2.1.
Mục lăng - lăng vua Trần
Minh Tông
Mục lăng là lăng của vua Trần Minh Tông.
Vua Trần Minh Tông là vị vua thứ năm của nhà Trần, tên húy là
Trần
Mạnh. Ông là con thứ tư của vua
Trần Anh Tông và mẹ là Bảo
Từ Hoàng hậu (người được phụ
táng vào Thái lăng cùng vua Trần Anh Tông).
Ông sinh ngày 21 tháng 8 năm Canh Tý (1300), năm 14 tuổi ông được vua cha Trần Anh Tông nhường ngôi, ở ngôi 15 năm, làm Thái thượng
hoàng 28 năm.
Sinh ra trong buổi
thái bình, lớn lên và
làm vua
trong giai đoạn đất
nước đang đà phát triển
và ổn
định, vua Trần Minh Tông đã khéo kế thừa những
thành quả tốt đẹp
và làm
cho đất
nước tiếp tục phát triển
phồn vinh. Vua
Trần Minh
Tông
được sử sách ca
ngợi là người: “Đem
văn minh
sửa sang
trị đạo,
làm rạng rỡ công nghiệp người trước, giữ lòng trung hậu, lo xa cho con
cháu, trong nước
được yên, bên ngoài theo phục”.
Ngày 19 tháng 2 năm Đinh
Dậu, ông băng ở cung Bảo Nguyên,
thọ 58
tuổi. Ngày 11 tháng 11
năm 1357,
ông được
táng vào Mục lăng ở Yên Sinh (An Sinh).
Bia Trần triều bi ký cho biết: Minh Tông hoàng đế mất ngày 19 tháng 2 năm Đinh Dậu,
táng tại lăng xứ Đồng Mục.
Năm Minh Mạng thứ 21 (1840), vua Minh Mạng cho dựng bia để ghi
nhận vị trí lăng tẩm của các vua Trần ở An Sinh, Mục lăng cũng được dựng bia, nội dung của bia được ghi lại
trong sách Trần Triều thánh tổ
các xứ địa đồ như sau:“明 命 弍 拾 弌 年
玖 月 初 陸 日 奉 陳 明 宗 皇 帝 陵 勅 造” (Minh Mệnh nhị thập nhất
niên, cửu nguyệt, lục nhật tạo Trần Minh Tông hoàng
đế lăng sắc chỉ tạo) Nghĩa là: Ngày
mồng 6 tháng 9 năm Minh Mạng thứ 21 (1840) phụng sắc tạo bia tại lăng vua Trần Minh Tông31.
Sách Đại Nam nhất thống chí viết: “Lăng Đồng Mục: lăng Trần Minh Tông, ở chân
núi xã Yên Sinh, tẩm điện cũ rồng đá, kỳ lân đá vẫn còn”32.
Sách Trần triều thánh tổ
các xứ địa đồ cho biết: lăng Đồng Mục ở xã Đốc Trại (nay là thôn Trại Lốc) tổng
Mễ Sơn, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, tỉnh
Hải Dương. Theo họa đồ về vị trí của lăng nằm đối ứng với
Thái lăng về phía Đông Nam qua suối Phủ Am Trà.
Như vậy, Mục lăng nằm ở phía Đông Nam của Thái lăng, cách Thái lăng qua suối Phủ Am Trà. Mục lăng
còn được gọi là lăng Đồng Mục. Cũng giống như
Thái lăng, vùng đất xung quanh lăng (thường là đã được cấp cho lăng) được gọi là đồng Mục (lăng).
Khu đồng Mục lăng được gọi tắt là đồng Mục, sau đó tên
khu đồng lại được dùng để chỉ
lăng do đó lăng còn được gọi là lăng Đồng Mục. Vì thế Mục lăng hay lăng
Đồng Mục là một - đó là nơi an táng của vua
Trần Minh Tông.
Mục lăng nay đã bị phá hủy hoàn
toàn do việc xây dựng đập Trại Lốc vào cuối những năm 70, đầu những
năm 80 của thế kỷ 20. Thông
tin duy nhất hiện
còn về Mục lăng là những ghi chép trong sách
Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ.
Quan sát bản vẽ mặt bằng của Mục lăng được vẽ lại trong sách Trần
triều thánh tổ các xứ địa đồ có thể thấy, Mục lăng có cấu trúc ba cấp nền chồng
xếp lên nhau kiểu hình kim tự tháp.
Cấu trúc tổng thể của lăng
gồm đường Thần Đạo, sân Hành lễ và khu
Tẩm điện. Bản vẽ cho thấy các thông tin khá chi tiết về mặt bằng của khu Tẩm điện,
theo đó có thể đoán rằng Chính Tẩm nằm ở chính giữa và cao nhất, xung quanh Chính Tẩm có khoảng sân, phía sau là tòa Đại Điện, trước Chính Tẩm có cổng vào, hành lang hai bên kết nối từ cổng vào Đại Điện tạo thành một
vòng khép kín vây quanh Chính Tẩm.
Ngoài dấu vết nền các công trình, theo mô tả của
sách Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ, tại lăng còn lại
40 tảng đá kê chân cột; các dấu vết bậc cấp có thành bậc chạm rồng và chạm sấu,
bậc rộng trung bình 4 thước (1,32m).
 |
Bản vẽ mặt bằng kiến trúc Mục lăng trong sách “Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ” |
 |
Toàn cảnh khu vực An lăng. Ảnh: Nguyễn Văn Anh |
2.2.
Ngải Sơn lăng - lăng
vua Trần
Hiến Tông
Ngải Sơn lăng hay còn gọi là An lăng là lăng vua Trần Hiến Tông. Vua Trần Hiến Tông là vua thứ 6 của nhà
Trần, tên húy là
Trần
Vượng, con thứ của vua Trần Minh Tông, Ông sinh ngày 15 tháng 2
năm
Kỷ Mùi (1319), năm 10 tuổi được vua cha Trần Minh
Tông truyền ngôi, ở ngôi 13 năm, mất ngày 11 tháng 6 năm Tân Tỵ (1341), thọ 23 tuổi. Vua lên ngôi
khi còn
trẻ tuổi
và lại
mất sớm
nên việc
điều khiển triều chính, dẹp loạn và giữ yên bờ cõi đều do Thái thượng
hoàng Trần Minh Tông đảm nhiệm. Ông
được sử sách ghi nhận là người có “tư chất tinh anh
sáng suốt,
vận nước
thái bình,
nhưng ở ngôi không được lâu, chưa thấy thi thố việc gì”. Ngày 16 tháng 8 năm 1344 được an táng vào An lăng.
Về An lăng hiện cũng còn nhiều vấn đề chưa thống nhất, trong đó có
vấn đề tên gọi và
vị trí
xây dựng của lăng. Các tài liệu ghi chép về hai vấn đề này có
khá nhiều khác biệt, thậm
chí bản thân sách Đại Việt sử ký toàn thư chép cũng không thống nhất. Ở phần khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của vua Trần Hiến
Tông, Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua húy là
Vượng, con thứ của Minh Tông, mẹ đích là Hiển
Từ Tuyên Thánh Hoàng thái
hậu, mẹ sinh là Minh
Từ Hoàng Thái phi Lê Thị. Ở ngôi 13 năm, thọ 23 tuổi, băng chôn ở lăng Xương An”33. Khi chép về ngày
táng của vua Trần Hiến Tông, sách này lại chép “Giáp Thân năm thứ 4 (niên hiệu Thiệu Phong - 1344)… Mùa
thu, tháng 8… ngày 16, táng Hiến Tông ở An lăng tại
Kiến Xương”34. Như vậy, Đại Việt sử ký toàn thư đã không
thống nhất khi chép về tên gọi của lăng. Khi thì
chép là Xương An, khi khác lại chép là An lăng.
Về vị trí xây lăng, Đại Việt
Sử ký
toàn thư chép là ở Kiến Xương. Kiến Xương dưới thời
Trần là một phủ nay thuộc địa phận tỉnh Thái Bình.
Khi chép về việc nhà Trần cho chuyển thần vị của các lăng từ Tam Đường về An Sinh, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục có đề cập đến địa danh Kiến Xương. Tuy nhiên, điều tra thực tế tại khu vực vốn là Phủ lộ Kiến Xương dưới thời Trần đã không tìm thấy dấu vết lăng tẩm nào của các vua Trần.
Bia Trần triều bi
ký không thấy nhắc
đến lăng
của vua Trần Hiến Tông, nhưng lại nhắc đến lăng
của các vị vua sau là vua Trần Dụ Tông và vua
Trần
Nghệ Tông.
Sách Đại Nam nhất thống
chí thì viết: “Lăng Ngải Sơn: lăng Trần Hiến Tông, ở dưới núi xã An Sinh, người đá và voi đá, ngựa đá, hổ
đá, dê đá, trâu đá nay vẫn còn”35.
Năm Minh Mạng thứ 21 (1480), vua Minh Mạng cho
dựng bia tại các lăng tẩm nhà Trần ở
An Sinh, trong đó có lăng Ngải Sơn,
bia đá hiện vẫn còn tại di tích, nội dung bia ghi: “明 命 弍 拾 弌 年 玖 月 初 陸 日 奉 陳 憲 宗 皇 帝 陵 勅 造”(Minh Mệnh nhị thập nhất niên, cửu nguyệt, lục nhật tạo Trần Hiến Tông hoàng đế lăng sắc chỉ tạo).
Nghĩa là: Ngày mồng 6 tháng 9 năm Minh Mạng thứ 21 (1840) phụng sắc tạo
bia tại lăng vua Trần Hiến Tông). Bia và nội dung của bia được chép lại trong sách Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ. Tấm bia đá này đã bị vỡ một phần nhưng đã được phục nguyên, hiện đang được bảo quản và trưng bày trong khuôn viên của lăng.
Sách Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ thì
cho biết Ngải Sơn lăng ở xã Đốc Trại, tổng Mễ Sơn, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn,
tỉnh Hải Dương.
Như vậy, An lăng, Ngải Sơn lăng (lăng Ngải
Sơn) là những tên gọi khác nhau của lăng vua Trần Hiến Tông. Về vị trí của lăng hiện có hai quan điểm, quan
điểm thứ nhất cho rằng ban đầu lăng được xây
dựng ở phủ Kiến Xương (Thái
Bình), đến năm 1381 thì được chuyển về An Sinh [Nguyễn Du Chi, tr.169]; quan đểm thứ hai cho rằng ngay từ đầu
An lăng đã được xây dựng
ở An
Sinh [Nguyễn Văn Anh (2011), tr 34-35], việc ghi chép của
Đại Việt sử ký toàn
thư là sự nhầm
lẫn. Cơ
sở của
quan điểm
này là:
- Thứ nhất, từ năm 1320 các vua nhà Trần đều
chọn
An Sinh là nơi xây dựng lăng tẩm của mình,
trên thực tế An lăng là lăng thứ hai được xây dựng ở
An Sinh (1344), An lăng được xây dựng khi Thượng hoàng Trần Minh Tông đang nắm thực quyền, không có lý gì ông chọn An Sinh làm nơi xây dựng lăng tẩm
của mình
mà lại
không chọn nơi đây để
xây dựng lăng cho con.
- Thứ hai, Ngải Sơn lăng là lăng có quy mô rất lớn, những
gì hiện
còn cho
thấy lăng
có đường Thần đạo
lớn, hai
bên có
tượng người và tượng thú
đứng chầu. Đế bia còn lại
cũng cho
thấy lăng
có những
tấm bia lớn, đặc biệt các
di vật
ở đây đều khá tinh xảo, khác với các di vật được xây dựng ở giai đoạn sau như lăng Phụ Sơn và Nguyên lăng.
- Thứ ba, mặc dù Đại Việt sử ký toàn thư có
chép “rước thần tượng ở các lăng Giác Hương, Thái
Đường, Long Hưng, Kiến Xương” nhưng đồng thời
cũng cho biết là các Thần tượng này được “đưa về lăng lớn ở Yên Sinh”. Qua ghi chép này có thể thấy
hai điều, thứ nhất là nhà Trần cho rước Thần tượng,
tức là bài vị chứ không phải mộ, thứ hai các Thần tượng này đều được thờ chung ở một nơi (lăng lớn),
do vậy không thể xảy ra việc các vua đầu triều thì
thờ chung trong khi vua Trần Hiến
Tông lại được thờ phụng ở một lăng lớn và riêng biệt.
Trên thực tế, thời điểm nhà Trần cho chuyển các lăng
tẩm về An Sinh là giai đoạn nhà Trần đã bước vào khủng hoảng toàn diện,
quân Chăm-pa thường
xuyên đánh phá ra tận kinh đô
Thăng Long, triều chính thì bị lũng đoạn bởi các phe phái, kinh tế
khủng hoảng theo đà giảm phát. Tất cả các yếu tố đó khiến nhà
Trần không còn đủ năng lực để tổ chức
xây dựng các công trình có quy mô lớn.
Và có
lẽ, cũng vì thế khi nhà Trần chuyển Thần vị các lăng ở
Tam
Đường về An Sinh, nhà Trần chỉ đủ sức xây dựng một lăng lớn để thờ chung Thần vị của tất các các vua mới được
chuyển về. Và cũng chính
bởi thế, việc xây dựng một
Ngải Sơn lăng to lớn trong bối cảnh của nhà Trần lúc này là hoàn toàn không thể.
An lăng hay Ngải Sơn lăng hiện thuộc khu làng Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều (Quảng Ninh), diện mạo An lăng cụ thể như thế nào vẫn là
một bí ẩn trong lòng đất.
Theo mô tả của Trần triều
thánh tổ các xứ địa đồ thì lăng
có quy mô to lớn, các dấu vết còn lại gồm: “Nền trong dài hai trượng, chín thước (9,57m); rộng 8 thước (2,64m);
cao 1 trượng (3,30m), tường vây quanh bằng gạch, mỗi mặt dài 4 trượng 5 thước (14,85m),
dày 3 thước (1m)”.
Xung quanh khu lăng hiện còn lại
rất nhiều di vật, trong đó đặc biệt phải kể đến là bộ tượng bằng đá, gồm tượng
quan hầu, tượng thú và rùa. Bộ tượng này vốn được đặt dọc hai bên Thần đạo của lăng theo
từng cặp đối xứng nhau, tượng quan hầu ở tư thế đứng
chầu, tượng các loại thú đều được tạc ở dạng phủ phục. Bộ tượng đá ở
An lăng không chỉ được đánh
giá là một sưu tập quý của nghệ thuật điêu khắc thời Trần, mà điều quan trọng hơn nữa là, qua bộ tượng này chúng ta biết được
trong cấu trúc Thần đạo lăng tẩm thời Trần hai bên có tượng quan hầu và tượng thú đứng chầu.
 |
Bản vẽ mặt bằng An lăng trong sách “Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ” |
Ngoài các tượng thú, tại
An lăng còn có hai tượng
rùa đá của thời Trần, trong đó có một tượng rùa
có kích thước
rất lớn: dài 1,57m; rộng 0,94m, dày 0,34m, trên lưng rùa có một lỗ mộng lớn cho thấy rùa này
cõng bia. Dựa trên kích thước của rùa có thể đoán định tấm bia đặt trên thân rùa cũng có kích thước lớn, chiều rộng của bia này tối thiểu là 0,94m.
Với kích thước lớn như vậy thì đó phải
là một bia rất quan trọng. Trong lăng tẩm thường có một tấm bia ghi chép
công đức của người được táng trong lăng, bia đó gọi là bia “Thánh Đức thần công”. Ở An lăng có lẽ bia
Thánh Đức thần công được đặt trên tượng rùa to.
2.3.
Phụ Sơn lăng - lăng
vua Trần
Dụ Tông
Lăng Phụ Sơn là lăng của vua
Trần
Dụ Tông. Vua Trần Dụ Tông sinh năm Bính Tý (1336),
tên húy là Hạo, con thứ 10 của vua
Trần
Minh Tông, năm 1341, vua Trần Hiến Tông mất, ông được chọn lên
kế ngôi. Trần Dụ Tông làm vua 28 năm, thọ 34 tuổi. Ông được ghi nhận là người có “tư chất thông minh, nhanh nhẹn, học vấn
cao minh, phòng bị việc võ, sửa sang việc văn, các người
man di thần phục. Chính sự lúc mới lên ngôi cũng khá, từ
năm Đại Trị (1358) về sau vua sa vào
ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ, gian thần kéo bè kéo đảng làm rối loạn triều
chính, loạn lạc nổi lên khắp nơi, giặc Chiêm Thành nhiều lần đem quân tiến đánh vào tận kinh đô,..” cơ
nghiệp nhà Trần từ đây suy yếu.
Ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1369),
vua Trần Dụ Tông băng hà, thọ 34 tuổi; tháng
11 năm 1369 táng vào
Phụ lăng.
Bia “Trần triều bi ký” viết “Dụ Tông hoàng đế, mất ngày 25 tháng 5 năm Kỷ
Dậu. Táng tại lăng Phụ Xứ, 65 mẫu. Phụ xứ tục gọi là xứ Đồng Mối”36.
Sách Đại Nam nhất thống
chí chép “lăng Phụ Sơn: lăng Trần Dụ Tông ở chân núi Yên Sinh, tẩm điện và rồng đá vẫn còn”37.
Sách Trần Triều thánh
tổ các xứ địa đồ cho biết, lăng Phụ Sơn ở xã Đốc Trại, tổng Mễ Sơn, huyện
Đông Triều, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Năm Minh Mạng thứ 21 (1840), vua Minh Mạng đã cho dựng bia ghi nhớ vị trí lăng tẩm của các vua nhà Trần tại An Sinh, trong đó có Phụ lăng, nội dung của bia
được ghi lại trong sách Trần Triều thánh tổ các xứ địa đồ “Minh Mạng nhị thập nhất niên, cửu nguyệt, sơ lục nhật phụng sắc tạo, Dụ Tông
hoàng đế lăng”38. Nghĩa là: Ngày mồng 6 tháng 9 năm Minh Mệnh thứ 21 (1840),
phụng sắc tạo (bia) lăng hoàng đế Dụ Tông.
Tấm bia này hiện nay đã mất phần thân, chỉ
còn lại phần đế bia.
Theo mô tả và bản vẽ
của sách Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ thì lăng có ba cấp nền, cấp trong
cùng cao nhất có chiều dài 2 trượng (6,6m); rộng 1 trượng 5 thước (5m),
nền ngoài (tức cấp nền 2) dài 6 trượng (19,8m), cao 1 thước. Sân nằm giữa hai
cấp nền rộng 1 trượng (3,3m);
hai bên tả hữu có hai nền (giống như kiểu Tả Vu, Hữu Vu, kích thước rộng 1 trượng 5 thước (5m) dài 2 trượng 5 thước (8,25m). Xung quanh vòng ngoài có tường bao bằng đá, khoảng cách từ cấp nền 2 đến tường bao là 26 trượng (85,8m); các bậc thềm đều có thành bậc chạm rồng và sấu39.
 |
Lá đề cân trang trí vũ nữ apsara tìm thấy tại Phụ Sơn lăng. Ảnh: Nguyễn Văn Anh |
 |
Lá đề lệch trang trí rồng tìm thấy tại Phụ Sơn lăng. Ảnh: Nguyễn Văn Anh |
Tháng 6 năm 2012, Ban quản lý
các di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh và Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành đã khai quật thăm dò di tích lăng Phụ Sơn.
Kết quả khai quật đã phát hiện một phần nền móng của Chính
Tẩm, dấu vết sân và tường bao
và các loại gạch ngói dùng để xây dựng tại đây.
Các bằng chứng khảo cổ học tìm
được ở đây cộng với những ghi chép của sách Trần triều thánh
tổ các xứ địa đồ cho phép suy đoán lăng
có cấu trúc gồm ba cấp nền chồng
xếp lên nhau hình kim tự tháp.
Chính Tẩm ở giữa và thuộc cấp nền cao nhất, xung
quanh chính tẩm có sân và các kiến trúc kết nối liên hoàn tạo thành các vòng
tròn bao quanh lấy Chính Tẩm. Cấu trúc khu Tẩm điện của lăng Phụ Sơn giống cấu trúc khu Tẩm điện trung tâm của
Thái lăng (lăng của vua Trần
Anh Tông) Bên cạnh các dấu vết tẩm
điện đã được phát hiện, cách Chính Tẩm
112,2m về phía Nam, khảo cổ học cũng đã phát hiện dấu vết tường bao,
điều đó cho phép suy đoán xung quanh lăng Phụ Sơn có tường bao ngăn cách
giữa khu lăng với khu bên ngoài. Dấu vết dòng chảy, các khu ruộng
trũng hiện còn xung quanh khu lăng cho thấy ngoài tường bao xung quanh
lăng còn có hào nước. Với các di
tích tường bao, hào nước bao quanh khu Tẩm điện
trung tâm cho thấy về cấu trúc tổng thể lăng Phụ Sơn được xây dựng mô phỏng
theo cấu trúc kinh đô với thành, hào bao quanh tẩm điện trung tâm.
Các kiến trúc ở lăng Phụ Sơn được trang trí hết sức đẹp đẽ và tinh xảo. Khảo cổ
học đã tìm được những lá đề cân gắn trên ngói mũi sen trang trí hình vũ nữ
apsara; những lá đề lệch trang trí hình rồng. Các di vật này cho chúng ta hình
dung phần nào về các trang trí trên mái kiến trúc của lăng Phụ Sơn.
 |
Bản vẽ phục dựng mặt bằng Chính Tẩm và khu Tẩm điện trung tâm của Phụ Sơn lăng qua kết quả khảo cổ học. Người vẽ: Lê Đình Ngọc |
 |
Dấu vết kiến trúc Tẩm điện của Nguyên lăng. Ảnh: Nguyễn Tiến Hưng |
Còn nữa...
Nguyễn Văn Anh
-------------------------------------------
31. Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ. Sđd, tờ 5b, 6a.
32. Đại Nam nhất thống chí. Sđd, tr.490.
33. Đại việt sử ký toàn thư. Sđd, tr.610.
34. Đại việt sử ký toàn thư. Sđd, tr.628
35.Đại Nam nhất thống chí. Sđd, tr.490.
36. Hoàng Giáp (2003). Cụm bia lăng mộ các vua Trần tại đền An Sinh huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Thông báo Hán Nôm học năm 2003, tr.164.
37. Đại Nam nhất thống chí. Sđd, tr.490
38. Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ. Sđd. tờ.8a.
39. Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ. Sđd, tờ. 8b, 9a
TIN, BÀI LIÊN QUAN: