CHÙA TRÀ DƯƠNG
5. Địa chỉ: Thôn Trà Dương - xã Tống Trân - Huyện Phự Cừ - Tỉnh Hưng Yên
6. Tóm lược thông tin về di tích:
Theo truyền thuyết của nhân dân thôn Trà Dương: Vào thế kỷ thứ 13, thôn Trà Dương có một người làm quan trong triều đình nhà Trần, trước khi về thăm quê, ông cho dân địa phương đào một đoạn sông nối với sông Luộc. Khi về, thuyền của ông từ Thăng Long xuôi sông Hồng về sông Luộc rồi ra theo đoạn sông đào tới tận hương thôn (thôn Trà Dương cách sông Luộc khoảng 800 m). Việc làm của ông đã gây lên sự tốn kém tiền của và bào mòn sức dân. Mọi người ở đây đều oán hận ông, biết được việc đó, vua Trần cùng hoàng hậu đã đích thân về tận Trà Dương để xem xét và đã cách chức ông quan đồ trước dân thôn. Nhân dân Trà Dương cảm động, dâng trà mời vua và hoàng hậu, uống chén trà ở đây, vua Trần thấy đậm đà thắm thiết nên đã ban cho tên gọi của thôn là Trà Dương (Dâng trà).
Di tích nằm về phía Tây - Bắc thôn Trà Dương - xã Tống Trân - huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên.
Năm 1946 sau khi Cách mạng tháng 8 - 1945 thành công. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời. Đảng ta đã có một số sửa đổi về địa lý hành chính cho phù hợp với tình hình mới của lịch sử. Ba xã An Cầu, Võng Phan và Trà Dương được đổi tên là thôn, ba thôn này thành một xã gọi là xã Tống Trân thuộc huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Tống Trân là người thôn An Cầu). Theo truyền thuyết: Ông là người rất thông minh và đức độ. Tống Trân đã đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều Trân. Trong sử sách có chép: Khi được cử đi sứ Trung Quốc, với sứ ngoại giao tài tình và khôn khéo, ông đã được phong "Lưỡng quốc trạng nguyên".
Chùa Trà Dương xã Tống Trân huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên là loại di tích "văn hoá nghệ thuật". Bằng bàn tay khối óc, các nghệ nhân thời Trần đã tạo nên bệ đá này. Đây là công trình văn hoá nghệ thuật rất tinh hoa của dân tộc. Công trình đó được đưa vào trong kiến trúc tôn giáo phục vụ cho tôn giáo.
Theo truyền thuyết của nhân dân địa phương cũng như việc nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc trên bệ đá và nhất là việc tìm được niên hiệu phía sau bệ đá "Trần Thuận Tống" những yếu tố đó đều đi đến khẳng định chùa Trà Dương ít nhất được xây dựng vào thời Trần. Song qua năm tháng, lụt lội và mưa bão, ngôi chùa ấy đã bị mất đi (hiện nay vẫn còn một số dấu tích như đá bảng kê cột).
Chùa hiện nay xây dựng vào thời Nguyễn làm trên nền tảng của ngôi chùa cũ. Chùa nằm theo hướng đông nam, kiến trúc theo kiểu chữ đinh.
Ngôi chùa được xây dựng bằng các vật liệu thông thường như gồm, gạch, ngói, vôi, cat, mật, xi măng. Ba gian tiền tế mới đại tu lại, kiến trúc theo kiểu bào trơn, đóng bén. Từ cột kèo đến cầu phong, li tô đều làm bằng các loại gỗ thường và không đồng bộ, bào gọt không kỹ càng. Ba gian hậu cung kiến trúc theo kiểu con chồng đấu sen. So với ba gian tiền tế , ba gian hậu cung làm kỹ hơn, chơn chuốt hơn, chất liệu gỗ tốt hơn. Trên xà ngang gian thứ nhất được bài trí một của võng sơn màu đỏ mận và chạm nổi lưỡng long châu nguyệt trông rất uy linh. Phía trước và phía sau chùa đều có cây cổ thụ bao bọc tạo cho cảnh chùa thêm ấm cúng. Điều đáng chú ý ở ngôi chùa này đó là đá thời Trần (đằng sau bệ có ghi niên hiệu Trần Thuận Tông) bậc cao 1,2m rộng 1,2m dài 2,3m. Đây là bệ rộng 1,4m, dài 2,5m, bệ được chia làm 5 cấp cân xứng và hài hoà.
Ở trong chùa còn 11 pho tượng Phật (bằng gỗ) 3 bát hương (sứ), 4 cây đèn (gỗ). Ngoài chùa còn có 5 bia đá (bia hậu). Một cây trúc đời đá cao 1,8, rộng 21cm. Trong số những hiện vật của chùa còn lại, chiếc bệ thờ bằng đá ở hậu cung là niên vật điêu khắc đó rất quý giá của địa phương và của dân tộc.
Bệ đá chùa Trà Dương - một tác phẩm điêu khắc đá thời Trần còn laị tới nay đối với chúng ta là vô cùng hiếm hoi và quý giá. Những tinh hoa của bệ đá sẽ giúp chúng ta có cơ sở nghiên cứu nên văn hoá nghệ thuật của dân tộc ta ở những thế kỷ qua, đáng để góp phần xây dựng một nền văn hoá mới ngày nay là "hiện đại và dân tộc"
Share on facebook 0 người thích - Thích
xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số: 374-QĐ/BT ngày 11...
CHÙA TRÀ DƯƠNG
1. Tên di tích: Chùa Trà Dương
2 Loại công trình: chùa cổ
3 Loại di tích: Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia
4. Quyết định: Đó xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số: 374-QĐ/BT ngày 11 tháng 6 năm 1992 của Bộ văn hoá thông tin.
2 Loại công trình: chùa cổ
3 Loại di tích: Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia
4. Quyết định: Đó xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số: 374-QĐ/BT ngày 11 tháng 6 năm 1992 của Bộ văn hoá thông tin.
5. Địa chỉ: Thôn Trà Dương - xã Tống Trân - Huyện Phự Cừ - Tỉnh Hưng Yên
6. Tóm lược thông tin về di tích:
Theo truyền thuyết của nhân dân thôn Trà Dương: Vào thế kỷ thứ 13, thôn Trà Dương có một người làm quan trong triều đình nhà Trần, trước khi về thăm quê, ông cho dân địa phương đào một đoạn sông nối với sông Luộc. Khi về, thuyền của ông từ Thăng Long xuôi sông Hồng về sông Luộc rồi ra theo đoạn sông đào tới tận hương thôn (thôn Trà Dương cách sông Luộc khoảng 800 m). Việc làm của ông đã gây lên sự tốn kém tiền của và bào mòn sức dân. Mọi người ở đây đều oán hận ông, biết được việc đó, vua Trần cùng hoàng hậu đã đích thân về tận Trà Dương để xem xét và đã cách chức ông quan đồ trước dân thôn. Nhân dân Trà Dương cảm động, dâng trà mời vua và hoàng hậu, uống chén trà ở đây, vua Trần thấy đậm đà thắm thiết nên đã ban cho tên gọi của thôn là Trà Dương (Dâng trà).
Di tích nằm về phía Tây - Bắc thôn Trà Dương - xã Tống Trân - huyện Phù Cừ - Tỉnh Hưng Yên.
Năm 1946 sau khi Cách mạng tháng 8 - 1945 thành công. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời. Đảng ta đã có một số sửa đổi về địa lý hành chính cho phù hợp với tình hình mới của lịch sử. Ba xã An Cầu, Võng Phan và Trà Dương được đổi tên là thôn, ba thôn này thành một xã gọi là xã Tống Trân thuộc huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Tống Trân là người thôn An Cầu). Theo truyền thuyết: Ông là người rất thông minh và đức độ. Tống Trân đã đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều Trân. Trong sử sách có chép: Khi được cử đi sứ Trung Quốc, với sứ ngoại giao tài tình và khôn khéo, ông đã được phong "Lưỡng quốc trạng nguyên".
Chùa Trà Dương xã Tống Trân huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên là loại di tích "văn hoá nghệ thuật". Bằng bàn tay khối óc, các nghệ nhân thời Trần đã tạo nên bệ đá này. Đây là công trình văn hoá nghệ thuật rất tinh hoa của dân tộc. Công trình đó được đưa vào trong kiến trúc tôn giáo phục vụ cho tôn giáo.
Theo truyền thuyết của nhân dân địa phương cũng như việc nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc trên bệ đá và nhất là việc tìm được niên hiệu phía sau bệ đá "Trần Thuận Tống" những yếu tố đó đều đi đến khẳng định chùa Trà Dương ít nhất được xây dựng vào thời Trần. Song qua năm tháng, lụt lội và mưa bão, ngôi chùa ấy đã bị mất đi (hiện nay vẫn còn một số dấu tích như đá bảng kê cột).
Chùa hiện nay xây dựng vào thời Nguyễn làm trên nền tảng của ngôi chùa cũ. Chùa nằm theo hướng đông nam, kiến trúc theo kiểu chữ đinh.
Ngôi chùa được xây dựng bằng các vật liệu thông thường như gồm, gạch, ngói, vôi, cat, mật, xi măng. Ba gian tiền tế mới đại tu lại, kiến trúc theo kiểu bào trơn, đóng bén. Từ cột kèo đến cầu phong, li tô đều làm bằng các loại gỗ thường và không đồng bộ, bào gọt không kỹ càng. Ba gian hậu cung kiến trúc theo kiểu con chồng đấu sen. So với ba gian tiền tế , ba gian hậu cung làm kỹ hơn, chơn chuốt hơn, chất liệu gỗ tốt hơn. Trên xà ngang gian thứ nhất được bài trí một của võng sơn màu đỏ mận và chạm nổi lưỡng long châu nguyệt trông rất uy linh. Phía trước và phía sau chùa đều có cây cổ thụ bao bọc tạo cho cảnh chùa thêm ấm cúng. Điều đáng chú ý ở ngôi chùa này đó là đá thời Trần (đằng sau bệ có ghi niên hiệu Trần Thuận Tông) bậc cao 1,2m rộng 1,2m dài 2,3m. Đây là bệ rộng 1,4m, dài 2,5m, bệ được chia làm 5 cấp cân xứng và hài hoà.
Ở trong chùa còn 11 pho tượng Phật (bằng gỗ) 3 bát hương (sứ), 4 cây đèn (gỗ). Ngoài chùa còn có 5 bia đá (bia hậu). Một cây trúc đời đá cao 1,8, rộng 21cm. Trong số những hiện vật của chùa còn lại, chiếc bệ thờ bằng đá ở hậu cung là niên vật điêu khắc đó rất quý giá của địa phương và của dân tộc.
Bệ đá chùa Trà Dương - một tác phẩm điêu khắc đá thời Trần còn laị tới nay đối với chúng ta là vô cùng hiếm hoi và quý giá. Những tinh hoa của bệ đá sẽ giúp chúng ta có cơ sở nghiên cứu nên văn hoá nghệ thuật của dân tộc ta ở những thế kỷ qua, đáng để góp phần xây dựng một nền văn hoá mới ngày nay là "hiện đại và dân tộc"
0 Bình luận