Giao Điểm xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một công tŕnh nghiên cứu lịch sử của nhà Huế-học
Nguyễn Đắc Xuân : « Đi t́m Dấu tích Cung Điện Đan Dương – Sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung ».

Đây là một tác phẩm nghiên cứu mà tác giả đă kiên tŕ theo đưổi từ hơn 20 năm nay, chủ yếu sử dụng Văn bản học làm phưong pháp luận để truy t́m vị trí lăng mộ của vua Quang Trung trước và trong thời điểm các kiến trúc nầy (và các tài liệu liên quan đến nó) bị vua Gia Long, và các vua Nguyễn sau đó, tiêu hủy toàn bộ trong chánh sách « tận pháp trừng trị » để « trả thù cho 9 đời ».

Sách có cả chiểu rộng (đan bện ba chiều Văn Sử Địa bằng cách tiếp cận liên ngành từ nhiểu ngành khoa học khác nhau), lẫn chiều sâu (giải mă tâm cảnh và hành trạng của các nhân vật lịch sử trong thời đại Tây Sơn). Tác giả c̣n « can đảm » sử dụng các công cụ lư luận trong lănh vực tâm linh (Phật giáo), Phong thủy, Tín ngưỡng dân gian, và nhiều thao tác khảo sát điền dă hầu t́m các dấu tích vật thể đang bị thời gian và « kinh tế thị trường » từ từ tiêu hủy … để củng cố các lư giải khoa học của ḿnh. Ngoài ra, và đây là ưu điểm nổi bật, tác giả biết lắng nghe và xử lư các phản biện của những nhà nghiên cứu khác vừa bằng Tâm vừa bằng Trí nên các kết luận có tính thuyết phục cao, dù nhiều lúc ḷng sôi nổi đam mê của tác giả có làm « buồn ḷng » một số đồng nghiệp.

 Cuối sách, dù tin tưởng vào tính chính xác của công tŕnh nghiên cứu, tác giả cũng chưa đóng chốt kết luận của ḿnh một cách chung quyết mà đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành một chương tŕnh khai quật vùng đất tại, và chung quanh, chùa Thiền Lâm ở Huế hiện nay để, thông qua khảo cổ học, nghiệm thu công tŕnh của ḿnh. Quan trọng hơn thế, theo tác giả, để những xuyên tạc và ngộ nhận của một số sử quan triều Nguyễn về vị anh hùng « áo vải cờ đào » được giải tỏa. Đó là một đề nghị nghiêm túc của một người nghiên cứu có đạo lư nghề nghiệp : phải ṣng phẳng với lịch sử v́, cuối cùng, lịch sử lúc nào cũng ṣng phẳng.

 Sách gồm ba phần : Phần Một, 132 trang gồm 7 chương, là phần nghiên cứu trọng điểm của tác phẩm, nhằm xác định vị trí chính xác của Cung điện Đan Dương và Sơn lăng của vua Quang Trung tại Huế. Phần Hai, 102 trang gồm 15 tài liệu, là phần trưng bày những văn bản, tài liệu, phỏng vấn, … để hỗ trợ cho những biện giải của tác giả về những t́m ṭi và phát kiến của ḿnh. Và Phần Ba, 150 trang gồm 30 mục, là phần trao đổi với các nhà khoa học và văn nghệ sĩ cũng như ư kiến của thân hữu trong và ngoài nước. Những trang c̣n lại là cho ba phần Tài liệu tham khảo,  Mục LụcIndex.

 Sách do Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế ( www.nxbthuanhoa.huecity.vn ) phát hành vào tháng 10 năm 2007, dày 416 trang khổ lớn, tŕnh bày sáng sủa, với gần 120 h́nh ảnh màu hoặc đen-trắng minh họa. Giá bán 150,000 VNĐ, hoặc liên lạc với tác giả tại gactholoc@yahoo.com để biết thêm chi tiết.

 Giao Điểm xin cảm ơn tác giả đă gửi tặng tác phẩm tâm huyết và công phu nầy, và xin ân cần giới thiệu với bạn đọc. (Trích đăng dưới đây là Chương Mở đầu của Phần Một) – nk/gdol

 

 


 

PHẦN MỘT

(Nghiên cứu)

 Chương mở đầu

           

Đi t́m dấu tích lăng mộ vua Quang Trung - từ nửa đầu của thế kỷ XX, là một thao thức của các nhà sử học Việt Nam, đặc biệt là những nhà nghiên cứu Huế. Là một người nghiên cứu Huế, tôi không thể đứng ngoài sự thao thức ấy.

Lúc đầu tôi cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác theo gót các bậc tiền bối như Nguyễn Thiệu Lâu, Nguyễn Hữu Đính .v.v., tập trung t́m tư liệu và lư lẽ để chứng minh lăng Ba Vành ở Thiên An là lăng mộ vua Quang Trung. Nhưng may sao, qua nghiên cứu Huế - nghiên cứu tất cả những ǵ có liên quan đến Huế trong sử học, địa lư lịch sử, văn học cổ (và cả văn học hiện đại), khảo cổ học v.v., tôi sớm phát hiện được nhiều thông tin lịch sử hé lộ cho biết lăng mộ vua Quang Trung có tên là Lăng Đan Dương 丹陽 [1] với những yếu tố mà thực tế lăng Ba Vành không hội đủ được như sau:

- Lăng mộ vua Quang Trung ở gần bờ nam sông Hương (Hương Giang chi nam), lăng Ba Vành ở quá xa bờ nam sông Hương.

- Lăng mộ đặt ngay trong Cung điện Đan Dương (“Cung điện Đan Dương là nơi phụng chứa bảo y tiên hoàng ta” - theo nguyên chú trong bài thơ Cảm Ḥai của Ngô Thời Nhậm) (xem A.1a và A.1b); trong cung điện của vua chúa có hàng trăm người nên phải có nhiều giếng nước để phục vụ ăn uống, v́ thế sau khi Đan Lăng bị Nguyễn Ánh triệt phá th́ ít nhất cũng c̣n lại dấu vết của thành quách, kiến trúc bị chôn vùi xuống đất, đặc biệt là dấu tích các giếng nước.v.v.; lăng Ba Vành quá nhỏ, ở trong vùng núi thuộc Ḍng Thiên An hoang vu, không hề có một mảnh vỡ kiến trúc thành quách nào khả dĩ c̣n có thể t́m được, không hề có một dấu tích cái giếng cổ nào, không một tài liệu trực tiếp, gián tiếp nào được t́m thấy có liên quan đến lăng Ba Vành nên không thể đặt giả thuyết đó là dấu tích của lăng vua Quang Trung được.

 

A.1a    

A.1b

    Bài thơ CẢM HOÀI (Xúc động trong ḷng) trong tập thơ đi sứ (1793) HOÀNG HOA ĐỒ PHẢ, Ngô Th́ Nhậm có một nguyên chú viết rằng « Cung điện Dan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiêng hoàng ta », chứng tỏ lăng Đan Dương của vua Quang Trung ở ngay trong Cung điện Đan Dương, hay nói cách khác, Cung điện Đan Dương là nơi táng vua Quang Trung và từ đó, nó trở thành Lăng Đan Dương – lăng vua Quang Trung (Trích Ngô Th́ Nhậm Tác phẩm, tập II, Nxb Văn Học & TTNC Quốc Học, H2001, tr 369-370)

 - Khi Phan Huy Ích vào làm việc với Bùi Đắc Tuyên (sau năm 1792) ở chùa Thiền Lâm (khu vực bên trái và trước chùa Từ Đàm ngày nay). Ông Bùi Đắc Tuyên có thói quen ban đêm thức làm việc c̣n ban ngày ngủ. Phan Huy Ích cho biết ông không quen ngủ ngày, nên ngồi trong nhà trọ (cũng là một ngôi chùa) giải buồn bèn bày uống rượu và ông cho biết những người khách thân giữ lăng thường đến uống rượu với ông [2]. Như vậy Lăng Đan Dương phải ở gần chùa Thiền Lâm th́ những người khách thân giữ lăng mới thường ngày đến uống rượu với Phan Huy Ích ở gần chùa Thiền Lâm được. Lăng Ba Vành (xem A.2) ở quá xa chùa Thiền Lâm, không hội đủ điều kiện ở gần chùa Thiền Lâm.

 

A 002 - Tác giả bên tấm bia lăng Ba Vành (nhiều nhà nghiên cứu nói là của vua Quang Trung)
chỉ cao 1m52, không hoa văn, không đầu triệu, không đường viền

 - Ta cũng biết lăng bà Chiêu Nghi Trần Thị Xạ - thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Hoạt (hay Khoát) có thành nội, thành ngoại với kích thước 39 x 33 m, và đặc biệt tấm bia trước lăng cao đến 3m10, rộng 1m4 (xem A.3). Vô lẽ lăng vua Quang Trung - lăng của một vị hoàng đế đă thu được rất nhiều của cải vàng bạc ở Bắc Hà đem về Phú Xuân như thế mà chỉ nhỏ như lăng Ba Vành được sao? (Bia lăng Ba Vành chỉ cao 1m25, không hoa văn, không đầu triệu) Hố khai quật của nấm mộ lăng Ba Vành (xem A.4) có chiều ngang chưa đầy 2m, làm sao nhà Nguyễn có thể lấy “áo quan” (săn, ḥm) của vua Quang Trung ra mà “bổ” được ? (Sự thực lăng Ba Vành là lăng của Lê Quang Đại - một đại thần thời Vơ Vương Nguyễn Phúc Hoạt (Khoát). Xem bài của Trần Đại Vinh ở Phần III trong sách nầy).

A 003 - Bên tấm bia cao 3m10 rất uy nghi của bà Chiêu Nghi Trần Thị Xạ, vợ thứ của Vơ Vương. Bà vợ thứ của Vơ Vương mất trước vua Quang Trung                                gần 40 năm (bà mất năm 1751, vua Quang Trung băng hà năm 1792) mà có bia lăng c̣n lớn hơn “bia lăng Hoàng đế Quang Trung” đến thế sao ?

  Nghiên cứu lăng mộ vua Quang Trung, ta cần phải nghiên cứu để h́nh dung lại hoàn cảnh lịch sử về mọi mặt chính trị, xă hội, kinh tế, kiến trúc .v.v. của Thuận Hoá - Phú Xuân hồi cuối thế kỷ XVIII, chứ không chỉ nghiên cứu những ǵ có liên hệ đến dấu tích lăng mộ vua Quang Trung mà thôi.

A 004 - Hố khai quật của nấm mộ Lăng Ba Vành có chiều ngang chưa đầy 2m làm sao nhà Nguyễn có thể lấy
áo quan (săn, ḥm) của vua Quang Trung ra mà “bổ” ?

 

Để có thể thực hiện được công tŕnh nghiên cứu nầy nhà nghiên cứu phải có tư liệu, không thể đoán ṃ, không thể suy luận một cách huyễn hoặc, vơ đoán. Đặt các thông tin tư liệu cùng một nguồn, một ngành với nhau (Đại Nam nhất thống chí thời Tự Đức và thời Thành Thái, Duy Tân) để xem thử có ǵ khác biệt không và nếu có th́ tự hỏi v́ sao có sự khác biệt ấy ? Và, cũng làm như thế, đặt các thông tin từ các nguồn tư liệu khác nhau (Phủ biên tạp lụcĐại Nam nhất thống chí) để t́m có ǵ khác biệt không và cũng t́m hiểu v́ sao có sự khác biệt ? Cuối cùng đặt các thông tin lịch sử đă được chỉnh lư (ví dụ những thông tin thuộc về g̣ Dương Xuân) vào thực địa của Thuận Hoá - Phú Xuân để xem thử những ǵ c̣n, những ǵ đă mất (những nhà nghiên cứu không am tường địa h́nh, địa vật ở Huế khó thực hiện được yêu cầu nầy) ? C̣n như thế nào ? Mất th́ v́ sao đă mất? Ví dụ Phủ Dương Xuân trên g̣ Dương Xuân từ sau khi chiến tranh với Tây Sơn, Đại Nam nhất thống chí cho biết là đă mất tích (自涇兵薍今失其處 Tự Kinh binh loạn kim thất kỳ xứ). Kiến trúc Phủ Dương Xuân v́ binh hỏa có thể bị cháy, bị sụp đổ nhưng địa điểm xây dựng kiến trúc ấy làm sao có thể mất tích được ? Người ta cho địa điểm ấy mất tích v́ lư do ǵ ? V́ sao các bia lăng chùa Thiên Lâm đều bị mài, đục hết chữ ? V́ sao chùa Thiền Lâm nằm trên g̣ ấp B́nh An (ngay sát Đ́nh ấp B́nh An) cùng với chùa Từ Đàm, chùa Tuệ Lâm, chùa Viên Giác trong Đại Nam nhất thống chí đời Tự Đức mà đến khi in Đại Nam nhất thống chí dưới thời Duy Tân lại giữ địa chỉ các chùa trên ở g̣ ấp B́nh An mà lại ghi chùa Thiền Lâm thuộc xă An Cựu ? V́ sao các nhà sư ở chùa Thiền Lâm thời nay đào bới đất trong khuôn viên chùa phát hiện thấy hàng ngàn viên gạch vồ, hàng trăm viên đá tảng dưới ḷng đất ? Đó là những di tích ǵ đă bị triệt phá ? Địa điểm từng xây dựng Phủ Dương Xuân có liên quan ǵ đến chùa Thiền Lâm không ?

V́ lăng mộ vua Quang Trung đă bị triều Nguyễn “盡法懲治tận pháp trừng trị” và cấm thần dân nhắc đến, v́ thế những nhà nghiên cứu tiền bối hoạt động thời Nguyễn không dám đả động đến lăng mộ vua Quang Trung, nếu vô t́nh gặp phải th́ tránh, thậm chí có người c̣n làm nhiễu thông tin, đánh lạc hướng đi (như trường hợp L.Cadière cố chứng minh Phủ Dương Xuân từng toạ lạc ở khu Ruộng Phủ trên cánh đồng Bầu Vá làng Dương Xuân). V́ thế người nghiên cứu thời nay cần phải truy t́m tài liệu gốc (ví dụ như tài liệu của Pierre Poivre mà L. Cadière đă trích dẫn) để phục hồi những thông tin đă bị nhiễu về Điện Trường Lạc và Phủ Dương Xuân .

Tất cả những điều khó hiểu đó tập trung lại chung quanh chùa Thiền Lâm trên g̣ Dương Xuân (thời Nguyễn thuộc ấp B́nh An g̣ Phú Xuân). Từ hơn nửa thế kỷ nay chưa ai phát hiện được những sự khó hiểu ấy và v́ thế những sự khó hiểu ấy chưa được giải mă. 

Tôi là người đầu tiên khám phá ra những sự khó hiểu ấy và tôi đă đi đến cùng để giải mă nó. Việc nghiên cứu của tôi ḍ dẫm và công bố từng bước và lắng nghe dư luận. May mắn là cho đến nay chưa có một ư kiến phát sinh nào không thể giải quyết.

Bài viết đầu tiên của tôi về đề tài nầy mang tựa đề:

- Những thông tin vô giá về triều đ́nh Quang Toản qua mấy bài thơ cổ của Phan Huy Ích (Báo B́nh Trị Thiên, số ra ngày 14-1-1989, tr.3).

Sau đó tôi viết tiếp nhiều bài nữa như :

- Vừa t́m thấy dấu tích Phủ Dương Xuân, cung điện thứ hai của các chúa Nguyễn ở Huế.

- Góp phần t́m kiếm lăng mộ vua Quang Trung ở Huế đăng trên Tạp chí Kiến thức ngày nay số 66-1991 và số 71-1991.

Sau đó trên Diễn đàn Khoa học Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ của Ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế số 2-1991, đă đăng liên tiếp hai bài:

- Đôi điều thương xác về vị trí Phủ Dương Xuân thời Tiền Nguyễn của Trần Viết Điền và Lê Nguyễn Lưu

- Chung quanh việc t́m kiếm Phủ Dương Xuân và lăng mộ vua Quang Trung của Hồ Tấn Phan.

Hai bài phê b́nh nầy sử dụng những tài liệu chưa được khảo chứng và những suy luận vơ đoán ḥng “đánh đổ” toàn bộ những thông tin mới trong hai bài nghiên cứu của tôi trên Tạp chí Kiến thức ngày nay.

Đầu năm 1992, cơ quan Sở Khoa học và Kỹ thuật Thừa Thiên Huế đă tổ chức một cuộc toạ đàm khoa học để tôi đối thoại trực tiếp với các tác giả trên. Qua cuộc toạ đàm đó tôi chỉ ra những sai lầm của L.Cadière cho rằng, Phủ Dương Xuân trên khu “Ruộng Phủ” chung quanh Điện Trường Lạc giữa cánh đồng Bầu Vá của xă Dương Xuân mà anh Hồ Tấn Phan đă sử dụng để phê phán công tŕnh nghiên cứu của tôi. Tôi đă nêu lên 8 điểm mâu thuẫn trong bài phê b́nh của anh Hồ Tấn Phan và cả hai tác giả Trần Viết Điền và Lê Nguyễn Lưu. Các tác giả không đủ lư lẽ để bảo vệ các bài viết của ḿnh nên ư đồ muốn đánh đổ công tŕnh nghiên cứu của tôi không có kết quả. (Xem bài Đối thoại trong Phần thứ III).

Nhưng có điều lạ là: Thông tin Khoa học và Công nghệ của Ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đăng hai bài của Hồ Tấn Phan và Trần Viết Điền, Lê Nguyễn Lưu phê phán các bài viết của tôi, nhưng sau đó họ không đăng bài mà tôi đă chỉ ra những sai lầm của hai bài viết đó. V́ thế những ư kiến của các tác giả làm nhiễu thông tin vẫn tồn tại âm ỉ trong dư luận quần chúng. (Măi cho đến những năm gần đây vẫn c̣n có người nhắc đến các bài viết ấy).

Đến mùa thu năm 1992 tôi lại viết tiếp trên Báo Lao động bài:

- Đi t́m dấu tích lăng Quang Trung (Số 35/92, 13-9-1992).

Tiếp đến tôi đi báo cáo ở Viện Sử học (Hà Nội), ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, ở Viện Khảo cổ học Việt Nam, ở Viện Nghiên cứu Khoa học xă hội và nhân văn tại Thành phố Hồ Chí Minh .v.v. Và, đặc biệt tôi gởi bản thảo Đi t́m lăng mộ vua Quang Trung  nhờ chị Thu Lê trong Hội Người Yêu Huế tại Pháp chuyển tận tay học giả Hoàng Xuân Hăn ở Paris. Học giả Hoàng Xuân Hăn đă đọc kỹ và ông cẩn thận tra cứu lại những tài liệu mà tôi đă trích dẫn, cuối cùng ông mới cho rằng công tŕnh nghiên cứu của tôi đúng. Ông viết thư cho tôi và kêu gọi các địa phương ở Thừa Thiên Huế, B́nh Định, Thành phố Hồ Chí Minh đặt kế hoạch giúp đỡ tiền bạc trùng tu tôn tạo lại cảnh quan khu di tích có liên quan đến lăng mộ vua Quang Trung ở ấp B́nh An để đưa vào khai thác phục vụ du lịch. (Xem nguyên văn lá thư trong Phần III). Nhờ công tŕnh nghiên cứu của tôi có giá trị như một khám phá, nhờ sự ủng hộ của học giả Hoàng Xuân Hăn, và nhờ sự nhiệt t́nh của hai nhà sử học của Viện Sử học là Dương Trung Quốc (Tổng thư kư Hội Sử học) và Nguyễn Quang Ân (Phụ trách Pḥng tư liệu Viện Sử học), nên công tŕnh nghiên cứu Đi t́m lăng mộ vua Quang Trung của tôi đă được Viện Sử học Việt Nam (Hà Nội, 1992) xuất bản trong loại sách Tài liệu tham khảo Lịch sử Việt Nam.

Cuốn sách nhỏ chỉ có 150 trang khổ 13x19cm được xem như một đóng góp (contribution) một giải pháp mới cho một vấn đề lịch sử, không những là một thao thức của giới nghiên cứu mà c̣n của dân tộc Việt trong và ngoài nước hơn nửa thế kỷ qua. Công tŕnh của tôi được nhiều nhà sử học, nhà văn hoá có trách nhiệm ủng hộ. Tại Pháp, ngoài học giả Hoàng Xuân Hăn c̣n có Giáo sư Lê Thành Khôi [3] đánh giá cao và ông nhiệt t́nh ủng hộ công tŕnh nghiên cứu của tôi bằng cách gởi bán sách đến tận tay các nhà nghiên cứu Việt Nam  tại Pháp. Giáo sư bảo tôi :“Tôi có thể tặng anh số tiền sách ấy, nhưng tôi không tặng, tôi phải gởi sách của anh đến tận tay những người cần đọc và sau nầy họ có thể giúp anh những việc anh cần.” Tiến sĩ Nguyễn Hữu An ở Hoa Kỳ (Anaheim Hills, CA 92807) rất xúc động khi đọc công tŕnh của tôi và ông cho biết sẽ thành lập một tổ chức để vận động tài chính giúp cho công tŕnh lăng mộ vua Quang Trung nếu được tôi đồng ư. Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng - từ Đà Nẵng ra chúc mừng công tŕnh mới của tôi và mua một bản đặc biệt với giá một chỉ vàng. Tại Huế, nhà nghiên cứu Phong trào Tây Sơn ở Thuận Hoá - Phú Xuân - Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Bang (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế hiện nay), trong nhiều trang sách, báo đă đánh giá công tŕnh nghiên cứu của tôi “có khả năng là khu cung điện và mộ táng thời Tây Sơn đă bị triều Nguyễn triệt hạ” (Báo Văn hóa đời sống, đầu năm 1989, tr.2). Sau các hội thảo, các buổi báo cáo khoa học về đề tài Đi t́m lăng mộ vua Quang Trung của tôi đều được báo chí hoan nghinh: Báo B́nh Trị Thiên (3-1-1989), Báo Thanh niên (2-1 đến 9-1-1989), Báo Tin tức buổi chiều số 398, 26-9-1992), Báo Lao động, Báo Nhân dân Chủ nhật (số 37 (188), ngày 13-9-1992).v.v. 

Nhiều nhà hoạt động văn hoá, bảo tồn bảo tàng, nhiều nhà nghiên cứu đọc sách của tôi đă đến Huế nhờ tôi hướng dẫn đi thăm “thực địa ở ấp B́nh An”. Tiến sĩ Sử học Thu Trang (Pháp) [4] , ông Minh Hằng - Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế, bà Trương Thị Bích Khuê - Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Giáo sư Trần Quốc Vượng - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt Nam - CICUS của Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Hà Nội, Kỹ sư Nguyễn Việt Tiến - Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Huế .v.v. Sau khi đọc sách và xem “hiện trường” họ rất phấn khởi, tin tưởng là những bí ẩn về lăng mộ vua Quang Trung có khả năng được khám phá. Ông Minh Hằng - Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế yêu cầu bà Trương Thị Bích Khuê - Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế lập kế hoạch “sang năm khai quật khu vực nầy để khẳng định địa điểm dấu tích lăng mộ vua Quang Trung ở Huế”. Sau hôm tôi báo cáo ở Viện Khảo cổ học, Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam - Giáo sư Hoàng Xuân Chinh, cũng hứa sẽ đưa đề tài Lăng mộ vua Quang Trung ở Huế vào kế hoạch khai quật trong năm sau. Đặc biệt, sau khi đi thăm những dấu tích nghi là có liên hệ đến lăng mộ vua Quang Trung ở ấp B́nh An về, trong bài viết Những thành tựu nghiên cứu văn hoá rực rỡ ở miền Trung, Giáo sư Trần Quốc Vượng viết: “Trung tâm văn hoá Huế và Trung tâm văn hoá Việt Nam đă kư hợp đồng cùng khảo sát khu vực B́nh An-Dương Xuân nơi toạ lạc Thiền Lâm Tự với tấm bia Chính Hoà nơi tháp cổ hoà thượng khai sơn (1680-1705) - nơi có nhiều khả năng là Đan Dương điện và Đan Lăng của vua Quang Trung”. (Báo Thể thao Văn hoá số ra ngày 17-10-1992, tr.14).

...Với sự nhiệt t́nh ủng hộ từ trong nước và ngoài nước như thế nên tôi nghĩ là công tŕnh của tôi sẽ được các cơ quan chức năng quan tâm, tôi chờ đợi để tiếp tục cùng với các cơ quan chức năng giải quyết khâu cuối cùng là tổ chức khai quật để đi đến kết luận chính thức. Nhưng chờ măi không thấy ai thực hiện lời hứa của ḿnh cả. Vào những năm ấy (1993-1998) tôi lại được đổi công tác từ Tạp chí Sông Hương qua làm phóng viên, rồi làm Trưởng văn pḥng đại diện Báo Lao động tại miền Trung, công việc làm báo quá bận rộn nên tôi không c̣n th́ giờ để kiến nghị với những người có trách nhiệm thực hiện những lời hứa họ đă nói với tôi. Công tŕnh nghiên cứu sắp có kết quả của tôi dần dần rơi vào quên lăng cho đến những tháng năm gần đây (2006-2007).

Mùa thu năm 2006, trên Báo Thanh niên online (post  ngày 31-07-2006, có bài viết Thêm một giả thuyết mới về mộ vua Quang Trung của Giao Hưởng giới thiệu một giả thiết lăng mộ vua Quang Trung ở B́nh Thuận của cô giáo Minh Liêm. Trước khi viết bài giới thiệu nầy tác giả Giao Hưởng có gặp tôi tại Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (750 Nguyễn Kiệm, Thành phố Hồ Chí Minh) nhân tôi đi dự hội thảo khoa học được tổ chức ở đây. Anh hỏi ư kiến của tôi về việc nghiên cứu lăng mộ vua Quang Trung, tôi đă trả lời đại ư như những lần tôi đă trả lời báo chí trước đó. Tức là địa điểm lăng mộ vua Quang Trung phải thỏa măn được các thông tin lịch sử như tôi đă tŕnh bày ở đoạn đầu Chương mở đầu nầy. Nhưng không hiểu sao, trong bài báo của Giao Hưởng có một cột bên trái viết về tôi của Hồng Hạc như sau:

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, khi sự thật chưa sáng rơ người ta có quyền đưa ra các giả thuyết và riêng ông đă từ lâu khẳng định dấu tích lăng mộ Hoàng đế Quang Trung nằm trên g̣ Dương Xuân, ấp B́nh An, TP Huế. Tuy có một số phản biện đối với giả thuyết trên của ông, song gần đây tiếp xúc với phóng viên Báo Thanh Niên ông vẫn giữ ư kiến của ḿnh. Theo ông, lăng vua Quang Trung tức Lăng Đan Dương nằm một nơi nào đó gần chùa Thiền Lâm (cũ). Ông bảo khi nhà Nguyễn làm lễ hiến phù đă quật phá lăng này, chuyển chùa đi nơi khác và tuyên bố "Phủ Dương Xuân mất tích" cùng với xương cốt của Hoàng đế Quang Trung bị bắn tan thành khói, nhưng công bố đó sai với thực tế, v́ ngôi mộ bị quật là mộ giả, c̣n mộ thật của vua Quang Trung đến nay vẫn được bảo vệ an toàn dưới ḷng đất sâu của Huế(?) (NĐX nhấn mạnh)".

Tôi chưa hề gặp một người nào tên là Hồng Hạc cả. Câu cuối của đoạn trích trên: “nhưng công bố đó sai với thực tế, v́ ngôi mộ bị quật là mộ giả, c̣n mộ thật của vua Quang Trung đến nay vẫn được bảo vệ an toàn dưới ḷng đất sâu của Huế (?) ” rất khó hiểu. Theo mạch văn th́ câu cuối đó là của Hồng Hạc và cũng có thể của tôi. Tôi chưa bao giờ có ư tưởng ngôi “mộ thật của vua Quang Trung đến nay vẫn được bảo vệ an toàn dưới ḷng đất sâu của Huế”cả. Nhiều bạn đọc đă gọi điện thoại hoặc gởi e-mail hỏi có phải tôi đă nói câu đó không (?) Nếu đó không phải là ư tưởng của tôi th́ đề nghị tôi nên yêu cầu Báo Thanh niên đính chính. Tôi đă trả lời bạn đọc rằng: “Tuy đoạn báo không phản ảnh được ư kiến của tôi, thậm chí có chỗ trái ngược với công tŕnh tôi đă công bố, nhưng không sao. Khi người ta được xem voi rồi th́ không c̣n có chuyện con voi “giống như cái quạt hoặc con voi giống như cái cột nhà...” nữa. 

Mặc dù có những chuyện khó hiểu như tôi đă tŕnh bày trên, nhưng tôi không bao giờ có ư nghĩ có ai đó muốn phá tôi. Ngược lại tôi thấy tôi có lỗi với những người ấy, có lỗi với độc giả. Cái lỗi ấy là tôi chưa làm cho họ hiểu công tŕnh của tôi một cách thấu đáo (đặc biệt là giới trẻ mới quan tâm đến vấn đề lăng mộ vua Quang Trung sau nầy). Do đó tôi không yêu cầu Báo Thanh niên đính chính mà nhân đó tôi sẽ gởi cho Báo Thanh niên toàn bộ công tŕnh của tôi. Tôi tin là các bạn ở Báo Thanh niên sẽ đọc kỹ và sẽ giới thiệu công tŕnh nghiên cứu của tôi. Khi ấy mọi ngộ nhận sẽ được sáng tỏ hoàn toàn. 

Năm nay tôi đă vào tuổi 71 - cái tuổi mà người xưa xem là “cổ lai hy”. Bởi v́ cái tuổi ấy việc con người có thể trở về với cát bụi là chuyện b́nh thường. Cho nên trong năm nay tôi phải hoàn tất công tŕnh nghiên cứu và bộ hồ sơ tư liệu có liên quan đến việc nghiên cứu địa điểm và dấu tích lăng mộ vua Quang Trung ở ấp B́nh An (phường Trường An, Thành phố Huế) để gởi đến những người quan tâm đến lịch sử dân tộc ở trong và ngoài nước. Được như thế th́ nếu không may tôi có mệnh hệ ǵ th́ những người muốn kế tục công việc của tôi trong đời nầy và đời sau khỏi tiếc là đă bỏ lỡ mất cơ hội. Và biết đâu, ngay trong những năm cuối đời của tôi, công tŕnh của tôi thu hút được sự chú ư của các cơ quan chức năng ở địa phương và Trung ương, tôi có thể thấy được kết quả công việc nghiên cứu có ư nghĩa lớn nhất trong cuộc đời cầm bút của ḿnh. Tôi tin công việc làm nghiêm túc, khoa học của tôi. Một khám phá chưa từng có như thế không thể không có kết quả. 

Tôi chỉ tiếc nếu công tŕnh của tôi được thực hiện từ 20 năm trước th́ những hiện vật theo tôi là quư vô giá khỏi bị mất mát như t́nh h́nh đă diễn ra trong 20 năm qua. (Tôi sẽ nói rơ trong phần nghiên cứu).

Tuy nhiên, nếu có được sự phản hồi cho tôi biết những tài liệu tôi sử dụng là giả, các hiện vật tôi dẫn chứng không liên quan ǵ đến Phủ Dương Xuân - Lăng Đan Dương, cách tiếp cận chân lư lịch sử của tôi là ngụy biện, vơ đoán, tôi sẽ rất vui vẻ chuyển công tŕnh nghiên cứu gần một phần tư thế kỷ của ḿnh vào tủ, xem như một kỷ niệm của một người đầy nhiệt huyết mà cạn hẹp về tri thức khoa học. Trong khi chưa gặp được sự phản hồi ấy, th́ xin các nhà nghiên cứu, các cơ quan chức năng, các đồng bào, đồng chí thao thức việc đi t́m lăng mộ vua Quang Trung ở trong và ngoài nước hăy cho tôi một hồi âm, chỉ cho tôi biết phải tiếp tục công việc nầy như thế nào. Xin cám ơn trước.

                               

                                                                                                                              Gác Thọ Lộc, tháng 6-2007.

 


 

 Chú thích chương mở đâu

[1]. Bài thơ CẢM HOÀI (Xúc cảm trong ḷng) trong tập thơ đi sứ (1793) HOÀNG HOA ĐỒ PHẢ, Ngô Th́ Nhậm có một nguyên chú viết: “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta” chứng tỏ Lăng Đan Dương của vua Quang Trung ở ngay trong Cung điện Đan Dương, hay nói cách khác Cung điện Đan Dương là nơi táng vua Quang Trung và từ đó nó trở thành Lăng Đan Dương - lăng vua Quang Trung. ( Trích Ngô Th́ Nhậm tác phẩm, tập II, Nxb Văn học & TTNC Quốc Học, H. 2001, tr.369-370) (xem H.001)

[2]. Ủy ban Khoa học xă hội Việt Nam - Ban Hán Nôm, Thơ văn Phan Huy Ích, tập II, "Dụ Am ngâm lục", KHXH, H.1978, tr.124.

[3]. Lê Thành Khôi, tác giả sách Le Việt-Nam, Histoire et Civilisation  (Việt Nam, lịch sử và văn hoá, Paris, Ed.de Minuit,1955, dày 450 tr, khổ 18x26) và sách Histoire du Viet-Nam des origines 1858 (Paris, Ed. Sud-Est Asie, 1982). Và cũng là  tác giả của 40 công tŕnh viết riêng và viết chung về văn minh, văn hoá, văn học nghệ thuật Việt Nam và thế giới khác.

[4]. Xem bài viết của bà trên Báo Sài G̣n giải phóng được trích đăng lại ở Phụ Lục cuối sách.