Cận cảnh bảo tàng vũ khí cổ châu Âu ở Việt Nam
Cập nhật lúc :6:30 AM, 25/09/2012
Bảo tàng vũ khí cổ ở Vũng Tàu sở hữu khoảng 1.200 cây súng và hơn 1.000 cây gươm cổ. 

(ĐVO) Bảo tàng vũ khí cổ (Worldwide Arms Museum) được ông Robert Taylor (quốc tịch Anh) xây dựng có diện tích khoảng 1500m2 nằm trên con đường Hải Đăng, thành phố Vũng Tàu.

Vào thời điểm hiện tại, Worldwide Arms Museum sở hữu khoảng 500 hình nộm với kích thước bằng người thật - khoác trên mình những bộ quân phục chi tiết của các quân đội trên thế giới từ thời cổ đại; hơn 1.200 cây súng, 1.000 cây gươm cổ.

Nhìn từ bên ngoài, khách du lịch có thể dễ dàng nhận ra đặc trưng của bảo tàng vũ khí nhờ 1 tháp canh xây theo kiểu châu Âu có những khẩu pháo cổ và binh lính đứng canh.

Cổng vào bảo tàng được trang trí bằng bức tranh pháo thủ quân đội Napoleon đang nhồi pháo trong trận chiến ở Waterloo.

Vì bảo tàng được xây dựng trên triền dốc dẫn lên ngọn hải đăng, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Vũng Tàu nên công trình không được xây dựng theo kiến trúc thông thường chia theo tầng mà chia thành các phòng.

Hiện nay, Worldwide Arms Museum có 4 phòng trưng bày chính được trưng bày theo trình tự thời gian và sẽ được mở rộng thêm trong thời gian tới.

Ở phòng đầu tiên, khách thăm quan sẽ dành nhiều thời gian cho thời kì cổ đại đến Trung cổ với hình nộm các chiến binh Viking, Spartan, bộ binh Hy Lạp cổ, binh lính Trung Quốc qua các triều đại, các Samurai và Shogun của Nhật Bản, quân đội thập tự chinh…

Trang phục và vũ khí đi kèm của các hình nộm đều được chăm chút kỹ càng và chú thích về lịch sử của các quân đội này. Ngoài ra, rất nhiều vũ khí của thời đại này được trưng bày trong phòng cũng giúp người thăm quan hình dung rõ hơn về các trận đánh trong thời kỳ binh khí lạnh.

Đặc biệt, ở phòng này, khách thăm quan còn được chiêm ngưỡng một số thanh gươm và sung của người Mường ở Việt Nam từ thế kỉ 19.

Bộ binh La Mã ở phòng 1.
Các hiệp sĩ Dòng Đền trong Quân đội Thập Tự Chinh.
Samurai và Shogun của Nhật Bản đứng cạnh các chiến binh  Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn.
Bộ sưu tập súng của người Mường ở Việt Nam thế kỷ 19

Ở phòng thứ 2, khách thăm quan sẽ được chiêm ngưỡng các quân chủng của quân đội Anh thời cận đại.

Việc Quân đội Anh được ưu ái ở riêng 1 phòng có thể được giải thích là do ông chủ của bảo tàng là người Anh.

Ở tầng này, hầu hết các binh chủng của quân đội Anh thời cận đại như bộ binh, kỵ binh hoàng gia, pháo binh, linh hậu cần, hải quân hay cả những quân đội thuộc địa đều có mặt với lịch sử của từng sư đoàn nổi bật.

Các binh chủng quân đội Anh thời cận đại ở phòng thứ 2.

Một số bức tranh về các trận đánh nổi bật của quân đội Anh cũng được trưng bày xen kẽ trong phòng như bức tranh về trận đánh Waterloo, trận Balaclava..

Bức tranh về trận Balaclava giữa quân đội Nga và liên quân Anh - Pháp - Ottoman.

Trong phòng thứ 3, khách thăm quan sẽ dùng nhiều thời gian để chiêm ngưỡng những khẩu súng được sử dụng trong thời kỳ cận đại như súng côn, súng lục, súng trường, súng hỏa mai... của quân đội Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,... trong các thế kỉ 17,18 và 19.

Súng trường của giới quý tộc châu Âu trưng bày trong phòng 3.
Súng lục của Nữ hoàng Anh năm 1728 được trưng bày ở bảo tàng.
Không gian trưng bày ở phòng 3.

Tiếp đó, quân đội các nước châu Âu như Nga, Pháp, Hà Lan và cả quận đội Nhật sẽ được dành nhiều không gian trong phòng thứ 4 của bảo tàng.

Trong gian đầu tiên của phòng thứ 4, khách thăm quan sẽ được chiêm ngưỡng kiểu cách cầu kỳ của giới tướng lĩnh quý tộc châu Âu qua trang phục và mũ.

Các binh chủng trong quân đội Hà Lan được trưng bày ở phòng thứ 4.
Súng trường của quân đội các nước châu Âu sử dụng trong thời kỳ cận đại.

Trên phòng trên cùng của bảo tàng, khách thăm quan cũng sẽ có dịp được ngắm một số vũ khí của thời hiện đại như súng máy Maxim và súng tiểu liên PPS-43 của Nga, súng liên thanh Bren MKI và súng máy Vickers của Anh.

Bộ sưu tập súng đồ sộ ở tầng trên cùng của bảo tàng.
Súng máy Hotchkiss của Pháp và súng liên thanh Bren MKI của Anh.
Súng tiểu liên PPS-43 của Nga.

Súng máy Maxim phiên bản PM M1910 của Đế chế Nga và súng máy Vickers của Anh. Cả 2 mẫu súng máy đều sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

>> Bảo tàng vũ khí đi vào hoạt động
>> Tiêm kích Việt Nam tại bảo tàng Mỹ
>> Hình ảnh Việt Nam tại Bảo tàng Quân đội Liên Xô

>> Thăm quan bảo tàng quân sự quốc gia Ai Cập
>> Thăm bảo tàng tăng - thiết giáp thế giới (kỳ 1)
>> Thăm bảo tàng tăng - thiết giáp thế giới (kỳ 2)

>> Thăm quan các bảo tàng quân sự Nga (kỳ 1)
>> Thăm quan các bảo tàng quân sự Nga (kỳ 2)
>> Thăm quan các bảo tàng quân sự Nga (kỳ 3)
Nguyễn Hoàng
Ý kiến của bạn In bài này

Giá cả hợp lý nên mua

Với giá khoảng 15 triệu USD cho 1 chiếc Su-30 là quá hợp lý. Nếu bỏ ra thêm vài triệu để nâng cấp biến thể cho các nhiệm vụ và vũ khí thì vẫn là rẻ. Các đối tác ...
  Kovalenko xem tiếp >>
-----------------------------------------

Xin chia buồn cùng gia đình. Tôi có người thân là lính Biên phòng và thật sự xúc động khi đọc bài báo này.


  Nông Văn Dự xem tiếp >>
-----------------------------------------

Tôi muốn hỏi một chút: Tại sao bãi đáp trực thăng trên tàu này lại có hàng rào cao như thế, khi tàu hoạt động trên biển hàng rào đó sẽ gây nguy hiểm cho máy bay trong quá ...
  Lê Phương xem tiếp >>
-----------------------------------------
Đơn vị cũ thân yêu

Đơn vị cũ của bọn mình đấy. Niềm tự hào của BĐBP Việt Nam. Trước đây mình ở tàu 290101 với V18. Dạo này anh em có trang phục mới giống CSB


  Toán Doanh Hưng xem tiếp >>
-----------------------------------------

Bạn nghĩ đơn giản quá! Người mua nào cũng nghĩ là mua 1 cái rồi đem về nghiên cứu làm ra 1 nhà sản phẩm thì người bán còn lâu mới bán cho bạn. Mình mua vũ khí của ...
  pherataheo xem tiếp >>
-----------------------------------------
Chúc mừng Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam
Chúng ta hoan nghênh ngành đóng tàu Việt Nam! Nhất là công ty Hồng Hà và Xí nghiệp Ba Son. Họ rất xứng đáng được tuyên dương anh hùng lao động. Theo tôi lực lượng Hải Quân Việt Nam hiện ...
  KHAI xem tiếp >>
-----------------------------------------
Hoan hô Việt Nam
Mừng thì thấy mừng, nhưng mà không thấy tên lửa đâu, chỉ có Ak-176, Ak-630 thì làm sao mà đánh nhau với tàu hiện đại của đối thủ được.
  phú xem tiếp >>
-----------------------------------------
Mong CNQP của ta phát triển

Đó cũng là biểu hiện sự sáng tạo của Việt Nam, nhưng hi vọng một ngày nào đó CNQP của chúng ta phát triển để sản xuất được các vũ khí tối tân, chứ không chỉ là cải tiến.


  Ngô Văn Hoàng xem tiếp >>
-----------------------------------------

Đây là một dạng tình báo của Trung Quốc. Người Mỹ nhiều khi rất tinh vi nhưng nhiều khi cũng khờ khạo. Người Trung Quốc là thế, họ mang quốc tịch Mỹ nhưng trong máu họ vẫn là người Trung ...
  gia hoa xem tiếp >>
-----------------------------------------
Màu sơn của xuồng

Theo tôi nên đổi lại màu sơn cho xuồng này, là xuồng chạy ở dưới nước thì nên sơn màu trắng-xanh dương mới phù hợp chứ tại sao lại sơn màu trắng-xanh-đen là màu của bộ binh?


  Duy xem tiếp >>