Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thái Miếu nhà Hậu Lê

    
Địa chỉ: Làng Kiều Đại(nay là Quảng Xá) phường Đông Vệ - thành phố Thanh Hóa.
Thái miếu được xây dựng năm 1428 tại Lam Kinh, Thọ Xuân, Thanh Hoá. Sau khi bị hoả hoạn, Thái miếu được chuyển về Thăng Long. Năm 1802, vua Gia Long cho dời tiếp về đây.

           Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng nhiều hiện vật có giá trị cao của nền mỹ thuật chạm khắc thế kỷ 17. Được lần theo từng viên ngói cổ, từng phiến đá, bâng khuâng hoài niệm về một vương triều kéo gần 400 năm. Mà còn được một người đã 20 năm gắn bó, góp công tôn tạo, giữ gìn khu di tích này, bà Lê Thị Thái, hậu duệ của vua Lê Hiển Tông.

 

Thái miếu nhà Hậu Lê là nơi đang lưu thờ tất cả bài vị của 27 vua ( 21 vua tại vị và 6 vua được truy phong) của nhà Hậu Lê (1418 – 1789) cùng các bà Hoàng thái hậu. Nơi đây còn thờ hai bậc công thần khai quốc là Nguyễn Trãi và Lê Lai.  Đặc biệt, còn có 6 bức tượng của Thần Tông Hoàng đế cùng năm bà phi quốc tịch khác nhau: Hà Lan, Mường, hai người vợ Chăm và một bà quê Kinh Bắc.

Dưới thời phong kiến, tôn miếu gắn chặt với xã tắc là hai hình ảnh cao cả nhất. Những việc trọng đại của quốc gia thường được cáo ở Thái Miếu. Đất Bố Vệ là nơi phát tích các đời vua Lê Trung Hưng với Thái Miếu từ Thăng Long chuyển về khác hẳn với  các đền Lê bình thường khác. Từ đó, trở thành trung tâm tôn thờ của nhà Lê từ Lê Sơ đến Lê Trung Hưng cùng với các lăng mộ ở Lam Kinh thuộc xã Xuân Lâm, nơi phát tích của các vua thời Lê Sơ.

Thái Miếu nhà Lê có vai trò quan trọng, năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long đã nói " Giữ việc thờ cúng Thái Miếu nhà Lê là một trọng điểm của triều đình". Người già nơi đây còn kể lại nhiều lần vua Bảo Đại, các quan tỉnh huyện, tới đây tế lễ và dâng hương.