|
Trông ảnh thì biết khung cảnh thật là thanh tịnh.
Em sẽ cố gắng đến thăm Chùa 1 lần.
Voted
Bác Chưa đăng ký có biết phải lái xe bằng đầu và chụp ảnh bằng mồm' không?
Danh mục các chuyến đi của OFer (thành viên tự cập nhật)
Lời khuyên cho các cụ chưa, xắp tậu... gấu.
Ngon 1 tí - Ngoan 1 tí - và Ngu 1 tí Cụ Chưa đăng ký nhá
Mình xin ké vài ảnh về chùa La nhé
Trong cái tủ này đựng văn thư thuộc loại cổ nhất VN
Lúc trở về, tiện thể , ghé qua Tiên lục (lạng giang) Thăm cây Dã Hương 1000 năm tuổi.
Huyền thoại về cây Dã Hương này, xin post một tài liệu đã đăng trên INTERNET (của TG khác), để các bạn tìm hiểu thêm
CHUYỆN VỀ CÂY DÃ HƯƠNG CỔ THỤ NHẤT VIỆT NAM
Bị hấp dẫn bởi huyền thoại về một cây cổ thụ lớn tuổi nhất Việt Nam và lớn thứ 2 thế giới, cách đây không lâu chúng tôi đã không ngần ngại vượt qua gần 100 km giữa thời tiết giá lạnh của những ngày đông để về xem tận mắt, sờ tận tay. Cách Thành phố Bắc Giang 20 km về phía Tây, cây dã hương lâu đời và lớn nhất Việt Nam sừng sững, uy nghi như một hiện thân của quá khứ, từng chứng kiến bao đổi thay của lịch sử.
Biểu tượng cho văn hiến Bắc Giang
Mới về đến đầu thôn Dương Phạm, (xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang), ngay từ xa chúng tôi đã nhìn thấy dáng xanh mát, cao to uy nghi của cây dã hương ôm trùm lên mái đình làng. Tới gần ai cũng thấy như lạc vào một khoảng không gian được thanh lọc bởi hương thơm dịu mát toả ra từ cây Dã Hương ngàn năm tuổi. Cây Dã Hương già nua, khiêm nhường và sang trọng dường như đã trở thành một biểu tượng về vẻ đẹp thuần khiết, về phong thái con người ở vùng đất xứ Bắc. Người dân Bắc Giang đã chọn cây Dã Hương làm biểu tượng cho văn hiến quê mình.
Người dân nơi đây quen gọi cây Dã Hương là cây ngàn năm tuổi nhưng theo các nhà khoa học thì cây có tuổi thọ gần 700 năm. Theo Từ điển bách khoa La Rousse của Pháp thì cây Dã Hương ở Tiên Lục là một trong những cây cổ thụ lâu đời nhất thế giới, chỉ đứng sau cây dã hương ở châu Phi (cây này mới chết năm ngoái do mối mọt). Cây thuộc chi Cinamomun Camphora, loài long não, là loài cây có dáng đẹp, có chứa tinh dầu thơm ở tất cả các bộ phận của cây. Đặc biệt, dễ cây có chứa chất Safrol là thành phần rất có giá trị trong chế biến thực phẩm và mỹ phẩm. Hoa Dã Hương có màu vàng nhạt, cành nhỏ li ti có mùi thơm như hoa dạ lan, thường nở vào cuối mùa xuân.
Cây Dã Hương này có tuổi thọ cao nên có kích thước rất lớn, chỗ nhỏ nhất cũng có số đo là 8,5 m, chỗ to nhất đo được là hơn 12m. Vòng đo tính theo phần dễ cây nổi trên mặt đất có số đo là 17,4 m. Cây Dã hương này có chiều cao là 36m, lớp vỏ cây trung bình dày trên 15cm. Tán cây toả rộng phủ kín cả một vùng và ôm trọn mái đình làng. Bên trong ruột cây đã bị rỗng có thể chứa được tới 25 người. Theo Ngọc phả của làng thì cây đã được vua Lê Cảnh Hưng (1740 – 1786) phong là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại Vương” (cây dã lớn nhất cả nước). Viện Viễn Đông Bác Cổ (nay là Bảo tàng lịch sử Việt Nam) cũng từng xếp hạng vào loại cây quý hiếm cần được bảo vệ. Năm 1989, Bộ Văn hóa – Thông tin đã xếp cây Dã Hương ở Tiên Lục nằm trong quần thể cụm di tích quốc gia (gồm cây Dã Hương, đình Viễn Sơn, chùa Phúc Quang, đình Thuận Hòa, đền Thánh Cả).
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cây Dã Hương ở Tiên Lục đã gắn liền với đời sống sinh hoạt tâm linh của người dân nơi đây. Mấy mươi thế hệ dân làng chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử. Tiếng gươm khua ngựa hí, tiếng súng đạn của quân xâm lược. Tiếng reo hò của chiến binh Đề Thám, bóng cờ đào trong đoàn quân áo vải... Ấy vậy mà không một vết đạn, không một vết gươm xâm hại. Cây vẫn sừng sững trên gò đất cao nhất làng bao bọc ngôi đình cổ, người bạn trăm năm của cây.
“Vua biết mặt chúa biết tên”
Không chỉ thời nay cây mới có tiếng mà ngay từ thời cổ tiếng tăm của cây đã vang xa, đến những kẻ đi xâm lược cũng phải ngưỡng mộ cây. Ở thời vua Tự Đức, tiếng về cây Dã Hương đã được cả Triều đình biết đến. Có một vị quan khâm sai đại thần đã chặt cả một đoạn dễ cây Dã hương ở Tiên Lục mang về Huế để dâng lên Vua, nhà vua rất sủng ái và đã ban thưởng cho vị khâm sai. Thời Pháp thuộc, quan Toàn quyền Đông Dương Ponl Dumer nghe tiếng cây Dã hương đã lên tận đây xin chủ điền Secnay một cành để mang về Pháp. Ngay từ thời đó đã có nhiều du khách về thăm cây đến mức chính quyền thực dân phải mở một con đường từ Cao Thượng chạy qua Bến Tuần về Tiên Lục để cho tiện ô tô về thăm cây.
Tương truyền mỗi khi một cành cây Dã Hương bị gãy xuống thì thường ứng với một sự kiện lớn của đất nước sắp diễn ra, chẳng hạn đất nước đang có giặc thì giặc tan; đang loạn ly thì trở lại thanh bình. Trên cây vẫn còn dấu tích của những cành lớn bị gãy từng được người dân ghi lại. Anh Nguyên Văn Đà, người có trách nhiệm trông cây đã giở sổ cho chúng tôi xem những lần cây đã bị gãy cành thì có những lần gãy gần đây vào các năm 1945, 1954, 1969,1975,1979… Những lần này đều ứng với vận hội lớn của dân tộc, đất nước được hoà bình, độc lập. Có nhiều người ở khắp mọi miền đất nước đã về đây cầu mong cho những điều may mắn đến với mình. Có một cụ già 77 tuổi ở Hà Nội đã nhờ con cháu dìu bước vào tận bên trong phần rỗng của thân cây để chiêm ngưỡng và “nếu có ra đi thì cũng không có gì phải ân hận”.
Đứng bên cây Dã hương giữa những ngày đông giá rét với các cụ già trong làng mà lòng chúng tôi thấy ấm cúng vô cùng. Các cụ già kể lại: Có một trường cấp 3 tản cư về đây, cây dã hương này đã che mát cho những người học trò chăm chỉ, nhiều người trong số họ trở thành những người tài của đất nước, trở thành những anh hùng, chiến sỹ, giáo sư - tiến sỹ, thứ trưởng… Như Đại tướng Phạm Văn Trà, GS Đặng Xuân Kỳ, GS - TS Phan Thu, Trung tướng Nguyễn Văn Cốc….
Lo cho số phận của cây
Cây Dã Hương Tiên Lục cũng có lúc suýt “ra đi” làm cho dân làng chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm “thầy” về chữa. Chuyện là vào tháng 4/2006, nạn sâu cước bỗng đột ngột bùng phát dữ dội trên cây dã hương. Chỉ trong một thời gian ngắn những con sâu gai bằng ngón tay đã ăn gần hết lá của cây, khiến cành cây trơ trụi có thể dẫn đến chết cành cây. Hiện tượng sâu cước ăn lá đã diễn ra từ nhiều năm qua nhưng lần này thì thực sự nghiêm trọng. Anh Đà kể: “Mức độ phá hại của sâu khá nhanh. Qua gần 2 tháng chúng tôi tập trung phun thuốc diệt sâu và chăm sóc cho cây, đến đầu tháng 6/2006 màu xanh của lá non đã trở lại và phủ đều trên các tán cây. Số sâu cước bị diệt thu được lên tới 20kg”.
Rất nhiều du khách tới tham quan cây Dã Hương đã từng lo lắng cho số phận của cây, chúng ta có thể khôi phục những công trình kiến trúc bị hư hỏng, những di tích bị sụp đổ, song nếu cây Dã Hương cổ thụ quý hiếm như thế này mà mất thì vĩnh viễn không bao giờ có lại được. Mong các cơ quan ban ngành có trách nhiệm có những việc làm thiết thực bảo vệ và chăm sóc cây như một tài sản của Quốc gia.
Thật xúc động khi được đọc - nghe những gì nói về quê hương mình. Bắc giang quê mình quá ít danhn lam thằng cảnh, một tỉnh nghèo chẳng có gì nổi bật dể có thế khắc sâu vào trí nhớ mọi người. Năm 1996 tôi học ở Phú Thọ có mấy người bạn ở Thanh Hóa khi nhập trường cùng tôi hỏi tôi quê ở đâu. Tôi nói quê ở Bắc Giang họ bảo Bắc Giang thuộc tỉnh nào. Nói thật lúc đó tôi buồn vô cùng... không lẽ Bắc Giang họ chưa một lần nghe nói đến hay sao. Mà ngay Thanh Hóa chứ có xa sôi gì. Tôi muốn nói với mọi người rằng: Nếu chúng ta có điều kiện, có khả năng, chúng ta hãy làm mọi cách để hai tiếng Bắc Giang khi nhắc đến ai cũng biết, ai cũng 1 lần muốn ghe thăm. Có lớn lao quá không các bạn ?????????
Lời khuyên cho các cụ chưa, xắp tậu... gấu.
Ngon 1 tí - Ngoan 1 tí - và Ngu 1 tí Cụ Chưa đăng ký nhá
Vĩnh nghiêm trong SG là chi nhánh của Vĩnh Nghiêm này đó cụ ạ, cái Vĩnh nghiêm này có từ thế kỷ 17 cơ ạ, (thấy thời Lý Trần thì phải), em nghe thấy Chủ tịch ở đó nói là mấy năm kháng chiến địch đánh mạnh quá nên phải chuyển VP tạm vào đó hoạt động, hiiii, Chùa này trước kia thiêng lắm nhưng từ khi bị mất trộm mấy pho tượng thì khách thập phương đỡ đi nhiều. Trước kia còn đơn sơ nữa cơ nhưng năm 2004 bác Phiêu có về thăm từ đó bắt đầu tu sửa nhiều.
PS: à em toàn gọi trụ trì ở đó là Chủ tịch thôi, hiii
@ Kụ Giaothong đi nhiều chụp nhiều thích quá nhể. Có đk em cũng phải đưa gấu đến đây thắp hương vãn cảnh mới được.
@ Kụ Khonggiancong: kụ có phải dân Kiến ko ợ? nhìn ảnh kụ lớp lang ghê lắm.
Mời rịu cả 2 kụ nhé
Hiện có 1 cụ cũng đang nghía cái thớt này. (0 lái chính và 1 lái phụ)