.
Đi tìm lời giải cho bãi đá cổ Sapa
Cập nhật 16:46, Thứ Hai, 25/03/2013 (GMT+7)

Bãi đá cổ Sapa được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gi và đang được đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Bãi đá cổ nằm cách thị trấn Sapa 7 km theo hướng Đông Nam. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Giám đốc trung tâm nghiên cứu lý học Đông phương (TP.HCM) - người nhiều năm nghiên cứ bãi đá cổ Sapa, cho rằng bãi đá cổ Sapa ẩn chứa Kinh Dịch của người Việt cổ và ghi chép kho tàng văn hoá cổ Đông phương.

Bãi đá cổ Sa Pa có diện tích khoảng 8 km2, nằm ở thung lũng Mường Hoa, trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán, Tả Van huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có khoảng 200 hòn đá có khắc nhiều hình vẽ kỳ lạ và cả chữ cổ được cho là của người Việt cổ. Năm 1925, bãi đá cổ Sa Pa được nhà khảo cổ người Pháp Glubev của trường Viễn Đông Bắc Cổ phát hiện.

Tại xã Hầu Thào, các hòn đá tập trung thành hai bãi. Bãi một nằm cạnh bản Pho, một bản của người H'Mông trên sườn núi sát đường cái, kéo dài xuống gần lòng suối. Số lượng đá có chạm khắc ở đây không nhiều. Chúng là những khối đá lớn, có khối dài tới13m. Bãi hai nằm giáp ranh biên giới xã Hầu Thào và Lao Chải.

 

Đây là một bãi đá rộng với nhiều hình khắc thuộc nhiều loại, có những hình độc bản (chỉ xuất hiện trên một viên duy nhất). Các hình khắc có thể quy về vài nhóm chính: Hình tròn khắc giống cấu trúc hoa văn, hình Mặt trời, hình nam nữ giao phối, nhấn mạnh vào các bộ phận sinh dục, các đường vạch song song tựa như những quẻ Kinh Dịch...

Những luận giải về bãi đá cổ

Ngay khi được phát hiện, các nhà nghiên cứu đã có nhiều lý giải khác nhau về những hình khắc  trên bãi đá này. Người thì khẳng định đây chỉ là những bức tranh tả thực, là những hoa văn trang trí, những hình người cách điệu đang tỏa hào quang...

Có nhà khoa học thì khẳng định toàn bộ bãi đá là một cuốn sách cổ khổng lồ của người Mông diễn tả các trận đánh ngày xưa. Một số nhà khoa học khác cho rằng những hình khắc trên bãi đá chủ yếu thể hiện những cánh đồng, thửa ruộng bậc thang và nhà cửa, làng bản, dân cư sinh sống...
 

Người khác cho rằng hình khắc trên bãi đá cổ không thể là tư duy đơn giản của dân tộc Mông, hay Dao sống ở khu vực này từ 300 đến 600 năm về trước. Vấn đề thời gian xuất hiện hình khắc trên bãi đá cũng có nhiều ý kiến.

Có người cho rằng chủ nhân của những hình khắc này là người Mông, người Dao, sống ở vùng này từ 200 đến 600 năm trước. Người thì cho rằng đó là cư dân văn hóa Đông Sơn (cách đây 2.300 năm đến 3.000 năm).

Có người thì nhận định nó đã có cách đây 5.000 năm, thậm chí là lâu hơn nữa. Gần đây, tiến sĩ Phillipe Le Failler, Viện Viễn Đông bác cổ, cùng 20 cộng sự đã tiến hành dập lấy mẫu những bãi đá này.

Họ đã dập khoảng 200 tảng đá ở ba xã Hầu Thào, Sử Pán,Tả Van, lập thành 3000 bản dập và khoảng 2.500 bức ảnh. Những bản dập này và những dữ liệu định vị của các viên đá được nhập vào máy tính, sắp xếp, tính toán số lượng, sự lặp lại của các mẫu hoa văn... để làm cơ sở giải mã về các hoa văn, hình vẽ bí ẩn. Theo Phillipe Le Failler, hình khắc trên đá cổ Sapa có thể là một bản đồ, một bài cúng...
 
 

Theo Yume

 

.
.
.
.