Di tích lịch sử về Giám mục Bá-Đa-Lộc

Di tích lịch sử về Giám mục Bá-Đa-Lộc
Nguồn: Hà Vũ Trọng’s Blog
Di tích lịch sử về Giám mục Bá-Đa-Lộc

Lăng Cha Cả, do Émile Gsell chụp năm 1866 (hoặc 1879)

Lăng Cha Cả là ngôi mộ của Giám mục Bá Ða Lộc tục gọi là “Cha Cả”, tức Pierre Joseph Georges Pigneaux de Béhaine (người Việt thường gọi tắt dưới tên thánh Pedro của ông phiên âm Hán Việt là Bá Ða Lộc). Ngôi mộ xưa là một di tích lịch sử ở vùng Sài Gòn. Lăng Cha Cả còn được dùng gọi khu vực gần mộ, nay là phường 1, quận Tân Bình.

Giám mục mất năm 1799 ở Thị Nại trong trận vây thành Quy Nhon. Lễ táng Bá Đa Lộc được cử hành trọng thể do Nguyễn Phúc Ánh chủ toạ và đọc điếu văn. Vì được vua Gia Long trọng vọng, coi là “Giám mục Thượng sư”, ông được đưa về an táng ở gần ngôi nhà cũ tỉnh Gia Ðịnh. Khu vực ðó là khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhứt phía tây bắc Sài Gòn. Nhưng có căn cứ cho rằng lăng mộ chính của Bá Đa Lộc nằm ở cửa Thị Nại, Lăng Cha Cả trong nam chỉ là mộ vọng.

Triều đình giao việc xây mộ cho linh mục Barthélémy Sang. Tuy giám mục Bá Ða Lộc là người Pháp, kiến trúc mộ ông theo kiểu Việt, có bình phong, bái đường và hậu cung.

Khu Tân Sơn Nhứt sang thế kỷ 20 xây cất lên, hoà nhập vào khu ngoại ô Sài Gòn. Xế về phía bắc lăng là phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu Việt Nam Cộng hoà. Về phía tây là bến xe lớn. Với những thay đổi đó ngôi lãng bị thu hẹp lại làm điểm tròn nằm lọt giữa đường Võ Tánh. Tuy vậy khu mộ được giữ gìn đến hết thời Việt Nam Cộng hòa, sang 1980 thì Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đem giải toả. Nãm 1983 việc cải táng hoàn tất, di hài của Giám mục Bá Đa Lộc được đem về Pháp năm 1983 và cất giữ tại hầm mộ của Viện Giáo sĩ Truyền đạo nước ngoài Paris. Mấy nếp nhà cũ bị san bằng. Còn lại là điểm tròn làm vòng xoay lưu thông trên đường Hoàng Vãn Thụ ngày nay. (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/)

——————-

Lăng Cha Cả (Bá Đa Lộc): Thực và hư

Trước khi di dời nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, vào năm 1980, Lăng Cha Cả ở khu vực ngã tư Lê Văn Sỹ – Hoàng Văn Thụ được cải. Chính quyền giải thích: cải để chỉnh trang đường phố, giảm ùn tắc giao thông. Cha Cả được dùng để chỉ vị tu sĩ Công giáo đứng đầu địa phận. Lăng Cha Cả là khu đất rộng khoảng 2 ngàn thước, gồm một nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quý, ở trước có bia đá lớn. Người ta nói đó là mộ phần của Giám mục Bá Đa Lộc, một Giám mục người Pháp đã sang giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn Nguyễn Huệ và của một số thừa giám.


Tuy nhiên, chuyện Lăng Cha Cả còn nhiều điều đáng lưu ý. Những hài cốt tại khu mộ này đã được đại diện từ nước Pháp sang nhận và mang về chôn. Nhưng riêng mộ của Giám mục Bá Đa Lộc, khi khai quật, chỉ thấy cây Thánh giá bằng vàng Tây lớn mà ông đeo khi xưa, chiếc gậy vàng của chức Giám mục, những mề đay của nhà nước Pháp và Việt trao tặng.

Nhà nghiên cứu Lý Nhân Phan Thứ Lang, người Công giáo, lật ngược vấn đề: “Nhiều người nghĩ đó là mộ thật của Đức Giám mục, nhưng tờ Nam Phong Tạp Chí của Phạm Quỳnh, quyển XVI, 92, phát hành tháng 2 năm 1925, có bài: “Bá Đa Lộc: mộ ông… hiện nay ở đâu?” của Vương Gia Bật, chỉ rõ: “Lăng Ngọc Hội cách thành phố Nha Trang 8 cây số. Phía trước mộ có một cái miếu nhỏ ở giữa đề chữ Hán: ‘Bá Đa Lộc chi mộ’. Phía sau miếu có khắc cây Thánh giá. Ngày 13/3/1925, quan Công sứ và Linh mục nhà thờ Bình Can (Nha Trang) ra lệnh cải táng. Bên trong, xương cốt đã mục, hàm còn dính 3 cái răng, có 2-3 cái rơi ra ngoài…”.

“Như vậy đích là mộ Đức Cha Bá Đa Lộc chôn ở Nha Trang” – Ông Lý Nhân Phan Thứ Lang thành kính – “Theo tôi, ngay sau khi cải táng, hài cốt của Đức Cha đã được đưa về Pháp, ngôi mộ ở khu Lăng Cha Cả tại Sài Gòn chỉ là tượng trưng. Tôi nghĩ, khi Gia Long mới lên ngôi, sợ Tây Sơn có ngày lật ngược thế cờ, nên phải cho dựng lăng ở Gia Định để đánh lạc hướng. Còn việc di dời lăng phục vụ dân sinh là đúng”.

-Phạm Cường

Nguồn: vietnamnet <http://vietnamnet.vn/psks/2005/08/480325/&gt;

***

Dinh Tân Xá (La Maison de l’Evêque d’Adran)

Ngay bên cạnh Viện Bảo Tàng trong Vườn Bách Thảo, đời vua Gia Long có cất một ngôi nhà riêng cho Giám mục Bá Ða Lộc (Pedro) ở ðể dạy Hoàng Tử Cảnh ngay sau khi cả hai từ Pháp về (1789), gọi là Dinh Tân Xá. Cho đến nãm 1864, toàn bộ ngôi nhà được dời về đường Alexandre de Rhodes. Nãm 1900 sau khi Toà Tổng Giám mục được xây, thì Dinh Tân Xá lại được dời đến địa điểm này (trước là đường Phan Ðình Phùng nay là 180 Nguyễn Ðình Chiểu) và được gìn giữ cho đến ngày nay. Theo Vương Hồng Sển [trong Sài Gòn nãm xưa], sau này hội Cổ học Ấn-Hoa (Société des Etudes Indochinoises) có xây một bia ðá kỉ niệm ngay tại nền cũ Dinh Tân Xá, bia ấy ngày nay vẫn còn, ở về phía tả Viện Bảo Tàng, day mặt ngó ra Rạch Thị Nghè. Tương truyền đám táng Ông Bá Ða Lộc khởi hành tại nơi đây.

Dinh Tân Xá là một ngôi nhà rộng khoảng 15m, ba gian hai chái điển hình của của ða số kiến trúc nhà cổ truyền. Từ mái nhà đến cột, kèo, cột, chầm rìa, ðồ mộc nội thất, thể hiện một kĩ thuật trang trí tinh xảo. Tình trạng bảo quả tốt, được trùng tu lần cuối nãm 1980. Hiện nay được dùng làm nhà nguyện của Toà Tổng Giám mục. Đây là công trình kiến trúc được công nhận là cổ nhất còn lại của đất Sàigòn-Gia Định.

(4 bức ảnh trên do Nguyễn Trương Quý chụp năm 2007)

***

Tượng đài Giám mục Pigneau một cánh tay đưa ra với tờ điều ước Versailles, tay kia dẫn dắt Hoàng tử Cảnh nhỏ tuổi, pho tượng bằng đồng này trước quảng trường Nhà thờ Đức Bà, được dựng và được khánh thành trọng thể năm 1901 kỉ niệm 100 năm ngày mất Pigneau. Năm 1945, người Việt đã phá huỷ cùng với những tượng đài khác của Pháp. Và trên bệ tượng cũ này, năm 1959 khánh thành pho tượng bằng đá hoa cương Nữ vương Hoà bình (Regina Pacis) mang đến từ Roma, như ta thấy hiện nay.

Chân dung Hoàng tử Cảnh tại Versailles do hoạ sĩ Mauperin vẽ vào năm 1787. Khi ở bên Pháp, Hoàng tử Cảnh được Hoàng Hậu Marie Antoinette cho sửa đổi lại trang phục, thay thế quần lĩnh áo the và khăn vấn, và sai hoạ sĩ vẽ tranh kỉ niệm (cũng cùng thời với bức chân dung Bá Đa Lộc).

Tham khảo:

http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/ba-111a-loc/

– Des Photographes en Indochine au XIXe siècle, Marval & Réunion Musée Nationaux 2001

Sàigòn – Ba thế kỉ phát triển và xây dựng, Nxb Tổng hợp TPHCM 2003

2 responses to “Di tích lịch sử về Giám mục Bá-Đa-Lộc

  1. Lúc em chở bà từ ĐSQ về, bà cũng nhắc tới chuyện này.
    Em có thằng nhóc năm nay lớp 7 mới qua US được 2 năm. Vừa rồi nghỉ lễ phục sinh, em than với nó VN không được nghỉ. Thế là nó nói:
    “Đúng rồi, CS mà, nó có tin đạo nào đâu”.
    Chỉ cần 2 năm là một thằng nhóc khờ khạo ngày nào đã khiến em bất ngờ vô cùng. Nếu em là Bill Gate, em sẽ kéo mấy đứa nhóc VN thông minh đi hết để thực sự là “còn lại thằng khùng, thằng điên”.

  2. hay thiệt nha, hồi ở sì gòn hổng biết mà đi tham quan ta. Có biết cái bồn binh Cha Cả mà có biết ở đâu là mộ đâu

    thank you

Gửi phản hồi

Mời bạn điền thông tin vào ô dưới đây hoặc kích vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Log Out / Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Log Out / Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Log Out / Thay đổi )

Google+ photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Google+ Log Out / Thay đổi )

Connecting to %s