Trang chủ  |  Tin mới  |  Hỏi đáp  |  Sơ đồ site  |  Hộp thư     TIẾNG VIỆT  |  ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc Hoạt động của UBDT Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa Các Dân tộc Việt Nam Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online Tin Hoạt động Chủ trương - Chính sách Thời sự - Chính trị Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội Y tế - Giáo dục Văn hoá - Thể thao Công nghệ - Môi trường Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

 
Bảo tồn “Phố cổ” giữa lòng Vườn quốc gia Ba Bể

 12/03/2009

Những ngôi nhà sàn cổ ở bản Pác Ngòi được làm bằng gỗ nghiến.

Nhằm bảo tồn, gìn giữ những ngôi nhà sàn cổ, nghề dệt thổ cẩm, các làn điệu dân ca truyền thống như hát then, hát lượn... của dân tộc Tày, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thực hiện dự án Bảo tồn nét đẹp văn hoá truyền thống độc đáo dân tộc Tày tại thôn Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn). Đây được coi là một bản làng cổ điển hình của dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn.

Làng văn hoá điển hình của người Tày.

Nằm trọn trong vùng lõi Vườn quốc gia Ba Bể, Pác Ngòi theo tiếng dân tộc Tày là cửa con sông đổ vào hồ. Thôn nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, phía sau là dãy núi đá Pù – Phia – Miang, trước mặt là suối Tà Lèng. Hiện thôn có 70 hộ, với 380 nhân khẩu, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, chài lưới.

Trong thôn hiện còn lưu giữ 36 ngôi nhà sàn, trong đó có 20 nhà sàn cổ. Ghé thăm ngôi nhà sàn cổ 6 gian gồm 4 gian chính, 2 gian phụ của gia đình ông Triệu Văn Tuý, ông tự hào giới thiệu với chúng tôi: Ngôi nhà của ông đã được xây dựng cách đây hơn 100 năm, nhà làm bằng gỗ, có 36 cột, có 4 mái lợp ngói âm dương, sàn lát bằng ván gỗ, có 1 cửa đi chính và các cửa sổ mở xung quanh, cầu thang lên nhà làm bằng gỗ với 9 bậc...

Pác Ngòi còn được biết đến với nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Bà La Thị Mạc - người đã có gần 40 năm gắn bó với nghề dệt cho biết: Từ xa xưa, người Tày thường dùng nhiều loại khung dệt khác nhau, nhưng khung dệt phổ biến nhất ở Pác Ngòi là loại khung gỗ có chiều dài 2m, rộng 0,8m. Khi sử dụng phải kết hợp cả hai tay, hai chân. Loại khung này chỉ dệt được những tấm vải có khổ hẹp.

Để dệt được một tấm thổ cẩm may áo, khăn, địu..., người thợ phải rất công phu. Trước hết, người thợ phải lấy cây chàm về, chặt ra rồi ủ với nước vôi khoảng 1 tuần, sau đó lọc lấy nước để nhuộm. Để nhuộm được một tấm vải hay một tấm áo đẹp, ưng ý, người thợ phải đun nước lá thơm như lá bưởi, chanh, mắc mật... rồi pha với nước chàm, một tấm vải nhuộm 3 lần mới xong. Họa tiết hoa văn trên vải của người Tày thường là những ngôi sao tám cánh.

Tuy nhiên, trong những năm qua, làng văn hoá Pác Ngòi đang bị mai một dần. Các ngôi nhà sàn cổ đang bị xuống cấp nghiêm trọng, các hộ dân đa phần đều là hộ nghèo nên không có kinh phí để tu sửa lại. Nghề dệt thì bế tắc đầu ra nên số hộ duy trì nghề truyền thống giảm dần. Cùng với đó, các làn điệu dân ca truyền thống như hát then, hát lượn... cũng đứng trước nguy cơ mai một. Hiện, những người biết sử dụng những nhạc cụ và hát những làn điệu dân ca chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Bảo tồn văn hoá để phát triển du lịch

Để xây dựng Pác Ngòi trở thành thôn văn hoá, du lịch điển hình, năm 2005, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư hơn 6,3 tỷ đồng thực hiện dự án “Bảo tồn nét đẹp văn hoá truyền thống độc đáo của dân tộc Tày thôn Pác Ngòi”. Dự án đã giúp đỡ các hộ dân nâng cấp, khôi phục lại các ngôi nhà sàn cổ xuống cấp. Gia đình ông Hoàng Văn Hợp vô cùng phấn khởi khi ngôi nhà ông được Nhà nước hỗ trợ gần 48 triệu đồng để tu bổ lại. Ông Hợp nói: Trước đây, tôi luôn lo lắng phải sống trong cảnh nhà dột mái, cột thì bị mối mọt, hư hỏng. Mỗi trận mưa, cả nhà lại phải căng bạt và lấy chậu hứng nước. Muốn sửa lại nhưng không biết lấy đâu ra tiền. Có lúc, tôi đã định bán nhà đi để lấy tiền xây lại ngôi nhà bằng gạch vữa, nhưng lại tiếc vì ngôi nhà là kỷ niệm và niềm tự hào của mọi người trong gia đình.
 
Song song với việc tu bổ lại những ngôi nhà cổ xuống cấp, dự án còn quy hoạch vùng trồng cây bông, chàm; tổ chức các lớp truyền nghề dệt; hỗ trợ người dân mua khung dệt... Nhờ đó, nghề dệt đang dần được phục hồi. Nhiều mẫu mã mới đã được người dân sáng tạo để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Cùng với đó, Pác Ngòi đã thành lập ra một đội văn nghệ do nghệ nhân Triệu Văn Thư là người giỏi về hát then, chơi các nhạc cụ như: sáo, khèn làm tổ trưởng. Đội văn nghệ ngoài phục vụ làng mỗi khi có việc còn tổ chức phục vụ khách du lịch thăm quan hồ Ba Bể, với kinh phí 300 nghìn đồng/lần biểu diễn.

Ông Mạch Văn Dũng, Trưởng thôn Pác Ngòi tự hào nói: Từ khi dự án được triển khai, người dân trong thôn đã nhận thức được giá trị văn hoá truyền thống của làng mà không phải nơi nào cũng có được. Ngay cả những buổi tập văn nghệ hát si, lượn của các nghệ nhân trong làng cũng thu hút rất đông người đến tham dự và học hỏi.

Ông Cao Sinh Hanh, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn, chủ đầu tư dự án cho biết: Dự án không chỉ bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Tày mà còn góp phần vào quy hoạch và xây dựng thôn Pác Ngòi thành một làng văn hoá, du lịch điển hình của hồ Ba Bể, đồng thời tạo ra một nguồn thu nhập chính cho người dân trong thôn, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở địa phương.

Rời làng văn hoá Pác Ngòi, đi trên con đường bê tông, ngắm những ngôi nhà cổ, được đắm say trong những điệu hát hát si, hát lượn, chúng tôi cứ ngỡ mình đang lạc vào khu “phố cổ” giữa lòng Vườn quốc gia Ba Bể.

Phùng Xuân Lâm

[ Quay lại ]
Các tin khác
 
  • Bản văn hóa Vàng Pheo khởi sắc (03/2009)
  •  
  • Thoát nghèo từ phong trào xây dựng gia đình văn hoá (03/2009)
  •  
  • “Ngày không” của người Dao Tiền (03/2009)
  •  
  • Giải vô địch bóng đá U19 châu Á 2009 (03/2009)
  •  

     

    TÌM NHANH

    TIN MỚI CẬP NHẬT

     
    Đoàn khảo sát cấp cao của Ủy ban Dân tộc và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc đi khảo sát tại hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai

     
    Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị về kế hoạch kiểm tra kết quả rà soát xác định thôn ĐBKK, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015 

     
    Không dàn đều chính sách hỗ trợ giảm nghèo

     
    Chợ phiên Đồng Văn

     
    Để người nghèo thực sự muốn thoát nghèo

    THÀNH VIÊN
    Người online:
    Khách: 171
    Thành viên: 0
    Tổng số: 171
    Số người truy cập: 54,178,151


    Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
    Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511; 04. 37349540.
    Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
    Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
    Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke.
    Execution time: 0.1 secs