Câu Lạc Bộ
The Vietnamese Historical and Cultural Performing Arts Foundation
PO Box 1571 - Westminster, CA 92684-1517 - (949) 786-6840
©2003 Hùng Sử Việt
Làng Phù Đổng - Đền Thánh Gióng

Làng Phù Đổng:

Làng (xã) Phù Đổng nay thuộc huyện Gia Lâm, về phía đông thành phố Hà Nội, xưa thuộc
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh , bên sông Đuống (Thiên Đức), quê hương của Thánh Gióng.

Đền Phù Đổng:

Đền thờ Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương, được vua Lý Thái Tổ cho lập từ năm
1010 (khi mới dời đô về Thăng Long) gồm có đền Thượng, đền Hạ, miếu Ban, chùa Kiến Sơ,
được sửa chữa, tu bổ nhiếu lần. Tương truyền đền
xây trên nền nhà cũ Thánh Gióng ở.
Ngôi đền hiện nay gồm có: bái đường, hậu cung, nhà thủy đình để trình diễn  “múa rối
nước”
ở ao trước đền mỗi khi có hội làng, được dựng từ thế kỷ thứ 19.  Tượng Thánh
Gióng cao 3m
, hai bên có 6 tượng quan văn, quan võ, hai phỗng quỳ và 4 viên hầu cận.
Thềm có đôi rồng đá, phía sau có đôi sư tử đá (tạc vào thế kỷ 19), ngai thờ chạm trổ rất đẹp,
đôi chóe sứ cổ, cung tiễn , bình hương, nghê đồng,  bia khắc 1660, 2 thanh kiếm  và 21 đạo
sắc phong: 12 thời Lê, 3 thời Tây Sơn, 6 thời Nguyễn, cổ nhất là đạo sắc phong đời Lê Thần
Tông (1634).

Đền Hạ thờ mẫu (mẹ Phù Đổng), xây năm 1693,  trên nền cao 7 bậc, phía trước là một sân
nhỏ và tam quan.. Trong đền có đôi phỗng đá và 2 bình hương đá.

Truyền thuyết về Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương:

Theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, đây là câu chuyện cổ tích đời Hồng Bàng: “Đời
Hùng Vương thứ 6 có đám giặc Ân (nhà Thương trong truyền thuyết Trung Hoa) hung mạnh
lắm, không ai đánh nổi. Vua mới sai sứ đi rao trong nước  để tìm người tài giỏi ra đánh giặc
giúp nước.

Bấy giờ ở làng Phù Đổng (dân gian gọi là làng Gióng), bộ Vũ Ninh ( huyện Võ Giàng , tỉnh
Bắc Ninh – bây giờ thuộc huyện Gia Lâm , thành phố Hà Nội), có đứa trẻ xin đi đánh giặc
giúp vua. Sứ giả về tâu vua, vua lấy làm lạ, cho đòi vào chầu. Đứa trẻ ấy xin đúc cho một con
ngựa và cái roi bằng sắt (có lẽ bằng đồng vì thời ấy chưa phát minh ra sắt. Thời đại đồ sắt
bắt đầu từ năm 500 tr. TL ?). Khi ngựa và roi đúc xong thì đứa trẻ ấy vươn vai một cái, tự
nhiên người cao lớn lên một trượng, rồi nhảy lên ngựa cầm roi đi đánh giặc.

Phá được giặc Ân rồi, người ấy đi đến núi Sóc Sơn thì biến đi mất. vua nhớ ơn , truyền lập
đền thờ ở làng Phù Đổng, về sau phong là Phù Đổng Thiên Vương.”

Giặc Ân là giặc nào?

Theo huyền thoại, nguời Trung Hoa tin tưởng ông Bàn Cổ là tồ tiên của họ, và Tam Hoàng
(Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế), Ngũ Đế (Thái Hạo, Hoàng Đế, Thần Nông, Thiếu Hạo,
Chuyên Húc) là những ông vua đầu tiên của nước Tàu, trị vì từ 2900 đến 2350 tr. TL.(Họ
Hồng Bàng Việt Nam trong truyền thuyết, trị vì từ 2879-258 tr. TL)

Sau những ông vua trong huyền thoại, là vua Nghiêu (2356-2255), vua Thuấn (2255-2205)
(học giả Nguyễn Hiến Lê gọi là bán thực bán huyền).

Sau vua Thuấn là nhà Hạ (2201-1760 – có thể 1800-1500?). Sau nhà Hạ là nhà Thương
(1788-11220 – có thể là 1450-1050 tr. TL? – do vua Thành Thang diệt vua Kiệt của nhà Hạ
mà lập ra). Triều đại nhà Thương ban đầu đóng ở đất Bạc, sau bị dân du mục phía Tây lấn
phải dời đô 7 lần, cuối cùng đến Ân khư (đồi Ân) gần An Dương, đổi quốc hiệu là Ân, gồm
các tỉnh Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam ngày nay. Nhà Ân đã bắt đầu viết sử trên
“giáp cốt.” (chữ cổ khắc trên mai rùa hoặc xương thú vật), truyền được 30 ông vua, ban đầu
theo Mẫu hệ (truyền ngôi cho em cùng mẹ), sau mới theo cách truyền tử (truyền ngôi cho
con)





























Theo địa thế trên bản đồ, nhà Ân ở vế phía bắc sông Hoàng Hà, quá xa đối với nước Văn
Lang. (Học giảTrần Trọng Kim cũng nhận xét như thế). Vậy giặc Ân có thể là một dòng họ
hay vương hầu nào đó của nhà Ân, gần biên giới nước ta thời bấy giờ (?).

Nghệ thuật Múa Rối Nước trong dân gian:

Múa Rối Nước là một nghệ thuật đặc thù trong dân gian vùng đồng bằng sông Hồng  Bắc
Việt Nam,  xuất hiện khoảng thế kỷ thứ 10 (thời nhà Lý). Ban đầu Múa Rối Nước chỉ là trò giải
trí sau vụ gặt, ruộng còn ngập nước, người ta làm những con rối (búp bê) bằng gỗ, được
điều khiển bằng một thanh cây dài có dây kéo chuyển động tay, chân, đầu con rối. Người
điều khiển con rối đứng dưới nước ngập tới ngang bụng.. Trên bờ có người đánh đàn, thổi
sáo hoặc ca hát và thuyết minh theo câu chuyện và động tác của con rối, với âm điệu hát
chèo cổ. Đề tài Múa Rối Nước, có thể là diễn lại sinh hoạt của nhà nông, phong tục, mùa
màng, nhất là chuyện cổ tích, lịch sử.... Đa số những màn kịch ngắn này đều mang tính hài
hước, vui nhộn.

















    
  Một cảnh Múa Rối Nước (tài liệu trích từ Internet)

Đền Phù Đổng phía trước có nhà Thủy Đình và một cái ao nhỏ ,được dựng vào thế kỷ 19(?),
dùng để trình diến Múa Rối Nước trong các ngày Lễ Hội. Nghệ thuật Múa Rối nước nhờ đó
đã được cải biến từ sinh hoạt có tính cách gia đình và hàng xóm, thành nghệ thuật trình diễn
công cộng.
















                       
Nghệ sĩ trình diễn Múa Rối Nước (hình trích từ Internet)

Những con rối bằng gỗ (nặng tới 15 kg) được cải tiến, sân khấu là một ao nước cạn tới
ngang bụng, những nghệ sĩ điều khiển con rối đứng dưới nước phía sau một tấm màn dùng
làm phông cảnh và ban nhạc cũng như đoàn hát chèo ở phía bên, trên bờ.

Thần tích Thánh Gióng: Nhiều câu truyện kể lại thần tích về Thánh Gióng, thay đổi đôi chút ,
đại để như câu truyện truyền thuyết chép trong Việt Nam Sử Lược với vài chi tiết thêm thắt
như sau:

-        Một người đàn bà ở làng Gióng (Phù Đổng) không có con, đạp chân lên một vết chân
khổng lồ in trên đất ngoài vườn rau, sau đó thụ thai và sinh ra 1 cậu con trai, lên ba vẫn nằm
một chỗ và không biết nói...
-        Trong thần tích ghi ở Đền thờ làng Phù Đổng, nói rõ tên tướng giặc Ân là Thạch Lĩnh,
Thái tử nước Ân, và tên vị tướng nước Văn Lang là Lý Công Dật.
-        Thánh Gióng đánh giặc Ân gẫy roi sắt, nên đã nhổ nguyên một bụi tre lên để đánh
giặc.

Ngày Hội Gióng:

“Mồng chín tháng tư”
“Không đi Hội Gióng cũng hư một đời”

Câu ca dao chứng tỏ ngày Hội Gióng tổ chức tại Đền Thánh Gióng làng Phù Đổng thật vui
nhộn, ai biết có thể đi mà không đi thì ân hận vô cùng. Thời tiền chiến, hàng năm từ ngày
mồng 7 đến ngày mồng 9 thì các làng Khám, làng Dâu thuộc huyện Vũ Ninh đều mở Hội, sau
đó mới là ngày Hội chính ở làng Gióng (Phù Đổng).

“Mồng bảy Hội Khám”
“Mồng tám Hội Dâu”
“Mồng chín đâu đâu”
“Thì về Hội Gióng”

Trước năm 1975, binh chủng Thiết Giáp QLVNCH  tôn Thánh Gióng là Thánh Tổ nên vào
ngày 8 tháng tư âm lịch đều tổ chức kỷ niệm.

Đặc điểm của Hội Gióng là: -

-        Tổ chức cuộc diễn trận Thánh Gióng đánh đuổi  giặc Ân xâm lăng.
-        Nhiều trò vui như đánh vật, hát chèo, cô đầu hát thờ,  Múa Rối Nước và nhất là có ăn
uống linh đình trong bữa tiệc khao quân.











u t
Đấu vật (Knowledge of VN)


Về cuộc diễn trân, có mấy tiết mục hấp dẫn như sau:

·        Đóng vai tướng giặc Ân là 28 thiếu nữ tuổi từ 10 đến 13 xinh đẹp (xưa: nữ thập
tam,  nam thập lục) được trang điểm, son phấn lộng lẫy và được ngồi trên 28 chiếc kiệu (ám
chỉ giặc Ân chỉ là nhi nữ tầm thường nên thua trận là phải!)

·        
Khúc hát quân ca (có từ đời Lý) và điệu múa Lào (cô gái giả ngưới Lào múa theo
điệu hát))

·        
Đám rước “Tiến quân”: Sau khúc quân ca là đám rước Tiến quân gồm 12 em bé mặc
áo dài sặc sỡ, tay cầm roi mây đi trước ông Hiệu Tiêu Cổ, kế là ông Cọp, rồi hiệu Chiêng,
hiệu Trống, hiệu Cờ...quân lính đi hai bên. Giặc Ân dàn quân sẵn. Mặt trận trên khoảng đất
trống, có 3 chiếc chiếu tượng trưng 3 cánh đồng, giữa chiếu có úp 1 cái bát trên tờ giấy
tượng trưng núi và mây

·        
Cướp bươm bướm và túi trầm để lấy phước Khi giao phong đánh nhau, ông Tiên
chỉ làng Phù Đổng trương cờ lệnh lên (bên trong đã để sẵn nhiều bươm bướm giấy và
những gói trầm nhỏ).  Dân chúng cướp lấy bươm bướm và gói trầm).

·        
Cướp mảnh chiếu rách lấy hên: Ông hiệu Cờ tiếp cờ lệnh, tiến lên 3 bước, dùng
chân phải khều chiếc bát và tờ giấy (vượt núi mây). Ở giữa chiếu, ông đứng chụm chân,
nhẩy lên 2 lần, xong qùy gối phải, đưa chân trái ra phía trước rồi xoay 3 vòng từ  phải sang
trái  - 3 ván nghịch (Dân chúng xem hội cùng đếm). Sau đó, ông lùi khỏi chiếu và dân chúng
xông đến cướp và xé chiếu ra từng mảnh (đem về nhà lấy hên). Cảnh này tiếp tục trên 2
chiếu còn lại...giặc rút lui!

·       
 Tiệc khao quân trước Đền Mẫu














Kéo Ngựa Gỗ rước Thần (Knowledge of VN)



·        Quân giặc trở lại: Vì ông Hiệu Cờ múa cờ ngược nên quân giặc trở lại kéo tới làng
Phù Đổng (giữa Đền Thượng và Đền Mẫu). Ở đậy lại có 3 chiếc chiếu, và ông Hiệu Cờ bây
giờ xoay người từ trái sang phải 3 lần theo “3 ván thuận”. Dân chúng lại cướp chiếu và ...
quân giặc tan!

·        Hôm sau, mồng 10, kiểm điểm binh khí và ...mổ bò, mổ lợn khao quân nữa! Các tướng
giặc đầu hàng cũng được thết tiệc. Thế là “
thiên hạ thái bình

·        Hôm 11 và 12 có đám rước, đấu vật, hát chèo và hát thờ.

(Song Thuận biên soạn)

Tài liệu tham khảo:

-        Việt Nam Sử Lựọc - Trần Trọng Kim
-        Sử Trung Quốc - Nguyễn Hiến Lê
-        Non Nước Việt Nam – Sách hướng dẫn du lịch
-        Hội Hè Đình Đám - Quyển thượng – Toan Ánh
-        Tài liệu trên Internet.