Paul Doumer
Paul Doumer | |
---|---|
Tổng thống thứ 14 của Pháp | |
Nhiệm kỳ 13 tháng 6 năm 1931 – 7 tháng 5 năm 1932 |
|
Thủ tướng | Pierre Laval André Tardieu |
Tiền nhiệm | Gaston Doumergue |
Kế nhiệm | Albert François Lebrun |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 22 tháng 3 năm 1857 Aurillac, Đệ nhị Đế chế Pháp |
Mất | 7 tháng 5 năm 1932 (75 tuổi) Paris, Đệ tam Cộng hoà Pháp |
Đảng chính trị | Đảng Cấp tiến |
Alma mater | Đại học Paris |
Paul Doumer (phát âm tiếng Việt: Pôn Đu-me), tên gọi đầy đủ Joseph Athanase Paul Doumer (Aurillac, Cantal, 22 tháng 3 1857 - Paris, 7 tháng 5 1932) là một chính trị gia người Pháp. Ông là Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902 và Tổng thống Pháp từ 1931 đến 1932.
Báo chí tiếng Việt đương thời còn phiên âm tên Doumer là Đô Mỹ.
Paul Doumer xuất thân từ một gia đình lao động, bố làm công nhân xe lửa. Mười hai tuổi ông đã phải đi kiếm sống, làm thợ khắc, sau đó vào học trường dạy nghề. Chàng thanh niên Paul là người có nghị lực. Năm hai mươi tuổi, ông đỗ bằng cử nhân toán học, năm sau lấy tiếp bằng cử nhân luật, trở thành chuyên gia tài chính. Sau một thời gian ngắn dạy học, ông ra làm báo, gia nhập Đảng cấp tiến Pháp và được bầu làm Nghị sĩ của đảng này. Từ đó bước vào chính trường.
Từ người viết báo trở thành Nghị sĩ nhờ quan điểm chính trị cấp tiến, Paul Doumer bắt đầu có quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn tài chính - công nghiệp, ông từng là thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực CGE. Tham gia chính phủ, ông chuyển lập trường sang phái hữu, tuy trên danh nghĩa không rời bỏ Đảng cấp tiến. Năm 1895, làm Bộ trưởng tài chính, Paul Doumer ban hành thuế thu nhập. Từ những quan hệ chằng chịt nơi hậu trường, ông rời chính phủ sang Đông Dương làm Toàn quyền.
Mục lục
Toàn quyền[sửa | sửa mã nguồn]
Paul Doumer giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902. Dưới thời Toàn quyền Paul Doumer, chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam bước sang một bước ngoặt mới.
Paul Doumer là một nhà cai trị độc tài mang lại nhiều thay đổi sâu sắc. Từ lúc nhậm chức, ông đã áp đặt guồng máy thống trị và các cơ sở khai thác kiên cố cho đến năm 1945. Ông chủ trương biến chế độ bảo hộ thành chế độ thực trị, xóa bỏ chủ quyền và thống nhất của Việt Nam, mang đến phân hóa rõ rệt giữa ba miền. Doumer tập trung quyền hành vào chức vụ Toàn quyền, ép triều đình nhà Nguyễn đóng cửa Nha Kinh lược sứ Bắc kỳ, giao chức Kinh lược sứ, một chức quan trong triều đình Huế, cho Thống sứ Bắc kỳ lúc bấy giờ là Fourès[1].
Ông tổ chức khai thác cùng kiệt các tài nguyên của các nước trong Liên hiệp Đông Pháp, biến Đông Dương thành một thị trường cho kỹ nghệ và thương mãi của thực dân Pháp, và cùng lúc thành lập nơi đây một tiền đồn kinh tế và quân sự vững chắc của thực dân Pháp tại toàn cõi Viễn Đông.
Dưới thời Doumer, hệ thống hạ tầng cơ sở tại Đông Dương được kiến thiết rất nhiều, nhưng người dân Việt phải chịu sưu thuế rất nặng để phục dịch và chu cấp cho việc này.
Doumer chính là người bênh vực mạnh mẽ cho việc xây tuyến đường sắt xuyên Đông Dương và nối với tỉnh Vân nam của Trung quốc. Ông sốt sắng tới mức báo chí Pháp mỉa mai gọi Doumer và thuộc cấp là "Những người theo chủ nghĩa đường sắt". Toàn quyền Doumer đích thân chỉ đạo quy hoạch, thiết kế và thường xuyên đôn đốc xúc tiến công trình đầy khó khăn kéo dài nhiều năm, mới tới 1937 mới hoàn thành.
Paul Doumer cho mở mang cảng Hải Phòng làm đầu cuối của tuyến đường sắt nối vùng cao Tây Nam Trung Quốc với duyên hải Bắc Bộ Việt Nam.
Ông cho lập một số nhà máy điện. Dưới nhiệm kỳ ông, Hà Nội trở thành thành phố đầu tiên ở châu Á phố xá được chiếu sáng bằng ánh điện (cho dù tới năm 1954, công suất của Nhà máy điện Yên Phụ cũng chưa tới 5000KW).
Ông khuyến khích nhập giống cây cao su, lập nên những đồn điền lớn do người Pháp làm chủ, tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Ông nhanh chóng đồng tình kiến nghị của bác sĩ Yersin, người khám phá ra cao nguyên Langbian, lập thành phố Đà Lạt.[2][3]
Tên ông được đặt cho một cây cầu ở Hà Nội, ông là người chính thức quyết định xây dựng cầu này, về sau đổi tên là cầu Long Biên. Cầu Long Biên là một công trình kỳ vĩ (trước 1945 là cầu dài nhất cõi Đông Dương), tạo thêm một nét đặc trưng cho Hà Nội.
Các hoạt động chính trị khác[sửa | sửa mã nguồn]
Gia đình Doumer được ngợi ca về lòng yêu nước. Ông có năm con trai thì bốn người chiến đấu và hy sinh trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Bản thân Paul Doumer là Quốc vụ khanh, thành viên Hội đồng Chiến tranh do đích thân Tổng thống Pháp chủ trì. Ông làm chủ tịch Ủy ban kinh tế của Hội đồng này.
Tổng thống[sửa | sửa mã nguồn]
Ông trúng cử chức Tổng thống Cộng hòa Pháp ngày 13 tháng 5 năm 1931, nhậm chức ngày 13 tháng 6 năm 1931. Sau đó chưa đầy 1 năm, Doumer bị một kẻ lưu vong người Nga bị rối loạn thần kinh là Paul Gorgulov ám sát vào ngày 6 tháng 5 năm 1932 tại Paris. Ông chết bởi vết thương vào ngày hôm sau, lúc 4 giờ 37 sáng 7 tháng 5 năm 1932.
Sự nghiệp chính trị[sửa | sửa mã nguồn]
- 1888-1891: Nghị sĩ Aisne (khu vực bầu cử Laon, Đảng cấp tiến)
- 1891-1895: Nghị sĩ Yonne (khu vực bầu cử Auxerre)
- 1902-1910: Nghị sĩ Aisne (khu vực bầu cử Laon)
- 1912-1931: Thượng nghị sĩ Corse
Chức vụ
- 1895-1896: Bộ trưởng bộ Tài chính
- 1905-1906: Chủ tịch Hạ viện
- 1921-1922: Bộ trưởng bộ Tài chính
- 1925-1926: Bộ trưởng bộ Tài chính
- 1927-1931: Chủ tịch Thượng nghị viện (Sénat)
- 1931-1932: Tổng thống Cộng hòa Pháp
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lịch sử Pháp • Danh sách vua và hoàng đế Pháp • Tổng thống Pháp |
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Paul Doumer |
Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Paul Doumer |
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Việt nam sử lược. Trang 347
- ^ Hoàng Xuân Hãn 2008, tr. 84
- ^ Hoàng Xuân Hãn 2008, tr. 85