Nhà hát lớn Hải Phòng
Việt Nam có 3 thành phố vinh dự xây nhà hát lớn đó là Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh. Nhà hát thành phố HP là 1 trong những di tích kiến trúc văn hoá của 1 giai đoạn kiến trúc VN, với những trang trí hoa văn, phù điêu độc đáo được bố cục hài hoà, có giá trị mĩ thuật cao.
Nhà hát Lớn Hải Phòng (tên gọi chính thức là Nhà hát Thành phố) là nơi tổ chức những hoạt động văn hóa, chính trị lớn của thành phố Hải Phòng.
Mục lục |
[sửa] Vị trí
Vào đầu thế kỉ 20, dân số Hải Phòng khoảng 16000 người trong đó quân đội Pháp, kiều dân Pháp cũng chiếm hàng ngàn người. Vì vậy chính phủ Pháp chủ trương xây dựng 1 nhà hát có quy mô lớn ở trung tâm nội thành, nơi tiếp điểm của khu người Âu, khu người Hoa và khu người Việt theo quy hoạch của chính phủ Pháp.
Địa điểm được chọn để xây dựng "nhà hát Tây" theo cách gọi của nhân dân thời bấy giờ là nền chợ cao ráo, rộng rãi của làng cổ An Biên.
Năm 1900, chính quyền Pháp bắt chuyển chợ đi nơi khác, nhà hát được khởi công xây dựng vào năm 1904 và đến năm 1912 thì hoàn thành. Nhà hát thành phố do kiến trúc sư người Pháp thiết kế rất công phu kiểu cách theo nguyên mẫu nhà hát Pari, nguyên vật kiệu xây dựng được mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do thợ VN thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp.[1]
[sửa] Kiến trúc
Kiến trúc nhà hát lớn HP được xây dựng theo kiểu kiến trúc Barốc, đây là loại hình nghệ thuật kiến trúc xuất hiện ở Ý rồi chuyển sang Áo, Tây Ban Nha, 1 phần của nước Pháp rồi trở thành khuynh hướng nghệ thuật chủ yếu từ cuối thế kỉ 16 đến giữa thế kỉ 18.
Từ Barốc trong tiếng việt được vay mượn phiên âm từ tiếng Pháp: Baroque, nhưng lại xuất xứ từ tiếng Tây Ban Nha là "Barroco", tính từ :barroco" chỉ 1 viên ngọc không tròn đều, phần nào hơi dị dạng. Trong lĩnh vực kiến trúc, từ Baroque có lúc đã có nghĩa là kì dị. Ngaỳ nay khi nói đến phong cách Baroc trong kiến trúc tức nói đến tính nhịp điệu, năng động, tinh thần tự do bay bướm.
Đặc điểm của nghệ thuật Barốc là sự hùng vĩ, lộng lẫy tráng lệ. Nên có thể nói nhà hát lớn được xem như 1 trong những công trình kiến trúc lớn nhất thời bấy giờ. Kiến trúc Barốc coi trọng sự hiệu quả của thị giác, sự hoà hợp giữa hiện thực và hư ảo, sự tương phản bóng tối và ánh sáng, giữa tỉ lệ và nhịp điệu của vật liệu.
Các kiến trúc sư khi xây dựng nhà hát nhà hát đã tận dụng các đường cong đẻ tạo nhịp điệu và những không gian phong phú, sinh động. Nghệ thuật kiến trúc Barốc dạt tới sự thống nhất với nghệ thuật trang trí hoành tráng gây ấn tượng mạnh, với mặt bằng cầu kì, kết hợp với những đường cong mềm mại. Về trang trí thì tiêu biểu nhất của nhà hát lớn phải kể đến hình tượng chiếc đàn Lia trên cánh cửa- đây có thể xem như biểu tượng cho âm nhạc, cho nhà hát lớn.
Đàn Lia là loại đàn của người Hi Lạp được làm bằng nàg voi và đế được làm bằng mai rùa, sau được ngưòi La Mã cải tiến thêm. Trong thần thoại Hi Lạp thần mặt trời Apolo cầm mũi tên bạc và 1 tay cầm đàn Lia.
Mặc dù có sự cân đối chặt chẽ trong kết cấu mặt tiền, mỗi kết cấu đều có công thức riêng trong thiết kế trang trí trên cửa tường và khoảng cách các cột đi kèm, sự phân bố cột tạo ra 1 nhịp điệu nhất quán với sự dàn trải theo phương nằm ngang. Nhà hát lớn có 4 cột trụ áp sát vào tường để tăng độ vững của tường. Kiến trúc theo lối cột Côranhđiêng mềm mại theo lối cột từ trên xuống dưới.
Về kiến trúc bên trong nhà hát có sân khấu, 2 tầng ghế khán giả, trên tầng 2 có các cửa hình mái vòm theo kiểu Gôtích. Phía trên sân khấu có để tượng hình thần âm nhạc- vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Bên phải, bên trái sân khấu là phòng trang điểm, phòng nghỉ của diễn viên. Ngoài cửa sổ kính, chớp, phía trong hành lang có cửa đệm bọc da để cách âm. Trần nhà hát hình vòm, tạo tiếng vang và làm tôn thêm chiều cao nhà hát. Vòn trần có vẽ nhữg lẵng hoa trang trí, ghi tên các nhạc sĩ, kịch sĩ châu Âu lừng danh: Mozard, Betthoven, Moliere...[2]
[sửa] Lịch sử
Nhà hát Lớn Hải Phòng còn là một địa danh lịch sử gắn liền với thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Vào ngày 20.11.1946, tại đây đã diễn ra trận đánh đẫm máu để bảo vệ thành phố, 13 chiến sĩ Vệ quốc đoàn và chiến sĩ tuyên truyền văn hóa Việt nam do trung đội trưởng Đặng Kim Nở chỉ huy đã cầm chân lực lượng quân đội Pháp có xe tăng yểm trợ suốt một ngày đêm và tiêu diệt được 50 lính Pháp trước khi anh dũng hy sinh.[3] Thời pháp thuộc, nhà hát lớn là nơi sinh hoạt chính trị văn hoá của người Pháp và những người bản xứ giàu có, chỉ những gánh hát từ Pháp sang hoặc những gánh hát nổi tiếng ở nước ta mới được biểu diễn ở đây và chỉ có những người giàu có mới đủ tiền mua vé vào xem. Hàng năm Pháp cũng tổ chức phát phần thưởng cho những học sinh giỏi tại đây ể mị dân và khuyến khích những người phục vụ cho chúng.
Ngày nay vào dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn, chào mừng các sự kiện lịch sử quan trọng hay voà thời khắc chào đón năm mới... hàng ngàn người dân thành phố hân hoan đổ về quảng trường nhà hát thành phố để tham dực ác hoạt động tổ chức tại đây. Nhà hát lớn còn là nơi sinh hoạt, thưởng thức nghệ thuật của đông đảo quần chúng nhân dân lao động thành phố, những buổi hoà nhạc, các chương trình biểu diễn liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên, nhưnữg ngày hội văn hoá... được tổ chức tại đây đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.
[sửa] Chú thích
Bài này còn sơ khai. Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài. |