Không phải chỉ chùa Côn Sơn, có rất nhiều đền chùa hiện nay có tình trạng này. Vì chưa xác minh chắc chắn nên chưa tiện nêu tên. Nhưng thú thật là đến chùa gặp cảnh này chán lắm. Có khi hai bên tranh chấp còn cử người ra kè kè ở bên khách để chỉ chỗ công đức. Vừa bỏ tiền vào hòm thì có người chạy đến ngăn, ấy ấy công đức ở đây cơ.
Có cách nào dẹp chuyện này không hả giời. Có lẽ nói rằng hầu hết các chùa có hiện tượng này cũng không phải là quá lời. Thật không biết bình luận gì thêm...
Đi nhanh, nghĩ thẳng
Tam tổ Huyền Quang viên tịch tại chùa Côn Sơn, tháp lập ở sau chùa, tên là Đăng Minh bảo tháp.
Mỗi tội tôi không tìm thấy ảnh chụp ngôi tháp đó. Thôi lấy tạm ảnh mấy ngọn tháp mộ khác, cũng ở ngay cạnh đó vậy. Tuy vậy mấy ngôi tháp này không phải từ đời Trần mà là đời Lê.
Có phải cái tháp này là Đăng Minh bảo tháp không ạ
Đi nhanh, nghĩ thẳng
Hay thật, hôm đấy em công đức 3 lần, 1 ở chùa, 1 ở bàn cờ tiên, 1 ở đền thờ Nguyễn Trãi. Cuối cùng tiền mình dù rất ít cũng chẳng biết đi đâu về đâu?
Ở sân chùa Côn Sơn có một tấm bia với ba chữ lớn : Thanh Hư Động, là bút tích của vua Trần Nghệ Tông viết khi đến thăm nơi này. Có lẽ đây là bút tích của vua Việt Nam xưa nhất còn được lưu giữ đến nay.
Thanh Hư động là cách gọi chung cả vùng lũng núi này, chứ không phải hang động như ta hiểu ngày nay. Khi đó quan Tư đồ Trần Nguyên Đán cáo lão lui về đây sống, vua Nghệ Tông đã đến thăm và lưu chữ lại.
Đúng là ngọn tháp đó, tiếc là bạn chụp không được hết tòa tháp.
Chùa Côn Sơn vốn rất đẹp, một tổng thể rộng dựa vào núi, gần bên ngọn suối nhỏ. Sau chùa có khu vực tháp, trên lưng núi có một giếng nước rất hay, gọi là Giếng Ngọc. Giếng này ở trên lưng chừng núi, tuy nhiên lạ là cách mặt giếng có vài mét là nước đầy tràn, mặc dù chỗ này cao hơn mặt đất mấy chục mét. Chứng tỏ có một mạch nước ngầm chảy ra rất gần bề mặt núi, và các cụ xưa đã tìm đúng mạch nước này để đào giếng.
Tiếc rằng quang cảnh của chùa bị phá hỏng với nhiều các quán hàng, bói toán, xem tướng số ngay trong sân chùa, với nhiều điều chướng mắt khác nữa...
Cổng chùa
Côn Sơn còn gắn liền với hai vị đại quan của hai triều Trần - Lê, là Trần Nguyên Đán và Nguyễn Trãi.
Trần Nguyên Đán là Đại tư đồ khi triều Trần đã mạt. Ông có kiến thức, hiểu biết nhưng không giúp gì được cho triều Trần, thậm chí còn gửi gắm con cháu cho Hồ Quý Ly, người sẽ cướp ngôi nhà Trần. Khi già, ông về vùng núi Côn Sơn này, làm nhà cạnh ngôi chùa xưa của Tam tổ Trúc Lâm, vui thú với núi rừng, mà cũng có thể là canh giữ cả một khu lăng Trần ở An Sinh cạnh đó.
Nhà Trần đổ, Hồ Quý Ly mất lòng dân, giặc Minh giày xéo. Cháu ngoại của Trần Nguyên Đán là Nguyễn Trãi đã theo Lê Thái Tổ dẹp giặc, nhưng rồi bị nghi kị nên lại tìm về nhà cũ của ông ngoại ẩn dật với người thiếp tri âm Nguyễn Thị Lộ. Để rồi sau cái án Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi bị cái án oan tru di tam tộc nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.
Ngày nay, dưới chân Côn Sơn, cách chùa không xa, là ngôi đền thờ Nguyễn Trãi bề thế, và trên núi là đền thờ Trần Nguyên Đán.
Cổng vào đền thờ Nguyễn Trãi, xa xa phía trên lưng núi là đền thờ Trần Nguyên Đán
Thực sự nghe câu này tôi cũng mừng.
Trước đây tôi cũng đã nói một người hơi nặng lời (ở đây) nhưng được nghe lại một lời mát dạ thì cái bực trong lòng hầu như tiêu tan. Kẻ có liêm sỉ bao giờ chả yêu lẽ phải.
Bể học thì vô bờ, có ai được đầy bồ chữ đâu...
Nhưng kẻ có chữ sỉ thì xử sự sẽ khác, chẳng ai chơi cái trò "vừa đá bóng vừa thổi còi", chưa kể cái đai mình đeo chưa có ai thẩm định.
Tôi thì yêu cái học, được ai chỉ vẽ cho thì mừng lắm, tìm được người cũng thích học như mình thì còn gì bằng.
Mong sao toàn sóng gió chuyển hết sang trang giấy...
Đang có 1 người xem topic này (0 thành viên và 1 khách)
Đính topic này lên trang mạng xã hội của bạn hoặc submit nó tới các dịch vụ bookmark