyễn văn Trấn trong cuốn “Chợ Đệm Quê Tôi” câu nói đó là câu nói của đàng ngoài. “Chớ tôi từng đọc sách sử, chưa thấy ở trong Nam này có sĩ phu bốc đồng nào nói ra câu bia miệng đó”. (4)

Đàng khác, Cụ Đồ Chiểu một ḷng kính trọng cụ Phan; đă viết hai bài điếu cụ Phan và cuối đời trong bài “Văn tế lục tỉnh sĩ dân trân vong” đă cùng nói về Phan Học Sĩ và Trương Tướng Quân. Ông Nguyễn văn Châu, nguyên Trưởng ban tuyên giaó Tỉnh ủy Bến Tre, trong bài “Nguyễn Đ́nh Chiểu hiểu biết về Phan Thanh Giản”, cho biết đọc hết các hịch truyền, cáo thị của nghĩa quân Trương Đinh tương truyền là do cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu viết không t́m thấy tám chữ này.

Vả lại, chữ mải quốc không có ổn. Mải là bán; mà bán là một sự thuận nhượng để đổi vật; đổi mối lợi cho người bán. Không lẽ cụ Phan bán nước để lấy cái chết? Trước khi quyên sinh cụ gửi trả hết cho nhà vua chức tước, sắc phong; dặn con cháu không được cộng tác với giặc Pháp và chỉ đề chín chữ trên minh sinh cạnh quan tài cụ: linh cữu học tṛ già góc bể họ Phan. Ngôi mộ ở Ba Tri, Bến Tre, nơi sinh quán của cụ, gần như mộ một dân thường chỉ ghi: Lương Khê lăo nông chi mô (ngôi mộ của người nông dân già họ Phan). Cụ thọ 71 tuổi (1796-1867).

Hai con trai của cụ, Phan Tôn, Phan Liêm, nổi lên chống Pháp tại tỉnh Vĩnh Long, lập thành nhóm Cần Vương từ tháng 7 đến tháng 11/1867; khi bị dẹp hai ông bỏ trốn ra B́nh Thuận. Người ta lại gặp hai ông bên cạnh Nguyễn Tri Phương ở Hà nôi, rồi bị bắt giữ ngày 20/11/1873.

Dâng sáu tỉnh Nam Kỳ cho giặc

“Nhà sừ học cách mạng” Trần Huy Liệu c̣n gán cho cụ Phan tội dâng toàn bộ sáu tỉnh cho Pháp. Sư thực thế nào? Ḥa Ước Nhâm Tuất 1862, Phan Thanh Giản thừa lệnh triều đ́nh giao cho Pháp ba tỉnh miền Đông với một số tiền bồi thường để đ̣i lại tỉnh Vĩnh Long. Ba tỉnh miền Đông và Vĩnh Long đă bị Pháp chiếm sau khi thành Gia Định do Nguyễn Tri Phương trấn giữ bị thất thủ sau hai ngày rưởi đánh nhau. Giao hay không giao nó đă mất vào tay Pháp rồi.

C̣n ba tỉnh miền Tây mất v́ quyết định bất nhất của triều đ́nh. Các người giữ thành Phan Thanh Giản, Trương văn Uyển, Nguyễn Hữu Cơ, Trần Hoan có trách nhiệm là để mất chớ không có giao. Hơn nữa, trước đó “có lời thẩm nghị của đ́nh thần là:các quan chức phải bỏ thành không được kháng cự nếu quân Pháp tấn công” (5).

Ông Vơ Văn Kiệt, nguyên Thủ Tướng chính phủ, trong bài “Những suy nghĩ sau hai cuộc Hội Nghị về nhân vật Phan Thanh Giản viết “Càng có thời gian chúng ta càng thấy Phan Thanh Giản bị cái án oan. Nhưng Phan Thanh Giản là người rất nghiêm khắc với ḿnh và v́ vậy ông chấp nhận tất cả, kể cả cái chết do ông chọn ngày giờ và ra đi”.

Ngoài ra, là một nhà trí thức thành đạt nhất ở Nam Kỳ lúc bấy giờ, lại là một người nhân bản, cụ ư thức rơ không thể “lùa dê vào miệng cọp chỉ giết hại quân lính và làm tiêu tan tài sản của dân”. V́ cụ Phan:

“Thấy việc Âu Châu phải giựt ḿnh
“Kêu gọi đồng bang: mau thức dậy
“Hết lời năn nỉ chẳng ai tin.”
nên cụ đă “quyên sinh, góp cái chết của ḿnh để khóc cái chết của dân”. (5)

Tiến sĩ Vơ Xuân Đàn, trường Đại Học Sư Phạm ở Saigon đặt một câu hỏi: “Trên tầm vĩ mô trách nhiệm mất VN, cuối thế kỷ XIX là Vương Triều Nguyễn. Ở tầm vi mô trách nhiệm này thuộc vua Tự Đức và Phan Thanh Giản. Tự Đức để mất nước VN; Phan Thanh Giản để mất Nam Kỳ. C̣n Bắc Kỳ qua hai lần tấn công giặc Pháp củng đă chiếm được. Trách nhiệm để rơi về tay Pháp thuộc về ai mà việc mất Nam Kỳ luc tỉnh lại qui về cho Phan thanh Giản?” (6)

Thế kỷ XXI nh́n về cụ Phan

Tại Saigon ngày 16/8/03, tạp chí Xưa&Nay, Hội Khoa Học Lịch Sử VN, Hội Đồng Khoa Học Xă Hội phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học “Thế Kỷ XXI nh́n về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản” đă phổ biến một bản văn nói “ư kiến đồng thuận chung là không thể coi Phan Thanh Giản là “kẻ bán nước”. Nhân cách của Ông, cống hiến của Ông cho đất nước đă chiếm được tấm ḷng ngưỡng mộ của nhân dân miền Nam”. Cuộc tọa đàm này là cuộc trao đổi tiếp theo hai cuộc hội nghị về những năm trước (1987 tại Bến Tre và 1996 tại Vĩnh Long) cũng nhằm đánh giá về cụ.

Bản văn c̣n cho biết,”Đại biểu của nhiều tỉnh như Vĩnh Long, Bến Tre nêu nguyện vọng là Nhà Nước nên xem xét và đặt lại tên đường Phan Thanh Giản, trường học Phan Thanh Giản, sửa chữa bổ sung kiến thức về Phan Thanh Giản trong các sách giáo khoa, giáo tŕnh để đông đảo đồng bào, nhân dân ta hiểu Phan Thanh Giản hơn và đặt Ông vào đúng vị trí trong lịch sử, trong đời sống văn hóa của nhân dân ta”.

Nhà văn Sơn Nam kể lại, hồi xưa khi đi ngang qua miếu Văn Thánh học tṛ phải cúi đầu chào ông Phan. Nhà văn nói:”Tôi lại vào bên hông miếu Văn Thánh để cúi đầu trước bức ảnh cụ Phan, chớ nào ai vào chánh điện để chào ông Khổng, ông Tăng Sâm Tử Lộ”. Nhà văn đề nghi, “trong chương tŕnh sử học cho học sinh, nên có một bài nói về ông, đủ t́nh đủ lư”. (7)

Theo Tiến sĩ Vơ Xuân Đàn, “Ở Bến Tre, Vĩnh Long và cả Nam Kỳ lục tỉnh hàng trăm năm nay đă lưu truyền những chuyện kể, những truyền thuyết, giai thoại nói lên chí hiếu học, tinh thần yêu nước thương dân, cuộc sống thanh bạch, cần mẫn, liêm khiết, trung thực, khiêm nhường của Phan Thanh Giản và coi ông như một biểu tượng tốt đẹp và là niềm tự hào của quê hương xứ sở”. (6)

Phạm Phú Thứ; Nguyễn Đ́nh Chiểu

Chẳng những vậy, “hầu khắp các tỉnh ở Nam Kỳ không chỉ luôn luôn nhắc nhỡ, nhân dân c̣n lập bàn thờ thờ ông tại một số đ́nh, đền chùa, miếu. Không ít nhà dân đă treo chân dung ông nơi trang trọng để thể hiện t́nh cảm như đối với người thân đáng kính trong thân tộc”. (7.1)

Giới trí thức lúc bấy giờ như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Đ́nh Chiểu, Nguyễn Thông rất thông cảm nỗi ḷng cụ Phan. Bài điếu văn dài 99 câu của Phạm Phú Thứ có những câu như: “Ḷng yêu nước sâu kín của Ngài đối với nước nhà đáng khóc lên được.. Ngài thật là một người học rộng và có phẩm cách hơn người. Có bao nhiêu người hiểu biết t́nh thế thật sư của nước nhà? Khi nghĩ lùi về nguyên nhân của trận giặc này, tôi rất buồn nhớ đến ư chí của Ngài (không được thực hiện). (8)

Cụ Đồ Chiểu, có ng̣i bút “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, đă làm hai bài thơ điếu cụ Phan một bằng chữ nôm, một bằng chữ hán. Cụ chỉ viết thơ điếu cho ba người.Trương Định, Phan Thanh Giản, Phan Ngọc Ṭng. Minh trong sạch trải thờ ba chúa. Không Ông ai che chở dân lành. Hay trong lễ truy điệu nghĩa sĩ tại chợ Đập, làng An Đức, Ba Tri năm 1883, cụ đọc: Ít người được xem tấm bảng phong thần, Phan học sĩ hết ḷng mưu quốc (Phan học sĩ mưu quốc không thành, nhưng tên c̣n ghi trong tấm bảng phong thần). (9)

Cố học giả Vương Hồng Sển, trong cuốn Nửa Đời C̣n Lại, chương “Trở lại, thử t́m hiểu cảnh ngộ quan Phan khi đi sứ sang Pháp”, ông viết, “bấy lâu nay (1990), tôi nghe đầy tai lời trách quan Phan làm cho mất nước và vua Tự Đức đứng đầu tội ấy. Thấp cổ bé miệng, tôi có dại ǵ căi họ duy trong thâm tâm riêng tưởng họ chưa tới mắt cá quan Phan”.

Lợi dụng sự kiện lịch sử

Đánh giá một nhân vật lịch sử ngoài việc dựa vào tính xác thật của các sử liệu, c̣n phải t́m hiểu thái độ của nhân dân đối với nhân vật đó. Bài tổng kết của “Người Anh Cả ” giới sử học Trần Huy Liệu đă lợi dụng các sự kiện lịch sử để phục vụ cho mục tiêu chính tri: phải đập xóa Phan Thanh Giản; biểu tượng của một nhà trí thức, yêu nước, có đầu óc canh tân, đầy ḷng nhân ái. V́ sao? V́ nó trái với chủ trương “dẫu cho phải đốt sạch dăy Trường Sơn” hay “đánh Mỹ cho đến người VN cuối cùng” trong khi tổng tiến công chiếm miền Nam. Theo tôi, đó mới thật là theo “đạo dữ, là bất nhân, là phản bội”.

“Nhà báo” và ”chiến sĩ cách mạng” Trần Huy Liệu có quyền có ư kiến riêng, phê phán, đánh giá nhưng phải dựa vào những sử liệu có thật. Không thể lập luận hồ đồ (sáu chữ trong bài tổng kết). Đúng. Không thể lập luận hồ đô. Phan Thanh Giản có dâng toàn bộ lục tỉnh Nam Kỳ cho giặc không? Không. Hơn nữa, dư luận nhân dân biểu hiện trong tám chữ đề cờ của dân quân Tân An G̣ Công mà thủ lĩnh là Trương Công Định cho đến nay nguồn gốc và xuất xứ vẫn chưa rơ. Người viết sử không thể vin vào một sự kiện chưa rơ và không có cơ sở lư luận để kết tội một nhân vật lich sử.

“Nhà sử học” Trần Huy Liệu đă qua đời nhưng việc làm này không phải đơn độc, tự biên tự diễn; mà có hệ thống, có chỉ đạo. V́ sự công b́nh của lịch sử và là hậu duệ của cụ Phan, người viết bài này đ̣i hỏi các giới chức liên hệ; Viện Sử Học Việt Nam… phải có lời xin lỗi gia đ́nh họ Phan chúng tôi về những cáo giác trong bài nhận định và những lời lẽ trong buổi đập tượng kết tội cụ Phan Thanh Giản trước một số đông người hồi tháng 5/1975 tại trường học mang tên cụ ở Cần Thơ.

Mặt khác, Giáo sư sử học Đaị Học Quốc Gia Hà Nội Phan Huy Lê, Chủ tịch Hôi Khoa học lịch sử VN, có nói rằng kết quả và thái độ của hội thảo chắc sẽ giải tỏa phần nào những mặc cảm bấy lâu đè nặng lên tâm tư của nhiều người kể cả con cháu Phan Thanh Giản (3).

Vâng. Điều này đúng cho những ai đă làm một việc sai trái, tầm bậy: dùng uy quyền và bạo lực đập đổ một danh nhân của đất nước. Riêng chúng tôi chẳng hề có mặc cảm ǵ hết. V́ cụ đă qua nhiềù thử thách của tḥi gian và thời đại. Xin trưng dẫn những lời nói về cụ:

-Thủ nghĩa để thành nhân; Ngài giữ trọn nghĩa vụ ấy (Phạm Phú Thứ);

-Một Học sĩ (Nguyễn Đ́nh Chiểu);

-Cầu cho người được đời đời tiếng thơm (Đồng Khánh);

-Một sự nghiệp hiển hách (Phan văn Hùm);

-Một tấm gương cho cả thế hệ trẻ (thư một phụ huynh hoc sinh ở Cần thơ đề nghị lập tượng cụ Phan ngày 25/2/1966);

-Nhân vật lịch sử của Nam Bộ, của cả nước chứ không phải riệng ǵ Vĩnh Long và Bến Tre (Vơ Văn Kiệt);

-Nhà yêu nước và người báo hiệu cho một nước VN mới (tựa sách của Phan thi Minh Lể).

Biết người mạnh; biết ta yếu

Nhân nh́n lùi về lịch sử vào những năm giữa thế kỷ XIX, thử xem phải chăng xu thế thiết lập hệ thống thuộc địa của Tây Phương là điều tất yếu? Không hẳn. Vào những năm này, thực tế cho thấy lưỡi gươm của Trương Công Định, Nguyễn Tri Phương,Thủ Khoa Huân…và ông vua Tự Đức do dự, bất nhất không thể ngăn chặn được âm mưu xâm lược của thực dân. Riêng Nhật Bản và Thái Lan là hai nước thoát được nhờ họ biết họ yếu; họ nhượng bộ; họ học hỏi.

Nước Việt Nam có ai biết không? Có. Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ…Học giả Vương Hồng Sển trong cuốn Nửa Đời C̣n Lại cho biết cụ Phan đi sứ bên Tây về tâu: bên nước Pháp có thiết kiều, thạch lộ. Các quan trong triều chê: đi xa về nói khoác. Nước ta phú hữu tứ hải c̣n không đủ thép làm gươm mà họ có thép làm cầu. Họ làm ǵ có đá để lót đường v́ trong khi nước ta không đủ đá để mài gươm cho sắc bén.

Trái lại, Nhật bổn sau khi hải cảng Tokyo bị hạm độị Mỹ oanh tạc, họ mở cửa cho nước ngoài vào buôn bán; nhượng bộ những yêu sách của Mỹ để đợi thời. Và chính nhờ vậy, nhờ sự đồng tâm, nhất trí Hoàng Đế Mejii (Minh Trị) đă có thể thực hiện công cuộc hiện đại hóa đất nước ḿnh. Sau gần 44 năm cải cách (1868-1912), Nhật Bổn lên thành một cường quốc hiện đại và hùng mạnh(10).

Thái lan cũng biết rơ nhược điểm của ḿnh. Không đủ khả năng quân sự để đối phó, họ mua chuộc Anh hay Pháp bằng những thỏa hiệp ưu đăi mậu dịch; cải tổ thiên Tây phương rất khôn ngoan và ngoạn mục nhất là chính sách mời các cố vấn Tây Phương đến để giữ cho các đế quốc được hài ḷng (11).

Nước ta có hào kiệt nhưng không có thế và có thời; cọng thêm ảnh hưởng quá sâu xa nền văn minh phong kiến Trung Quốc nên mới ra cơ sự ngày nay.

Bài này được viết nhân tạp chí Thế kỷ 21, ở California (Hoa Kỳ), số tháng 9/04 có chủ đề về Phan Thanh Giản. Chủ bút tạp chí là nhà văn Phạm Xụân Đài, tức Phạm Phú Minh, hậu duệ của Phó Sứ Phạm Phú Thứ, trong sứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp và Tây Ban Nha (1863-1864). Âu đó cũng là một điều hay và may./

Phan Thanh Tâm
Shoreview - 8/04


* Những chữ trong ngoặc kép về ông Trần Huy Liệu là những chữ của Viện Sử Học VN; 1- về sự nghiệp & vai tṛ lịch sử của PTG cua gs Văn Tạo;
2-quần chúng cảm thông để l/s đỡ phần nghiêm khắc của Vũ Ngọc Khánh;
2.1- Nghị Quyết Đại Hội đảng kỳ III;
3-PTG con người sự nghiệp,và bi kịch l/s của Phan Huy Lê;
4-Chợ Đêm Quê Tôi của Nguyễn Văn Trấn;
5-nhân cách lớn của Hoàng Lăi Giang;
6-Hăy trả về cho TS Phan Thanh Giản những giá trị và những hạn chế đích thực của TS Vơ Xuân Đàn;
7.1-Ông PTG đă dám nghĩ, dám làm và dám chịu của Nguyễn Hữu Hiệp;
7-Ban đọc & toa soan XưA&Nay số 146;
8-PTG và nỗi đau 100 năm của Hoàng Lại Giang;
9-Nguyễn Đ́nh Chiểu hiểu Biết về PTG của Nguyen văn Châu;
10-bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuốc địa Pháp ở VN (1858-1897) của Nguyễn xuân Thọ;
11-Vương quyền Thái Lan đài BBC;
(1, 2, 3, 5, 6, 7.1, 9, là những ư kiến phổ biến trong các cuốc hội thảo vê PTG).
User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post
BenTreHome
post Jan 25 2014, 11:41 PM
Gửi vào: #7


Advanced Member
***

Nhóm: Tech_Member
Bài viết đã gửi: 1,700
Tham gia: 21-November 07
Thành viên thứ: 622





Đại Thần Phan Thanh Giản: Phục hồi danh dự và bảo tồn các di tích văn hoá lịch sử

Tiến sĩ Huỳnh Long Vân 2009





Đại Thần Phan Thanh Giản
Sau ngày 30/04/1975, ở miền Nam Việt Nam có 3 ngôi trường trung học nỗi tiếng bị mất tên. Đó là trường trung học Pétrus Kư, Nữ Trung học Gia Long ở Sài G̣n và trường trung học Phan Thanh Giản ở Cần Thơ. Lư do các trường này bị đổi tên v́ nhà cầm quyền (Không dùng từ này) Việt Nam ((Không dùng từ này)) xếp vua Gia Long, đại thần Phan Thanh Giản và nhà bác ngữ học Pétrus Trương Vĩnh Kư vào hạng những tội đồ của lịch sử.

Riêng đối với cụ Phan Thanh Giản, nhà cầm quyền (Không dùng từ này) kết án Ông là “kẻ hèn nhát dâng thành cho giặc, tên bán nước”.

1. Bản án lịch sử bất công

Trong bài tham luận “Chén đắng rượu xuân thu: Bi kịch Phan Thanh Giản” Nhà nghiên cứu sử học Cao Tự Thanh có nhận xét: Ông Phan Thanh Giản là một nhân vật lịch sử có số phận khác thường, đă chết đến 4 lần (1).

Lần thứ nhứt, Ông uống thuốc độc tự tử, sau khi 3 tỉnh miền Tây mất vào tay giặc Pháp.
Lần thứ hai, Ông bị giặc Pháp ám sát, đâm sau lưng bằng những lời lẽ khen Ông đă sáng suốt không chống lại Pháp.
Lần thứ ba, mặc dù đă tự xử bằng chén thuốc độc, nhưng Ông vẫn bị triều đ́nh Tự Đức bức tử với bản án “truy đoạt tất cả chức hàm, đục tên trong bia Tiến sĩ, giữ măi cái án trảm giam hậu” (2) .
Lần thứ tư, khi nhà cầm quyền Bắc Việt quyết định dùng vũ lực để giải quyết t́nh trạng đất nước Việt Nam bị chia đôi, th́ nền sử học miền Bắc từ bỏ chức năng thiêng liêng: tôn trọng, ǵn giữ cùng phát huy những giá trị trung thực của lịch sử, để đi vào con đường phục vụ chính trị đương thời và xử tử ông Phan Thanh Giản, gây ra một công án đau ḷng.
Thật thế, hơn 40 năm trước vào thời gian 1962-1963, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, cơ quan ngôn luận của Viện Sử học miền Bắc, có tổ chức một loạt các cuộc hội thảo khá sôi nổi chung quanh việc đánh giá một số triều đại và một số nhân vật lịch sử Việt Nam. Công việc được chuẩn bị cho các cuộc thảo luận này đă được tiến hành rất bài bản. Trong số các nhân vật lịch sử VN được tập trung thảo luận để đánh giá, có Ông Phan Thanh Giản. Nhưng riêng đối với Cụ Phan, th́ kết thúc cuộc hội thảo cũng chẳng khác ǵ kết thúc một phiên toà lịch sử, mà ở đó, ông phải nhận một bản án nghiêm khắc, với những tội danh khó ḷng dung thứ được (3).

Ở cuộc thảo luận này, chỉ có hai nhà nghiên cứu Đăng Huy Vận và Chương Thâu, là những người đă cố gắng đặt Ông Phan Thanh Giản trong mối quan hệ chặt chẻ và phức tạp với triều đ́nh Huế để đánh giá và đồng thời đă b́nh tỉnh ghi nhận chút ḷng ưu dân ái quốc của cụ Phan Thanh Giản. Đối với việc này, Ông Trần Huy Liệu, Viện Trưởng Viện Sử học, cho biết: “Điều đáng lưu ư là: Trong quá tŕnh thảo luận, hai bạn Chương Thâu và Đặng Huy Vận trong chỗ không ngờ đă trở nên đối tượng cho một loạt súng bắn vào, chỉ v́ hai bạn c̣n có chỗ chưa dứt khóat về t́nh cảm với họ Phan” (3).

Và Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 55, tháng 10/1963, công bố bài kết luận của Ông Trần Huy Liệu, dưới tiêu đề: “Chúng ta đă nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản”. Quan điểm chung của bài kết luận là lên án cụ Phan Thanh Giản: “Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của tổ quốc và dân tộc”, là phạm tội “ dâng thành hiến đất cho giặc” và từ đó phủ nhận tất cả tư đức của ông như “đức tính liêm khiết”, ”ḷng yêu nước, thương dân”....và bài báo kết luận: v́ “công đức đă bại hoại th́ tư đức c̣n ǵ đáng kể” (4).

Đây là bản án tử h́nh lần thứ tư dành cho Ông Phan Thanh Giản, kẻ đầu hàng giặc hôm qua, cũng sẽ là bản án dành cho mọi hành động khuất phục trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược hôm nay: năm 1867 là Pháp, và năm 1963 là Mỹ và Đồng minh (1) .

Từ sau bài tổng kết quyết liệt đó, nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản kể như được an bài trong sổ b́a đen, để sau ngày 30/04/1975 trước hết đường Phan Thanh Giản ở Sài G̣n đổi thành đường Điện Biên Phủ, và ở một số nơi có những đề nghị xoá bỏ hay hạn chế việc duy tŕ và tu tạo những di tích lich sử về cụ Phan. Tượng cụ Phan trong Văn Thánh Miếu ở Vĩnh Long bị bắn xuyên tim, tượng toàn thân đúc bằng đồng tại trung tâm công trường An Hội, Thị xă Bến Tre bị kéo sập, mộ của Cụ ở xă Bảo Thạnh bi bỏ hoang và sau cùng là trường Trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ bị mất tên với bức tượng cụ Phan đội mũ cánh chuồn giữa sân trường bị đập gẫy cổ.

.............Tháng năm, tháng bắt đầu của mùa nghỉ hè, nhưng bây giờ tháng năm 1975, không c̣n là những bài lưu bút ngày xanh, những bịn rịn lưu luyến trong ngày chia tay nữa, mà là lệ đổ và nỗi câm lặng khủng khiếp......Một ngày (của tháng 5 năm 1975), h́nh như buổi xế trưa th́ phải, chúng tôi được lệnh tập trung tại sân cờ. Đây là lần đầu tiên, chúng tôi được lệnh tập trung. Có biến cố ǵ không. Có thay đổi ǵ trong chính sách không. Không ai có thể biết được. Rồi một viên thượng úy đứng trên bậc thềm xi măng dưới cột cờ, cầm giấy đọc. Y đọc ǵ. Không. Y kết tội. Lần này không phải buộc tội chúng tôi, ngụy quân, ngụy quyền, phản động, tay sai. Mà y kết tội cụ Phan Thanh Giản. Y không kêu là cụ, là ông, mà từ đầu bài đến cuối bài là chữ "tên". Tên bán nước. Tên đầu hàng. Tên có tội đối với nhân dân. Tên tự tử v́ hèn nhát. Tên tiêu cực. Tôi không thể nhớ nổi bao nhiêu chữ «tên» mà y dùng. Sau đó là hai tay cảnh vệ dùng búa đập tượng. Đập cuồng điên. Những mảnh xi măng văng ra tơi tả. Những tiếng búa khô thốc. Nhưng họ không phá hết. Họ vẫn c̣n chừa lại tấm thân bị thương tích bên chiếc đầu găy ĺa khỏi cổ.

Thưa cụ. Pho tượng không có đau. Nhưng ḷng con cháu đau. Cụ đă bay lên một cơi nào rồi, viễn du ở một tận cùng vô định rồi. Nhưng cháu con của cụ th́ đau lắm. Những nhát búa như mang theo những vết cứa lên buồng tim.

Có lẽ chúng tôi bây giờ mang tâm trạng của đứa con bị buộc phải nh́n cảnh người thân bị hành xử ngoài công cộng. Nhưng c̣n hơn thế nữa. Bởi v́ nơi đây, không phải là thân nhân, nhưng là di sản, là lịch sử, là niềm tự hào. Kể từ nay, con cháu chúng tôi sẽ không c̣n được đọc trên trang sách sử về một người sĩ phu bất khuất, chọn cái chết để cứu người, và để giữ cái tiết tháo của kẽ sĩ như cụ Phan nữa (5).

2. Phục hồi danh dự cụ Phan Thanh Giản

Bản án năm 1963 Nhà cầm quyền Bắc Việt dành cho cụ Phan là một bất công lịch sử v́ ngay lúc ấy, bên cạnh thái độ lên án, cũng có những ư kiến muốn đánh giá Ông một cách toàn diện, khách quan hơn và phải ghi nhận những phẫm giá, nhân cách của Ông một cách thỏa đáng hơn.

Ngay sau khi cuộc thảo luận 1963 kết thúc với kết luận lên án và phê phán nặng nề như thế, GS Ca Văn Thỉnh, Giám Đốc Thư viện Quốc gia Hà Nội, với tư cách là một người con của Bến Tre, của Nam kỳ Lục tỉnh tỏ thái độ băn khoăn và không đồng ư (6). Ở những năm sau thời điểm 1975, người dân và ngay cả các giới chức cầm quyền của các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long cũng bày tỏ mong mỏi và đ̣i hỏi các nhà sử học và công luận làm sáng tỏ hơn thân thế và sự nghiệp của Ông Phan Thanh Giản với tất cả những ǵ Ông để lại cho lịch sử và trong ḷng dân, những thành công và thất bại, mặt tích cực và hạn chế cùng những trăn trở và uẩn khúc của đời Ông. Những thay đổi về tư duy kinh tế vào năm 1986 dần dần được mở rộng sang lănh vực khoa học xă hội và nhân văn, tạo điều kiện thuận lợi để nhiều nhà sử học đánh giá lại cụ Phan Thanh Giản một cách khách quan và đầy đủ hơn.

Đó là những lư do đưa đến cuộc Hội thảo Khoa học Lịch sử thảo luận về Cụ Phan Thanh Giản tổ chức tại Vĩnh Long vào tháng 11/1994. Thành phần tham dự gồm lănh đạo các cơ quan chức năng của hai tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trung tâm Khoa học Xă hội & Nhân văn Quốc Gia, Hội Khoa học Lịch sử VN và Ban Khoa học Xă hội, Sài G̣n. Cuộc Hội thảo đă tập trung làm sáng tỏ những vấn đề trong giai đoạn cuối đời cũng như xem xét và đánh giá con người và sự nghiệp cụ Phan Thanh Giản trong giai đoạn thiếu thời lo ăn học từ 1796 đến khi đổ Tiến sĩ năm 1826 và giai đoạn làm quan phụng sự ba triều Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức từ năm 1826 đến năm 1862 (6).

Kết quả cuộc hội thảo này, là nhận rơ những mặt hạn chế và bế tắc của cụ Phan Thanh Giản: chỉ ra trách nhiệm của cụ Phan Thanh Giản trong trách nhiệm chủ yếu thuộc về vua Tự Đức và Triều Nguyễn, nhưng tất cả đều đồng ư không thể quy kết cho ông cái tội “bán nước” hay “phản bội tổ quốc và đồng thời trân trọng ghi nhận những cống hiến tích cực của ông trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp, đánh giá cao nhân cách và phẫm chất cao quư của ông (6) .

Cuộc hội thảo năm 1994 đánh dấu một bước mới trong nhận thức và đánh giá về cụ Phan, được xem như một nỗ lực phục hồi danh dự cụ Phan trong dè dặt v́ đồng thời cũng mở ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu như: đâu là sự thật về câu nói truyền miệng “Phan Lâm măi quốc, triều đ́nh khí dân”(6), hoặc hài kịch kêu gọi đầu hàng của ông Phan Thanh Giản với lời: “Ta đă biên thư cho tất cả các quan và tất cả chỉ huy quân sự là phải bẻ găy giáo mác và trao lại thành lủy mà không giao chiến”(7) và những tư liệu của Pháp miêu tả như cụ Phan Thanh Giản đă đầu hàng trao thành cho giặc (8).

.............Nếu sau ngày 30/04/1975 có người hốt hoảng, sợ liên lụy đến Ông Phan Thanh Giản và đem cất dấu đồ đạt phụng thờ Ông th́ cũng có người can đảm như Ông Nguyễn Sinh Trung, người làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một cán bộ CS nghỉ hưu, cư ngụ ở số 15/5A đường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu, vào ngày 6 tháng 3 năm 1994 viết thư gởi Bộ Chánh Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng (Không dùng từ này), Chủ Tịch Nhà Nước và Quốc Hội nước CHXHCNVN đề nghị xem xét lai cho thấu t́nh đạt lư về hai nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Kư. Ông c̣n cho biết thêm lư do thư không gởi cho Thủ Tướng v́ trước đó vào ngày 14/03/1993 ông đă viết một lá thư đến Ông Phạm Văn Đồng kiến nghị về cùng vấn đề mà không được phúc đáp. Bức thư của ông Nguyển Sinh Trung đến tay GS Văn Tạo, Viện Trưởng Viện Sử học năm 1997 và sau cùng vào năm 2000 đến tay cựu Thủ Tướng Vơ Văn Kiệt. Vốn là người hết ḷng ái mộ cụ Phan, Ông Vơ Văn Kiệt đă bỏ ra 3 năm để đọc tất cả các tài liệu về cụ Phan và đến ngày 15/07/2003 viết thư cho Ông Dương Trung Quốc, Tổng Thư Kư Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam để nghị các nhà sử học làm sáng tỏ vấn đề cụ Phan Thanh Giản (9).

Đây là giọt nước làm tràn ly

Vào ngày 16 tháng 8 năm 2003, Hội Khoa học Lịch sử VN, dưới sự chủ tọa của GS Chủ tịch Phan Huy Lê, tổ chức buổi Tọa đàm: ” Thế kỷ XXI nh́n về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản” ở Sở Bảo Tàng, Sài G̣n với mục đích, lần sau cùng làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề cụ Phan Thanh Giản. Buổi Tọa đàm được sự hiện diện đông đảo của hơn một trăm nhà sử học, nhà nghiên cứu, nhà chánh trị, nhân sĩ đến từ Hà Nội, Sài G̣n từ các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Bà Rịa-Vũng Tàu, Huế, Quảng Nam ....(10) và đặc biệt có sự tham dự của nhà sử học TS Phan Thị Minh Lễ đến từ Paris, với những tư liệu mới nhứt về việc Pháp âm mưu chiếm 3 tỉnh miền Tây (11).

Và trong buổi Tọa đàm này với nhiều bài tham luận xử dụng những tư liệu cụ thể của triều đ́nh Huế như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện và nhứt là Châu bản triều Nguyễn để so sánh và chỉ ra tính thiếu trung thực của một số tư liệu của quan chức Pháp như De La Grandière, Paul Vial, E. Luro....miêu tả cụ Phan Thanh Giản đă đầu hàng trao thành Vĩnh Long cho Pháp (7,8) rồi viết thư bắt các thành An Giang Hà Tiên cũng phải nộp nốt cho Pháp. Nhiều tác giả đă cố gắng khai thác thêm những sử liệu trong các di tích lịch sử, văn học dân gian và trong các tác phẩm Lương Khê thi thảo, Lương Khê văn thảo của cụ Phan Thanh Giản (12,13).

Các bài tham luận và phát biểu tại buổi hội thảo về gần như mọi khía cạnh của cuộc sống và sự nghiệp của cụ Phan. Trước hết là về nhân cách, hầu như mọi người đều nhất trí với nhận định Ông là quan thanh liêm vào hàng số một của triều Nguyễn, có ḷng thương dân vào loại hiếm, cương trực ngay cả đối với vua, hiếu để với bậc sinh thành, với thầy, với ân nhân....(6).

* Một thành viên khác cho biết: “Tại Quảng Nam, Cụ Phan Thanh Giản được người dân xem như một nhân vật huyền thoại, nhất là khi ông qua đời một cách hùng tráng và bi thảm hết ḷng v́ dân v́ nước”(14).

* Trong bài tham luận: “Phan Thanh Giản- Một nho sĩ có nhân cách”, tác giả Minh Chi trong phần kết luận đă phát biểu như sau: Thật thà mà nói, từ đất nước Việt Nam một thời vang bóng ra ngơ gặp anh hùng, nhưng hiện tại tệ nạn xă hội tràn lan, tham nhũng trở thành một quốc nạn, đạo đức cán bộ không phải xuống cấp mà là xuống dốc, tôi rất thẹn thùng ngồi đây mà bàn về nhân cách của Ông Phan Thanh Giản (15).

* Sau cùng, Ông Vơ Văn Kiệt, phát biểu như sau: Hai cuộc hội thảo tôi dự đă làm cho tôi hiểu rơ hơn, sâu sắc hơn nhân vật này; Phan Thanh Giản có cách yêu nước của Phan Thanh Giản, Trương Định có cách yêu nước của Trương Định và tôi khẳng định Phan Thanh Giản là người yêu nước (16).

Tổng kết buổi Toạ đàm GS Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học khẳng định: “Cụ Phan Thanh Giản là một nhà yêu nước, thương dân, trọng dân muốn bảo vệ quyền lợi dân tộc bằng cách gắn quyền lợi đó với ư thức thương dân, tinh thần “ dựng nước” trong điều kiện mới và với ḷng mong muốn canh tân đất nước. Công lao xây dựng đất nước và đức liêm chính của cụ Phan, trong điều kiện lịch sử lúc đó thật đáng ca ngợi, phải đánh giá là xuất sắc. Những hoạt động dựng nước của cụ trước khi cụ qua đời gắn liền với những di chúc của Cụ cho con cháu và cho hậu thế sau khi qua đời đă biểu hiện rỏ: Cụ là một trong những nhà yêu nước đầu tiên có xu hướng canh tân xứ sở. Sự quyên sinh của Cụ trong điều kiện và hoàn cảnh đó là đáng được ca ngợi, bởi nó biểu lộ rơ phẩm chất của một người suốt đời tận tụy với dân với nước, nhận trách nhiệm không bảo vệ được lănh thổ, không ham danh ham lợi, không tham sống sợ chết, đă tự nguyện quyên sinh (17).

Kết án cụ Phan bán nước là biến cố lịch sử gây xúc động không nhỏ đối với những ai biết yêu lẽ phải, tính trung thực của lịch sử và ḷng tôn kính tiền nhân. Những phê phán đánh giá sai lầm này bắt nguồn từ:

* Thập niên 60, một số nhà sử học miền Bắc, trong vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đă phạm những sai lầm của chủ nghĩa giáo điều, máy móc, từ đó phủ nhận tất cả tư đức của cụ Phan như “đức tính liêm khiết”, “ḷng yêu nước”,“ thương dân”, kết án Ông là người bán nước, dâng thành cho giặc Pháp.

* Sự qui kết không có căn cứ, quá nặng nề trên, vừa không đúng với hành động và động cơ của ông Phan Thanh Giản, vừa trái với tấm ḷng ngưỡng mộ và kính mến mà xưa nay nhân dân, quê hương vẫn dành cho ông. Dưới sự thúc đẩy của đa số người dân miền Nam, một số nhà sử học chánh thống đă đánh giá và trả lại cho Cụ những giá trị đích thật về cuộc đời, sự nghiệp và ḷng yêu nước thương dân của ông.

V́ lịch sử là một bộ môn đ̣i hỏi tính chính xác khoa học nên chúng ta ước mong những nhà sử học VN trong hiện tại và ở tương lai, đặt lương tâm chức nghiệp lên trên mọi sức ép của các thể chế đương quyền, để bảo đảm tính trung thực của lịch sử, và trong bế tắc hăy dùng ḷng dân làm thước đo phẩm cách và nấc thang giá trị của các nhân vật lịch sử.

3. Trùng tu và tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử

Kết quả cuộc hội thảo 1994 và Toạ đàm 2003 đánh dấu một chặn đường dài trong nhận thức và đánh giá về cụ Phan với những biến thiên của lịch sử đất nước và chân dung Phan học sĩ đang dần trở lại trong cái nh́n kính trọng của dân tộc, đặc biệt đối với người dân miền Nam như nhà thơ ái quốc Nguyễn Đ́nh Chiểu ngày xưa đă từng công bằng b́nh phẩm:

Minh sinh chín chữ ḷng son tạc
Trời đất từ đây mặc gió thu.

Ngày 20/01/2008 Viện Sử học nước CHXHCNVN ra Văn Thư công nhận cụ Phan Thanh Giản là người yêu nước, thương dân, thanh liêm, cương trực, đă đóng góp cho xứ sở và dân tộc trên nhiều lănh vực khác nhau bao gồm chánh trị, ngoại giao, văn học..... xứng đáng được lịch sử tôn vinh. Lănh đạo của các Tỉnh, Thành ở miền Nam tỏ ra rất đồng t́nh với ư kiến của giới sử học. Điển h́nh là lần lượt các di tích văn hoá liên quan đến cụ Phan được trùng tu và tôn tạo:

* Tượng Đại học sĩ được an vị ở Văn Thánh Miếu, Vĩnh Long vào ngày 5/08/2008 (18).

* Bến Tre có ngôi trường trung học phổ thông Phan Thanh Giản Ba Tri từ đầu niên học 2008-2009 (19) và nơi đây, lễ khánh tượng Cụ Phan được tổ chức vào ngày 18/04/2009 (20) .

* Ngày 21/05/2009, TP Cần Thơ tổ chức buổi Toạ đàm thảo luận về phương án trùng tu trường Châu Văn Liêm và hoàn lại tên Phan Thanh Gản. Trong phiên họp, các giới chức tham dự, đa số là các cán bộ lănh đạo đảng, ủng hộ hoàn trả danh xưng Phan Thanh Giản và giữ nguyên nét kiến trúc hiện nay của ngôi trường (19).

Phát biểu của các giới chức hữu quyền của TP Cần Thơ, sau buổi Tọa đàm:

“TRẢ LẠI CHO CỤ NGÔI TRƯỜNG V̀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHAN THANH GIẢN LÀ NƠI ĐÀO TẠO RẤT NHIỀU NHÂN TÀI PHỤC VỤ XỨ SỞ VÀ DÂN TỘC, TRONG ĐÓ CÓ CÁC ÔNG CHÂU VĂN LIÊM, LƯU HỮU PHƯỚC VÀ SƠN NAM” là một khích lệ lớn lao dành cho những ai, trong nhiều năm qua, đă dấn thân nhằm chu toàn một nhiệm vụ vô cùng khó khăn với ước vọng được nh́n thấy

“TRƯỜNG TRUNG HỌC PHAN THANH GIẢN là NGÔI TRƯỜNG CỦA MỌI THẾ HỆ CỦA CON DÂN & XỨ SỞ CẦN THƠ”.


Tài liệu tham khảo

Cao Tự Thanh: Chén đáng rượu xuân thu - Bi kịch Phan Thanh Giản. Tạp chí Xưa & Nay sốtháng 12/2003.
Đại Nam thực lục, tr.31, Hà Nội, 1974, tr. 296.
Nguyễn Khắc Thuần: Trở lại vấn đề Phan Thanh Giản. Thế kỷ XXI nh́n về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, tr.185-190.
Trần Huy Liệu: Chúng ta đă nhất trí về việc nhân định Phan Thanh Giản. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 55, tháng 10/1963, tr. 18-19.
Trần Hoài Thư: Về một ngôi trường. Tạp chí Thế kỷ 21 số 185, tr.95-96, tháng 9/2004.
Phan Huy Lê: Phan Thanh Giản (1796-1867): Con người, sự nghiệp và bi kịch cuộc đời. Tạp chí Xưa&Nay số tháng 8/2000.
Paul Brando: Recits et Nouvelles, Paris 1897, dẫn theo Trương Bá Cẩn, Phan Thanh Giản với việc mất 6 tỉnh Nam bộ vào tay thực dân Pháp. Tham luậm số 7.
Octave Fore: Les regions inconnues: chase, pêche, aventure et découverts dans L’Extrême Orient. Paris 1870, dẫn theo Tham luận số 7.
Nguyễn Hạnh: Câu chuyện Vơ Văn Kiệt với “Đại học sĩ” Phan Thanh Giản. Dấu ấn Vơ Văn Kiệt, tr. 265-267, tháng 08/2008. Nhà xuất bản Văn hoá Sài G̣n.
Nguyễn Nghị: Thế kỷ XXI nh́n về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. Thời báo Kinh Tế Sài G̣n, số 35-2003.
Phan Thị Minh Lễ et Pierre Ph. Chanfreau: Phan Thanh Giản patriote et precurseur du Vietnam moderne. L’ Hartmattan 2002.
Chương Thâu: Giới thiệu Di cảo Phan Thanh Giản: Lương Khê thi văn thảo. Thế kỷ XXI nh́n về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, tr.85-97.
Việt Chung: Lương Khê Phan Thanh Giản với văn học Nam Bộ. Thế kỷ XXI nh́n về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, tr.203-213.
Nguyễn Văn Xuân: Phan Thanh Giản và Quảng Nam. Thế kỷ XXI nh́n về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, tr.125-132.
Minh Chi: Phan Thanh Giản: Một nho sĩ nhân cách. Thế kỷ XXI nh́n về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, tr.133-138.
Vơ Văn Kiệt: Những suy nghĩ sau hai cuộc hội nghị về nhân vật Phan Thanh Giản. Tạp chí Xưa & Nay số tháng 9/2003.
Văn Tạo: Sự nghiệp và vai tṛ lịch sử của Phan Thanh Giản. Thế kỷ XXI nh́n về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, tr.23-36.
An vị tượng Phan Thanh Giản tại Khu Văn Thánh Miếu Vĩnh Long. Việt Báo 06/08/2008.
Huỳnh Long Vân: Phan Thanh Giản Cần Thơ: Con đường tôi đi. Đặc san Cần Thơ số 3 tháng 8/2009.
Lễ an vị tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản tại trường THPT .

User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post
BenTreHome
post Jan 26 2014, 12:05 AM
Gửi vào: #8


Advanced Member
***

Nhóm: Tech_Member
Bài viết đã gửi: 1,700
Tham gia: 21-November 07
Thành viên thứ: 622





Phan Thanh Giản

(1796 -1867)



Phan Thanh Giản tự Tịnh Bá hay Đạm Như, hiệu Lương Khê, biệt hiệu Mai Xuyên sinh năm 1796 tại làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh B́nh, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh nay là làng Bảo Thạnh quận Ba Tri tỉnh Kiến Ḥa.

Thân phụ ông là Phan Thanh Ngạn hiệu Mai Dă, năm lên bảy, mẹ ông mất, cha ông cưới bà Trần Thị Dưỡng, bà là một bậc hiền mẫu nên lo cho ông học với nhà sư Nguyễn Văn Noa ở làng Phú Ngăi. Cha ông v́ tính cương trực nên bị quan trên hăm hại, bị giam trong ngục ba năm rồi sau lại bị khép tội và kết án thêm một năm tù. Lúc ấy ông được hai mươi tuổi, trong khi cha bị tù, ông lên Vĩnh Long lo việc phụng dưỡng cho cha, thấy ông hiếu thảo nên Hiệp Trấn Lương cảm thương, khi cha ông măn tù, cha ông trở về quê nhà c̣n ông th́ được Hiệp Trấn Lương khuyên ở lại Vĩnh Long cấp cho sách vở đi học.

Năm Ất Đậu 1825, thi Hương tại trường Gia Định, ông đỗ Cử nhân. Năm Bính Tuất 1826, tại kinh đô Huế dự thi Hội ông đỗ Tiến sĩ, ông là vị tiến sĩ đầu tiên của miền Nam, khi đi thi Hội ông đă làm tập Du kinh.

Sau khi thi đỗ, ông lập gia đ́nh với bà Nguyễn Thị Mỹ người làng Mỹ Lộc, huyện Phước Lộc, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là Cần Giuộc).
Tháng 8 năm ấy ông được triệu ra Huế làm Hàn Lâm viện biên tu. Thi văn ông c̣n để lại bài thơ “Kư nội”, có lẽ ông sáng tác trong lúc này :

Từ thuở vương se mối chỉ hồng,
T́nh này ghi tạc có non song.
Đường mây cười kẻ ham dong ruổi,
Trướng liễu thương ai chịu lạnh lùng.
Ơn nước nợ trai đành nỗi bận,
Cha già, nhà khó cậy nhau cùng.
Mấy lời dặn nhủ khi lâm biệt,
Rằng nhớ, rằng quên ḷng hỡi ḷng?

Năm 1827, bà Nguyễn Thị Mỹ hạ sinh một gái, nhưng không thọ mà sau đó bà cũng qua đời. Năm sau khi lănh chức Tham hiệp tỉnh Quảng B́nh, ông cưới con gái của Án sát trí sĩ Trần Công Án là bà Trần Thị Hoạch ở làng Đơn Duệ, huyện Minh Linh, tỉnh Quảng Trị. Sau khi cưới xong, ông nhờ vợ vào Nam nuôi dưỡng cha già.

Dưới triều Minh Mạng

Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), Phan Thanh Giản được cử làm Hiệp Trấn Quảng Nam, trong tỉnh có giặc do tên Cao Gồng cầm đầu, chúng quấy phá nên Phan Thanh Giản cầm quân đi dẹp, nhưng thua trận nên vua cách hết chức tước và bắt làm lính tiền quân, tuân lệnh vua, mỗi khi ra trận ông lại đi đầu chẳng quảng sinh tử. Khi dẹp giặc yên, ông được cử đi công cán ở Singapour.

Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), ông được cử làm Phó sứ (đi sứ nhà Thanh), khi đi ngang qua ải Đồng Quan ông có thơ vịnh :

Buổi sứ tŕnh đêm mưa ngày tuyết,
Bạn cố tri mảnh nguyệt quan san.
Rạng ngày đến cửa Đồng Quan,
Tiếng xưa thập khứ nhứt hoàn là đây.

Trong thời gian đi sứ, ông có sáng tác một số thi văn làm thành tập Kim đài thi tập. Tháng 3 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), sứ bộ trở về vua thăng chức Đại lư Tự khanh (chánh tam phẩm), kiêm H́nh bộ sự vụ, sung Cơ mật viện đại thần.

Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), sau khi Trường Minh Giảng lập công chúa Ang-Mey (con vua Nặc Ông Chân vừa mới mất) lên làm quận chúa và đổi tên Chân Lạp là trấn Tây Thành, vua sai Phan Thanh Giản đi kinh lược, lúc đi ông có gửi thư cho Phan Thanh Ngạn lên Vĩnh Long chờ lúc ông làm xong nhiệm vụ, trên đường về kinh có dịp thăm cha, chớ ông không nghĩ đến việc về quê thăm cha và vợ sợ bê trễ quốc sự, chứng tỏ ông là người trung hiếu vẹn toàn. Sau khi về kinh, ông lại lănh chức Quảng Nam Bố chánh và quyền lănh chức Tuần phủ.

Tháng giêng năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vua thấy trong nước yên ổn nên muốn viếng thăm tỉnh Quảng Nam, Phan Thanh Giản dâng sớ tâu “Được nghe trong mùa hạ, nhà vua sẽ tuần hạnh Quảng Nam, hạt dân thảy đều mừng rỡ, nhưng năm này trời hạn, dân đói, lại thêm tháng tư, tháng năm là lúc làm mùa, xin nhà vua tạm đ́nh việc ấy....” Vua không được hài ḷng về việc này, bèn sai Ngự Sử Vơ Duy Tân đi kinh lược. Vơ Duy Tân về tâu lại là nhân dân mong vua ngự đến mà trong tỉnh th́ việc chánh trị trễ năi, c̣n quan lại th́ làm điều nhũng tệ, vua Minh Mạng tin lời nên giáng Phan Thanh Giản làm Lục phẩm thuộc viên cũng tại Quảng Nam, công việc của ông lúc ấy là quét dọn bàn ghế ở công đường. Giữ việc giấy tờ để các quan sai phái, vài tháng sau Phan Thanh Giản lại được cất nhắc lên chức Nội các thừa chỉ, sau lại thăng Hộ bộ lang trung, giữ chức Biện lư trong Bộ hộ rồi làm Lễ bộ lang trung.

Năm Minh Mạng thứ 18 (1837), v́ người trong Quang Lộc tự làm không đúng lễ nên ông bị giáng hai cấp. Sau ông lại thăng Hộ bộ lang trung và được phái làm Thừa thiên đường Phó chủ khảo, cùng năm này ông được thăng Hộ bộ Hữu thị lang, sung Cơ mật viện đại thần, rồi phụng chỉ làm bộ Minh Mạng chánh yếu.

Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), có sớ thuộc về Hộ bộ, sau khi vua phê xong, nhằm ngày ông thị sự mà không đóng ấn vào tờ châu phê ấy, nên vua giáng ông xuống làm Lang trung biện lư bộ vụ, sai vào vùng “Chiên đàn nguyên” (chổ Cao Gồng làm loạn khi trước) thuộc tỉnh Quảng Nam trông coi việc khai mỏ vàng, sau ra Thái Nguyên trông coi việc khai mỏ bạc.

Năm Minh Mạng thứ 20 (1839), vua đ̣i Phan Thanh Giản về làm thông chánh Phó sứ (Thuộc ty thông chánh sứ, chuyên coi về việc các tỉnh có biểu chương hoặc công văn chuyển về kinh th́ Ty này chuyển lại cho các bộ. Trước thuộc bộ binh trông coi, từ năm 1834 mới đặt thành một Ty)
Năm Minh Mạng thứ 21 (1840), khi làm Thừa Thiên trường phó chủ khảo, có sĩ tử Mai Trước Ṭng làm bài phú trùng vận mà ông không kiểm soát kỹ, nên bị vua giáng một cấp.

Dưới triều Thiệu Trị

Dưới triều Thiệu Trị (1841-1847), năm đầu ông được thăng Binh bộ hữu tham tri sung cơ mật viện, được cử làm Hà Nội trường chánh chủ khảo.
Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), Phan Thanh Ngạn tạ thế, vua có ban vàng bạc cho ông về Tống táng, sau khi măn hạn ông phải trở về kinh, có lẽ lúc từ giă Phan Thanh Nhơn bịnh rịn nên ông có làm bài thơ tứ tuyệt :

Thương vua mến chúa phải ra đi,
Bịnh rịn làm chi thói nữ nhi.
Muôn dặm trường an mau trở lại,
Vào chầu bệ ngọc hở (?) ḷng suy.

Năm Thiệu Tri thứ 4 (1844), ông được thăng Tả phó Đô ngự sử, năm 1846 thự H́nh bộ Thượng thư, sau đổi làm Thự lễ Bộ thượng thư. Năm Thiệu trị thứ 7 (1847), là năm Đại kế (xét công cán các quan trong triều) vua Thiệu Trị có ra chỉ dụ ban khen Phan Thanh Giản là có công khó nhọc lo lắng việc biên thùy giữ ǵn nơi kinh nội đâu đó đều xong. Nên sau đó ông được thăng H́nh bộ Thượng thư. Suốt triều vua Thiệu Trị ông đều luôn luôn được sung Cơ mật viện.

Dưới triều Tự Đức

Đến Tự Đức nguyên niên (1848), Phan Thanh Giản được bổ qua Lại bộ Thượng thư sung Cơ mật việc đại thần, được bổ làm Hội thí trường chủ khảo và lănh chức Kinh diên giảng quan để đọc sách, cắt nghĩa cho vua nghe.

Năm 1850, Phan Thanh Giản lănh chức Tả Kỳ kinh lược đại sứ lănh B́nh phủ Tổng đốc và kiêm cả Thuận khánh đạo.

Năm 1851, Phan thanh Giản được bổ làm Nam kỳ kinh lược phó sứ, đến năm 1853, ông được triệu về kinh thăng Hiệp biện đại học sĩ (Ṭng nhất phẩm) lănh Binh bộ Thượng thư và lănh làm bộ Khâm định việt sử thông giám cương mục.

Năm 1862, ông được cử làm Nghị ḥa chánh sứ toàn quyền đại thần để thương nghị với Pháp ở Gia Định, rồi ông phải kư ḥa ước Nhâm Tuất với Đề đốc Bonard (Pháp) và Đại tá Palanca (Y-pha-nho). Sau khi kư ḥa ước ông và Phó sứ Lâm Duy Hiệp bị triều đ́nh quở trách và xuống án cách lưu, Phan Thanh Giản làm Tổng đốc Vĩnh Long, c̣n Lâm Duy Tiếp làm Tuần phủ Khánh Thuận.

Năm 1863, ông được cử làm Như Tây chánh sứ, Phó sứ Phạm Phú Thứ, Bồi sứ Nguy Khắc Đản, cùng với 60 tùy viên ( 1 ) đi với các quan Pháp và Y-pha-nho, trong phái đoàn Pháp c̣n có Trương Vĩnh Kư và Tôn Thọ Tường. Nhiệm vụ của Phái bộ Việt Nam là sang Pháp yết kiến Pháp hoàng để xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông, Phái bộ được Pháp hoàng là Napoléon đệ tam tiếp kiến, nhưng việc thương lượng Pháp hoàng c̣n hẹn sẽ bàn lại sau. Phái bộ cũng được Nữ hoàng Tây Ban Nha Isabelle tiếp kiến.

Trong thời gian đi sứ ông có sáng tác hai bài thơ Nôm “Đi sứ sang Pháp” như sau :

I
Chín từng lồng lộng giữa trời thinh,
Phụng chỉ ra đi buổi sứ tŕnh.
Lo nỗi nước kia cơn phiến biến,
Thương bề dân nọ cuộc giao chinh.
Ngàn trùng biển cả sang Tây địa,
Muôn dặm đàng xa thẳng đế kinh.
Mấy bước sang qua cùng Pháp quốc,
Rước đưa mừng rỡ việc ḥa ninh.

II
Chút nghĩa vương mang phải gắng đi,
Tang bồng đành rơ chí nam nhi.
Thuyền ngo phơi phới giăng ḥn bạc,
Khói đá phăng phăng lướt tích ti.
La Hán giăng tay hào khách đến,
Nước lũ non sông ngóng lúc về.
Tên cỏ cung dâu là chí trẻ,
Danh mà chi đó lợi mà chi?

Tôn Thọ Tường có họa vận :

Múa gươm quăng chén cất mà đi,
Bịn rịn đâu màng thói nữ nhi.
Mấy khói một màu thuyền thoát thoát,
Biển trời muôn dặm núi ti ti.
Phương xa xe ngựa ngừa khi đến,
Nước lũ non sông ngóng lúc về.
Tên cỏ cung dâu là chí trẻ,
Danh mà chi đó lợi mà chi.

Thời gian đi sứ ông có sáng tácSứ tŕnh nhật kư. Đi sứ về năm 1864, sau khi tâu bày mọi lẽ, ông có tŕnh vua Tự Đức biết sự văn minh của Tây phương, trong đó có câu:

Bá ban xảo kể tề thiên địa,
Duy hữu tử sanh tạo hóa quyền.

Nghĩa là :
Trăm bề tinh xảo bằng trời đất,
chỉ có việc sống chết là quyền của tạo hóa mà thôi.

Theo đó ông xin vua thật t́nh giao hảo với người Pháp, giao thiệp với các nước và buôn bán với họ, cho người đi du học sửa đổi việc nước như Pháp để cho quốc gia trở nên hùng mạnh, nhưng vua không y tấu, triều đ́nh cũng không chịu tin lời ông để sửa đổi nên ông có làm bài “Tự thán” :

Từ ngày đi sứ đến Tây kinh,
Thấy việc Âu Châu phải giựt ḿnh.
Kêu tỉnh đồng bang mau kịp bước,
Hết lời năn nỉ chẳng ai tin.

Năm này, ông được cử làm Hộ bộ Thượng thư, rồi được cử làm Chánh sứ toàn quyền đại thần, để nghị ḥa với toàn quyền Auberet vừa ở Pháp sang, nhưng cuộc thương nghị không mang lại kết quả.

Năm 1865, có sớ của Tổng đốc Vĩnh Long Trương Văn Uyển về t́nh h́nh ba tỉnh miền Tây, ông được cử làm Kinh lược sứ vào trấn nhậm tại tỉnh Vĩnh Long. Đến Vĩnh Long, ông ra cáo thị hiểu dụ dân chúng lo làm ăn, học tập và ông lo dời mộ Vơ Trường Toản về quê ông.

Năm Tự Đức thứ 20 (1867), nửa đêm 19 tháng 5, Đô đốc De Lagrandière đem binh thuyền từ Định Tường đến Vĩnh Long, đưa tối hậu thơ cho Phan Thanh Giản bảo phải nhường ba tỉnh miền Tây, Tổng đốc Trương Văn Uyển cùng các quan vơ xin chống cự, c̣n ông cho biết, ông có trách nhiệm giữ thành, khi giặc đến phải liều thân đến thác để giữ thành th́ rạng danh, nhưng đem sức đọ nhau th́ không bằng họ, rồi cũng thua mà c̣n làm cho dân chịu nạn đao binh. Nên ông chọn con đường thương thuyết.

Ông cùng với Án sát Vơ Đoăn Thanh, xuống tàu L’Ondine thương thuyết với Lagrandière. De Lagrandière buộc ông phải nhường ba tỉnh miền Tây cho Pháp và phải giao tỉnh Vĩnh Long nội trong 2 tiếng đồng hồ. Trước t́nh h́nh đó, Phan Thanh Giản bằng ḷng và yêu cầu đừng nhiễu hại dân lành, rồi ông trở vào thành viết văn thư gửi cho Tổng đốc An Hà Nguyễn Hữu Cơ để giao thành An Giang và Hà Tiên cho Pháp.

Thế là tỉnh Vĩnh Long mất vào sáng ngày 20/6/1867 (20 tháng 5 Đinh Măo). C̣n An Giang mất đêm 21 rạng 22 và Hà Tiên mất sáng sớm ngày 24. các quan lại hai tỉnh sau bị quân Pháp bắt xuống tàu chở về Vĩnh Long. Rồi sau đó quan lại ba tỉnh miền Tây được Pháp đưa ra B́nh Thuận giao trả lại cho triều đ́nh Huế.

Sau khi thất thủ, ông xin với Lagrandière cho lấy lại tiền lương cùng binh khí trả lại cho triều đ́nh Huế và ông làm một tờ sớ, kèm theo triều phục, ấn triện với 23 đạo sắc phong gửi về triều đ́nh. Rồi ông tuyệt thực, trong thời gian này, ông có dặn các người con, sau khi ông chết th́ đem linh cửu về an táng tại làng Bảo Thạnh, c̣n tấm triệu th́ ghi “Đại nam hải nhai lăo thơ sanh tánh Phan chi cữu” ( 2 )

Dặn ba người con là Phan Hương, Phan Liêm và Phan Tôn ǵn giữ mấy bộ sách của ông để lại, lo học hành làm ăn, đừng nhận quan tước của người Pháp, phải ḥa thuận, thương mến quê hương và họ hàng thân tộc. Trong thời gian này ông có làm bài “Việc nước không thành”

Trời thời đất lợi lại người ḥa,
Há dễ ngồi co phải nói ra.
Lâm trả ơn vua đền nợ nước,
Đành cam gánh nặng ruổi đường xa.
Lên ghềnh xuống thác thương con trẻ,
Vượt biển trèo non quản phận già.
Cũng tưởng một lời an bốn cơi,
Nào hay ba tỉnh lại chầu ba.

Sau khi tuyệt thực 17 ngày mà không chết, ông liền ḥa một chén thuốc độc hướng về Bắc lạy vọng 5 lạy, rồi ngồi xếp bằng uống cạn chén thuốc độc, để rồi từ giă cơi đời giữa đêm mồng 5 tháng 7 năm Bính Măo (4/8/1867) thọ 62 tuổi.


Khi đem linh cửu Phan Thanh Giản về làng Bảo Thạnh th́ thân bằng cố hữu cũng như dân chúng lục tỉnh đều có đến đưa và chịu tang. Các quan trong ba tỉnh miền Tây đă bị Pháp bắt chở ra Huế, chỉ trừ có Phạm Viết Chánh bị bệnh nên c̣n ở lại, mọi người thương tiếc một vị lăo thần trung hiếu lưỡng toàn. Nguyễn Đ́nh Chiểu, nhà thơ ái quốc của chúng ta khi ấy đang sống tại chợ Ba Tri, có làm một bài thơ :”Điếu Phan Thanh Giản”:

Non nước tan tành hệ bởi đâu?
Dàu dàu mây trắng cơi Ngao châu : ( 4 )
Ba triều công cán vài hàng sớ,
Sáu tỉnh cang thường một gánh thâu.
Trạm Bắc ngày trông tin nhạn vắng,
Thành Nam đêm quạnh tiếng quyên sầu.
Minh tinh chín chữ ( 5 ) ḷng son tạc,
Trời đất từ đây mịt gió thu.

Phạm Viết Chánh, Án sát tỉnh An giang có đôi liễn điếu :

Sổ hàng di biểu lưu thiên địa,
Nhất phiến đan tâm phó sử thư.

Nghĩa :
Đôi hàng biểu để ḷa trời đất,
Một tấm ḷng son tạc sử xanh.

Và sợ người đời sau không hiểu cho nỗi ḷng của Phan Thanh Giản nên Phạm Viết Chánh lại có cảm tác một bài thơ để làm sáng tỏ cuộc đời và hành động cuối cùng của bậc công thần trong giai đoạn đen tối của lịch sử :

ĐIẾU PHAN THANH GIẢN

Phan công tiết nghĩa sánh cao dày,
Thương bấy v́ đâu khiến chẳng may.
Hết dạ giúp vua trời đất biết,
Nát ḷng v́ nước quỉ thần hay.
Tuyệt lương một tháng rau xanh mặt,
Bị cách ba phen lửa đỏ mày.
Chỉn sợ sử thần biên chẳng ráo,
Tấm ḷng ấm ức phải thày lay.

Triều đ́nh Huế sau khi hay tin mất ba tỉnh miền Tây, vẫn chưa thức thời đem ông ra đ́nh nghị, cho rằng việc mất sáu tỉnh miền Nam là do lỗi của ông, nên tước hết chức tước và đục bỏ tên ông nơi bia Tiến sĩ.

Cho đến Đồng Khánh nguyên niên (1986), đem ra nghị án và khôi phục nguyên chức cho ông là Hiệp biện đại học sĩ, lănh Binh bộ Thượng Thư, Nam kỳ kinh lược Chánh sứ toàn quyền đại thần và cho chạm lại tên ông trên bia Tiến sĩ như cũ.

Nhưng người đời vẫn nghĩ đến sứ mệnh khó khăn và tấm gương cao cả của ông, nên có bài “Nhớ Phan Thanh Giản” sau đây :

Học rộng tài cao chẳng gặp thời,
Cho nên đành chịu bó tay thôi.
Gọi hồn non nước công đă uổng,
Thấy cảnh tang thương ứa lệ rơi.
Liều thuốc tiêu hồn rồi một kiếp,
Tấm ḷng ái quốc giải muôn đời.
Lương Khê thi tập c̣n lưu đó,
Đọc đến ai không cảm nhớ người.
Vô danh.

Và các bài vịnh sau đây :

Tiến sĩ Nam kỳ xướng trước công.
Khôi tinh tỏ rạng khắp non sông.
Ba trào pḥ chúa không nguôi dạ,
Một cơi chăn dân chẳng mơi ḷng.
Gặp lúc trời Nam cơn thế biến,
Tách miền biển Việt nghị ḥa xong.
Ḷng người đă muốn trời không vậy,
Thà thác ḿnh đây đặng chữ trung.


*

Vận nước trong khi cuộc đổi đời,
Ra vai gánh vác một phương trời.
Thương vua phải chịu ḷng đau đớn,
V́ nước cam đành lụy nhỏ rơi.
Nghĩa nặng chẳng từ cơn yếu đuối,
Thân già bao quản chốn đua bơi,
Vài lời dâng sớ liều ḿnh thác,
Tiếng để về sau tiếc mấy đời

*.

Nằng nằng giữ vẹn tấm ḷng ngay,
Nặng nhẹ không từ khổ nhọc thay.
V́ nước thương dân trời đất biết,
Thảo cha ngay chúa quỉ thần hay.
Tây kinh phụng sứ cơn già yếu,
Nam trấn cầm cờ lúc trở gay.
Biết trước chẳng cho dân chịu thác,
Một ḿnh chịu trọn nghĩa tôi đây.
Vô danh.


Văn nghiệp Phan Thanh Giản gồm có :

-Du kinh (1826)
-Toái cầm thảo (1829)
-Kim đài thi tập (1832)
-Minh Mạng chánh yếu (1837)
-Việt sử thông giám

Và một ít thơ Nôm như :
-Kư nội.
-Gần sáng.
-Đi sứ sang Pháp.
-Việc nước không thành.

Sau đây là bài biểu của Nguyễn Thông, (bài này ghi ở sau bài biểu của Vơ Trường Toản), ghi về cuộc đời và đức độ của Phan Thanh Giản

“Từ Lương Khê Phan tiên sinh tới cụ Sùng Đức Vơ phu tử khoảng thời gian không mấy xa.

Sở học của Phan tiên sinh lấy chữ “Thành” làm chủ đích, trước hết lấy việc trị tính t́nh làm phương thiết thật.

Thời gian gần đây, tuy các nhà nho chưa xem xét tới sở học ấy, nhưng lời giảng luận xưa kia, câu biên chép c̣n xót lại của cụ Sùng Đức vẫn c̣n tiêm nhiễm trịu trịu trong ḷng. Sở học của Sùng Đức thật là thiết thật, thâm uyên, rất hợp với tư tưởng thánh hiền xưa vậy.

Lương Khê tiên sinh soạn bài biểu đề mộ cụ Sùng Đức ba tháng trước ngày tuẩn tiết. Đương hồi thiên hạ gian nan loạn lạc, tiên sinh lo việc tôn sùng đức nghiệp cụ Vơ phu tử. Nhờ bài biểu ấy mà đạo cụ Vơ được suy tôn thêm và ư nghĩa của thánh kinh càng thêm sáng tỏ.

Người cầu học trong đời, một khi thể nhận lời của Lương Khê tiên sinh sẽ chăm lo việc chí t́nh để đi đến chỗ sáng suốt, tinh thành kín đáo của đạo học. Chừng ấy, người không c̣n lầm tục học, dị đoan dời đổi ḷng người, trái lại, được nhiều điều bổ ích cho tâm thần người lắm.
Ở đời việc thắng bại, lợi hại, con người đều có mạng, chớ cái mạch đạo vẫn trường tồn với vũ trụ.

Ḱa người xưa có người đương thời vẫn khuất thân mà đạo của họ vẫn lưu hành hậu thế, giữa triều đ́nh th́ thấp thỏi, không danh vị, không được trọng vọng, thế mà tự chốn nhà hành cửa lá danh tiết được trọng v́ như hàng “thi chúc” (thần thi, thần chúc), lâu đời càng sánh tỏ lời khen.

Nay tiên sinh đă ra người thiên cổ mà bậc đồng đạo hoặc đi xa, hoặc quá văng, nên tôi kính cẩn biên lại đây để duy tŕ việc người trước, hầu sau chư quân tử có chỗ tra cứu được.”


Tự Đức năm Nhâm th́n (1868), trước thanh minh hai ngày, kẻ hậu học kính biên.

Nguyễn Thông


Mộ Phan Thanh Giản hiện ở tại làng Bảo thạnh, quận Ba tri tỉnh Kiến ḥa.Theo ông Nguyễn Huy Oanh ghi trong : Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam.

Ở trước có bức b́nh phong đấp nổi sen le, hai bên có hai câu đối:
Giang sơn chung tú khí,
Âu Á mộ oai linh.

Mặt trong (mặt sau) đắp tùng lộc với hai câu đối :
Tiết nghĩa lưu thiên địa,
Tinh thần quán Đẩu Ngưu.

Kế đó có mộ bia lớn khắc :
Nam ḱ hải nhai lăo thơ sanh Phan công chi mộ.

Kế đó là tấm bia nhỏ ghi :
Đại Nam Hiệp biện Đại học sĩ toàn quyền đại thần Phan công chi mộ

Cuối cùng sau nấm mộ h́nh quy bối trên vách có hai chữ 追 思 (truy tư)và hai bên có đôi liễn :

Xuân lộ thu sương cảm,
Sơn hoa dă thảo bi.


Cho đến nay, ai ở vào hoàn cảnh Phan Thanh Giản mới thấy rằng khó xử, người có trách nhiệm giữ thành, thành bị nguy khốn phải xả thân mà lo chống giữ, nhưng khi lượng sức ḿnh, ông đă tỏ ra một bực tài trí và hết dạ thương dân, bởi v́ sự chống trả chỉ làm cho dân chúng bị nạn đạo binh rồi vẫn nước mất nhà tan, nên ông chọn con đường thương thuyết, thế rồi Pháp đă thực hiện đúng cái mộng xâm lăng của ḿnh.

Từ kinh nghiệm đó, người Pháp đă đi dần đến cuộc đô hộ cả Việt Nam. Ông giải quyết việc cứu sinh mạng nhân dân miền Nam chỉ là sự giải quyết nhất thời, bởi v́ suốt 92 năm kể từ sau Ḥa ước Nhâm Tuất (1862), dân miền Nam cũng như dân tộc Việt Nam đă theo Cần vương, các phong trào kháng chiến, bao nhiêu cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương, Phan Đ́nh Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học… với hàng ngh́n chiến sĩ vô danh, đă phơi thây ở chiến địa hay bị tù đày gian lao khổ sở, ở những ngục tù từ trong cho đến ngoài nước, họ đă hy sinh thân mạng để dành lại độc lập cho nước Việt Nam, mà khi để mất độc lập Phan Thanh Giản chuộc tội ḿnh bằng cả sinh mạng của ông.

Ông đă chọn, một cái chết quả cảm theo trọng trách của ông như là một vị tướng, thành mất th́ tướng phải mất theo thành, ông đă làm tṛn trách nhiệm của ḿnh nên đă dùng chén thuốc độc quyên sinh sau 17 ngày tuyệt thực và sau 45 ngày thành mất. Đương thời nhà thơ ái quốc Nguyễn Đ́nh Chiểu đă soi thấu tấm ḷng một bậc trung thần nên đă khóc cho ông :

Trạm Bắc ngày trông tin nhạn vắng,
Thành Nam đêm quạnh tiếng quyên sầu.

User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post
BenTreHome
post Jan 26 2014, 12:32 AM
Gửi vào: #9


Advanced Member
***

Nhóm: Tech_Member
Bài viết đã gửi: 1,700
Tham gia: 21-November 07
Thành viên thứ: 622






NHỮNG NGÔI TRƯỜNG MANG TÊN CỤ PHAN THANH GIẢN




1- Trường Trung Học PHAN THANH GIẢN, CầnThơ


Trường Trung học Phan Thanh Giản ở Cần Thơ
(ảnh trước 1975)



Tượng cụ Phan ở trường Trung học Tổng hợp Phan Thanh Giản (1974), Tượng đă bị đập phá sau 30-4-1975




PHAN THANH GIẢN MỘT NHÂN CÁCH LỚN và BI KỊCH CUỘC ĐỜI

Lê Đức Cửu

Ngay khi c̣n niên thiếu, được đọc lịch sử nước nhà, tôi rất tôn kính và ngưỡng mộ cụ Phan Thanh Giản. Lúc đó tôi chưa biết nhiều về sự nghiệp của cụ, nhưng phẩm cách rạng ngời và hoàn cảnh bi thương của cụ khiến tôi cảm kích xúc động vô cùng.

Sau này, có lẽ là do cơ duyên, tôi được bổ nhiệm về dạy tại trường Trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ, một ngôi trường nổi tiếng của miền Nam và cũng là ngôi trường đầu tiên trong cuộc đời dạy học của tôi với biết bao kỷ niệm êm đềm :

“Trăng phương Nam
Sáng tỏ khắp bờ Cửu Long
Nước chảy con thuyền xuôi ḍng
Vẳng tiếng khoan ḥ ấm ḷng”
Anh Hoa ( Trăng phương Nam)

V́ thế, cách đây hơn 30 năm, có dịp về thăm Bảo Thạnh (Bến Tre), quê hương của cụ Phan, tôi không khỏi se ḷng khi trông thấy khu di tích lăng mộ cụ có vẻ hoang sơ và đền thờ xuống cấp hư nát nặng nề. Và hôm nay, dù hiểu biết c̣n hạn chế, tôi cũng muốn được tŕnh bày một số suy nghĩ và tấm chân t́nh của tôi về nhân vật lịch sử vĩ đại này.

1. Cụ Phan thuở thiếu thời nhà nghèo nhưng là người con rất hiếu thảo và hiếu học, siêng năng cần mẩn. V́ bị vu cáo, cha là Phan Thanh Ngạn bị tù oan, Phan Thanh Giản đă xin chịu tù thế cha. Thấy cụ là người con hiếu, quan Hiệp Trấn Vĩnh Long đă an ủi và hết ḷng giúp đỡ. Hàng ngày, cụ vào khám thăm cha, làm những việc cực nhọc của cha phải làm và vẫn chịu khó chuyên cần học tập.

Siêng năng cần mẫn lại thông minh hơn người, Phan Thanh Giản đă vượt qua những khó khăn của cuộc sống và đỗ Tiến sĩ năm 1826 và là vị Tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ lục tỉnh. Phẩm giá con người và sự thành đạt vẻ vang khiến nhân dân Nam Kỳ quư mến, ngưỡng mộ và rất tự hào về người con của quê hương ḿnh. Đó là những phẩm chất tốt đẹp thời tuổi trẻ của cụ và vẫn c̣n giữ nguyên giá trị trong việc giáo dục trẻ hôm nay cũng như ngày mai.

Quốc triều hương khoa lục chép : “Ông là người đổ đại khoa đầu tiên của Nam Kỳ, là người có học vấn và đức hạnh, đứng đầu đất Nam trung”.

2. Ra làm quan, trải thờ ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, cụ nổi tiếng cương trực, thanh liêm, hết ḷng v́ dân v́ nước.
• Gặp việc cần nói th́ nói, không sợ mất chức. Đại Nam Chánh Biên chép về Phan Thanh Giản : “Ngộ sự cảm ngôn” nghĩa là “gặp việc dám nói”. Năm 1836, vua Minh Mạng muốn ngự giá tuần thú Quảng Nam và mấy tỉnh phía Nam Ngũ Hành Sơn, cụ đang làm Bố Chánh tỉnh này, dâng sớ can ngăn, tâu rằng : “Hạ dân nghe ngự giá sắp vào đều có ḷng vui. Nhưng bốn tỉnh trời hạn, đồng khô lúa chết, gạo mắc… đă biết vua ngự th́… tất nhiên phải bắt dân phu với lính… như thế dân phải bỏ việc tư lo việc công… xin bệ hạ đ́nh chỉ ngự giá, đợi đến khi trời đất khí ḥa, mùa được dân no. Xin bệ hạ thẩm xét.”

Thế là v́ thương dân và trung trực, cụ bị giáng xuống làm lục phẩm thuộc viên, lo việc quét dọn bàn ghế tại công đường tỉnh Quảng Nam, nhưng cũng chính v́ thế mà danh tiếng càng lẫy lừng, dân gian càng kính phục.

Năm Tự Đức thứ năm (1852), cụ cùng với Nguyễn Tri Phương dâng sớ điều trần 8 việc chính trị như : xin vua cẩn thận các việc chơi bời, xin đừng ham coi hát xướng, xin xa tránh những kẻ thấp hèn, xin chuộng điều tiết kiệm, bớt việc lăng phí xa hoa mà thương xót cho dân, giữ ǵn đất nước…

Mấy lời tâu ấy thật có phật ư thánh hoàng, song vua Tự Đức cũng khen là có ḷng ngay vua, thương nước, lại ban thưởng cho một tấm kim khánh, có khắc 4 chữ “Liêm, b́nh, cần, cán”.

• Làm quan đại thần của triều đ́nh mà phu nhân ở nhà phải ăn ở cần kiệm, trồng bông dệt vải mà mặc, cấy lúa tỉa rau mà ăn; nhà thờ tổ tiên th́ bằng cột mắm, phên tre và đến khi chết th́ ở trong một túp lều tranh. Vua Tự Đức biết cụ làm quan to mà vẫn nghèo nên thường hoặc tăng bổng hoặc thưởng riêng.

Dưới triều Minh Mệnh, khi đi sứ Tàu về, cụ đem những tặng phẩm của vua quan Tàu tặng dâng lên vua xem, món nào cho phép lấy cụ mới lấy.

3. Học rộng tài cao, làm quan to nhưng cụ lại là người cực kỳ khiêm tốn :

• Khi làm Kinh Lược Sứ Nam Kỳ, dù không phải là học tṛ cụ Vơ Trường Toản, nhưng cụ Phan vẫn coi cụ Vơ như bậc sư bá và hết ḷng tôn kính. Khi mất 3 tỉnh miền Đông, v́ không muốn hài cốt của bậc lương sư nằm trên đất giặc, cụ đă cho di dời từ làng Ḥa Hưng (Gia Định) về làng Bảo Thạnh (Bến Tre). Và năm 1867, đích thân cụ Phan soạn bài văn bia. Cuối bài văn bia này, cụ không dám ghi học vị Tiến sĩ và chức tước đại thần của ḿnh, mà chỉ kính cẩn khiêm cung viết : “Văn sinh Phan Thanh Giản huân mộc cẩn minh” nghĩa là “người học tṛ lớp sau là Phan Thanh Giản, trước tắm gội, kính cẩn ghi bài minh”. Điều đó cho thấy đức tính cực kỳ khiêm tốn cũng như tấm ḷng vô cùng tôn kính cụ Vơ của quan Kinh Lược Sứ Nam Kỳ.

• Trước khi nhắm mắt ĺa đời, cụ dặn lại con cháu bỏ hết chức tước và học vị, mà chỉ ghi trên minh tinh chín chữ : “Hải nhai lăo thư sinh tính Phan chi cữu” nghĩa là : “ Quan tài của người học tṛ già họ Phan ở nơi góc biển”.

Thi đỗ Tiến sĩ, mà là vị tiến sĩ đầu tiên của Nam kỳ, làm quan Hiệp Biện Đại Học Sĩ, Kinh Lược Đại Thần của triều đ́nh mà khi mất chỉ ghi là “học tṛ già nơi góc biển”. Đức tính khiêm tốn của cụ thật là hiếm có ở đời.

• Thực hiện đúng ư nguyện của người xưa, hiện nay trên mộ bia cũng chỉ thấy ghi : “Nam Kỳ hải nhai lăo thư sinh Phan công chi mộ” nghĩa là “Mộ của người học tṛ già Phan công ở nơi ven biển Nam kỳ”

4. Cuối đời cụ, năm 1867, thực dân Pháp quyết chiếm nốt ba tỉnh miền Tây. T́nh h́nh đất nước cực kỳ khó khăn bi thảm; chiến ḥa, tiến thoái lưỡng nan :

“ Mệnh trời thế, đành không sao cải mệnh
Thấu cơ trời thêm nát dạ trượng phu”

“ Gặp thời thế thế thời phải thế” , cụ đành để mất ba tỉnh miền Tây Nam kỳ : Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên rồi cụ nhịn ăn , uống thuốc độc tự tử để đền ơn vua nợ nước. Đó là bi kịch của cuộc đời cụ và cũng là bi kịch của lịch sử.

• Cụ đă nêu cao tấm gương khí tiết rạng ngời, như Vơ Tánh và Ngô Tùng Châu năm xưa tử tiết ở thành B́nh Định (1801 ), và sau này như Tổng Đốc Nguyễn Tri Phương rồi Tổng Đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết khi thất thủ Hà Thành (1873 và 1882) :

“ Sửa mũ áo lạy về bắc khuyết, ngọn quang minh hun mát tấm trung can.
Chỉ non sông giă với cô thành, chén tân khổ nhấp ngon mùi chính khí”
( Văn tế Pḥ mă Chưởng hậu quân Vơ Tánh và Lễ bộ Thượng thư Ngô Tùng Châu )



“ Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa.
Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh thiên”
( Câu đối ở đền “ Trung Liệt” thờ Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu trên g̣ Đống Đa)

Nghĩa là :

“ Ḱa thành quách, ḱa non sông, trăm trận phong trần c̣n thước đất.
Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh”

• Người xưa có câu :

“ Khảng khái cần vương dị,
Thung dung tựu nghĩa nan”

Nghĩa là :

Hăng hái giúp vua (th́) dễ
Thung dung đạt việc nghĩa (th́) khó”

Thật ra khảng khái “cần vương”, xông pha xả thân nơi trận tiền cũng là điều khó và rất đáng khâm phục, nhưng c̣n có sự hỗ trợ từ bên ngoài và của nhiều người, c̣n như “ thung dung tựu nghĩa” là một cuộc chiến nội tâm, một ḿnh một bóng nên càng khó khăn và đáng trân trọng hơn chăng, đúng như lời dạy của cổ nhân : "Thắng một vạn quân giặc không bằng tự thắng lấy ḿnh".

• Cách hành xử cao đẹp này vẫn c̣n giữ nguyên giá trị và mang tính thời sự nóng bỏng trong thời đại ngày nay.

5. Như thế, cụ Phan Thanh Giản không phải là người tham sinh úy tử, măi quốc cầu vinh. Nhưng năm 1868, vua Tự Đức và triều đ́nh đổ hết tội lỗi cho cụ về việc để mất Lục Tỉnh Nam Kỳ nên xử án “ trảm hậu”, truy đoạt chức hàm và đục bỏ tên ở bia tiến sĩ. Nhưng 18 năm sau, vua Đồng Khánh lại khai phục nguyên hàm, khôi phục phẩm hàm chức vụ cũ và cho khắc lại tên cụ ở trên bia, đồng thời hết lời ca ngợi công đức của cụ và bày tỏ tấm ḷng tiếc thương vô hạn :

“ Tuyển tập Lương Khê thật là tuyệt diệu
Danh tiếng ngươi c̣n truyền tụng ở Quỳnh uyển
Phẩm vọng ngươi cao như núi Thái sơn, rộng lớn khắp ba triều
Văn chương ngươi như mây bay nước chảy, được xưng tụng cao nhất một đời…
Than ôi, xem bản văn cất ở chốn Thanh Hiên, bùi ngùi nhớ lại phong cách ngươi khi xưa.
Theo dơi cuộc đời thanh bạch của ngươi khi làm việc tại Hoàng Các, hận rằng chẳng đặng sống đồng thời”
( Khai phục Hiệp tá Đại học sĩ Phan Thanh Giản cáo văn)

Cụ cũng được phong thần hai lần: lần thứ nhứt sắc phong thần ở làng Tương B́nh Hiệp, tỉnh Thủ Dầu Một của vua Khải Định năm 1924 và lần thứ hai ở thôn Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long của vua Bảo Đại năm 1933.

6. Ngày nay, sau một thời gian khá dài bị lên án nặng nề, cuối cùng, qua nhiều cuộc hội thảo và tranh luận, tất cả cũng đă đi đến nhất trí: “ Không nên và không thể gán cho ông cái tội ‘bán nước’ hay ‘ phản bội tổ quốc’. Đó là sự quy kết khá nặng nề, không có căn cứ, vừa không đúng với hành động và động cơ của ông, vừa trái với tấm ḷng ngưỡng mộ và kính mến mà nhân dân, quê hương vẫn dành cho ông.” ( Phan Huy Lê- Phan Thanh Giản: con người, sự nghiệp và bi kịch lịch sử)

Khu di tích lăng mộ và đền thờ cụ hiện nay cũng được trùng tu, tôn tạo khang trang và một trường Trung học phổ thông ở quê hương cụ được vinh dự mang hiệu danh Phan Thanh Giản.

Thật rất đáng mừng và đó chính là sự công minh và công b́nh của lịch sử muôn đời đối với một con người tài năng, khiêm tốn, hiếu thảo, cương trực, tiết tháo, thanh liêm và hết ḷng v́ dân v́ nước.

Và xin được mượn bài thơ “Điếu Phan Thanh Giản” của cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu để kết thúc ở đây :

“Non nước tan tành, hệ bởi đâu
Dàu dàu mây bạc cơi Ngao Châu
Ba triều công cán, vài hàng sớ
Sáu tỉnh cương thường, một gánh thâu
Ải Bắc ngày trông tin nhạn vắng
Thành Nam đêm quạnh tiếng quyên sầu
Minh tinh chín chữ ḷng son tạc
Trời đất từ đây mặc gió thâu”

Tháng 3/2012
Lê Đức Cửu
Cựu giáo sư Trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ và Trịnh Hoài Đức B́nh Dương




2- Trường Nam Tiểu Học Phan Thanh Giản (Trường Nam Tỉnh Lỵ Bến Tre Kiến Ḥa)










3- Trường Trung Học Tư Thục Phan Thanh Giản Đà Nẵng








4- Trường Trung Học Phổ Thông PHAN THANH GIẢN

Huyện BA TRI, Tỉnh BẾN TRE


(Địa điểm mới, nối tiếp của Trường Trung Học Ba Tri)












Tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản ... PDF Print E-mail
Written by Huỳnh Long Vân
Saturday, 12 September 2009 10:33

Tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản và
ngôi trường trung học miền Nam
Tiến sĩ Huỳnh Long Vân



Mỗi năm gần đến tháng tư, những h́nh ảnh và cảm giác kinh hoàng của ngày miền Nam sụp đổ trở lại trong trí óc chúng ta. Thảm hoạ chung của đất nước kéo theo đổ vỡ và mất mát.
Sau ngày 30/04/1975, quân cán chánh từng phục vụ dưới chế độ Việt Nam Cộng Ḥa bị cầm tù; tài sản của họ bị tước đoạt, nhà cửa bị cán bộ (Không dùng từ này) (CS) cưỡng chiếm. Tự do, nhân quyền, công bằng, pháp lư bỗng chốc biến dạng, nhường bước cho khống chế và bạo lực. Không chỉ kẻ chiến bại bị tù đày mà người chết cũng không được nằm yên dưới đáy mồ, các nghĩa trang bị san bằng.
“Đất nước mất, mất tất cả”
Trong khí thế hiên ngang của đoàn người thắng trận, người (Không dùng từ này) Việt Nam thuở đó trở nên ngạo mạn, chà đạp lịch sử, thoá mạ tiền nhân. Vốn bị nhồi nhét bởi giáo điều, họ cho rằng trong lịch sử dân tộc, chỉ có Hùng Vương và Hồ Chí Minh.
“Các vua Hùng dựng nước, Bác Cháu ta giữ nước” !
Và từ quan niệm sai lầm đó, các triều đại vua chúa được người CS nh́n trong màu sắc ảm đạm của những chế độ thối nát, đồng nghĩa với những ǵ xấu xa, đáng bị nguyền rủa. Điều này làm cho những dấu tích vật chất mà thực chất là một phần của di sản văn hóa dân tộc đă bị hủy hoại.


1. Ngày ấy tháng 5 năm 1975 . Trường trung hoc Phan Thanh Giản Cần Thơ (1)
Ước ǵ mắt ta được mù và tai ta được điếc

Tháng năm, tháng bắt đầu của mùa nghỉ hè, nhưng bây giờ tháng năm 1975, không c̣n là những bài lưu bút ngày xanh, những bịn rịn lưu luyến trong ngày chia tay nữa, mà là lệ đổ và nỗi câm lặng khủng khiếp......
Một ngày (của tháng năm 1975), h́nh như buổi xế trưa th́ phải, chúng tôi được lệnh tập trung tại sân cờ. Đây là lần đầu tiên, chúng tôi được lệnh tập trung. Có biến cố ǵ không. Có thay đổi ǵ trong chính sách không. Không ai có thể biết được. Rồi một viên thượng úy đứng trên bậc thềm xi măng dưới cột cờ, cầm giấy đọc. Y đọc ǵ. Không. Y kết tội. Lần này không phải buộc tội chúng tôi, ngụy quân, ngụy quyền, phản động, tay sai. Mà y kết tội cụ Phan Thanh Giản. Y không kêu là cụ, là ông, mà từ đầu bài đến cuối bài là chữ "tên". Tên bán nước. Tên đầu hàng. Tên có tội đối với nhân dân. Tên tự tử v́ hèn nhát. Tên tiêu cực. Tôi không thể nhớ nổi bao nhiêu chữ «tên» mà y dùng. Sau đó là hai tay cảnh vệ dùng búa đập tượng. Đập cuồng điên. Những mảnh xi măng văng ra tơi tả. Những tiếng búa khô thốc. Nhưng họ không phá hết. Họ vẫn c̣n chừa lại tấm thân bị thương tích bên chiếc đầu găy ĺa khỏi cổ.
Thưa cụ. Pho tượng không có đau. Dù sao nó cũng là xi măng hay thạch cao hay đá cứng. Mũ cánh chuồn cũng không phải là mũ cánh chuồn thật. Cḥm râu kia cũng có lẽ không giống như cḥm râu của cụ. Nhưng ḷng con cháu đau. Cụ đă bay lên một cơi nào rồi, viễn du ở một tận cùng vô định rồi, đâu cần biết đến đám hậu thế cháu con. Nhưng cháu con của cụ th́ đau lắm. Những nhát búa như mang theo những vết cứa lên buồng tim.
Có lẽ chúng tôi bây giờ mang tâm trạng của đứa con bị buộc phải nh́n cảnh người thân bị hành xử ngoài công cộng. Nhưng c̣n hơn thế nữa. Bởi v́ nơi đây, không phải là thân nhân, nhưng là di sản, là lịch sử, là niềm tự hào. Kể từ nay, con cháu chúng tôi sẽ không c̣n được đọc trên trang sách sử về một người sĩ phu bất khuất, chọn cái chết để cứu người, và để giữ cái tiết tháo của kẽ sĩ như cụ Phan nữa.

Trong hơn 3 thập niên vừa qua, cùng với người dân trong nước, những cựu giáo sư và học sinh trường trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ đă nói lên nỗi bất b́nh về bản án sai lầm kết tội Cụ Phan Thanh Giản là người bán nước. Đặc biệt, nhân dân hai tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long mong mỏi và đ̣i hỏi các nhà sử học đánh giá lại thân thế và sự nghiệp của Cụ một cách khách quan và đầy đủ hơn.
Qua các cuộc hội thảo tổ chức vào thập niên 90 và đầu thế kỷ XXI những mặt hạn chế và bế tắc của cụ Phan Thanh Giản được nhận rơ; những cống hiến tích cực của ông trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp được đánh giá cao; nhân cách và phẩm chất cao quư của ông cũng được trân trọng ghi nhận.
Kết quả của các cuộc hội thảo này:
* góp phần làm sáng tỏ cuộc đời và sự nghiệp một con người mà từ khi nhắm mắt cho đến nay luôn luôn đứng trước những sự đánh giá mâu thuẫn gay gắt trong khen và chê, trong b́nh luận công và tội.
* là cơ sở khoa học dùng để tham khảo trong biên soạn các sách về danh nhân quê hương, về giáo dục truyền thống, về xử lư những di tích liên quan đến cụ Phan Thanh Giản: “bảo tồn và tôn tạo toàn bộ các di tích về cụ Phan”, nhằm ghi nhớ và phát huy những phẩm giá, nhân cách cao quư của một người trí thức nặng ḷng yêu nước thương dân nhưng cuối đời đă lâm vào cảnh bế tắc trong một bối cảnh gian truân và đau thương của đất nước (2) .
Ngày 20/ 01/2008 Viện Sử học VN ra văn thư công nhận cụ Phan Thanh Giản là một nhân vật yêu nước, có những đóng góp xứng đáng trên nhiều mặt chính trị, ngoại giao, văn hóa và tiếp theo vào ngày 24/01/2008 Cục Di sản Văn hoá ra chỉ thị kiểm kê các di tích văn hoá liên quan đến nhân vật để trùng tu, và cho phép Tỉnh Bến Tre dựng tượng cụ Phan Thanh Giản trong thành phố, một h́nh thức để tôn vinh Ông.
Tin tức này khiến một số bạn bè ở Hoa Kỳ vô cùng mừng rỡ, nhưng sau đó vài ngày trở nên bối rối trước việc Bến Tre đổi tên trường Trung Học Phổ Thông Ba Tri thành trường THPT Phan Thanh Giản vào đầu niên khóa 2008-2009 và Cần Thơ không được đề cập đến trong công văn của Cục Di sản Văn hoá; từ đó đâm ra nghi ngờ có phải đây là một “trick” nhà cầm quyền VN dùng để bóp chết nguyện vọng chúng ta. Phần tôi ngồi đứng không yên; đâu là câu giải đáp và ai sẽ đứng ra t́m hiểu chuyện này?
Cục Di sản Văn hoá, số 51-53 Đường Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Một liều, ba bảy cũng liều; tôi nghĩ thầm: “ Trước kia ḿnh đă gơ cửa nhiều nơi (3) th́ hai ông Tiến sĩ Cục Trưởng và Cục Phó Cục Di sản Văn hoá không lẽ từ chối tiếp ḿnh về vấn đề một nhân vật lịch sử vừa được cho phép dựng tượng để tôn vinh” ?

Lên mạng www.Google.com.au truy tầm “Việt Nam: National Cultural Heritage Department”, t́m được số điện thoại bàn và cầm tay của Ông Cục Trưởng TS Đặng Văn Bài và Cục Phó TS Nguyễn Quốc Hùng. Tôi liền điện thoại và trao đổi trực tiếp với hai vị này, bày tỏ sự vui mừng trước tin cụ Phan Thanh Giản được lịch sử tôn vinh và các di tích văn hoá liên quan đến Ông được trùng tu, đồng thời nêu lên thắc mắc về trường Trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ không thấy được đề cập đến trong công văn của Cục và xin hẹn gặp hai Ông vào giữa tháng 5/2008 để tŕnh bày chi tiết hơn về nguyện vọng của ḿnh. Cả hai Ông đồng ư tiếp chúng tôi: Huỳnh Long Vân, Huỳnh Thị Kim Chung và GS Nguyễn Trung Quân
(cựu Hiệu Trưởng Trường Trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ).

Trong chuyến về VN vào tháng 5/2008, với sự hiện diện của GS Nguyễn Trung Quân, cá nhân tôi, một lần nữa, đă tŕnh bày chi tiết với nhiều giới chức hữu trách ở trung ương và địa phương, nguyện vọng phục hồi danh xưng Phan Thanh Giản cho trường cũ. Các cuộc tiếp xúc đă diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn, cởi mở và tương kính. Sau đó vào chiều ngày 28/05/2008, Kim Chung và tôi rời Sài G̣n trở về Sydney với ư định sẽ quay lại VN vào tháng 08/2008 dự lễ khánh tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản ở Vĩnh Long, nhân ngày giỗ thứ 141 của Cụ. Tuy nhiên sau đó, v́ quá bận rộn, nên tôi đề nghị ban tồ chức mời các cựu giáo sư và học sinh Lê Minh Thuận, Lê Văn Quới, Quách Thị Trang, La Phú Xương, Huỳnh Phước Duyên, Hồ Trung Thành, tham dự lễ an vị tượng cụ Phan ở Văn Thánh Miếu, vào ngày 05/08/2008.

Vào cuối năm 2008, được thông báo Bến Tre sẽ dựng tượng Phan Thanh Giản ở trường Trung học Phan Thanh Giản Ba Tri (4), tôi quyết định trở về VN một lần nữa để tham dự ngày lễ an vị tượng Đại học sĩ, v́ xét đây là một cơ hội thuận tiện, một công hai việc tiếp tục hâm nóng yêu cầu của ḿnh. Buổi lễ thoạt đầu được dự định tổ chức vào ngày 05/04/2009, rồi dời lại ngày 10, xong đến ngày 15 và sau cùng là 18/04/2009 khiến chúng tôi phải thay đổi vé may bay nhiều lần.

Trong nhiều tháng đầu năm 2009, đột nhiên có nhiều bài báo đả phá việc dựng tượng cụ Phan và Hội thảo về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. Công an TP HCM nhảy vào ṿng chiến với bài viết của Vũ Hạnh chủ yếu là lên án bản đề dẫn của GS Phan Huy Lê với tựa đề mang tính qui chụp "Đột phá hay chạy tội ”(5). Điều này khiến chúng tôi bối rối không ít và lo âu cho sự an toàn của ḿnh trong chuyến về VN lần này. Tham dự buổi lễ khánh thành tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản mà gặp khó khăn với nhà cầm quyền VN hay bị trục xuất khi về đến phi trường th́ quả là một điều đáng buồn. Tuy nhiên mối e ngại này không làm chùn chân tôi. Tôi về VN ngày 17/04/2009, cùng với “my boss” Huỳnh thị Kim Chung, cựu nữ sinh trường Phan Thanh Giản Cần Thơ.

“Đường đi khó, không khó v́ ngăn sông cách núi”
Xuống phi trường lúc 7.30 tối. Sắp hàng chờ làm thủ tục nhập cảnh, tôi có phần bồn chồn với cái cảm giác “lạnh xương sống, nổi da gà”; tôi đoán hai nang thượng thận nhỏ bé của ḿnh đang làm việc nhiều hơn thường lệ và adrenaline tuôn trào vào huyết quản. Rảo mắt nh́n xung quanh không thấy bóng anh Công an nào, nên tim tôi bớt đập. Có lẽ đây là chuyến bay chót trong ngày, ít hành khách, nên không phải chờ lâu tại quày nhập cảnh ở phi cảng Tân Sơn Nhứt. Phần kiểm tra hành lư gặp một trục trặc nhỏ v́ bộ máy chụp ảnh và ống kính đắt tiền của tôi mang theo, nhưng rồi mọi việc cũng êm xuôi. Anh tài xế đón chúng tôi ở phi trường tiến đến: “ Chào Thầy Cô mới về; Thầy ở Úc, xứ lạnh, về đây tháng này oi bức, Thầy dùng chiếc khăn lạnh này lau mặt”. Cầm lấy chiếc khăn với lời cám ơn và bằng một giọng nửa đùa nửa thật, tôi nói với anh tài xế: “ Chúng tôi về VN nhiều lần, vào các tháng 4 tháng 5 nóng nực, nhưng chưa khi nào toát mồ hôi hột như hôm nay”. Xe về đến khách sạn khoảng 9 giờ đêm, đến nơi tôi điện thoại báo cho ban tổ chức biết ḿnh đă về tới Sài G̣n và hẹn gặp tại trường trung học Phan Thanh Giản Ba Tri sáng sớm hôm sau.

2. Ngày 18 tháng 4 năm 2009. Trường Trung Học Phổ Thông Phan Thanh Giản, huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre



Lễ an vị tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản

Sáng 18/04/2009, chúng tôi rời Sài G̣n khi trời c̣n tối, tờ mờ sáng đến Mỹ Tho và không lâu sau đó xe chạy ngang một chiếc cầu cao vút trông giống như cầu Anzac ở Sydney; chiếc cầu được xây gối đầu lên một số cù lao, bắt ngang qua những nhánh sông lớn. Qua lớp sương mù trắng mỏng của buổi b́nh minh, nét đẹp tuyệt vời của sông nước vùng châu thổ đồng bằng Cửu Long hiện ra trước mắt với làng bè nuôi cá da trơn trên sông, ḍng nước vàng đỏ chan chứa phù sa và nhộn nhịp nhiều ghe tàu xuôi ngược. Bên kia bờ sông là vùng đất thấp phủ kín một màu xanh của rừng dừa chen lấn với những vườn cây trái đủ loại.
- Tôi vội hỏi anh tài xế Hiệp: Có phải ḿnh đang chạy trên cầu Rạch Miễu, và bên kia sông là xứ của Ông Đạo Dừa?
- Dạ đúng đó Thầy, mà sao Thầy biết ? bác tài hỏi lại.
Đây là đầu tiên trong cuộc đời, tôi đặt chân đến vùng đất cù lao, trải ḿnh trên 4 nhánh sông Cửu Long, quê hương của những danh nhân văn hoá như Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Kư, Nguyễn Đ́nh Chiểu, Sương Nguyệt Ánh, Vơ Trường Toản, Phan Văn Trị........ nhưng v́ trong mấy lúc gần đây, đối với tôi, Bến Tre có sức hấp dẫn lạ thường, qua chuyện phục hồi danh dự cho cụ Phan Thanh Giản. Tôi lên mạng đọc báo Bến Tre online hằng ngày, không nhằm truy tầm những “tin tức Đồng khởi ngày xưa của cán bộ (Không dùng từ này)”, nhưng để t́m nguồn cảm hứng cho việc xin lại tên trường của ḿnh, v́ Bến Tre có trường trung học Phan Thanh Giản Ba Tri, thành lập trường Đại học Phan Thanh Giản và quyết tâm dựng tượng Phan Thanh Giản. Thế rồi tôi quen dần với một số sinh hoạt khác của Bến Tre như ngày lễ hội dừa, chuyện nước mặn tràn vào các sông rạch trong thị xă và h́nh ảnh chiếc cầu Rạch Miễu trở nên rất quen thuộc với tôi, nhớ cả ngày 19/11/2008, chiếc cầu được đưa vào giao thông.
Sáng đi sớm không kịp dùng điểm tâm ở khách sạn, khi đến Bến Tre, bụng dạ bắt đầu bào bọt. Các quán ăn lớn chưa mở cửa nên nói anh tài xế Hiệp, ghé lại ở một quán nhỏ bên đường kiếm ǵ ăn lót dạ. Vào một quán cóc, trong y phục chỉnh tề dự đại lễ, khiến ông chủ quán trố mắt nh́n chúng tôi, nhưng có lẽ tôi ngạc nhiên nhiều hơn, trước ly cà phê sữa nóng kiểu chưng “cách thủy” trong chun nước ấm, cà phê sền sệt uống vô vừa ngọt, cái ngọt của sữa đặc có đường, loại sữa Ông Thọ ngày xưa, vừa xảm xảm chẳng có đâu là cái vị của càphê phin: Có thể ḿnh đă uống bột bắp rang pha sữa Trung Quốc chứa độc chất melamine? V́ sợ cúm gà, nên gọi tô hủ tiếu thịt heo, tô hủ tiếu đem ra có thêm viên xiếu mại. Nếu giờ đây trở lại quán cũ, chắc phải kêu tô hủ tiếu thịt cày để tránh bịnh cúm lợn “ Swine Flu”. Vẫn chưa tỉnh hồn v́ thực sự ḿnh c̣n thiếu ly NestCafé thường ngày, sau hơn 24 giờ hành tŕnh mệt nhọc.
Lên đường tiếp tục, xe rời thị xă Bến Tre theo tỉnh lộ 26 hướng về Ba Tri. Kinh rạch dọc hai bên đường mọc đầy dừa nước; mấy tháng nay miệt mài trong một số bài khảo cứu về thuỷ thổ đồng bằng Cửu Long, tôi đoán đây là khu nước lợ, vùng đất bị nước biển xâm nhập. Qua khỏi địa phận huyện Giồng Trôm, xe tiếp tục lăn bánh, xuyên qua những cánh đồng lúa trải dài xen kẽ với những vườn dừa, vườn măng cụt, sầu riêng, sơ ri trồng trên những vạt đất giồng cao ráo, do phù sa của hai con sông Ba Lai và Hàm Luông bồi đắp nên. Sáng thứ bảy, lớp học vẫn mở cửa và các em học sinh trong đồng phục, đeo khăn choàn nối tiếp nhau đạp xe đến trường. H́nh ảnh những học sinh nghèo, da sạm nắng, trông thiếu dinh dưỡng, chợ búa vùng quê không mấy sum sê, nhà cửa đơn sơ giữa rừng dừa bạt ngàn cho thấy Ba Tri, Bến Tre chưa mấy sung túc so với một số nơi của các tỉnh lớn khác như Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho,Vũng Tàu... Nhưng, phải chăng do bản chất thanh bần của người dân Ba Tri, nơi mà hơn 140 năm trước kia cụ Phan Thanh Giản từng là quan Thượng Thư của Triều đ́nh, Kinh Lược Sứ miền Tây, nhưng khi chết đi để lại một gia tài chỉ có ngôi nhà lá ba gian vách đất!
Vào tháng 03/2009 nhà báo Nguyễn Khải Hoàn viết bài trên báo Văn Nghệ TP HCM chất vấn Bến Tre “Dựng tượng Phan Thanh Giản để dạy người ta bài học ǵ”(6), theo thiển ư của chúng tôi, th́ mỗi một chữ Liêm của bốn đức tính Liêm, B́nh, Cẩn, Cán của con người Phan Thanh Giản cũng xứng đáng là một bài học quư giá dành cho xă hội VN ngày nay.
Vào đến thị trấn Ba Tri, bác tài dừng xe nhiều lần để t́m đường đến trường Trung học Phan Thanh Giản. Hết theo đuôi cậu học sinh chạy trước mặt, quẹo phải quẹo trái nhiều lần, sau cùng nhờ anh Công an địa phương chỉ lối dẫn đến nơi tổ chức buổi lễ. Xe đỗ trước cổng trường đúng 7.00 giờ sáng, nhưng đă có một số Thầy Cô bận rộn chạy tới lui. Thoáng nh́n, biết đây là ngôi trường được xây cất cách nay không lâu, gồm 2 dăy lầu khang trang. Sau phần giới thiệu, chúng tôi được mời vào pḥng họp của trường. Vài chun trà đậm giúp tôi tỉnh táo hơn. Quan khách và các giới chức thuộc Tỉnh Bến Tre và Huyện Ba Tri lần lượt đến và tỏ ra ngạc nhiên khi được biết chúng tôi về từ xứ ngoài, Sydney, Úc châu. Vốn đam mê sông nước Cửu Long, tôi hỏi quư Thầy Cô ngồi chung quanh về chuyện Bến Tre “khát nước” trong mùa khô và ảnh hưởng của đập thuỷ lợi Ba Lai trên sản xuất nông ngư nghiệp. Thầy Hiệu trưởng ṭ ṃ hỏi tôi: “Chắc Thầy là nhà khoa học về Nông nghiệp ở xứ ngoài”? Tôi vội trả lời: “Tôi là một sinh viên nghiệp dư, muốn biết chút ít về sông nước và śnh bùn của châu thổ Cửu Long”. Một lúc sau phái đoàn sử học Hà Nội và Sài G̣n đến, gồm một số người trước kia từng có mặt trong các cuộc Hội thảo, Tọa đàm phục hồi danh dự cho cụ Phan Thanh Giản như nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư kư Hội Khoa học Lịch sử VN, GS Huỳnh Lứa, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP HCM, PGS TS Vơ Xuân Đàn, Ông Nguyễn Hạnh , Phó Tổng Biên tập Tạp chí Xưa & Nay. Ngoài ra trong thành phần khách mời, tôi nhận thấy có hai người cháu đời thứ năm và thứ sáu, rất hiền hậu của cụ Phan, anh Phan Thanh Nam và chú Phan Thanh Nhàn.
Th́ giờ ít oi, nên chúng tôi trao đổi ngay với các nhà sử học chuyện phục hồi, tôn tạo và bảo tồn các di tích văn hoá liên quan đến cụ Phan, trong đó có trường trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ và mối quan ngại về những bài viết của Cao Đức Trường (7), Đặng Trần Nguyên (8), Lê Văn Duy (9), Nguyễn Văn Thịnh (10a, 10b, 10c), Nhị Hà (11a, 11b), Trí Nhân (12), Trương Sinh (13), Vũ Hạnh (14a, 14b) v.v... lên án việc giới sử học thuộc Hội Khoa học Lịch sử VN, Viện Sử học, Cục Di sản Văn hoá và Tỉnh Bến Tre trả lại những giá trị đích thật cho vị Đại học sĩ.
Buổi lễ bắt đầu lúc 8.00 sáng, diễn tiến tốt đẹp trong khung cảnh trang nghiêm và đầy xúc động. Sau nghi lễ chào mừng quan khách là phần phát biểu của: các giới chức thuộc UBND Tỉnh Bến Tre, Huyện Ba Tri, Hiệu trưởng trường THPT Phan Thanh Giản, đại diện Hội Khoa học Lịch sử VN và Tạp chí Xưa & Nay. Tấm lụa điều phủ trên bức tượng đồng đen được bốc ra đánh dấu phần nghi lễ chánh thức an vị tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giăn. Tượng do nhà điêu khắc Lâm Quang Nới đúc bằng đồng, nặng 300 kg, tạc chân dung cụ Phan mặc lễ phục, áo dài khăn đóng; tượng được đặt trên bụt bê tông kiên cố, toàn thể trên một khuôn viên rộng răi, cao chín bực thềm.

Đối với người dân Ba Tri, đây là một buổi lễ vô cùng quan trọng và hiếm thấy. Tuy là dân quê tỉnh nhỏ, nhưng họ hiểu rơ đây là kết quả của cả một quá tŕnh nhận thức của hơn 40 năm tranh luận, cho đến khi:

Sử sách phẩm b́nh càng chính xác,
Diễn đàn tham luận thật công khai.

với cuộc “vận động” của người xưa như cụ đồ yêu nước Nguyễn Đ́nh Chiểu:

Hết dạ giúp vua trời đất biết
Nát ḷng v́ nước quỷ thần hay.

cùng nhiều từng lớp xă hội trong và ngoài nước, đặc biệt là sự kiên tŕ của các Nhà sử học chính thống (15).

Sau buổi lễ, chúng tôi cùng phái đoàn sử học dùng buổi ăn trưa với ban tổ chức, mừng buổi lễ thành công. Trong niềm vui thắng lợi của lẽ phải và người dân miền Nam, tôi uống cạn hai cốc rượu nếp than:

* một để chia sẻ niềm vui và trân trọng các “ÔNG GIÀ BA TRI CỨNG CỰA” bất chấp khó khăn trong quá tŕnh tôn tạo di tích cụ Phan và
* một cho chính ḿnh có được chuyến trở về VN tràn đầy ư nghĩa.

Nhớ măi biến cố đau ḷng “NGÀY ẤY THÁNG 5 NĂM 1975”: tượng cụ Phan bị cán bộ CS đập nát giữa sân trường và sau 34 năm trong khao khát công bằng lịch sử, hôm nay “NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2009” “những kẻ mất trường” như chúng tôi, hân hạnh được chứng kiến lễ an vị tượng cụ Phan giữa một sân trường trung học, nơi quê hương của Ông, tuy rằng đến nay Cần Thơ vẫn c̣n vắng bóng chân dung và danh xưng của người học tṛ già. Ngày văn hoá lịch sử này mang đến cho chúng tôi niềm sung sướng với những cảm xúc nhẹ nhàng của người lữ hành vừa trút bớt gánh hành trang: một phần của hơn 30 năm ước mơ trở thành sự thật.

Sau buổi tiệc, chúng tôi và phái đoàn sử học cùng đến xă Bảo Thạnh để kính viếng mộ và đền thờ Cụ Phan. Đây là vùng đất khô cằn, mộ của Ông rất đơn sơ phết vôi trắng và theo các người trong đoàn th́ ngày trước mộ c̣n đạm bạc hơn. Đối diện với ngôi mộ là đền thờ được xây và khánh thành vào ngày 04/05/2004, phần lớn là với số tiền của một nhà chánh trị về hưu. Cả đoàn thấp nhan khấn vái trước mộ và trong đền thờ cụ Phan. Cũng theo lời thuật lại, th́ bức tượng toàn thân hiện nay trong đền, trước 1975 được dựng trong một công viên của Tỉnh Bến Tre; sau ngày 30/04/75 bị vứt bỏ trong śnh bùn, phần mặt bị mụt nát và sau này được các anh em thuộc Tạp chí Xưa & Nay, trùng tu và đem về thờ. Bên cạnh đền thờ là căn nhà xi măng nghèo nàn của chú Phan Thanh Nhàn, cất trên chiếc nền đất của gian nhà lá ba căn vách đất, nơi cụ Phan Thanh Giản uống độc dược quyên sinh 142 năm về trước.
Theo lời chú Phan Thanh Nhàn, cách đây vài tháng có phái đoàn của trường THPT Châu Văn Liêm Cần Thơ đến thăm trường Phan Thanh Giản Ba Tri và viếng mộ cụ Phan. Trước tin này, tôi cố moi trong tiềm thức xem có bao giờ trước năm 1975, trường chúng ta ở Cần Thơ tổ chức những chuyến thăm viếng mộ cụ Phan?


3. Nỗi oan rây rứt và một ước mơ chưa trọn vẹn?

Cuộc đời và sự nghiệp cụ Phan Thanh Giản vốn gắn liền với trắc trở và gian truân. Nỗi oan của gần 150 năm qua tưởng chừng đă gội sạch nhưng vào những tháng đầu năm 2009, một loạt nhiều bài viết xuất hiện trên các tạp chí Hồn Việt, Văn Nghệ với những lời lẽ thóa mạ năng nề cụ Phan, phê phán Viện trưởng Viện Sử học về công văn phục hồi danh dự cho cụ Phan và chỉ trích Hội Đồng Nhân Dân Bến Tre “Sao Tỉnh Bến Tre lại dựng tượng Phan Thanh Giản?”(13) . Tiếp đến là một vài biến chuyển âm thầm sau ngày lịch sử 18/04/2009 dựng tượng Cụ ở Ba Tri (16).
Những diễn biến trên gây xôn xao và băn khoăn không ít cho những ai yêu quư lịch sử dân tộc, tuy nhiên chúng ta hy vọng sau đợt giăi tŕnh (17) của GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN và các nhà sử học chánh thống, những uẩn khúc lịch sử về cụ Phan sẽ một lần nữa được làm sáng tỏ và các kế hoạch trùng tu, tôn tạo những di tích văn hoá liên quan đến Cụ không bị gián đoạn.
Đối với những cựu giáo sư và học sinh trường trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ, nguyện vọng trùng tu các di tích lịch sử liên quan đến cụ Phan không dừng lại ở Vĩnh Long và Bến Tre. Chúng tôi tha thiết kêu gọi các giới chức và cơ quan chức năng ở Cần Thơ, sớm xúc tiến buổi Toạ Đàm, như đă dự định trong năm 2008, để thảo luận các phương án trùng tu và hoàn lại danh xưng Phan Thanh Giản cho ngôi trường nay mang tên Châu Văn Liêm. ( Buổi Toạ đàm đă được tổ chức vào ngày 21/05/2009).
Bài viết, xử dụng những tài liệu từ các sách báo, tạp chí trong ngoài nước và kinh nghiệm của chính tác giả về quá tŕnh phục hồi danh dự cụ Phan, giới thiệu hai biến cố gây xúc động không nhỏ đối với những ai biết yêu lẽ phải, tính chất trung thực của lịch sử và ḷng tôn kính tiền nhân: đập phá và dựng tượng Phan Thanh Giản trong hai ngôi trường trung học ở miền Nam vào hai thời điểm khác nhau, trong thời buổi của chúng ta.
Hai h́nh ảnh tương phản này bắt nguồn từ:
* Thập niên 60, một số nhà sử học miền Bắc, trong vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đă phạm những sai lầm của chủ nghĩa giáo điều, máy móc, từ đó phủ nhận tất cả tư đức của cụ Phan như “đức tính liêm khiết”, “ḷng yêu nước”,“ thương dân”, kết án Ông là người bán nước, dâng thành cho giặc Pháp.
* Sự qui kết không có căn cứ, quá nặng nề trên, vừa không đúng với hành động và động cơ của ông Phan Thanh Giản, vừa trái với tấm ḷng ngưỡng mộ và kính mến mà xưa nay nhân dân, quê hương vẫn dành cho ông. Do những thay đổi về tư duy kinh tế vào năm 1986 dần dần được mở rộng sang lănh vực khoa học xă hội và nhân văn, tạo điều kiện thuận lợi để một số nhà sử học chánh thống, dưới sự thúc đẩy của đa số người dân miền Nam, đánh giá và trả lại cho Cụ những giá trị đích thật về cuộc đời, sự nghiệp và ḷng yêu nước thương dân của ông.
V́ lịch sử là một bộ môn đ̣i hỏi tính chính xác khoa học nên chúng ta ước mong những nhà sử học VN trong hiện tại và ở tương lai, đặt lương tâm chức nghiệp lên trên mọi sức ép của các thể chế đương quyền, để bảo đảm tính trung thực của lịch sử, và trong bế tắc hăy dùng ḷng dân làm thước đo phẩm cách và nấc thang giá trị của các nhân vật lịch sử, ngơ hầu tránh đươc những lỗi lầm ngày trước, khiến lịch sử VN mắc phải chứng bịnh thay đổi theo từng triều đại hay chế độ đang cầm quyền.


Tài liệu tham khảo


1. Trần Hoài Thư: Về một ngôi trường. Tạp chí Thế kỷ 21 số 185, tr.95-96, tháng 9/2004.
2 Phan Huy Lê: Con người, sự nghiệp và bi kịch cuối đời. Thế kỷ XXI nh́n về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. tr 285-301.
3. Nguyễn Hạnh: Câu chuyện Vơ Văn Kiệt với “Đại học sĩ” Phan Thanh Giản. Dấu ấn Vơ Văn Kiệt, tr. 265-267, tháng 08/2008. Nhà xuất bản Văn hoá Sài G̣n.
4. Huỳnh Long Vân: Ngày ấy tháng 5 năm 1975 & Ngày 18 tháng 4 năm 2009. Đặc san Cần Thơ số 3, tr. 25-32.

5. Hoàng Lại Giang: Trao đổi với đồng nghiệp. Văn Nghệ TW số 11, tháng 03/2009.

6 Nguyễn Khải Hoàn: Dựng tượng Phan Thanh Giản để dạy người ta bài học ǵ? Văn Nghệ TP HCM số 53, tr.1,16, tháng 03/2009.
7. Cao Đức Trường: Đâu là “Sử học minh họa” và đâu là “Sử gia công chức”. Văn Nghệ TP HCM số 49, tr.1, tháng 02/2009.

8. Đặng Trần Nguyên: Lẽ phải và ḷng người. Văn Nghệ TP HCM s ố 50, tr.1, 16, tháng 02/2009.

9. Lê Văn Duy: Quê hương Đồng Khởi dựng tượng Phan Thanh Giản? Văn Nghệ TP HCM số 51, tr.1, 18, tháng 02/2009.

10a. Nguyễn Văn Thịnh: Đừng tung hỏa mù vào lịch sử. Văn Nghệ TP HCM số 49, tr. 20, tháng 02/2009.
10b. Nguyễn Văn Thịnh: Dựng tượng ...

User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post
BenTreHome
post Jan 26 2014, 08:43 AM
Gửi vào: #10


Advanced Member
***

Nhóm: Tech_Member
Bài viết đã gửi: 1,700
Tham gia: 21-November 07
Thành viên thứ: 622





Phan Thanh Giản và Tôn Sư Trọng Đạo

.....................................................

Tôn sư trọng đạo là thứ t́nh cảm tự giác, không thuộc phạm vi kiểm soát và điều khiển của lư trí. Tôi nghĩ đây là t́nh cảm v́ nó xuất phát tự trái tim chớ không phải là bổn phận vốn dĩ áp đặt, câu thúc từ xă hội. Ḷng tôn sư trọng đạo không chỉ là sự kính trọng với các thầy cô trực tiếp dạy ḿnh mà c̣n là sự tôn trọng thầy của bạn và bạn của thầy.

Ḷng mến mộ chân thật đó đă thể hiện rơ nét trong việc Phan Thanh Giản di dời mộ phần của cụ Vơ Trường Toản về chôn ở đất nhà của họ Phan (thuộc làng Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Hai ông không liên hệ huyết thống mà cũng chẳng phải nghĩa thầy tṛ. Cụ Gia Định Sùng đức Vơ tiên sinh mất năm 1792 th́ măi bốn năm sau (1796), cụ Phan mới sinh ra đời. Vốn mang ḷng cảm cựu và kính yêu từ trái tim của một nho sinh đối với bậc thầy có tư chất thanh cao liêm khiết, Phan Thanh Giản không nỡ để mồ mả cụ Vơ nằm trong vùng đất giặc tạm chiếm. Đốc học Vĩnh Long Nguyễn Thông được giao nhiệm vụ làm chủ tang cử hành việc cải táng. Ngày 2-5-1867, Phan Thanh Giản có soạn bài văn bia định khắc ở mộ Vơ Trường Toản th́ binh biến lại nổi lên. Thành Vĩnh Long mất ngày 28-6-1867 và cụ Phan mất ngày 4-8-1867. Việc khắc bia kéo dài tới năm 1872.

Năm 1888, phong trào Cần vương thất bại, tên phản phúc Trương Quang Ngọc dẫn Pháp đánh thẳng vào căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). Có tất cả sáu người bị Pháp bắt trong đó có Hàm Nghi. Nhà vua nhất định không chịu ḿnh là Hàm Nghi. Có một tên Việt gian bày kế: “Hàm Nghi rất mực kính trọng thầy dạy. Khi c̣n là thái tử ở trong cung, khi thầy đến dạy, Hàm Nghi bao giờ cũng khăn áo chỉnh tề, lạy thầy rồi mới học”. Biết được như vậy, Pháp cho mời thầy cũ của vua Hàm Nghi là ông Nguyễn Thận quê ở Thanh Hóa đến. Vừa thấy bóng dáng thầy, Hàm Nghi qú xuống lạy ba lạy. Kết quả là Hàm Nghi bị đày sang Algérie và tới năm 1947 th́ mất.

Tinh thần tôn sư trọng đạo là phẩm chất cao quí nhất trong đạo làm người. Nhưng nó là ḷng thương yêu và kính nể phát xuất từ cái tâm. ......


Bùi Thanh Kiên (Cựu Giáo Sư Trường Trung Học Kiến Ḥa)




Xướng Họa Của Người Bến Tre



Tam triều ánh nhựt thanh liêm khiết
Lục tỉnh thinh danh chỉ độc tôn


Bài Xướng: Giải oan muộn

Cảm phục vô vàn tiết cụ Phan
Bao năm gánh chịu nỗi hàm oan
Tượng đồng Thị Xã cam xiêu đỗ
Phần mộ Ba Tri chẳng viếng an
Sáu tỉnh, vì dân đành chịu mất
Ba triều, bởi nước xác thân tan
Hơn trăm bốn mấy năm, nay được:
Ái quốc trung quân tiếng cụ Phan

Huỳnh Lan, BT




Mộ cụ Phan Thanh Giản cho đến năm 1957



Sá ǵ một khối xi măng
Dựng lên hạ xuống cầm bằng giỡn chơi
Sử xanh đă tạc tên Người
Một hai Hệ Thức đổi dời được đâu



Bài Họa: Chỗ Dành Cho NGƯỜI

Vinh nhục thăng trầm mới cụ PHAN!
Nơi xa Người có đợi minh oan ?
Trải qua khổ nạn đâu ǵ vẹn
Gặp lúc suy vi mọi khó an
Thương cảm kiên trung ngôi mộ nẻ
Chạnh nh́n thiển cận tượng đài tan
Sá chi mấy chuyện ghi rồi đục
Lịch sử luôn dành chỗ cụ PHAN

NhàQuê 16-09-2009


User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post

Closed TopicStart new topic
2 Người đang đọc chủ đề này (2 Khách và 0 Người dấu mặt)
0 Thành viên:

 



Phiên bản thu gọn Bây giờ là: 23rd August 2015 - 02:51 PM