Tìm kiếm  Tìm kiếm nâng cao
Ngày 17/07/2019 06:04 PM
Ấn phẩm sách
Giới thiệu Tạp chí Công tác tôn giáo Số 6/2019
Giới thiệu Tạp chí Công tác tôn giáo Số 5/2019
Giới thiệu Tạp chí Công tác tôn giáo Số 4/2019
Nghi lễ lên đồng – Lịch sử và giá trị
Thăm dò ý kiến
Bạn theo đạo nào ?















Chọn    Xem KQ
Chùa Kem - Chứng tích lịch sử trên đất anh hùng
Cựu chiến binh Trần Ngọc Thức kể chuyện với học sinh bên chùa Kem lịch sử.

Bao đời nay, người dân Nham Sơn (Yên Dũng-Bắc Giang) vẫn ca tụng, truyền cho lớp con cháu về ngôi chùa Kem bên dãy Nham Biền đầy huyền thoại. Chùa không chỉ là công trình văn hóa, tôn giáo lâu đời mà còn là di tích lịch sử cách mạng. Lớp con cháu trên mảnh đất này đang chung tay gìn giữ chứng tích lịch sử quý báu này với niềm tự hào về truyền thống quê hương.

Năm nay 74 tuổi, người sĩ quan quân đội Trần Ngọc Thức, thôn Kem, xã Nham Sơn vẫn thường cùng người dân trong thôn bảo vệ, tu bổ ngôi chùa cổ như báu vật của làng. Khi còn nhỏ, ông Thức đã được nghe kể lại nhiều câu chuyện về ngôi chùa này. Lớn lên, ông được biết chùa được xây dựng vào năm Đinh Tỵ (1557) có tên Sùng Nham, triều vua Lê Anh Tông, vị sư tổ hưng công xây dựng chùa là bà Hoàng Thị Tuế, theo dòng thiền phái Trúc Lâm do Giác hoàng điều ngự Trần Nhân Tông sáng lập. Nơi đây, hàng trăm năm qua, các tăng ni, Phật tử đã hưng công tôn tạo, bảo vệ.

Nằm ở vị thế cao, chùa Kem toạ trên mảnh đất rộng, dựa lưng vào dãy Nham Biền có thế phong thuỷ hữu tình, không gian thoáng đãng và là vị trí chiến lược quân sự quan trọng. Phía trước ngôi chùa là dải đất đồng bằng, từ đây có thể phóng tầm mắt bao quát cả vùng rộng lớn. Từ ngôi chùa có thể dễ dàng rút lên núi ở thế phòng thủ hoặc di chuyển qua đường đồi núi hiểm trở thoát ra ngoài. Theo quan niệm dân gian, dải Nham Biền chạy dài như một chiếc cầu thiên tạo nối liền đôi bờ của hai con sông Nhật Đức và Như Nguyệt đất Kinh Bắc xưa. Thung lũng nhỏ được hình thành từ dãy núi như hai con ngựa đứng bên nhau, tạo thành ải Nham Sơn mà phía trong khe núi, thuộc đầu ải là nơi ngôi chùa trầm mặc này đứng đó đã hàng trăm năm. Cũng theo ông Trần Ngọc Thức, nhờ vị trí đặc biệt quan trọng của chùa Kem nên sử sách còn ghi năm 1884, Nguyễn Cao người làng Cách Bi, huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) cùng nghĩa quân đã về đây xây dựng căn cứ chống thực dân Pháp. Khoảng những năm 1906 - 1908, Hoàng Hoa Thám cùng nghĩa quân Yên Thế yêu nước đã về đóng quân ở phía sau vườn chùa. Người anh hùng áo vải Đề Thám đã cho đắp luỹ, làm tường thành, làm nhà, luyện tập quân sự, tạo khu vực này thành một khu căn cứ chống Pháp. Các nhà nghiên cứu lịch sử đã khai quật các dấu tích của sự kiện lịch sử này và khẳng định hiện nơi đây vẫn còn lưu lại tường luỹ, nền nhà quan, giếng quan, trạm gác, cột cờ, thùng đá chứa nước cho ngựa uống đồng thời là chỗ mài gươm đánh giặc… Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, xã Nham Sơn trở thành khu du kích, chùa Kem là trung tâm chính trị, quân sự của địa phương. Sau hoà bình, các vị sư trụ trì tại đây cùng bà con địa phương thường xuyên tu sửa lại chùa, đồng thời giúp chính quyền địa phương tổ chức hội họp để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những năm chiến tranh, đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc hoặc khi lũ lụt xảy ra, chùa Kem là nơi che chở, bảo vệ người dân trong vùng. Nhờ những giá trị về văn hóa, tôn giáo cũng như lịch sử cách mạng, chùa Kem được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận chùa Kem là một trong 23 điểm di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt gắn với cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Tiếp nối truyền thống quê hương có di tích lịch sử cách mạng trên đất Yên Dũng anh hùng, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bao lớp con em Nham Sơn đã hăng hái lên đường bảo vệ Tổ quốc, nhiều người đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Hôm nay, người dân Nham Sơn lại chung tay xây dựng cuộc sống mới. Những con đường nhựa, bê tông hoá phẳng lỳ nối khắp 4 thôn Kem, Đông Hương, Minh Phượng và Phương Sơn. Các trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang đạt chuẩn quốc gia. Ở thôn nào cũng có những ngôi nhà hai, ba tầng mang dáng dấp đô thị mọc khắp các ngõ, xóm phần nào minh chứng cho sự đổi thay trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng.

Đồng chí Nguyễn Văn Tý, Bí thư Đảng uỷ xã kể: "Nói đến ngôi chùa Kem nổi tiếng mọi người đều tỏ nhưng ít ai hiểu được nỗi vất vả của người dân nơi đây. Là xã thuần nông, điều kiện canh tác không thuận lợi nhưng người dân vẫn cần mẫn bám đất vươn lên, xoay mùa chuyển vụ, mở mang dịch vụ làm giàu". Hơn mười năm qua, Đảng uỷ xã đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất ruộng; phát triển trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp trên đất vườn, đồi; tận dụng đất mặt nước nuôi thuỷ sản, chú trọng chăn nuôi hàng hoá mang lại thu nhập cao cho người dân. Đặc biệt Nham Sơn là địa phương tích cực đưa cơ giới hoá, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chỉ với hơn 400 ha đất nông nghiệp, không những Nham Sơn bảo đảm được nguồn lương thực mà còn làm giàu nhờ tích cực đưa các giống lúa thuần, lúa lai vào sản xuất; bổ sung các cây mầu vụ đông có giá trị kinh tế cao vào thâm canh đại trà như ngô ngọt, khoai lang Hoàng Long, ngô nếp, củ đậu... Bên cạnh đó, nhiều ngành nghề, dịch vụ được mở mang bằng sự năng động của người dân đã góp phần xóa đói, giảm nghèo. Đến nay, thu nhập của người dân Nham Sơn đạt bình quân 1,6 triệu đồng/khẩu/tháng và là một trong những xã có mức thu nhập cao nhất huyện, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn gần 8%.

Kinh tế phát triển, diện mạo vùng quê Nham Sơn có sự đổi thay nhanh chóng. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Các trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. 3/4 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa cấp huyện. Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây chung tay xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng đất giàu truyền thống lịch sử, cách mạng trên quê hương Yên Dũng anh hùng  đang tiến những bước dài trên con đường công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

Bảo Khánh Báo Bắc Giang

Chùa Kem - Chứng tích lịch sử trên đất anh hùngNăm nay 74 tuổi, người sĩ quan quân đội Trần Ngọc Thức, thôn Kem, xã Nham Sơn vẫn thường cùng người dân trong thôn bảo vệ, tu bổ ngôi chùa cổ như báu vật của làng. Khi còn nhỏ, ông Thức đã được nghe kể lại nhiều câu chuyện về ngôi chùa này. Lớn lên, ông được
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz        Quay lại   Gửi đi   In trang này   Về đầu trang
Tình thương ở mái ấm Từ Ân
Tết Trung thu và sự khác biệt văn hóa ở các nước châu Á
Ngắm đèn Trung thu khổng lồ ở Tuyên Quang
Hướng làm giàu của giáo xứ Yên Đại
Đoàn Thanh niên Ban Tôn giáo Chính phủ tham gia hoạt động tình nguyện, về nguồn do Đoàn Bộ Nội vụ tổ chức
Thông điệp ăn chay cho mọi người
Quảng Bình: Đồng bào Công giáo góp phần quan trọng vào sự phát triển của địa phương.
Thị trường rằm tháng bảy ở Hà Nội: Tùy tiền biện lễ
Lễ Chá Mùn: Một di sản văn hóa có nguy cơ thất truyền
Hiểm họa cháy chùa từ việc thắp nến mùa nhập hạ
Video
Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ: Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 kết nối tinh thần Phật giáo
Người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam
Hình ảnh
Ngôi chùa đá 'năm không' ở Sài Gòn
97.000 tượng Phật được khắc vào đá ở Long Môn thạch động
Trưng bày 4.000 cổ vật khai quật từ 9 tàu cổ dọc bờ biển Việt Nam
Audio
Ông Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ trao đổi về vấn đề dâng sao giải hạn đang diễn ra tại một số chùa
Phỏng vấn Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Cần Thơ về công tác tuyên truyền, phổ biến Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương


BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

Đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa,Q. Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 0243 8 248 673 . Fax: 08041313
Email: bantongiaocp@chinhphu.vn



Người chịu trách nhiệm chính: TS.Bùi Thanh Hà 
Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ

Đơn vị quản lý: Trung tâm Thông tin,
Ban Tôn giáo Chính phủ

Email:ttttbantongiao@chinhphu.vn