Trong lịch sử khoa bảng của các triều đại phong kiến Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ, Thái Bình có 111 vị đỗ Tiến sĩ
Các di tích lịch sử còn lại đến nay, thờ 66 vị Tiến sĩ đại khoa tại 35 từ đường (39 vị) 22 đền thờ (24 vị), 3 vị được thờ tại 1 đình, 1 lăng, 1 miếu.
Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (thi đỗ năm1481) có đền thờ quan trạng ở Tân Lễ (Hưng Hà)
Trạng nguyên Đỗ Lý Khiêm (thi đỗ năm 1499) có đền thờ ở Song Lãng (Vũ Thư)
Tam nguyên Bảng nhãn Lê Quý Đôn, nhà bác học thế kỷ XVIII (thi đỗ năm 1752) có từ đường Lê Quý Đôn ở xã Độc Lập - Hưng Hà. Từ đường còn thờ cả Lê Trọng Thứ (thi đỗ Tam giáp Tiến sĩ năm 1724) là thân phụ của ông.
Trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến, xã An Bài có nhiều Tiến sĩ Đại khoa nhất: Có tới 12 vị trong đó có 3 Hoàng giáp. Có dòng họ qua 5 đời có 6 Tiến sĩ Đại khoa. Từ đường họ Đỗ (An Bài, Quỳnh Phụ) thờ từ Đỗ Huệ (Đỗ Hoàn) Đỗ Hoàng Giáp (1475), đến Đỗ Toại (đỗ Tiến sĩ năm 1496), Đỗ Cảnh, Đỗ Hoàng giáp năm 1514, Đỗ Nhân An thi đỗ năm 1544, tiếp đến Đỗ Cung, Đỗ Diễn là hai anh em cùng thi đỗ năm 1580.
Ngoài thờ tự các vị đại khoa, các di tích lịch sử ở Thái Bình còn thờ nhiều danh nhân lịch sử có công lập làng, truyền nghề cho dân.
Lăng Nguyễn Công Trứ (người có công tổ chức cuộc khai hoang lấn biển lập ra huyện Tiền Hải) ở xã Tây Sơn (Tiền Hải)
Đền thờ tổ nghề chạm bạc Nguyễn Kim Lâu (Hồng Thái, Kiến Xương)
Phủ chúa Muối (Thụy Hải, Thái Thụy), nơi tưởng niệm thờ phúc thần nghề làm muối.
Từ Giành thờ một nhân vật lịch sử dưới triều Trần đã truyền dạy nghề thủ công đan giành (Thụy Văn, Thái Thụy)
Đền thờ bà Nguyễn Thị Tần, tổ nghề làm bánh cáy làng Nguyễn (Nguyên Xá, Đông Hưng).
(Ảnh: Cổng vào khu lưu niệm danh nhân văn hóa - nhà bác học Lê Quý Đôn tại xã Độc Lập, huyện Hưng Hà)