Nhân sự kiện Thành phố Nam Định được công nhận là đô thị loại I. 750 năm Thiên Trường - Nam Định (1262-2012). Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng lại những hình ảnh Nam Định xưa rất đáng tự hào về một thành phố có bề dày lịch sử. Hy vọng trong tương lai gần Nam Định phá triển hơn nữa, xứng đáng là đô thị trung tâm của đồng bằng sông Hồng.
Đây là chùm ảnh có thể nói tương đối đầy đủ mà mình đã sưu tầm và tổng hợp lại.
Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng:
Chợ Nam Định
Đường phố Nam Định
Phố Hàng Đồng
Sông Nam Định (sông Đào) - 1920
Công sứ Nam Định
Cao đẳng Nam Định
Phố Paul Bert
Không rõ tên, trông giống phố Hoàng Văn Thụ và Hai Bà Trưng ngày nay.
Các Quan tân khoa lạy tạ Quan Đốc học tỉnh Nam Định. Người được che lọng chắc có lẽ là Quan Tổng đốc tỉnh Nam Định. Cụ Tú cũng đã từng lều chõng đi thi ở đây.
Cổng thành Nam Định (Thành Nam)
Cột cờ Nam Định
Tháp Phổ Minh (được in trên tờ mệnh giá 100 đồng)
Sau một cuộc pháo binh
Sau đây là một số hình ảnh Trường thi Nam Định đầu thế kỷ XX
Giờ học Sinh
Giờ học Hóa
Giờ học Địa lý
Giờ học thể dục ^^
Hút thuốc phiện (Tầng lớp đại gia)
Thiếu nữ Nam Định xưa
Và đây là tiểu thư đất Thành Nam
Các quan tân khoa lạy tạ Quan Đốc Học tỉnh Nam Định
Cột cờ Nam Định góc nhìn từ nhà máy dệt năm 1907
Năm 1907, con đường mòn phía trước chính là phố Tô Hiệu ngày nay.
Và sau khi bị trúng bom Mỹ năm 1972, góc nhìn từ nhà máy sợi.
Nhà thờ Khoái Đồng xưa
Thời Pháp thuộc (1912), đây là Đại lộ Paul Bert. Ngày nay là phố Trần Hưng Đạo.
Thời Pháp thuộc (năm 1912) đây là chủng viện Saint Thomas. Ngày nay là trường PTTH Nguyễn Khuyến
Chùa Vọng Cung xưa. Vốn là toà Vọng Cung của Thành Nam.
Phía trước (1884)
Phía sau (1884)
Cửa Nam thành Nam Định
Bến Đò Chè xưa là thương cảng quan trọng nhất Bắc Kỳ, nay là cảng Nam Định
Ga Nam Định 1912
Đền Hội Quảng. Xưa kia đây là Hội quán Phúc Kiến của những người đồng hương Phúc Kiến (Trung Quốc) sinh sống ở Thành Nam lập nên. Ảnh chụp năm 1912.
Chân dung Trần Hưng Đạo trên tờ tiền 500 đồng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa
Bản vẽ có bối cảnh 3 nữ công nhân cùng dây chuyền sản xuất tại nhà máy
Sợi Nam Định vẫn đang được hoạ sỹ Quế lưu giữ. Ảnh: Quốc Hưng