(HNM) - Làng Bình Vọng (tục gọi làng Bằng) trước đây là xã Bình Vọng, thuộc tổng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay thuộc xã Văn Bình, huyện Thường Tín.
Bình Vọng nằm trên thế đất “quần sơn la bái”. Một lần cụ Tả Ao, người nổi tiếng về phong thủy đi qua làng đã nói: “Bình Vọng tựa như vân tán, thế địa linh tất sinh nhân kiệt”. Đầu thế kỷ XV, Bình Vọng nghĩ ra rượu sen tiến vua, được Nguyễn Trãi ghi trong sách “Dư địa chí”. Sách “Đại
![]() ![]() |
Người dân làng Bình Vọng vẫn giữ những thú vui như chơi cờ (ảnh trái) và đọc sách tại thư viện làng. |
Trong 9 thế kỷ thi cử bằng chữ Hán, Bình Vọng có nhiều người học rộng đỗ cao. Đó là Trần Lư, đỗ tiến sĩ năm Nhâm Tuất (1502); Nguyễn Hữu Đăng, đỗ tiến sĩ năm Đinh Mùi (1667); Lê Nguyễn Thường (Lê Trọng Thường) đỗ tiến sĩ năm Nhâm Thìn (1772); Lê Tông Quang, đỗ tiến sĩ năm Nhâm Ngọ (1822); Nguyễn Tông (Nguyễn Trữ) đỗ tiến sĩ năm Kỷ Sửu (1829). Trong những người đỗ đại khoa, nhiều người đã đem tài năng phục vụ cho dân, cho nước. Tiến sĩ Trần Lư làm quan đến Hiến sát sứ, hai lần đi sứ Trung Quốc đã nắm được bí truyền của nghề vẽ sơn thếp. Về nước, ông truyền nghề cho dân làng và nhiều nơi khác. Ngọn bút tài hoa của Trần Lư đã làm cho nhiều đồ vật trở nên có hồn. Nhiều đền đài, cung điện được trang trí bằng nghệ thuật sơn thếp “rồng như đang bay, phượng như đang múa” đã trở nên lộng lẫy, uy nghi. Trần Lư mất năm Canh Tý (1540), thọ 71 tuổi, dân làng nhớ ơn dựng đền thờ ngay trên nền nhà cũ; hằng năm xuân thu nhị kỳ dân làng hương hoa cúng lễ. Ở phố Nam Ngư (quận Hoàn Kiếm) hiện còn dấu tích đền thờ ông tổ nghề vẽ sơn.
Về thăm Bình Vọng hôm nay còn được các “già làng” kể cho nghe nhiều câu chuyện về người và đất Bình Vọng.
Chuyện kể rằng, ngày xưa ở huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, có người họ Đỗ tài năng, mưu lược. Vào thời Lý, giặc giã nổi lên, ông được lệnh vua đi dẹp. Giặc tan, lúc trở về qua đất Bình Vọng, bỗng trời nổi trận phong ba, ông một mình một ngựa, tùy thân có một thanh gươm và ngọn cờ đào rồi hóa. Dân làng lạy tạ và dựng một ngôi đền bằng tranh tre để thờ. Sau đó, vua Lý trên đường đi đánh giặc Cự Long (Ái Châu) có dừng chân trước miếu, thấy đại vương hiển linh và xin được âm phù. Quả nhiên mới giao tranh một trận, giặc đã bị dẹp tan. Khi khải hoàn về kinh, vua nhớ công của thần đã sai dân xây miếu và lợp ngói, ban biển vàng “Linh ứng điện”.
Đến đời nhà Trần có nàng công chúa đoan trang, thuần hậu, được vua phong cai quản địa phận Bình Vọng. Tại đây, bà xin vua miễn tô thuế cho dân. Lại sai đào một con ngòi ở phía nam làng, gọi là ngòi Nam Lang để tiện cho thuyền bè qua lại. Trong làng có một ngôi chùa cổ, nhà vua thường đến kêu cầu và rất ứng nghiệm, nhân đấy ban tên gọi là chùa Báo Quốc. Khi công chúa và vua cha tới thăm chùa, thuyền ngự đi về thường có đám mây ngũ sắc vờn che. Có vị cao tăng chỉ vào công chúa mà bảo: “Đó là vị thánh nữ”. Sau khi công chúa mất, dân nhớ ơn, viết sớ tâu xin lập đền phụng thờ, được sắc ban làm phúc thần, dân cầu xin điều gì thường ứng nghiệm.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai 1285, Bình Vọng nằm trong phòng tuyến chống giặc ở phía
Đình Bình Vọng là nơi bảo lưu nhiều di vật quý. Bia “Bình Vọng xã đình bi” tạo năm Vĩnh Tộ thứ ba (1613) ghi rõ 6 điều lệ làng xử người phạm tội trộm cắp, tội nói năng bừa bãi, tội cố ý gây thù oán với người xung quanh. Bia khắc năm Phúc Thái thứ tư (1646) nêu quy ước của làng về ruộng đất: “Ai cậy quyền thế lấn chiếm đất công sẽ bị xử tội, ai trốn chạy thì bắt anh em thay thế và tịch thu ruộng đất hoặc phạt 100 quan tiền”. Bia tạc năm Khánh Đức thứ hai (1650) kể về bà đồng Nguyễn Thị Ngọc Vĩnh giỏi tiên tri, được Chúa Trịnh phong tước hầu, lại cấp cho 92 mẫu 3 sào đất. Trước khi mất, bà đã hiến cho làng số ruộng đó và mua thêm 21 mẫu ruộng tư cho làng phụng thờ tế tự.
Ngay cạnh đình là ngôi chùa làng có tên Báo Quốc tự. Bia “Trùng tu Báo Quốc tự bi” do Tiến sĩ Nguyễn Đăng soạn năm Hoằng Định thứ 13 (1612) nói rằng chùa Báo Quốc ở xã Bình Vọng là nơi danh lam cổ tích, phong cảnh hữu tình, lâu ngày đã hư hỏng. Các quan viên trong làng đứng ra quyên góp tiền của trùng tu lại thượng điện, nhà thiêu hương, tam quan, dựng bảy gian nhà cầu để tránh mưa nắng khi đi lại. Bia “Bình Vọng tự bi” do Tiến sĩ Nguyễn Tư Hiền soạn năm 1780 còn nói rõ: “Chùa Báo Quốc có từ thời Lý rất là linh thiêng, từng âm phù giúp nước, yên dân”.
Di tích quý ở làng Bình Vọng gắn với một số sự kiện lịch sử. Trước tháng tám năm 1945, tại văn chỉ làng, cụ Nguyễn Văn Tố, Hội trưởng Hội Truyền bá quốc ngữ đã về khai mạc khóa học chữ quốc ngữ đầu tiên. Dịp này, một số thanh niên có tư tưởng tiến bộ đã cho ra đời tờ bích báo mang tên “Bình Vọng mới” với mục đích góp phần cải tạo hương thôn, xây dựng nếp sống mới, xóa hủ tục. Hơn 10 năm qua, dân làng đóng góp nhiều tiền của để trùng tu đình, chùa, đền, miếu. Trước cổng đình và tam quan ngôi cổ tự vẫn còn đó ao đình với những hàng cây muỗm già nua tỏa bóng. Cây cầu ngói bắc qua ao đình, làm theo kiểu “thượng gia hạ kiều” đã tạo cho Bình Vọng nét đẹp riêng độc đáo. Bình Vọng có đội văn nghệ thu hút nhiều cây văn nghệ của địa phương, từng đi biểu diễn ở Hà Nam và Lạng Sơn. Từ năm 1999, Bình Vọng thành lập Câu lạc bộ Thư viện và Thể thao, thu hút hàng trăm người tham gia. Các bà, các cô tập dưỡng sinh, Thái Cực quyền; các cụ ông chơi cờ tướng, đánh cầu lông. Ngoài ra, các phụ lão cùng người dân Bình Vọng đã góp hàng nghìn cuốn sách cho thư viện những mong con cháu thời nay noi gương tiền nhân học tập để thành danh phụng sự nước nhà.
Trần Văn Mỹ