Diện tích: 6.383,9 km²
Dân số: 585,8 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thành phố Lào Cai
Các huyện: Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Sa Pa, Bảo Yên, Văn Bàn, Si Ma Cai.
Dân tộc: Việt (Kinh), H’Mmông, Tày, Dao, Thái...
Vị trí: Núi Hàm Rồng nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 33km.
Ðặc điểm: Núi Hàm Rồng là mỏm đá vươn cao tựa đầu rồng.
Vị trí: Núi Cô Tiên thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Ðặc điểm: Theo tương truyền, có một nàng tiên xuống hạ giới du xuân, tới nơi đây thấy cảnh lạ thường, nên nặng lòng ở lại, vì vậy núi này được gọi là núi Cô Tiên.
Vị trí: Làng thổ cẩm Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng đông.
Ðặc điểm: Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các lễ hội như tết nhảy của người Dao đỏ, lễ ăn thề, lễ mừng nhà mới của đồng bào các dân tộc, Tả Phìn còn được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi ở đó có một làng nghề thổ cẩm nổi tiếng.
Vị trí: Ðộng Cốc San thuộc xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Ðặc điểm: Cốc San là một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau, vì vậy người ta có thể gọi đây là động Cốc San hoặc thác Cốc San. Đường vào Cốc San rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá, vẻ đẹp của Cốc San vẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, hoang sơ.
Vị trí: Thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 44km.
Đặc điểm: Du khách lên tỉnh biên giới cực Bắc Lào Cai mà bỏ qua chợ phiên Mường Hum thì thật là tiếc. Như các chợ phiên khác ở đây, chợ Mường Hum họp vào chủ nhật hàng tuần, là ngày nhộn nhịp nhất của vùng núi cao Bát Xát.
Vị trí: Thành cổ Trung Đô thuộc xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Ðặc điểm: Thành cổ Trung Đô có những nhũ đá hình tháp cổ lấp lánh như lân tinh.
Vị trí: Làng Cát Cát thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2km.
Ðặc điểm: Làng Cát Cát là bản lâu đời của người Mông, còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải và chế tác đồ trang sức. Đặc biệt nơi đây còn giữ được khá nhiều phong tục độc đáo mà ở các vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc.