ĐỀN LỘNG KHÊ
ĐỀN LỘNG KHÊ
Share on facebook 0 người thích - Thích
ĐỀN LỘNG KHÊ
1. Tên di tích: Đến Lộng Khê
2. Loại công trình: Đền thờ
3. Loại di tích: Kiến trúc
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 1214 ngày 30 tháng 10 năm 1990
2. Loại công trình: Đền thờ
3. Loại di tích: Kiến trúc
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 1214 ngày 30 tháng 10 năm 1990
5. Địa chỉ di tích: Thôn Lộng Khê – xã An Khê – huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình
6. Tóm lược thông tin về di tích
Xã An Khê – vùng đất cuối cùng phía đông bắc Thái Bình, giáp Hải Dương, Hải Phòng; nằm ven dòng Sông Hóa. Trải qua 10 thế kỷ Bắc thuộc, cư dân nơi đây đã tồn tại phát triển và ghi nhận một truyền thống văn hóa Việt cổ.
* Vị trí địa lí và kiến trúc tổng thể
Đền được xây dựng vào thời nhà Nguyễn năm 1848 cạnh bờ sông Luộc; lúc đầu chỉ xây dựng tòa đền Hậu cung (nay gọi là đền cấm), đến năm 1900 bờ sông Luộc lở nên người dân chuyển đền vào trong làng và xây thêm tòa đền Đệ Nhị, toà Đại Bái. Quần thể khu di tích Đền Lộng Khê có diện tích là 3700 m2 được xây dựng thành ba tòa (gọi là Tam tòa). Đền nhìn về hướng tây bấc, nhìn ra Sông Luộc, trước mặt có hồ nước lớn 1000 m2 và trục đường DH 72 liên huyện đi Hải Dương; phía sau đền tựa lưng ra Sông Hóa.
Đền nằm trên địa danh của làng Nhống, thôn Lộng Khê, xã Đào Tạo trước đây, nay là đền Lộng Khê, xã An Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Đền Lộng Khê được xây dựng trong cảnh quan tuyệt mỹ trở thành một tứ cổ cảnh của huyện Phụ Dực xưa. Nhìn chung tổng thể kiến trúc đền Lộng Khê khá rộng lớn, uy nghi, hoành tráng. Nghệ thuật điêu khắc gỗ, đá khá tinh tế, khéo léo.Ba tòa kiến trúc đền sừng sững uy linh, phô vẻ hoành tráng từ ba phía.
- Tòa Đại Bái: Được dựng năm Bảo Đại thứ 3 – 1933 do tri huyện Phụ Dực Phạm Gia Khánh đứng ra hưng công, cúng 15 đồng tiền Đông Dương và đôi câu đối. Khách tham quan sẽ choáng ngợp trước sự bề thế oai nghiêm của 5 gian kiến trúc tòa này. Đội Lân chầu trên trụ biểu như thách thức với thời gian và thiên nhiên khắc nghiệt, làm tôn vẻ lẫm liệt uy linh nơi cửa Thánh.
- Tòa Đệ Nhị: Gồm 3 gian có cấu trúc tòa sen, để lộ thiên; một bên tòa thờ đức Thánh Mẫu, một bên thờ đức Thánh Ông.
- Tòa Hậu Cung: Gọi là đền cấm, gồm 3 gian. Tương truyền vua Tự Đức cho dân làng Lộng Khê gỗ để dựng tòa này.
* Tiểu sử khu di tích.
Đền Lộng Khê là nơi tôn thờ một vị Quốc sư thời Lý – Dương Không Lộ (tên húy), dân làng thường gọi là vị thần Khổng Lộ. Ngài đã có công giúp dân trị thủy, làm nông nghiệp và chữa bệnh cho nhân dân nơi đây. Chính Ngài đã báo mộng giúp nhà vua Trần Nhân Tôn xuất quân đánh thắng trận Bạch Đằng và được nhà vua phong là Nam Thiên Thánh Tổ, Lý triều quốc sư vào đêm ngày 24 tháng 3 âm lịch. Sau đó, ngài dời đất Lộng Khê đi nơi khác, nên dân làng lập đền thờ ngài. Và người dân nơi đây đã lưu truyền sử sách cho các thế hệ ngày nay để thờ cúng và mở hội đại lễ hàng năm. Đồng thời đền Lộng Khê cũng là nơi tôn thờ Thái úy Lý Thường Kiệt, ông được suy tôn là Thành hoàng bản cảnh của làng. Như vậy, đền là nơi tôn thờ hai nhân vật lịch sử có thật của quốc gia Đại Việt thế kỉ XI, XII.
Cụ thể, đến nay nội cung thờ thứ tự như sau: Toà Đại Bái thờ bài vị Thái úy Lý Thường Kiệt, toà Đệ Nhị thờ tượng Lý Thường Kiệt, Hậu cung thờ bài vị và thần tượng Thánh tổ Dương Không Lộ, tạo thành tổ hợp kiến trúc Tiền thần, Hậu thánh có kết cấu liên hoàn khép kín.
* Lễ hội Đền Lộng Khê.
Đã từ lâu dân gian lưu truyền câu nói ở Thái Bình: “Lộng Khê, Tô Đê, A Sào, Đào Động tứ cố cảnh Lý triều”. Hội làng Lộng Khê thuộc xã An Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình là một trong “tứ cố cảnh” của vùng đất biên ải phía Đông bắc Thái Bình. Cho đến nay cũng chưa lí giải được cái tên “ Lộng Khê ” có từ bao giờ, chỉ biết rằng tên nôm của Lộng Khê là Làng Nhống, Theo nghĩa chứ hán “Khê” nghĩa là một dòng nước chảy. Hàng năm dân làng mở hội tế lễ Thần và Thánh từ 20 tháng 03 đến 01 tháng 04 âm lịch tại ngôi đền này.
Trong lễ hội có 2 phần: Phần tế gồm các đoàn tế nam quan, nữ quan, nhân dân của địa phương, khách thập phương trong huyện, tỉnh ngoài về dâng hương tế thần và thánh. Phần hội làng tổ chức duy trì truyền thống điệu múa Bát Dật, múa kéo chữ, tổ chức các trò chơi dân gian và đặc biệt tổ chức đốt cây Đình Liệu cầu mong cho: “ Quốc thái dân an ”.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Xã An Khê – vùng đất cuối cùng phía đông bắc Thái Bình, giáp Hải Dương, Hải Phòng; nằm ven dòng Sông Hóa. Trải qua 10 thế kỷ Bắc thuộc, cư dân nơi đây đã tồn tại phát triển và ghi nhận một truyền thống văn hóa Việt cổ.
* Vị trí địa lí và kiến trúc tổng thể
Đền được xây dựng vào thời nhà Nguyễn năm 1848 cạnh bờ sông Luộc; lúc đầu chỉ xây dựng tòa đền Hậu cung (nay gọi là đền cấm), đến năm 1900 bờ sông Luộc lở nên người dân chuyển đền vào trong làng và xây thêm tòa đền Đệ Nhị, toà Đại Bái. Quần thể khu di tích Đền Lộng Khê có diện tích là 3700 m2 được xây dựng thành ba tòa (gọi là Tam tòa). Đền nhìn về hướng tây bấc, nhìn ra Sông Luộc, trước mặt có hồ nước lớn 1000 m2 và trục đường DH 72 liên huyện đi Hải Dương; phía sau đền tựa lưng ra Sông Hóa.
Đền nằm trên địa danh của làng Nhống, thôn Lộng Khê, xã Đào Tạo trước đây, nay là đền Lộng Khê, xã An Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Đền Lộng Khê được xây dựng trong cảnh quan tuyệt mỹ trở thành một tứ cổ cảnh của huyện Phụ Dực xưa. Nhìn chung tổng thể kiến trúc đền Lộng Khê khá rộng lớn, uy nghi, hoành tráng. Nghệ thuật điêu khắc gỗ, đá khá tinh tế, khéo léo.Ba tòa kiến trúc đền sừng sững uy linh, phô vẻ hoành tráng từ ba phía.
- Tòa Đại Bái: Được dựng năm Bảo Đại thứ 3 – 1933 do tri huyện Phụ Dực Phạm Gia Khánh đứng ra hưng công, cúng 15 đồng tiền Đông Dương và đôi câu đối. Khách tham quan sẽ choáng ngợp trước sự bề thế oai nghiêm của 5 gian kiến trúc tòa này. Đội Lân chầu trên trụ biểu như thách thức với thời gian và thiên nhiên khắc nghiệt, làm tôn vẻ lẫm liệt uy linh nơi cửa Thánh.
- Tòa Đệ Nhị: Gồm 3 gian có cấu trúc tòa sen, để lộ thiên; một bên tòa thờ đức Thánh Mẫu, một bên thờ đức Thánh Ông.
- Tòa Hậu Cung: Gọi là đền cấm, gồm 3 gian. Tương truyền vua Tự Đức cho dân làng Lộng Khê gỗ để dựng tòa này.
* Tiểu sử khu di tích.
Đền Lộng Khê là nơi tôn thờ một vị Quốc sư thời Lý – Dương Không Lộ (tên húy), dân làng thường gọi là vị thần Khổng Lộ. Ngài đã có công giúp dân trị thủy, làm nông nghiệp và chữa bệnh cho nhân dân nơi đây. Chính Ngài đã báo mộng giúp nhà vua Trần Nhân Tôn xuất quân đánh thắng trận Bạch Đằng và được nhà vua phong là Nam Thiên Thánh Tổ, Lý triều quốc sư vào đêm ngày 24 tháng 3 âm lịch. Sau đó, ngài dời đất Lộng Khê đi nơi khác, nên dân làng lập đền thờ ngài. Và người dân nơi đây đã lưu truyền sử sách cho các thế hệ ngày nay để thờ cúng và mở hội đại lễ hàng năm. Đồng thời đền Lộng Khê cũng là nơi tôn thờ Thái úy Lý Thường Kiệt, ông được suy tôn là Thành hoàng bản cảnh của làng. Như vậy, đền là nơi tôn thờ hai nhân vật lịch sử có thật của quốc gia Đại Việt thế kỉ XI, XII.
Cụ thể, đến nay nội cung thờ thứ tự như sau: Toà Đại Bái thờ bài vị Thái úy Lý Thường Kiệt, toà Đệ Nhị thờ tượng Lý Thường Kiệt, Hậu cung thờ bài vị và thần tượng Thánh tổ Dương Không Lộ, tạo thành tổ hợp kiến trúc Tiền thần, Hậu thánh có kết cấu liên hoàn khép kín.
* Lễ hội Đền Lộng Khê.
Đã từ lâu dân gian lưu truyền câu nói ở Thái Bình: “Lộng Khê, Tô Đê, A Sào, Đào Động tứ cố cảnh Lý triều”. Hội làng Lộng Khê thuộc xã An Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình là một trong “tứ cố cảnh” của vùng đất biên ải phía Đông bắc Thái Bình. Cho đến nay cũng chưa lí giải được cái tên “ Lộng Khê ” có từ bao giờ, chỉ biết rằng tên nôm của Lộng Khê là Làng Nhống, Theo nghĩa chứ hán “Khê” nghĩa là một dòng nước chảy. Hàng năm dân làng mở hội tế lễ Thần và Thánh từ 20 tháng 03 đến 01 tháng 04 âm lịch tại ngôi đền này.
Trong lễ hội có 2 phần: Phần tế gồm các đoàn tế nam quan, nữ quan, nhân dân của địa phương, khách thập phương trong huyện, tỉnh ngoài về dâng hương tế thần và thánh. Phần hội làng tổ chức duy trì truyền thống điệu múa Bát Dật, múa kéo chữ, tổ chức các trò chơi dân gian và đặc biệt tổ chức đốt cây Đình Liệu cầu mong cho: “ Quốc thái dân an ”.
0 Bình luận