Thứ bảy 01/09/2012 16:40

Ngày Rằm tháng Bảy, thăm lại lăng Ông Bà Chiểu

(GDVN) - Trong ngày Rằm tháng Bảy, lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt hay còn gọi là lăng ông Bà Chiểu, tấp nập người dân đến tỏ lòng thành kính, xin xăm, xin quẻ…

Ngày 30/8 - 1/9, nhiều người dân ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã đến chiêm bái, dâng hương và nhớ ơn công đức của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 – 1832) tại Lăng Tả quân (thường gọi là lăng Ông hay lăng Ông Bà Chiểu) ở góc đường Đinh Tiên Hoàng – Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP.HCM.


Chị Trần Thị Minh Lý, nhân viên một ngân hàng tại quận 1 TP.HCM cùng con gái vừa dâng hương xong cho biết: "Hằng năm cứ đến dịp lễ Vu lan là cả gia đình đến thăm di tích lăng Ông để các con nhớ lại lịch sử cũng là dịp để thắp hương tưởng nhớ ông bà tổ tiên và cầu xin cho gia đình hạnh phúc, các con học giỏi, chăm ngoan”.

Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt nằm trên một gò đất rộng thuộc xã Bình Hòa, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (ngày nay vị trí này thuộc quận Bình Thạnh, được bao bọc bởi 4 trục đường: Phan Đăng Lưu, Vũ Tùng, Đinh Tiên Hoàng, Trịnh Hoài Đức).  Người dân TP.HCM trân trọng gọi lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt là “lăng Ông”. Do lăng nằm gần chợ Bà Chiểu nên còn có tên là “Lăng Ông Bà Chiểu”.
Mộ phần Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân Đỗ Thị Phận được xây bằng đá, nằm trong một khuôn viên rộng khoảng 18.500 m2. Lối vào khu lăng chính, có hai con sư tử đực và cái đang trong tư thế chầu, tượng trưng cho uy quyền của người đã khuất.
Nét hùng dũng của con sư tử đực.
Và vẻ uy nghi của con sư tử cái.
Hai ngôi mộ bằng đá, có hình mai rùa, nằm trong khuôn viên rợp bóng mát.
Hai ngôi mộ nhìn từ trên cao…
Nhà bia phía trước lăng mộ.
Mặt trước bia được chạm khắc rồng, mậy tinh xảo.
Mặt sau bia là những dòng chữ do chính đại thần Hoàng Cao Khải viết vào năm 1894, ca ngợi công đức của Tả quân Lê Văn Duyệt.
Điện thờ chính có kiến trúc độc đáo.
Cận cảnh đường nét chạm khắc tinh xảo của một góc mặt tiền điện thờ.
Bước vào chánh điện, lớp hậu thế của Tả quân sẽ đi qua những cánh cổng lộng lẫy sơn son thếp vàng…
Cách bày trí này tạo ra một không khí rất trang nghiêm, huyền bí.
Một góc điện thờ được thiết kế bằng gỗ quý.
Trên bàn thờ chính, là bức tượng Tả quân Lê Văn Duyệt cao 2,65m, nặng 3 tấn, bằng đồng nguyên chất do nhà điêu khắc lừng danh Phạm Văn Hạng tạc vào năm 2008.
Gian thờ của Tổng trấn Bắc Thành, tướng Lê Chất, người bạn thân của Tả tướng quân Lê Văn Duyệt.
Một con ngựa bằng gỗ trong điện thờ…
Và một con hạc đứng trên lưng con rùa đá, tượng trưng cho sự thanh cao, chung thủy, hài hòa âm dương của trời đất.
Phóng viên rất kinh ngạc khi bắt gặp một con hổ to lớn, được nhồi bằng da hổ thật nằm trong tủ kính của thùng công đức.
Con hổ có chiều dài hơn 2 mét, thuộc dòng hổ Siberia. Đây là loài hổ quý hiếm, còn sót lại rất ít trên toàn thế giới. Người phụ trách lăng cho biết, một đại gia đã mang con hổ này đến lăng để cúng dường, tạ ơn Tả quân Lê Văn Duyệt đã cho lời cầu xin của mình thành hiện thực.
Trong ngày rằm tháng 7, có rất nhiều người dân đến xin “xăm” Tả quân Lê Văn Duyệt.
Cây si trăm tuổi nằm trong khuôn viên lăng.
Những trái Sala tròn lủng lẳng ngộ ngỉnh.
Cánh hoa Sala nở muộn trong ngày rằm tháng 7.
Một thảm cỏ xanh mướt nằm giữa trục đường náo nhiệt….
Khẩu súng thần công có từ thời Nguyễn Phúc Ánh.
Khoảng xanh rợp bóng mát trong khuôn viên lăng.