Nằm trong trung tâm của quần thể di tích Làng cổ ở Đường Lâm, di tích Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh đang trở thành điểm đến tham quan, tìm hiểu của nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trải qua thời gian lâu dài, nhiều hạng mục, cấu kiện gỗ của công trình đang bị xuống cấp . Nguyện vọng và sự mong mỏi của dòng họ và nhân dân là sớm nhận được sự quan tâm đầu tư kinh phí của Nhà nước để di tích đựơc tu bổ, sửa chữa, bảo đảm là nơi linh thiêng, xứng tầm với công trạng của Thám hoa và cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Cổng vào nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh.
Nhà thờ của họ Giang ở thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Di tích được xây dựng từ đời Tự Đức để thờ Thám hoa Giang Văn Minh (1573 - 1637), người được vua Lê Thần Tông cử đi sứ sang Trung Quốc. Ông đã dũng cảm đối đáp để bảo vệ danh dự dân tộc trước sự xúc phạm của vua Minh.
Nhà thờ được người trong họ xây bằng gạch thời tự Đức (1847-1883), kiến trúc theo kiểu chữ “nhị”, hướng Nam.
Tiền đường là một ngôi nhà gồm năm gian nhỏ, có cửa khép kín.
Nằm trong trung tâm của quần thể di tích Làng cổ ở Đường Lâm, di tích Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh đang trở thành điểm đến tham quan, tìm hiểu của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Thám hoa Giang Văn Minh, vị sứ thần đời nhà Hậu Lê.
Tuy nhiên, trải qua thời gian lâu dài, nhiều hạng mục, cấu kiện gỗ của công trình đang bị xuống cấp . Nguyện vọng và sự mong mỏi của dòng họ và nhân dân là sớm nhận được sự quan tâm đầu tư kinh phí của Nhà nước để di tích đựơc tu bổ, sửa chữa, bảo đảm là nơi linh thiêng, xứng tầm với công trạng của Thám hoa và cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Hiện trông coi, hương khói tại ngôi đền là hậu duệ đời thứ 13 của dòng họ Giang - ông Giang Văn Kế.
Đền thờ Giang Văn Minh là điểm đến không thể bỏ qua mỗi khi du khách về thăm làng cổ Đường Lâm, đất hai vua. Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa ngày 24/5/1991, là nơi linh thiêng ghi công trạng của Thám hoa và cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Ðồng thời là chứng tích nhắc với tên tướng đã chôn cột đồng và những thế lực có âm mưu thôn tính nước Việt rằng, trong lòng người dân đất Việt luôn có một một trụ đồng vững chắc ngàn đời - đồng lòng và đồng sức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.