Núi Ba Thê còn có tên là Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn (do kỵ húy mà chữ Hoa bị đọc trại thành Ba). Đây là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Từ Long Xuyên theo tỉnh lộ 943, đi về hướng Tây là hướng về Núi Sập. Qua thị trấn Núi Sập, đến chợ Ba Thê (thị trấn Óc Eo).
Cánh đồng Óc Eo, nhìn từ ngọn Ba Thê Óc Eo là một thương cảng phồn thịnh thời trung cổ bị vùi lấp dưới lớp đất phù sa hơn ba mét. Người ta phát hiện di chỉ này vào năm 1942 và khám phá ra thành cổ Óc Eo vào năm 1944. Óc Eo thuộc vương quốc Phù Nam, đã diệt vong từ thế kỷ thứ VII. Có nhiều cổ vật thu được như các tượng đá mang dấu ấn văn hóa Phật giáo và Ấn Độ giáo rất đa dạng như tượng Phật, linh vật, yoni và linga có niên đại cách đây trên dưới 1.500 năm, đặc biệt là nhóm tượng ganesa với mình người đầu voi.
Trên đỉnh Vọng Thê có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933. Ở đó có di tích “Bàn chân Tiên”. Đó là hòn đá hoa cương cao chừng ba mét, to cỡ gốc cổ thụ bốn người ôm không xuể, nằm bên hông chánh điện của Sơn Tiên Tự. Trên mặt viên đá khổng lồ ấy có dấu bàn chân người, to hơn bình thường một chút, rất rõ. Xem di tích Bàn chân tiên Dưới triền núi cách chùa Sơn Tiên chừng mười mét là nhà trưng bày những cổ vật, hiện vật có liên quan đến lịch sử cũng như văn hóa của Ba Thê - Óc Eo.
Một số cổ vật Hai con này nếu là ngựa thì hơi nhỏ con, nếu là chó thì hơi bự con (cái mà 2 chú đang vờn thì... bự quá!). Xa xa là cánh đồng Ba Thê Phía Bắc núi Ba Thê còn có một tảng đá có dáng hình như một cây đao vĩ đại. Dân gian gọi đó là Thạch Đại đao (nghe như chuyện kiếm hiệp), là bửu bối của trời đất, dành để trừng trị bọn gian ác.
Thạch Đại Đao Ở ngọn núi nhỏ cạnh bên, có một hòn đá trơ vơ, trên đầu có một phiến đá tròn giống cái nón. Người ta kể rằng, xưa có một người lên núi tu hành, xa lánh thế gian, nhưng vị này lòng trần chưa rũ sạch, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa nhớ vợ (hic!). Sau đó, ông chết đi... Người ta cho rằng vị sư kia đã hóa đá, thành hòn vọng thê giống như chuyện hòn vọng phu ở miền Trung và miền Bắc. (tiếc là không chụp được hình). Bài và ảnh: Phạm Hoài Nhân |