Số người đang online : 34 CHÙA ÔNG ( CHÙA BÌNH LƯƠNG) - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CHÙA ÔNG ( CHÙA BÌNH LƯƠNG)
post image
CHÙA ÔNG ( CHÙA BÌNH LƯƠNG)

Đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số...


CHÙA ÔNG ( CHÙA BÌNH LƯƠNG)
 
 
              
 
 

1. Tên di tích: Chùa Ông ( Chùa Bình Lương)
2. Loại công trình:  Chùa
3. Loại di tích:
Kiến trúc cổ
4. Quyết định:
Đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 55/2007/QĐ BVHTT ngày 03 tháng 8 năm 2007
5. Địa chỉ di tích: Thôn Bình Lương,  xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
6. Tóm lược thông tin về di tích:
        Chùa Ông còn có tên chữ Hán là Bản Tịch tự, ngôi chùa nằm trên địa bàn thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đây là một ngôi chùa cổ được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XII - XIII, phụng thờ Hoàng đế thứ 5 nhà Lý là Lý Thần Tông và Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
      Theo văn bia của chùa còn ghi lại thì chùa được sáng lập dưới thời vua Lý Thần Tông ( 1128 - 1138). Văn bia mang ký hiệu 5527 - 5528: Bản Tịch tự bi minh - Chính Hoà 20 ( 1699) ghi lại cả ý nghĩa việc đặt tên chùa là Bản Tịch:
    Chùa ấy vốn là danh lam cổ tích xưa, được xây dựng từ vua Lý Thần Tông, Hoàng đế thứ 5 triều Lý. Bên trong phụng thờ Đại Thánh Từ Đạo Hạnh Tôn Giả, phật phật hào quang, pháp luân chuyển mãi, ( Đại Thánh) bản tích tịch nhiên không hề lay động, thế nhân lấy mà đặt cho tên chùa ( là Bản Tịch)
   Tên Nôm gọi là Chùa Ông có lẽ do nhân dân ta vẫn thường tôn xưng đức thánh Từ Đạo Hạnh là ông Thánh Láng ( tức Yên Lãng là nơi nhà cũ ông ở) nên gọi tên chùa là như vậy. Thác bản ký hiệu 5529 - 5530: Bản Tịch tự phúc điền bi - Thịnh Đức 5 (1657) còn ghi:
     Di tích cũ ở thôn Lương Xá, xã Đình Loan, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An có chùa phật, là nơi  Đại Thánh Từ Đạo Hạnh Tôn Giả từng tu hành. Chùa do vua thứ 5 triều là Lý Thần Tông sáng lập.
Kiến trúc chùa mang dấu ấn của kiểu kiến trúc thời Lê, được xây dựng trên một khu đất rộng khoảng 14.000m2, trong đó phần Nội tự chiếm khoảng hơn 900m2.Tuy bị hư hỏng nhiều, mô hình chùa Ông rất gần gũi với chùa Thầy và chùa Láng. Theo kiến trúc cũ thì chùa xây theo kiểu " Nội vương ngoại quốc", nghĩa là hình chữ nhật, bên trong (tính cả gian Tiền Tế) là 3 dãy nhà ngang như hình chữ Tam thông nhau, trong đó gian hậu cung hẹp hơn nhà Tiền Tế và Trung điện một chút, hình vuông xây theo kiểu bốn mái, bốn góc có đầu đao cong vút. Sân trong là gác chuông, bao hậu là 3 dãy hành lang(nay chỉ còn hai dãy hai bên ).Phía trước sân rộng nguyên xưa có bệ đá và đường lát đá xanh ra đến tận Tam quan, có bậc xuống tận bến ao phía trước, hai bên sườn là vườn cây xanh tốt. Ngày nay toàn cảnh chùa không còn được nguyên vẹn như xưa.
     Trong thời kỳ kháng chiến, chùa Ông được chính quyền cách mạng sử dụng một phần làm kho chứa quân nhu để phục vụ cho chiến đấu. nay chùa đang bị xuống cấp nghiêm trọng, các đồ thờ tự bị chiến tranh, bom đạn cũng như sự thiếu ý thức của con người phá huỷ, làm mất mát đi nhiều đồ quý giá. Ngày nay, dưới sự chỉ đạo của chính quyền xã Tân Quang, Mặt tận tổ quốc và Hội người cao tuổi trong thôn, ban quản lý di tích chùa Ông đã được nhân dân thôn Bình Lương khôi phục lại, trở thành một địa điểm văn hoá tín ngưỡng của địa phương, làm phong phú sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng trong  văn hoá thời kỳ mới "Phát huy và bảo tồn di sản truyền thống". Mong rằng các cơ quan có chức năng đóng góp ý kiến chỉ đạo, giúp đỡ địa phương xây dựng lại và bảo tồn di tích này được tốt hơn trong tương lai, đúng với sự đánh giá của nhà nước.
    Chùa Ông  ở thôn Bình Lương là một ngôi chùa cổ được xây dựng khoảng dưới thời Lý Thần Tông (1128 -1138), trải qua các thời kỳ chùa đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần, đặc biệt là dưới thời Lê Trung Hưng. Đến nay chùa đã có lịch sử gần 900 năm.
     Chùa Ông thờ cả Phật và Thánh, nên nó mang trong mình những giá trị văn hoá có tính bản sắc riêng của dân tộc. Bản sắc ấy đáng được chúng ta và con cháu đời sau gìn giữ và tôn tạo.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành