Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Tháp Chàm thôn Mỹ Khánh ở Huế

có nguy cơ sụp đổ

 

Hồ đắc Duy

 

Sáng ngày 18  tháng 4 năm 2001 tại điễm khai thác quặng titan số 3 trên bờ biễn xă Phú Diên, huyện Phú Vang , tỉnh Thừa Thiên - Huế, một nhóm công nhân của Xí nghiệp Titan II đă t́nh cờ phát hiện một công tŕnh kiến trúc độc đáo bằng gạch nằm sâu dưới ḷng cát ,  việc tiến hành khai quật chính thức được thực hiện vào tháng 9.2001,  theo nhận định của các nhà chuyên môn đây là ngôi tháp Chàm cổ c̣n khá nguyên vẹn so với những công tŕnh kiến trúc Chàm khác được t́m thấy trong khu vực Thừa Thiên Huế   

 

      

 

Tháp được vùi sâu dưới ḷng cát từ 5 – 7 m , thấp hơn mực nước biễn hiện tại là 3-4 m và chỉ cách mép nước biễn 120 m         

 

Tháp được đặt tên là Mỹ Khánh do được t́m thấy ở thôn Mỹ Khánh , xă Phú Diên. Qua khai quật khảo cổ kiến trúc cổ Chàm bị vùi sâu trong ḷng cátnày, tháp có h́nh đồ kiến trúc h́nh chữ nhật mặt bằng lớp dưới cùng dài 8,22m, rộng 7,12m. Phần cấu trúc xây dựng tháp bao gồm phần móng tháp, đế tháp, chân tháp, thân tháp, diềm mái tháp và ḷng tháp. Nhận định bước đầu cho thấy tháp Mỹ Khánh thuộc dạng tháp Lùn trong nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm. Đây là nhóm tháp khởi đầu của kiến trúc tôn giáo Chàm khi chuyển sang xây dựng bằng chất liệu bền vững, và là một trong những kiến trúc tháp có niên đại sớm nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chàm hiện nay. 

 

         

Tháp có 4 cửa , cửa chính quay mặt ra biễn , hướng đông là cửa đi ra vào đă bị sụp đổ một bên , 3 cửa c̣n lại là cửa giả , có kiểu dáng , kích thước giống nhau , cửa phía nam c̣n khá nguyên vẹn , phần trang trí ở chân tháp có dạng h́nh người được sắp xếp bằng nghững viên gạch nung xen kẻ ngang dọc phần bụng ph́nh ra , phần trang trí ṿm cửa khá hài ḥa , cửa phía tây nứt ở ṿm, cửa phía bắcth́  nghiêng lệch ở chân đế. Trang trí đầu cột và góc mái với 10 lớp gạch nhô lần ra , dưới là phần cột được bo tṛn , kết cấu có vẽ thô sơ nhưng không dấu được nét mềm mại trong cấu trúc. Trong ḷng tháp người ta t́m thấy một Youni bằng đá h́nh vuống , ở giữa c̣n một cái gờ h́nh tṛn là chân đế cho một Linga            

Một hàng cọc gỗ được t́m thấy cách chân tháp khoảng 60 cm về phía đông bắc và có nhiếu dấu vết cho thấy ngưởi Chàm đă làm một hàng rào cản chắn sóng bảo vệ ngôi tháp khỏi sự xâm thực , bào ṃn của sóng biễn. Tháp đă nứt và có chiều hướng lún nghiêng về phía bắc với những giá trị được nhận biết và t́m thấy, tháp Chàm Mỹ Khánh ở xă Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đă trở thành một phát hiện mới nhất về kiến trúc tháp Chàm Tuy nhiên, sau gần 3 năm kể từ ngày xuất lộ khỏi ḷng đất, tháp Mỹ Khánh đang xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ sụp đổ do nghiêng, lún... Trước sự xâm thực của nước mặn và môi trường, tháp Chăm Mỹ Khánh di tích văn hoá lịch sử cấp quốc gia, đă nghiêng hẳn về phía biển. Các cột gỗ chống đổ cong vênh, tường gạch bong tróc, mủn mục, có thể sập bất cứ lúc nào. Trước t́nh trạng đó, Dự án bảo tồn tháp Chàm Mỹ khánh do Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng miền Trung thực hiện ban đầu có tổng kinh phí đầu tư trên 3,1 tỷ đồng. Dự kiến có thể sẽ được điều chỉnh, bổ sung với tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng. Giải pháp bảo tồn được phân viện đặt ra là: gia cố nền móng chân tháp; gia cường kết cấu chống sụp đổ công tŕnh; bảo quản vật liệu xây tháp, chống xuống cấp; tạo không gian môi trường thuận lợi cho bảo vệ, nghiên cứu và tham quan du lịch.

 

 

 

Từ khi khai quật đến nay, những người có thẩm quyền thật sự lúng túng không biết  chọn phương án bảo tồn của các cơ quan chức năng đưa ra đă khiến cho di tích này đang xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.

Kể từ khi tháp Mỹ Khánh được phát hiện, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế đă tiến hành một số biện pháp bảo vệ tạm thời như: xây dựng nhà che mưa nắng, khoanh vùng bảo vệ bằng lưới thép B40, dựng 73 cột gỗ nhằm chống nghiêng đổ, xây dựng vùng đê bao để chống sự lấp vùi trở lại của cát đối với tháp và ngăn chặn nước xói ṃn... Các biện pháp t́nh thế trên chỉ bảo vệ được tháp trong một thời gian ngắn mà thôi.

 

Khi sờ tay vào các viên gạch thấy chúng đang bị mủn ra thành dạng bột. Phần bệ thờ Yoni của tháp bên trong, các viên gạch bị bong tróc, rơi văi rất nhiều. Anh Huỳnh Xuân Ḅn, Phó chủ tịch UBND xă Phú Diên, cho biết, ư thức chưa tốt của nhiều người dân sống xung quanh vùng di tích cũng là nguyên nhân làm cho tháp có nguy cơ sụp đổ khi họ lấy đi các viên gạch xây tháp về nhà làm... vật kỷ niệm ,  một phóng viên báo Nông Thôn viêt : “ Ngày 18-8-2004, khi vào trong tháp chúng tôi đă phát hiện những viên gạch vỡ vụn (những mảnh vỡ c̣n tươi rói) rơi từ bệ Youni xuống nền tháp, hai bên tường tháp đă xuất hiện những ḍng chữ ngoệch ngoạc viết bằng mảnh gạch vỡ. Chung quanh ngọn tháp những bao tải cát được chất để chống cát sụt cũng đă mục nát và rách, cát bên trên đă sụt dần xuống tháp. Điều khác nữa; tháp nằm sâu 5m dưới ḷng đất, nhưng không có hệ thống thoát nước, chỉ cần một trận mưa lớn là ngôi tháp sẽ ch́m trong một vũng nước lớn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Hữu Hà -Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên-Huế lư giải: "Nếu trời mưa, nước sẽ thấm vào trong cát". Nhưng thực tế nếu mưa lớn th́ nước không những không thấm ra ngoài mà nước chung quanh sẽ tràn vào trong tháp.

 

Ông Hà cũng thừa nhận rằng, do thiếu hiểu biết cũng như quan niệm lạc hậu, một số người dân ở địa phương đă lấy cắp những viên gạch ở tháp Mỹ Khánh để chữa bệnh làm cho tháp Mỹ Khánh vốn đă xuống cấp lại càng xuống cấp thêm

Sau khi tháp được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng miền Trung được giao trách nhiệm tiến hành các phương án bảo vệ. Ban đầu, Phân viện dự định sẽ di dời tháp Mỹ Khánh lên một địa điểm cao hơn bằng cách nhờ “thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy để tránh sự xâm thực của nước mặn cũng như ảnh hưởng của thời tiết. Tuy nhiên, dự định trên đă không thực hiện được do tháp đang trong t́nh trạng nghiêng lún, nứt và mục mủn, chỉ cần những va động mạnh sẽ sập hoàn toàn.

Ông Lê Văn Quảng, Phó giám đốc Phân viện, cho biết, sau lần làm việc mới nhất giữa Bộ Văn hoá - Thông tin và lănh đạo tỉnh, các bên đă thống nhất lựa chọn dự án bảo tồn tháp Mỹ Khánh do Phân viện xây dựng với tổng kính phí 3 tỷ đồng. Các giải pháp chủ yếu là gia cố nền móng chân tháp, gia cường kết cấu chống sụp đổ công tŕnh, bơm vữa hỗn hợp chống lún móng, bảo quản vật liệu xây dựng tháp... Tuy nhiên, đến giờ phút này dự án mới trong giai đoạn thành lập, khả năng phải đến năm 2005, công tác bảo tồn di tích văn hóa lịch sử này mới chính thức khởi động ? !!

Mùa mưa băo ở Huế đang đến rất gần, công tŕnh kiến trúc cổ đang trong t́nh trạng xuống cấp nghiêm trọng và khả năng sụp đổ hoàn toàn vào bất cứ lúc nào. Việc chống đỡ bằng các cột gỗ hiện nay chỉ là giải pháp t́nh thế, nếu không tiến hành các phương án bảo vệ kịp thời th́ tháp Mỹ Khánh sẽ rất dễ trở thành... đống gạch vụn. Điều mà người dân băn khoăn là tháp Chàm Mỹ Khánh được “bảo quản” rất an toàn khi nằm sâu dưới ḷng đất trong suốt 12 thế kỷ, nhưng từ khi xuất lộ chỉ trong 3 năm, nó đă đứng trước một “cái chết” rất gần.

Xin hăy cứu lấy một di sản của Huế và của nhân loại trước khí quá muộn

 

Hồ Đắc Duy