Trần Ngọc Bảo

 

 THĂM THIÊN THỌ LĂNG

 

 

 

Mặc dầu hôm nay là một ngày mùa đông "mưa dầm sùi sụt", nhưng ba anh em chúng tôi ( Dũng K1, Bảo K1, Sum K8) vẫn thấy ḷng "phơi phới", chuẩn bị lên đường đi thăm lăng mộ vị vua đầu triều Nguyễn, lăng vua Gia-Long, c̣n gọi là lăng Thiên-Thọ, lăng xa nhất trong số các lăng tẩm vua chúa ở Huế (cách thành phố khoảng 15km).
 

Nguyễn Phúc Ánh ( 1762-1819), sau 25 năm chiến đấu gian khổ, đă đánh bại triều Tây Sơn vào năm 1801, lên ngôi vua năm 1802. Ông đặt niên hiệu là Gia Long, lấy Phú Xuân-Huế làm kinh đô; sau đó đổi tên nước từ Đại Việt thành Việt Nam năm 1804, và chính thức lên ngôi Hoàng Đế năm 1806

 

 Nhóm du khảo khởi hành từ nhà Trần Ngọc Bảo lúc 9g30, 28/12/2011.

 

 

Dũng Silk cài móc khóa mũ bảo hiểm. Áo gió vàng giúp người khác dễ nhận thấy và tránh "đụng độ" từ khoảng cách 100m!

 

 Chúng tôi đi bằng xe máy, chạy trên đường Phan Đ́nh Phùng, rẽ trái qua cầu chạy lên đàn Nam Giao. Đi theo đường Minh Mạng lên cầu Lim, đến ngă ba chùa Hồng Đức, chúng tôi đi sang nhánh bên phải, chạy sát bờ sông Hương.

 

 

Đây là cầu Châu Ê, bắc ngang qua khe Châu Ê chạy từ trước mặt lăng Khải Định ra sông Hương.

 

 

 

Ngă ba đàng: rẽ trái là lên cầu Tuần chạy qua lăng Minh Mạng, đi thẳng dọc theo bờ sông sẽ ḷn qua dưới dạ cầu Tuần, đi lên chợ Tuần, ở làng Bằng Lăng.

 

 

 

Cầu Tuần hiện ra trong làn mưa mỏng, nh́n từ phía hạ lưu  sông Hương

 

 

 

Cầu Tuần nh́n từ thượng nguồn sông Hương.

 

 

 

Sau khi đi ngang qua chợ Tuần và đi tiếp chừng 4km th́ đến bến đ̣ băng qua sông Tả Trạch, một trong hai nhánh sông họp lại thành sông Hương.

 

 

 

Đ̣ từ làng  Đ́nh-Môn sang, có thể chở xe gắn máy

 

 

 

Xe máy được đưa lên đ̣ nhờ một tấm ván đặt bập bênh, rất dễ dàng.

 

 

 

Sau khi qua sông chúng tôi c̣n phải đi chừng 4 km nữa mới tới khu rừng thông gần lăng. Trước kia, trên con đường này có rất nhiều trụ biểu báo hiệu nơi tôn nghiêm, nay không c̣n một trụ nào, chỉ có một số đèn ven đường vừa được phục chế.

 

Lăng Thiên-Thọ tọa lạc tại làng Định-Môn, thị xă Hương-Trà, tỉnh TT Huế, rộng chừng 28km2. Đây là một quần thể lăng gồm lăng mộ vua và lăng mộ những người thân thích.

 

Lăng mộ vua có ba khu vực:  lăng mộ của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu (người sinh ra Hoàng Tử Cảnh) nằm ở giữa, bên phải (từ ngoài nh́n vào) là bi đ́nh - nhà bia ghi chép sự nghiệp của vua, và bên trái là điện Minh Thành, nơi thờ vua và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu.
 

Lăng mộ những người thân thích gồm có mộ của Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (người sinh ra Hoàng Tử Đảm tức vua Minh Mạng), điện Gia Thành thờ Hoàng Hậu,  lăng Quang Hưng của bà Thái Tông Hiếu Triết Hoàng Hậu, vợ thứ hai của Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1620-1787), lăng Vĩnh Mậu của bà Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng Hậu, vợ của Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Trăn (1650 - 1725), lăng Thoại Thánh của bà Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng Hậu , vợ thứ hai của Nguyễn Phúc Côn (Luân), mẹ của vua Gia Long, lăng Trường Phong của Túc Tông Hiếu Ninh Vương Nguyễn Phúc Chú (Trú) (1697 - 1738), và lăng Hoàng Cô của Công Chúa Long Thành, chị vua Gia Long.

 

 

 

Rồng chầu trước sân Bái-Đ́nh.

 

 

 

Cổng vào điện Minh-Thành, nơi thờ Hoàng-Đế và Hoàng-Hậu thứ nhất, bà Thừa-Thiên-Cao Hoàng-Hậu.

 

 

 

Cổng điện bị chiến tranh và thời gian tàn phá nay vừa được phục chế.

 

 

 

Khách hành hương tưởng niệm tiền nhân. Trước bàn thờ là những chậu hứng nước dột từ mái.

 

 

 

Nguyễn Phúc Ánh là một con người có nghị lực phi thường. Năm 4 tuổi th́ cha đă bị quyền thần Trương Phúc Loan hăm hại, năm 13 tuổi (1774) phải chạy loạn cùng với chúa Nguyễn Phúc Thuần vào Quảng Nam rồi vào Gia Định v́ Phú Xuân bị quân Trịnh tấn công. Quân Trịnh lấy cớ tiến quân để tiêu diệt Trương Phúc Loan nhưng khi triều đ́nh Phú Xuân trói Trương Phúc Loan đem nạp th́ Phú Xuân vẫn bị đánh chiếm.

 

Anh em nhà Tây Sơn khởi binh từ đất B́nh Định cũng lấy cớ tiêu diệt Trương Phúc Loan và đưa Hoàng Tôn Nguyễn Phúc Dương lên ngôi chúa. Nhưng khi chúa Nguyễn Phúc Thuần vào Gia Định, đưa Nguyễn Phúc Dương lên làm Tân Chính Vương, tự ḿnh rút lui thành Thái Thượng Vương th́ quân Tây Sơn vẫn tấn công và chiếm Gia Định, sau đó đuổi theo bắt được cả  hai vương tại Long Xuyên, đem về Gia Định hành h́nh năm 1777.

 

Quân binh c̣n lại tôn Nguyễn Phúc Ánh, lúc ấy mới 17 tuổi, làm nguyên soái để phục hồi cơ nghiệp. Toán quân nhỏ này nhiều lần bị quân Tây Sơn truy đuổi ráo riết phải chạy ra đảo Thổ Chu, Phú Quốc, Xiêm La (Thái Lan), không ít lần bị tiêu diệt gần hết. Đạo  quân cầu viện từ Xiêm La cũng bị đánh tan tác. Nguyễn Phúc Ánh có lần phải để mẹ và vợ ở lại đảo Phú Quốc, một ḿnh sang Xiêm La, và gửi con trai là Hoàng Tử Cảnh, lúc ấy mới 4 tuổi, đi theo Giám Mục Bá Đa Lộc (Pierre Georges Pigneau de Behaine) sang Pháp cầu viện. Đoàn ngoại giao này kư với vua Louis XVI hiệp ước Versailles, nhưng quần thần Pháp không thực hiện. Giám Mục Bá Đa Lộc tự chiêu mộ một toán quân nhỏ với mấy chiếc tàu qua giúp. Nhờ vào sự ủng hộ hết ḷng của dân miền Nam, cuối cùng Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại được thành Gia  Định (1788), giành lại được Phú Xuân (1801), rồi ra Thăng long trong cùng năm ấy, đánh bại hoàn toàn nhà Tây Sơn.


 

 

Tuy vừa được lợp lại mái toàn bộ, điện thờ vẫn c̣n bị dột, phải đặt xô và chậu nhiều nơi để hứng nước.

 

Những v́ kèo chạm trổ hoa văn đă được sơn son thếp vàng trở lại làm nổi bật đường nét trang trí nội thất kiểu xưa.

 

 

 

Từ điện Minh-Thành nh́n ra cổng, hai bên có nhà Đông-Tây phối điện.

 

 

 

Góc nh́n từ cổng điện Minh-Thành ra sân.

 

 

 

Bửu-Thành, nơi an táng nhà vua và bà chánh hậu, được dẫn vào bởi 7 cấp sân chầu

 

 

 

Hàng tượng đá  bá quan văn vơ (quan văn tay áo rộng, quan vơ tay áo hẹp) và voi ngựa trên sân chầu, c̣n gọi là bái đ́nh

 

 

 

Các quan đứng chầu theo hàng dọc, hai du khách đứng chầu theo hàng ngang.

Phía xa là trụ biểu nh́n ra tiền án Thiên Thọ Sơn

 

 

 

Voi và ngựa cùng chầu.

 

 

 

Bên trong la thành là mộ vua và hoàng-hậu được an táng dưới hai kiến trúc bằng đá thanhtrông  giống như hai ngôi nhà vĩnh cửu.

 

Kiểu song táng như thế này gọi là CÀN KHÔN HIỆP ĐỨC, tượng trưng cho ḷng chung thủy và phước đức vững bền
 

Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu tên là Tống Thị Lan, con ông Tống Phước Khuông, người gốc huyện Tống Sơn, Thanh Hóa. Khi Phú Xuân bị quân Trịnh chiếm, bà theo cha chạy vào Gia Định. Năm 1778 Nguyễn Phúc Ánh cầu hôn lúc bà 18 tuổi. Sau đó bị quân Tây Sơn đánh, bà phải cùng chồng chạy đi lánh nạn ở nhiều nơi. Năm 1783, phải chạy ra Phú Quốc, Nguyễn Phúc Ánh gửi con trai c̣n nhỏ đi Pháp, bản thân ông sang Xiêm La, không biết khi nào gặp lại. Ông cắt một thoi vàng ra làm đôi, bà giữ một nửa để làm tin. Bà ở lại Phú Quốc hầu hạ mẹ chồng. Khi Nguyễn Vương lấy lại thành Gia Định (1788), ông cho người ra Phú Quốc đón về. Có lần đang đi thuyền cùng chồng th́  bị quân Tây Sơn chặn đánh. Thế địch rất mạnh, bà tự ḿnh đánh trống thúc quân làm binh lính hưng phấn đánh lui được quân địch. Bà sinh được ba người con nhưng đều mất sớm. Sau này khi Hoàng Tử Đảm, con bà Hoàng Phi Trần Thị Đang mới ba tuổi, vua giao cho chánh hậu nuôi dạy. Bà nuôi dạy Hoàng Tử như con ruột. Bà đối xử với các bà phi tần khác và với mọi người rất nhân hậu. Một hôm nhân lúc nhàn rỗi vua hỏi bà có c̣n giữ thoi vàng, bà đem một nửa ra tŕnh. Nhà vua cảm động và truyền đem hai nửa thoi vàng đặt ở điện Phụng Tiên, nơi quí bà trong cung kỵ giỗ các đấng tiên đế, để con cháu nói gương chung thủy. Khi bà mất năm 1814, lúc mới 53 tuổi, nhà vua và triều đ́nh đều thương tiếc. Vua ra lệnh xây lăng Thiên Thọ kể từ năm ấy.

 

 

 

Phía xa là núi Đại-Thiên-Thọ, làm tiền án hay b́nh phong cho khu lăng tẩm. Từ đây mở ra khoảng không bao la với rừng xanh, núi biếc.

 

 

 

La thành ba lớp.

 

 

 

Không gian của lăng thật là thoáng đăng. Trước mặt có ngọn núi Đại Thiên Thọ làm b́nh phong. Phía sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm, là nơi nương tựa. Hai bên lăng c̣n có 28 ngọn núi với thế rồng chầu hổ phục. Ngay trước lăng có hồ nước là yếu tố thủy tụ, minh đường, theo thuật phong thủy, làm cho tương lai con cháu được sung túc, phú quí.

 

 

 

Bên trong Bi-Đ́nh có bia lớn khắc bài THÁNH ĐỨC THẦN CÔNG do vua Minh-Mạng soạn để ca ngợi sự nghiệp oanh liệt của Thế Tổ Hoàng Đế. Bia rộng khoảng 1m, cao 3m. Ngày xưa chữ khắc được thếp vàng. Ngày nay nét chữ c̣n lại trên đá đă nhạt nḥa.

 

 

 

Bi-Đ́nh có kiến trúc giản dị mà trang nghiêm

 

 

 

Lăng Thiên-Thọ-Hữu nh́n từ xa. Đây là nơi an táng bà Thuận-Thiên-Cao Hoàng-Hậu, hoàng quí phi của vua Gia-Long và là mẹ vua Minh-Mạng.

 

 

 

Lăng bà vẫn c̣n rêu phong, có nơi đổ nát, chưa được trùng tu

 

 

 

Bà có tên là Trần Thị Đang, con ông Trần Hưng Đạt, người làng Văn Xá, Hương Trà, Thừa Thiên. Bà được nạp phi lúc Nguyễn Phúc Ánh vẫn c̣n hàn vi. Bà theo ông nếm gai nếm mật và sinh Hoàng Tử Đảm lúc ở Gia Định năm 1789. Bà có thêm ba người con nữa. Khi vua c̣n tại vị bà được phong làm Hoàng Quí Phi. Bà sống thọ, đến năm 79 tuổi mới mất (năm 1846, dưới triều vua Thiệu Trị). Lăng mộ cũng được xây cùng mô thức như lăng vua, giản dị mà oai nghi.

 

 

 

Dấu tích tàn phá của thời tiết và chiến tranh.

 

 

 

Trước mặt lăng cũng có hồ nước, trụ biểu và núi rừng mênh mông bát ngát, bây giờ bao phủ  bởi một lớp sương mù bàng bạc.

 

 

 

Bến đ̣ trên sông Tả trạch , ngày xưa thuyền ngự các vua đi thăm lăng tiên đế có lẽ ghé vào đây.

 

 

 

Băi sông trước lăng bên lở bên bồi, in dấu bao lớp sóng phế hưng.

 

Vị vua đầu triều Nguyễn sinh năm 1762, và mất năm 1920. Nhà vua tạo lập một sự nghiệp lẫy lừng, nhưng đời sống rất gian nan: suốt 25 năm phải chinh chiến gian khổ, rồi sau đó lại phải nhọc nhằn suy nghĩ để an dân, trị nước, chỉ hưởng thọ được 58 tuổi .

 

 

 

C̣n ta đây, Dũng Silk, tuy cũng có vài năm gian khổ nhưng có cả một thời gian dài để ung dung vui hưởng cuộc sống với vợ con. Ngoài lục tuần vẫn trẻ trung tươi tắn như tuổi đôi mươi.

 

 

 

Trên đường về khách du ghé qua Quan-Âm Phật đài ở núi Tứ Tượng để ngắm đất trời, để thưởng thức không khí trong lành của  núi đồi xứ Huế trong một ngày đông lạnh và để kéo dài thời gian được rong chơi với bạn cố tri.
 

 

Lê Văn Dũng

Trần Ngọc Bảo

Nguyễn Văn Sum

 

 

art2all.net