Ấn phẩm sách
Tìm hiểu Văn hóa tín ngưỡng tôn giáo & các phong tục tập quán , lễ hội tôn giáo Việt Nam
'Hiện tượng con người' - sách hòa giải khoa học và tôn giáo
Giới thiệu sách: “Con đường Hồi giáo”
Đánh Thức Phật Tâm
Thăm dò ý kiến
Bạn theo đạo nào ?













Chọn    Xem KQ
Giá trị di sản văn hóa Nam Định qua nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc cổ

Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng, là nơi hội tụ và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống với gần 2.000 di tích lịch sử văn hóa. Các di tích lịch sử, văn hoá là nơi ghi dấu công sức, tài năng của các thế hệ qua từng thời đại, là bằng chứng xác thực, cụ thể về đặc điểm văn hóa mỗi vùng, miền. Các di tích lịch sử văn hóa hầu như vẫn giữ được khá đầy đủ và liên tục về mạch truyền thống kiến trúc dân tộc.

 

Phế tích Tháp Chương Sơn (có niên đại thời Lý - 1118), chân tháp và pho tượng Phật còn khá đầy đủ, ghi dấu mở đầu về nghệ thuật tạo hình Phật giáo dân tộc. Các cuộc khai quật tại di tích này thời gian gần đây cũng đã tìm được nhiều di vật làm bằng đá từ thời Lý, điển hình là các thớt chạm hoa dây và rồng trong ô tròn, các đấu con sơn, khỉ, thành bậc chạm vũ nữ thiên thần, khẩn na la (nửa trên là người, nửa dưới là chim), bệ bia rồng ổ lớn và nhiều hiện vật bằng đất nung. So với các phế tích thời Lý khác, di chỉ này khá phong phú, thể hiện rõ nét và khá đầy đủ về nghệ thuật kiến trúc cũng như tạo hình của người đương thời. Chùa Phổ Minh là dấu tích kiến trúc lớn của thời Trần (thế kỷ XIII-XIV). Ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý, được triều Trần mở rộng năm 1262, là di sản văn hóa vật thể điển hình của tỉnh và của cả nước. Hiện chùa còn giữ được khá đầy đủ nguyên trạng ban đầu: cổng tam quan có đôi rồng chầu tạc bằng đá thời Trần, hai bên xây hai ao tròn tượng trưng cho nhật nguyệt, ở giữa là con đường dẫn vào ngôi tháp và thượng điện. So với thời Lý, công trình nghệ thuật này đã có nhiều sự biến đổi, báo hiệu một sự phát triển, đặc biệt là ở hoa văn. Đó là hình mặt trời tròn ở trần tháp, rồng yên ngựa có sừng, có tai, cánh sen dẹo mũi cuộn tròn theo thể khối và nhiều hoa văn khác... Tháp có một phần tầng đế nằm trong "hồ nước" vuông có lan can bao quanh với 4 cửa xuống.

Chùa Cự Trữ, xã Phương Định (Trực Ninh).

Vào thế kỷ XV-XVI-XVII, khá nhiều di sản văn hóa vật thể được tạo hình đó là các pho tượng ở các chùa và một số mảng chạm ở đền Xám và ở chùa Phổ Minh, như bộ cánh cửa gỗ và tượng chùa... Đền Xám, xã Hồng Quang (Nam Trực), nơi thờ sứ quân Trần Lãm (một trong 12 sứ quân), có ba bộ cửa, hệ thống cột và y môn được chạm trổ tinh xảo, đặc kín, với kỹ thuật chạm nổi, bong kênh, lộng... Đề tài chính là rồng điểm xuyết nhiều linh thú như hổ, khỉ, thạch sùng, thú nhỏ... Nghệ thuật chạm nổi, bong trên cửa đã có ở nhiều nơi, nhưng chạm kín mặt cột thì rất hiếm. Chùa Keo Hành Thiện, xã Xuân Hồng (Xuân Trường) có tam quan kiêm gác chuông "độc nhất vô nhị" với nhiều tượng chạm trổ mang nét văn hoá dân gian đặc sắc. Liên hệ giữa chùa Keo Hành Thiện, chùa Cổ Lễ, chùa Bi, chùa Lương..., có thể thấy từ thời Lý về sau, dần dần đã hình thành một vệt văn hóa Phật giáo dân tộc theo lối "tiền Phật, hậu Thánh" gắn với các vị Thiền sư Minh Không, Không Lộ, Từ Đạo Hạnh, Giác Hải. Chùa Bi có hệ thống kiến trúc mang nhiều nét độc đáo theo lối kiến trúc "nội công ngoại quốc". Chùa có 60 gian phần lớn làm bằng gỗ lim. Từ ngoài nhìn vào, chùa được nâng cao dần trong kiến trúc và trải rộng ra, đồ sộ theo một trục chính khiến tổng thể công trình có thế vươn lên. Tam quan của chùa được xây chếch về phía đông. Thiền sư Từ Đạo Hạnh được thờ riêng trong một am của chùa, hiện còn nhiều mảng chạm đẹp có niên đại từ thế kỷ XVII. Sau chùa là gác chuông kiến trúc kiểu chồng diêm, 8 mái với các đầu đao vút cao. Đây là công trình có giá trị nhất của chùa Bi.

Về nghệ thuật chạm khắc, tại đình Hưng Lộc, xã Nghĩa Thịnh (Nghĩa Hưng) có bức chạm khắc gỗ là tác phẩm nghệ thuật ghi lại nét sinh hoạt hằng ngày của cư dân các làng quê với các đề tài đa dạng, phong phú như long sào, mẫu long giáo tử, trúc hóa long, tiên nữ cười rồng… Độc đáo nhất là bức chạm "Bốn nụ cười", chạm cảnh yêu đương của đôi nam nữ và cảnh vui đùa của bạn bè. Phần giữa bức chạm là người con trai cởi trần, đóng khố, nét mặt rạng rỡ đang ôm vai một thiếu nữ. Người con gái tay cầm túi trầu, e lệ, thẹn thùng, ánh mắt ngời lên hạnh phúc. Trước cảnh "tình tự" của đôi trai gái, hai người bạn ngồi bên vờ như không nhìn thấy gì. Một người ngồi bắt chân chữ ngũ, ngả người ra phía sau làm hở cái bụng to tròn, có cái rốn sâu, cười ngặt nghẽo. Một người ý tứ, ngồi xoay lưng lại, chống tay tỳ má, tủm tỉm cười. Bốn người đứng dưới cụm trúc hóa long với bốn tâm trạng khác nhau nhưng đều phản ánh rất chân thực đời sống tình cảm của con người, mộc mạc, bình dị, trong sáng. Bốn con người - bốn nụ cười hồn hậu, hóm hỉnh của người dân lao động lấp lánh tinh thần lạc quan trong sáng, yêu đời, được thể hiện rõ qua bàn tay tài hoa của người thợ với các đường nét, mảng khối của bức chạm vừa phóng khoáng, vừa tinh xảo tự nhiên.

Truyền thống kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc còn được thể hiện ở nhiều di tích khác trên địa bàn tỉnh. Ở vùng quê Hải Hậu, nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc có sự pha trộn nhuần nhuyễn giữa văn hóa nội đồng, văn hóa thương mại và văn hóa biển... Ở chùa Lương (xã Hải Anh) được chạm khắc nhiều hoa văn mang tính biểu tượng nông nghiệp, một cầu ngói cùng 9 cầu đá bắc qua dòng chảy giữa các làng nửa nông nửa thương. Chùa Phúc Hải (xã Hải Minh) ngoài vẻ đẹp về quy mô kiến trúc, chùa còn có hệ thống tượng Phật khá phong phú được chạm khắc, sơn thếp lộng lẫy, tiêu biểu là các pho tượng Tam Thế, Phật Bà, Thích Ca, Cửu Long... cùng các cỗ kiệu, long đình, đại tự, cửa võng được chạm khắc công phu, nội dung phong phú ca ngợi cảnh đẹp chốn cửa thiền. Ngoài ra, ở vùng đất này còn lưu giữ tượng nhiều vị thần linh mang yếu tố biển và thương mại như: Càn Hải Đại Vương, Nam Hải Đại Vương, Tứ vị Thánh Nương, Mẫu Liễu, Vua cha Bát Hải... Một số tượng được thể hiện khác hẳn trong vùng nội đồng, như tượng Vua cha Bát Hải có từ thời Nguyễn được chạm ngồi trên bệ do ba con rắn biển kết thành...

Những nét di sản văn hóa vật thể ở Nam Định đã thể hiện phong cách kiến trúc nghệ thuật và đời sống tinh thần của người dân qua các thời kỳ. Đây là một trong những trọng điểm văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc cần gìn giữ, hun đúc, bồi đắp nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ sau./.

Theo báo Nam Định ( Minh Thuận)

Giá trị di sản văn hóa Nam Định qua nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc cổPhế tích Tháp Chương Sơn (có niên đại thời Lý - 1118), chân tháp và pho tượng Phật còn khá đầy đủ, ghi dấu mở đầu về nghệ thuật tạo hình Phật giáo dân tộc. Các cuộc khai quật tại di tích này thời gian gần đây cũng đã tìm được nhiều di vật làm bằng đá từ thời
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz        Quay lại   Gửi đi   In trang này   Về đầu trang
Tìm kiếm
Tìm kiếm  Tìm kiếm nâng cao
Tin tức Video
Đại hội đại biểu Phật giáo Hòa Hảo cấp toàn đạo lần thứ IV (Nhiệm kỳ 2014 - 2019): Sáng ngời Giáo lý Tứ ân
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2014: Hòa bình - Tử bi - An lạc
Tôn giáo Bahai'I 60 năm hình thành và phát triển ở Việt Nam
Hình ảnh
Hành hương ở Thánh đường Tắc Sậy
Liên hoan văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu
One Piece, Naruto đã trở thành một phần tôn giáo Nhật Bản
Âm thanh
Phỏng vấn HT. Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội về công tác Phật sự của Phật giáo Thủ đô
Phỏng vấn TS. Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Ban Giáo dục Tăng Ni TƯ, Ban Hoằng pháp TƯ và Ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN những thông tin chính về Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2014 tại Việt Nam
Nam Định thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo



Người chịu trách nhiệm chính:
Ông Dương Ngọc Tấn
Phó trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ

Email: ttttbantongiao@chinhphu.vn
 

BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

Phường Yên Hòa - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 043 8 248 763 . Fax: 08041313
Email: bantongiaocp@chinhphu.vn

 

LIÊN KẾT WEBSITE KHÁC