Chùa Nam Nhã còn gọi tên Nam Nhã Ðường hay chùa Minh Sư, được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, do Ðức Lão Thái là Nguyễn Giác Nguyên (tức Nguyễn Phương Thảo) - học trò cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, cùng với em là Nguyễn Doãn Cung sáng lập, mục đích làm trụ sở cho phong trào Ðông Du ở khu vực đồng bằng. Hai nhà cách mạng Việt Nam thời đó là Cường Ðể và Phan Bội Châu có nhiều lần về hoạt động tại chùa Nam Nhã.
Bên trong chùa thờ đủ tam giáo, và thờ cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa và phu nhân Nguyễn Thị Tồn. Có một đặc điểm là, từ ngoài cửa chánh nhìn vào phía tay trái là chỗ để niệm kinh, có đặt một tấm kiếng soi mặt lớn, khi các thiện nam tín nữ đến niệm kinh đều quỳ trước tấm kiếng nầy. Ðược biết tấm kiếng có thể cho người quay lưng ra ngoài phát hiện kịp thời kẻ lạ mặt để cảnh giác trong mỗi lần Ộhội kínỢ (?). Ðể che mắt thực dân Pháp, chùa phổ biến một số sách nói về Phù Ðổng, Hai Bà Trưng, Bạch Ðằng, Chi Lăng, xen với tác phẩm Hải Ngoại Huyết Thư của cụ Phan Bội Châu. Các liễn đối trong chùa có nội dung rất đặc biệt, vừa dạy đạo vừa dạy đời, mang tính yêu nước và tình dân tộc. Ngoài ra chùa còn phổ biến loại sách khoa học kỹ thuật, đả phá mê tín dị đoan trong tang lễ, đồng bóng, bói toán.
Chùa Nam Nhã còn làm trung tâm hoạt động tài chánh giúp đỡ, bảo trợ cho nhiều học sinh xuất ngoại du học nhằm chống lại chánh sách ngu dân của Pháp. Hạ tuần tháng 5/1913, theo lời khuyên của cụ Phan Bội Châu, cụ Cường Ðể trở lại chùa Nam Nhã để làm công tác vận động tài chánh và đưa nhiều chiêu bài khởi nghĩa. Giặc Pháp phát hiện, cụ Cường Ðể chạy thoát nhưng chùa Nam Nhã bị đóng cửa. Lúc đó cụ Nguyễn Giác Nguyên đang được cử làm tỉnh trưởng Cần Thơ nên bị bắt đưa đi giam ở Mỹ Tho. Trong tù cụ vẫn thường xuyên viết thư về chùa hun đúc tinh thần lạc quan, chống thực dân Pháp...
Ngày nay chùa Nam Nhã vẫn thầm lặng và yên ả. Những người chăm sóc vẫn công phu như suốt những chặng thời gian qua. Nhiều đoàn khách có dịp ghé qua, nghe đọc đôi bài thơ vịnh rồi lại âm thầm ra đi. Bạn học cùng lớp với tôi suốt bốn năm bậc trung học đệ nhất cấp trường Phan Thanh Giản, anh Nguyễn Văn Thành vào ở trong chùa làm công quả và ăn cơm chùa đi học hằng ngày trên chiếc xe đạp. Mấy mươi năm chiến tranh và sau cuộc vật đổi sao dời, từ trại tù trở về chạy xe đạp ôm, tôi có dịp chở hàng cho một tín nữ mang đến cho chùa, bất chợt tôi gặp lại anh. Mừng mừng tủi tủi, chúng tôi ôm nhau tưởng như trong giấc mộng. Ðược biết mấy mươi năm qua anh Thành vẫn sống bình lặng và làm công phu trong chùa như ngày nào. Anh đã kể tôi nghe rất nhiều về chùa Nam Nhã, và anh là người suốt quãng đời, từ thanh xuân cho đến nay tóc đã ngã màu bông, vẫn gắn bó với ngôi chùa nhỏ nhoi, hiền hoà bên dòng sông Bình Thủy lặng lờ theo sóng nước vô tình lớn ròng chảy qua miền đất quê hương.
Một hôm ngồi uống trà với anh bên góc sảnh đường giữa trưa nắng, bất chợt tôi đưa mắt nhìn ra ngoài. Những dây chuối pháo rực đỏ dọc hàng hiên và trùm cả một góc sau chùa. Nhìn sắc đỏ qua những dây chuối pháo, lòng ta cảm thấy nao nao. Phải chăng đó là màu của niềm tin vào cuộc sống?
Theo: Lê Cần Thơ
Nguồn:ptgdtd.com
- 13/07/2010 12:15 - Thăm chợ nổi Cái Răng
- 06/04/2010 18:44 - Cần Thơ: Đưa chó Phú Quốc vào trường đua
- 10/02/2010 22:47 - Tham quan chợ nổi Cái Răng ngày giáp tết
- 19/10/2009 14:50 - “Đua heo miệt vườn” ở khu du lịch Mỹ Khánh
- 11/09/2009 17:48 - Vườn du lịch sinh thái Giáo Dương
- 19/08/2009 09:56 - Thăm đất Bình Thủy
- 13/08/2009 14:46 - CHÙA ÔNG – QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN
- 27/07/2009 16:36 - Nhà cổ Bình Thuỷ
- 27/07/2009 14:01 - Chợ nổi ở Cần Thơ
- 18/07/2009 11:22 - Thắng cảnh du lịch Cần Thơ
- 18/07/2009 09:55 - Thơ mộng bến Ninh Kiều
- 08/07/2009 00:00 - Đình Bình Thủy ngôi đình xưa nhất Nam bộ
- 26/06/2009 08:37 - Hai ngày Tây Đô
- 22/06/2009 08:35 - Đi tua “bắt cá” An Bình
- 18/06/2009 17:14 - Hòa mình vào thắng địa Mỹ Khánh
- 13/06/2009 09:11 - Đi chơi Thốt Nốt - thưởng ngoạn cổ vật Óc Eo
- 30/04/2009 06:04 - Phóng sự ảnh: Trù phú Cần Thơ
- 17/04/2009 10:52 - Nhớ về quê ngoại Cái Răng