Quy Nhơn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Quy Nhơn
Qui Nhơn
Một góc thành phố Quy Nhơn từ đỉnh Ghềnh Ráng
Một góc thành phố Quy Nhơn từ đỉnh Ghềnh Ráng
Quy Nhơn ở Việt Nam
Quy Nhơn
Vị trí trên bản đồ
Tọa độ: 13°46′B 109°14′Đ / 13.767, 109.233
Nước  Việt Nam
Tỉnh Bình Định
Diện tích:284,28km Dân số(2009): 311 260 người
Nâng cấp thành phố:năm 1986 Đô thị loại 1:ngày 25 tháng 1 năm 2010

Quy Nhơn là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bình Định, và là một trong 8 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Trước khi thuộc về Việt Nam, Quy Nhơn là đất của người Chăm-pa.

Mục lục

[sửa] Địa lý

Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, phía đông là biển Đông, phía tây giáp huyện Tuy Phước, phía bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía nam giáp thị xã sông cầu của tỉnh Phú Yên.

[sửa] Vị trí

Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36' đến 13°54' vĩ Bắc, từ 109°06' đến 109°22' kinh Đông, cách Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 650 dặm về phía Nam, cách thành phố Pleiku (Tây Nguyên) 105 dặm. Cách Đà Nẵng 195 dặm, cách Huế 247 dặm, cách Nha Trang 130 dặm, cách Tuy Hòa 62 dặm và cách Quảng Ngãi 109 dặm.

[sửa] Địa hình - Tài nguyên

Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý như núi rừng, gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo. Bờ biển Quy Nhơn dài 42 km, diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao... Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch. Vừa mở thêm khu kinh tế Nhơn Hội.

[sửa] Lịch sử

Cảng Quy Nhơn năm 1795, vẽ bởi Jean-Marie Dayot.

Quy Nhơn được hình thành từ rất sớm thuộc vùng đất đàng trong xứ Thuận Quảng: cách đây trên 400 năm đã xuất hiện phủ Quy Nhơn. Mảnh đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chămpa từ thế kỷ 11, dưới triều đại nhà Tây Sơn và cảng Thị Nại từ đầu thế kỷ 18.

Do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội và tác động sự phát triển của nền công nghiệp phương Tây vào thế kỷ 19 làm cho diện mạo Quy Nhơn thay da đổi thịt. Ngày 20/10/1898, vua Thành Thái ra Chỉ dụ thành lập thị xã Quy Nhơn, đô thị tỉnh lỵ, là một trong những đô thị hoạt động thương mại với nước ngoài khá sầm uất lúc bây giờ.

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ngày 3 tháng 9 năm 1945, Quy Nhơn được tổ chức theo quy chế thị xã, lấy tên là thị xã Nguyễn Huệ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Quy Nhơn là hậu phương của chiến trường khu V và Tây Nguyên.

Thời kỳ 19541975, Quy Nhơn thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ngày 30 tháng 9 năm 1970, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ra Sắc lệnh thành lập thị xã Quy Nhơn từ xã Quy Nhơn thuộc quận Tuy Phước và các phần đất phụ cận (ngoại vi xã Phước Hậu, Phước Hải, Phước Lý), hình thành 2 quận là Nhơn Bình và Nhơn Định. Ngày 11 tháng 6 năm 1971, Quy Nhơn được chia thành 2 quận, 16 khu phố:

  • Quận Nhơn Bình có 10 khu phố: Trung Cảng, Trung Từ, Trung Phú, Trung Đức, Trung Cường, Trung Hiếu, Trung Tín, Trung Châu, Trung Hòa, Trung Hải.
  • Quận Nhơn Định có 6 khu phố: Trung Chánh, Trung Kiệt, Trung An, Trung Thiện, Trung Hậu, Trung Nghĩa.

Ngày 31 tháng 3 năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến công vào Quy Nhơn,để giải phóng tỉnh Bình Định.

Sau ngày đất nước thống nhất, tháng 2 năm 1976 hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi hợp nhất thành Nghĩa Bình, thì thị xã Quy Nhơn trở thành tỉnh lỵ tỉnh Nghĩa Bình.

Ngày 3 tháng 7 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập thành phố Quy Nhơn từ thị xã Quy Nhơn. Khi đó thành phố Quy Nhơn có 8 phường, 7 xã, với diện tích 212 km² và dân số 174.076 người.

Năm 1989, tỉnh Bình Định được tái lập, lấy thành phố Quy Nhơn làm tỉnh lỵ. Ngày 4 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ra nghị quyết 558 công nhận Quy Nhơn là đô thị loại 2. Đến tháng 1 năm 2010, theo nghị quyết 159 của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Quy Nhơn được nâng cấp lên đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Bình Định.

Ngày nay Quy Nhơn được công nhận là đô thị loại I, với ưu thế về vị trí địa lí, có cảng biển và cơ sở hạ tầng đô thị phát triển. Quy Nhơn được Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong ba trung tâm thương mạidu lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ (cùng với Đà NẵngNha Trang). Quy Nhơn đang từng bước chỉnh trang đô thị, xây dựng và nâng cấp để trở thành một trong những trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và du lịch, là đô thị lớn nằm trong chuỗi đô thị của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

[sửa] Các đơn vị hành chính

Thành phố Quy Nhơn hướng ra vịnh

Thành phố có 16 phường: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu

Và 5 xã: Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn HảiPhước Mỹ (trong đó xã Phước Mỹ được tách từ huyện Tuy Phước và sáp nhập vào Quy Nhơn năm 2006) với tổng diện tích là 284,28 km², dân số khoảng 284.000 người [1][].

Phường Bùi Thị Xuân và phường Trần Quang Diệu được thành lập ngày 12 tháng 3 năm 1987 từ xã Phước Long (thuộc huyện Tuy Phước)trong quá trình mở rộng thành phố Quy Nhơn về phía Tây - Nam.(???) Thông tin sai..

[sửa] Kinh tế

Hiện nay cơ cấu các ngành kinh tế của Quy Nhơn có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngư nghiệp trong GDP. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2006 đạt: 36,7% - 28% - 35,3% (kế hoạch: 35% - 30% - 35%; năm 2005: 38,4% - 26,7% - 34,9%). Thu nhập bình quân dầu người 2011 là 1800 USD/người.

Mục tiêu phát triển của thành phố là xây dựng Quy Nhơn thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2010 và phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị trực thuộc Trung ương trên hành lang Bắc-Nam và Đông-Tây; một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế có vai trò tích cực thúc đẩỳ phát triển kinh tế-xã hội của khu vực.

[sửa] Giao thông

[sửa] Đường bộ

Quốc lộ 1A chạy qua Quy Nhơn theo hướng Bắc Nam, dài 15.6 km, cách trung tâm 15 km về hướng tây thành phố. Quốc lộ 1D nối thành phố Quy Nhơn với T.X Sông Cầu - tỉnh Phú Yên ,dài 24.5 km. Quốc lộ 19 nối Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên với Quy Nhơn.

[sửa] Đường thủy

Một góc biển Quy Nhơn

Quy Nhơn có cảng Quy Nhơn và cảng Thị Nại. Cảng của Quy Nhơn là một cảng quan trọng của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ,Tây Nguyên. Cảng Quy Nhơn đã được thủ tướng chính phủ công nhận là cảng loại 1 và đang trên đà phát triển mạnh mẽ với vị trí luôn nằm trong top 3 lượng hàng hóa lưu thông qua Cảng, chỉ đứng sau Cảng Sài Gòn và Cảng Hải Phòng.

[sửa] Đường sắt

Ga Quy Nhơn nằm ngay trung tâm thành phố, là một nhánh của tuyến đường sắt Bắc-Nam hướng từ ga Diêu Trì. Ga không phải là ga lớn, chủ yếu vận chuyển hành khách và hàng hóa lên đến ga chính là ga Diêu Trì. Tuy nhiên, hiện nay ngành đường sắt đã đưa vào sử dụng đôi tàu địa phương SQN1/2 Golden Train chạy từ ga Quy Nhơn đến ga Sài Gòn và ngược lại hàng ngày giúp người dân thuận tiện hơn trong việc đi tàu. Vào các dịp cao điểm như lễ, tết hoặc hè, một số đôi tàu nhanh khác cũng được vào sử dụng tại ga như Quy Nhơn - Nha Trang, Quy Nhơn - Vinh...Tại đây còn bán vé Tàu Thống Nhất và tàu khách địa phương

[sửa] Đường Hàng Không

Hoạt động với sân bay Phù Cát là một trong những sân bay lớn và có các tiêu chí kỹ thuật tốt nhất của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên và có khả năng tiếp nhận các máy bay loại lớn như Airbus A330, Boeing 737, Boeing 777...

Các đường bay đang khai thác:

  • Vietnam Airlines: Chặng Quy Nhơn - Thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn với tần suất 14 chuyến/tuần bằng máy bay Airbus 321.
  • Vietnam Airlines: Chặng Quy Nhơn - Hà Nội - Quy Nhơn với tần suất 7 chuyến/tuần bằng máy bay Airbus 321.
  • Air Mekong: Chặng Quy Nhơn - Thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn với tần suất 7 chuyến/tuần bằng máy bay Bombardier CRJ-900.

[sửa] Danh lam thắng cảnh - Du lịch

Tháp Đôi, Quy Nhơn.

[sửa] Tháp Đôi

Tháp Đôi nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường Đống Đa, cách trung tâm Quy Nhơn 3 km. Tháp Đôi còn có tên gọi khác là tháp Hưng Thạnh, gồm hai tháp đứng song song với nhau, một tháp cao 20 m và tháp kia cao 18 m. Tháp Đôi được xây dựng vào khoảng niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Quanh tường phía ngoài, các nóc và trên nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc các hình tượng thần, chim, thú theo tín ngưỡng của người Chăm. Tháp đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá nặng nề. Từ năm 1991 đến năm 1997, tháp được trùng tu, gần như nguyên vẹn. Ngày nay, Tháp Đôi là điểm tham quan du lịch của du khách khi đến Quy Nhơn.

[sửa] Chùa Long Khánh

Toạ lạc ở số 141 Trần Cao Vân, được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. Chùa Long Khánh là nơi truyền bá tín ngưỡng Phật giáo trong vùng bấy giờ. Chùa do hoà thượng Đức Sơn (người Trung Quốc)sáng lập. Hiện chùa còn lưu giữ hai vật quý: Thái Bình hồng chung (chuông Hồng Thái) được đúc vàp năm 1805 triều vua Gia Long. Tấm dấu biểu trưng Long Khánh Tự được in vào năm 1813 triều vua Gia Long.

[sửa] Chùa Sơn Long

Chùa Sơn Long nay thuộc phường Nhơn Bình,cách cầu Trường Úc 700m về hướng đông.Kiến trúc chùa có nhiều thay đổi nhưng khuôn viên chùa vẫn giữ như cũ. Mặt tiền hình cánh cung niễng, mặt hậu đất đá lồi lõm sát vách núi. Tương truyền dưới chân núi phía sau chùa xưa có tảng đá rất lớn trông như miệng rồng có hàm trên, hàm dưới có một cái lưỡi nhỏ đưa ra ở chính giữa. Tảng đá đó có tên gọi là đá Hàm Long, nay không còn nữa. Trong chùa có 15 ngôi mộ tháp lớn nhỏ, có những ngôi mộ vẫn còn giữ nét rêu phong cũ kỹ của mấy trăm năm về trước, có những mộ tháp đã được trùng tu khang trang hơn. Năm 1992, chùa đã cho xây dựng thêm tượng Bồ tát Quan Âm ở hướng tây. Năm 1996, xây tượng Thích ca Mâu Ni tọa thiền phía tây bắc,...mang lại sắc khí mới cho chùa.

Đến Sơn Long, du khách còn được chiêm ngưỡng tượng Phật Lồi 7 đầu rồng bằng đá nặng 1,5 tấn,cao 3,1 m với chạm khắc hoa văn sau lưng. Bức tượng xác định là của người Chăm tạc từ thế kỷ XIII. Dù dáng vẻ còn khiêm tốn nhưng chùa Sơn Long vẫn dập dìu khách phương xa đến thăm,vãn cảnh,...đặc biệt là vào dịp đầu năm mới.

[sửa] Gành Ráng Tiên Sa

Bãi Đá Trứng

Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3 km về hướng đông nam [2]. Thắng cảnh Gềnh Ráng trải dài dọc bờ biển, uốn lượn hàng cây số, nước biển trong xanh. Nơi đây có bãi Đá Trứng (với vô số hòn đá tròn nhẵn như trứng chim khổng lồ) là quần thể sơn thạch còn gọi là Bãi tắm Hoàng Hậu (Hoàng hậu Nam Phương từng đến tắm ở đây), dấu vết tận cùng phía đông của dãy núi Xuân Vân. Ngoài ra, nơi đây còn mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử nằm trên đồi Thi Nhân và Lầu Bảo Đại (một nhà nghỉ ba tầng, mặt hướng ra biển, đã bị phá hủy trong chiến tranh).[3]

[sửa] Biển Quy Hòa

Bên cạnh biển Quy hòa có bệnh viện phong Quy Hòa, khá đơn sơ mộc mạc nhưng có lẽ vì vậy mà nơi đây cho ta cảm giác mộc mạc, thanh thản đến dễ chịu.

[sửa] Cầu Thị Nại

Quy Nhơn có cầu vượt Thị Nại là cây cầu vượt biển lớn nhất nước (dài 2.477,3 m, rộng 14,5 m, trọng tải 80 tấn gồm 54 nhịp, tổng vốn đầu tư là 500 tỷ đồng). Nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội là dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội), gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn 2 đầu cầu. Cầu được xây dựng trong 3 năm, khánh thành ngày 12/12/2006.

[sửa] Nhà thờ Chính Tòa Quy Nhơn

Nhà thờ Chánh tòa Quy Nhơn (còn có danh hiệu Đức Mẹ Lên Trời và còn có tên khác là nhà thờ Nhọn) tọa lạc tại 122 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn. Nhà thờ có khuôn viên khá rộng và được trồng nhiều cây xanh...

[sửa] Đặc sản ẩm thực

Đặc sản của Quy Nhơn có món bún chả cá. Đây là món bún ngon không chỉ người dân trong tỉnh thích mà cả nước dường như mọi người vẫn xem đây là món khoái khẩu của mình. Ngoài ra còn có nem chua, bánh tráng, dừa trái Tam Quan, đều nổi tiếng Còn rượu thì có đệ nhất danh tửu bầu đá, giọt rượu trong vắt, khi rót nổi sủi tăm

[sửa] Hình ảnh

[sửa] Xem thêm

[sửa] Chú thích

  1. ^ [1]
  2. ^ Theo Thùy Linh - Việt Trinh, Di tích và lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Lao Động, 2011, tr. 476.
  3. ^ Xem chi tiết thắng cảnh Gành Ráng Tiên Sa trên báo Bình Định truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2008 [2].

[sửa] Liên kết ngoài