Bấy
lâu nay "cách đò
trở giang" cho
nên nhiều người
muốn đi thăm
lăng Gia Long,
tức lăng Thiên
Thọ, mà chưa đi
được. Nay nghe
tin đã có cầu
phao, một số "bô
lão" lập tức lên
đường, trong số
đó có Bích Vân,
hiện cư trú tại
Sài Gòn. Sau khi
bay từ đất
phương nam về cố
đô dự đám cưới
đứa cháu, cô
nàng liền đi
khám phá "cao
nguyên" Bạch Mã,
và rồi hôm sau,
đi lăng Gia
Long. Tháp tùng
cô nàng tất
nhiên là phải có
anh "cu bồi Sài
Gòn", tức là
Dũng silk, bạn
cố tri là Ngô
Hạnh và người
hướng đạo là TN
Bảo.
Thế hệ U70, U60
vẫn nhớ như in
bài học lịch sử
cấp tiểu học với
câu chủ đề: "Gia
Long thống nhất
sơn hà". Sau đó
vua đặt tên nước
là Việt Nam, và
đóng đô tại Phú
Xuân - tức là
Huế bây giờ, là
kinh đô của cả
nước Việt Nam
trong suốt 143
năm. Ai xây kinh
thành ? Ai xây
hoàng thành để
du khách ngoài
tỉnh và ngoài
nước, mỗi khi
đến Huế đều đi
thăm? Di tích
nào được tổ chức
UNESCO công nhận
là di sản văn
hóa thế giới đầu
tiên tại Việt
Nam ngoài kinh
thành và hoàng
thành? Là lăng
tẩm các vị vua
triều Nguyễn, mà
lăng được xây
dựng trước hết
là lăng Gia
Long.
Sáng thứ hai,
bốn kỵ sĩ gặp
nhau tại một
quán cà phê để
nói chuyện "cà
kê" một chút rồi
lên đường. Vượt
qua hai dốc
đường Điện Biên
Phủ đến đàn Nam
Giao, rẽ phải,
rồi rẽ trái
hướng về cầu
Lim, đường Minh
Mạng, nhóm kỵ sĩ
đến ngã ba Học
Viện Phật Giáo.
Bốn kỵ sĩ đứng ở
ngã ba đường và
phải lựa chọn đi
theo hướng nào
đây? Đi thẳng
theo hướng đan
viện Thiên An,
lăng Khải Định,
hay rẽ ra bờ
sông. Sau khi
hội ý, nhóm
quyết định đi ra
hướng bờ sông để
có thể ngắm nhìn
thượng lưu sông
Hương và nhân
tiện, thăm lăng
Cơ Thánh.
Ra tới bờ sông
Hương nhóm kỵ sĩ
thấy một cây cầu
nhỏ mang tên khá
lạ là "cầu Lâm
Nghiệp" và xa xa
là núi Kim Phụng.
Lăng Cơ Thánh
nằm cách đây
khoảng 100m , dĩ
nhiên là bên
phía trái con
đường, nơi có
một dãy núi kéo
dài gần tới cầu
Tuần.
Lăng Cơ Thánh
tựa đầu vào núi
Hưng Nghiệp,
thuộc làng Cư
Chánh, xã Thủy
Bằng, thị xã
Hương Thủy. Lăng
còn được gọi là
lăng Cao Hoàng
hay lăng Sọ.
Câu chuyện về
lăng Sọ, tức
lăng của Nguyễn
Phúc Luân
(1733-1765), cha
của vua Gia
Long, có lẽ mọi
người đều biết
rõ. Ông là con
thứ hai của Chúa
Võ Vương Nguyễn
Phúc Khoát. Do
anh là Nguyễn
Phúc Hạo mất sớm,
ông được chọn để
kế vị, và Chúa
đã mời Ý Đức Hầu
Trương Văn Hạnh
và Thị Giảng Lê
Cao Kỷ dạy dỗ để
chuẩn bị nối
ngôi. Ông được
phong chức
Chưởng Dinh và
tham dự các
phiên họp với
các đại thần.
Nhưng khi Chúa
băng hà thì
quyền thần
Trương Phúc Loan
thay di chiếu,
lập Nguyễn Phúc
Thuần (12 tuổi)
lên ngôi và bắt
giam Nguyễn Phúc
Luân. Sau khi
được thả về nhà
ông buồn rầu
sinh bệnh mà mất.
Năm 1790 quân
Tây sơn, sau khi
chiếm Phú Xuân,
đã sai tướng
Nguyễn Văn Ngữ
đào mồ Nguyễn
Phúc Luân, lấy
xương cốt vứt
xuống dòng sông
Hương. Ngư dân
Nguyễn Ngọc
Huyên vớt được
xương sọ và lén
đem chôn ở một
nơi khác. Sau
khi vua Gia Long
lên ngôi (1802)
, Huyên đã đến
trình báo và chỉ
chỗ chôn sọ. Vua
Gia Long sau khi
thử bằng cách
cắt tay, cho
chảy máu, nhỏ
vào sọ thấy sọ
hút máu cho nên
tin đó là hài
cốt cha mình bèn
trọng thưởng
Huyên và đem
chôn vào chỗ cũ,
xây lại lăng và
về sau cho lập
miếu thờ Nguyễn
Ngọc Huyên ngay
bên cạnh.
Miếu thờ ngư dân
Nguyễn Ngọc
Huyên.
Miếu Nguyễn Ngọc
Huyên và miếu
Thổ Thần, sau
lưng là núi Hưng
Ngiệp
Vua Gia Long đã
cho đào lòng
sông Hương trước
mặt lăng, lấy
cát đắp lên bờ
sông, vì nghĩ
rằng xương cốt
của cha mình có
thể nằm lẫn
trong cát.
Từ đó tới nay,
suốt mấy trăm
năm, mảnh đất
này được xem là
nơi linh thiêng,
không ai trồng
trọt, nhưng cách
đây vài năm,
người ta bắt đầu
trồng hoa màu
trên đó.
Xa xa bên kia
sông là núi Kim
Phụng.
Con đường trước
mặt lăng Cơ
Thánh, một bên
là núi, được xem
là "vạn niên cát
địa" một bên là
thượng lưu sông
Hương. Đằng xa
là cầu Tuần.
Vùng "vạn niên
cát địa" này
ngày xưa không
ai (cả quan lẫn
dân) được phép
chôn cất, ngày
nay đã thấy lác
đác vài nấm mồ.
Cầu Tuần nhìn từ
con đường ven
sông Hương (đường
49 A)
Vì Bích Vân thắc
mắc về địa danh
Ngã Ba Tuần cho
nên thay vì đi
chui dưới dạ cầu,
chúng tôi đi lên
cầu để xem ngã
ba sông
Ngã ba sông, nơi
hai dòng Tả
Trạch (bên trái)
và Hữu Trạch (bên
phải) gặp gỡ và
hợp thành sông
Hương. Sở dĩ gọi
là ngã ba Tuần
vì nơi đây có
tram thu thuế
của triều đình,
và thuyền tuần
tra, đốc thúc và
kiểm tra việc
thu thuế các sản
phẩm trao đổi
giữa vùng núi và
đồng bằng. Trước
kia, ở đây có đò
ba bến đi từ
làng Bằng Lãng (bên
trái) sang La
Khê-Trẹm (vùng
giữa hai sông)
và sang ấp An
Bằng (bên phải).
Các kỵ sĩ dừng
chân trên cầu mê
mãi ngắm và chụp
hình lưu niệm.
Con đường đi lên
chợ Tuần nhìn từ
trên cầu Tuần.
Ngay phía dưới
đây có một quán
cà phê, nơi các
bô lão thỉnh
thoảng chạy lên
đây ngồi ngắm
núi sông.
Trở xuống dạ cầu,
dừng lại ở biển
báo con đường
lên lăng Gia
Long, kỵ sĩ kiêm
phó nhòm này
trông rất "bụi"
, trên lưng ngựa
sắt hiện đại
trông rất "khí
thế"!
Chợ Tuần cách
cầu khoảng 100m.
Hàng quán ở cả
hai bên đường.
Đây là các cửa
hàng bên phía
trái con đường.
Chợ Tuần nằm bên
phải, sát bờ
sông. Sau lưng
chợ trước kia có
bến đò sang La
Khê - Trẹm
Cầu phao kia rồi.
Ở đây trước kia
có bến đò sang
Trẹm và làng Kim
Ngọc.
Đây là phần cầu
được nâng cao để
thuyền ghe có
thể chui qua.
Chiều rộng thông
thuyền 10m,
chiều cao 4,5m
Có một chiếc đò
chở cát sắp chui
qua dưới cầu
phao.
Kỵ sĩ kia đã
sang tới đầu cầu
bên kia và mua
vé (mỗi xe
6.000đ cho 2
chiều qua về).
Trần Ngọc Bảo
xem tiếp phần 2