Văn miếu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Xem các công trình có tên Văn miếu tại bài Văn miếu (định hướng)

Văn miếu (chữ Hán: 文廟), tại Trung Quốc còn được gọi là Khổng miếu (孔廟), tên cũ là Phu Tử miếu (夫子廟; Phu tử miếu thường để chỉ Phu tử miếu Nam Kinh, còn Khổng miếu thường để chỉ Khổng miếu Khúc Phụ), là đền thờ Khổng Tử tại các nước Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên...

Tòa nhà bên trong Văn Miếu-Quốc Tử Giám tại Hà Nội

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Thờ phụng[sửa | sửa mã nguồn]

Văn miếu tại các nước[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam có một số văn miếu được xây dựng từ khi phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Ngày nay còn tồn tại những văn miếu sau:

Nhật Bản[sửa | sửa mã nguồn]

  • Yushima Thánh đường (湯島聖堂), Bunkyō, Tokyo.
  • Nagasaki Khổng tử miếu (長崎孔子廟), Nagasaki.

Triều Tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Thành Quân Quán (Seongkyunkwan) là trường học phủ tối cao được xây dựng thời Triều Tiên Thái Tổ năm 1398. Đây là trường đào tạo Nho học của quốc gia. Seongkyunkwan có vai trò là tổng hành dinh của Nho học trong suốt 500 năm vương triều Triều Tiên và nó đảm đương cả việc tiến hành hoạt động tế lễ ở Văn miếu. Năm 1894 bằng cuộc cải cách Giáp Ngọ ngoài Nho học các môn học khác như lịch sử, địa lý, số học... cũng được đưa vào giảng dạy nhằm đối phó với quá trình cận đại hóa đang diễn ra. Nhưng ở vào thời kỳ Hàn Quốc là thuộc địa của Nhật, Seongkyunkwan chỉ còn đảm đương các hoạt động tế lễ ở Văn miếu cho tới năm 1930 các học giả Nho học đã thành lập học viện Myunglyun và việc giáo dục lại bắt đầu được thực hiện lại. Học viện Myunglyun năm 1942 được đổi thành trường chuyên Myunglyun sau đó trở thành trường Đại học Seongkyunkwan cho đến hiện nay.

Ngay khi nhà Triều Tiên được thiết lập Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng thống trị của đất nước, vào năm Thái Tông thứ 7 vị vua đời thứ 3 (1399) Myungmundang, Văn miếu, YangHyunKo thờ Khổng Tử và các bậc thánh hiền của Nho giáo. Văn miếu liên tục gặp tai nạn và chẳng bao lâu sau khi được xây dựng ở đây đã xảy ra hỏa hoạn, sau khi được sửa chữa thì lại bị tàn phá bởi cuộc ngoại loạn Nhâm Dần.

Văn miếu được tạo thành bởi Đại Thành Điện thờ Khổng Tử và 4 thánh, mười vị môn đệ, sáu người thời Tống, Đông VuTây vu thờ bia của 111 vị thánh hiền của Trung Quốc và Hàn Quốc bắt đầu là 72 vị môn đệ của Khổng Tử. Đại Thành Điện được đổi tên thành Đại Thành Điện sau ngày đất nước Hàn Quốc được giải phóng bài vị của 18 vị hiền triết Triều Tiên đã được chuyển vào trong Đại Thành Điện.

Không chỉ ở Thành Quân Quán, Văn miếu còn có cả ở các Hương giáo (trường làng) là các trường quốc lập được dựng lên ở khắp các quận huyện, cho đến tận bây giờ cứ vào ngày Thượng Đinh tháng 2 và tháng 8 âm lịch hàng năm (ngày chữ Đinh) nghi lễ Thích Điện Đại Lễ lại được tổ chức ở Văn miếu.

Các nước khác[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]