ĐÌNH DĨNH THÉP
ĐÌNH DĨNH THÉP



Share on facebook 0 người thích - Thích

ĐÌNH DĨNH THÉP

1. Tên di tích: Di tích Khởi nghĩa Yên Thế Đình Dĩnh Thép.
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Di tích lịch sử văn hóa.
4. Quyết định: Đã xếp loại di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 313/QĐ-BVHTT&DL ngày 26/1/2011
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Di tích lịch sử văn hóa.
4. Quyết định: Đã xếp loại di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 313/QĐ-BVHTT&DL ngày 26/1/2011

5. Địa chỉ di tích: Làng Dĩnh Thép -Xã Tân Hiệp- Yên Thế- Bắc Giang
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Dĩnh thép được xây dựng từ thời Nguyễn. Nguyên là một ngôi đình có một gian, hai trái, dài 12 mét, rộng 8 mét; hậu cung dài 5 mét, dài 4 mét; được làm theo kiểu nhà sàn ở vùng dân tộc miền núi Yên Thế. Ngôi đình này đã bị sụt hỏng và bị dỡ vào năm 1906. Đến năm Đinh mùi ( 1907), Hoàng Hoa Thám đã cho xây dựng lại. Đây là khu di tích thuộc một xóm miền núi của tỉnh Bắc Giang. Với quy mô không lớn lớn lắm, quy cách nhở hợp với dân cư làng bản Yên Thế xưa và điều kiện kinh tế xã hội. Đó là khu di tích đáp ứng yêu cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân nông thôn miền núi
Trải qua năm tháng phôi phai của thời gian, đình Dĩnh Thép bị xuống cấp nay đó được tu sửa lại, có đôi nét không được giống như ngày xưa, nhưng Đình Dĩnh Thép đó trở thành nơi ghi dấu những sự kiện quan trọng của phong trào khởi nghĩa Yên Thế.và cũng là nơi diễn ra Lễ hội truyền thống mang tính đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám.
Những sự kiên lịch sử tại đình Dĩnh Thép- Huyện Yên Thế
Đến giữa năm 1888 bằng sự hy sinh của Cai Kinh và các cuộc khởi nghĩa của phong trào Bãi Sậy, cùng một số phong trào của các sĩ phu khác bị giặc Pháp đàn áp dữ dội, núi rừng Yên Thế trở thành trung tâm thu hút của các cánh nghĩa quân còn sót lại. do vậy nó khó tránh khỏi sự tranh chấp giữa các tổ, các nhóm với nhau
Đứng trước tình hình đó, vào ngày rằm tháng bẩy năm Mậu Tý tức là ( 24-8-1888). Toàn bộ các thủ lĩnh đã tập trung về đình làng Dĩnh Thép để đại hội bầu ra một bộ chỉ huy thống nhất, nhận định địa bàn để hoạt động. Tại hội nghị này Bá Phức đã được bầu làm tổng thống quân vụ, làm Chánh tướng, Đề Nắm làm Phó tướng, tả đạo tướng quân phụ trách hậu cần , Đề Thám làm phó tướng, tả dực tướng quân phụ trách tiền quân
Tại đây, năm 1894 Đề Thám cho bắt tên chủ đồn điền Sec Nay và LôghiU nên Pháp phải chuộc hai tên thực dân tại đình này để ký hòa ước một lần với Đề Thám(1894- 1897) Pháp phải nộp một vạn năm trăm nghàn đồng Bạc trắng . Giặc Pháp phải cắt 4 tổng thuộc quyền Đề Thám kiểm soát như: tổng Hữu Thượng, tổng Nhã Nam, tổng Yên Lễ, tổng Mục Sơn. Thời kỳ nghĩa quân Yên Thế chống Pháp dân làng Dĩnh Thép có nhiều người tham gia vào nghĩa quân là cơ sở vững chắc của nghĩa quân như ông Mè Văn Đinh, Mè Văn Bính, Ngô Văn Cơ, Nguyễn Văn Nha. Ông Đề Thám thường đi lại gia đình ông Mè Văn Đinh, Mè Văn Bính là người làm liên lạc cho ông Đề Thám.
Năm 1909 khi giặc Pháp đánh vào Phồn Xương, chúng trú trọng đánh vào Dĩnh Thép. Những tên chỉ huy Pháp Lơcanuy, May.C đã đánh vào đây nhưng đều bị nghĩa quân đánh lui.
Đến thời kỳ có phong trào cách mạng thì đình Dĩnh Thép cũng có một số cuộc họp, nơi hoạt động của các tổ chức cách mạng các Đ/C: Hà Thị Quế, giáo sư Trần Văn Giàu, Cát Lượng, Chu Xuân Tùng,Tô Ngọc Bích, Nguyễn Văn Nhâm. Cơ quan báo(ấn loát) của trung ương đến đây làm việc một thời gian, và là điểm tập hợp nhân dân ra thị trấn Nhã Nam cướp chính quyền năm 1945.
Khi cách mạng tháng 8-1945 thành công, đình Dĩnh Thép cũng luôn diễn ra hội nghị bầu phó hội Soòng làm Chủ tịch Ủy ban cách mạng giải phóng dân tộc lâm thời vụ nhiều cuộc họp của Tỉnh, của Huyện diễn ra ở Đình này
Thời kỳ chông Mỹ. đình Dĩnh Thép cũng là nơi chứa lương thực, vũ khí , lớp học trong thời chiến, nơi tập kết, tiễn đưa thanh niên nên đường đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
Nhìn lại chặng đường dài lịch sử, mảnh đất và con người. Đảng bộ và nhân dân xã Tân Hiệp nói riêng , huyện Yên Thế nói chung rất tự hào với truyền thống đoàn kết của ông cha ta đã thực sự giúp đỡ nhau sản xuất làm ăn và dũng cảm kiên cường chiến đấu chống giặc ngoại xâm, biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ quê hương, đất nước để có được nền hòa bình, độc lập cho ngày nay. Với những bằng chứng, di tích lịch sử để lại.Thật vinh dự, tự hào cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Tân Hiệp
Ngày 15/3/1980 chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc đã ký quyết Định số: 144 QĐ- UBND Công nhận đình Dĩnh Thép xã Tân Hiệp là di tích lịch sử
Ngày 26/01/2011, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin và du lịch đã ký Quyết định số 313/QĐ-BVHTT&DL Bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia Đình Dĩnh Thép là: Di tích lịch sử văn hóa.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Dĩnh thép được xây dựng từ thời Nguyễn. Nguyên là một ngôi đình có một gian, hai trái, dài 12 mét, rộng 8 mét; hậu cung dài 5 mét, dài 4 mét; được làm theo kiểu nhà sàn ở vùng dân tộc miền núi Yên Thế. Ngôi đình này đã bị sụt hỏng và bị dỡ vào năm 1906. Đến năm Đinh mùi ( 1907), Hoàng Hoa Thám đã cho xây dựng lại. Đây là khu di tích thuộc một xóm miền núi của tỉnh Bắc Giang. Với quy mô không lớn lớn lắm, quy cách nhở hợp với dân cư làng bản Yên Thế xưa và điều kiện kinh tế xã hội. Đó là khu di tích đáp ứng yêu cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân nông thôn miền núi
Trải qua năm tháng phôi phai của thời gian, đình Dĩnh Thép bị xuống cấp nay đó được tu sửa lại, có đôi nét không được giống như ngày xưa, nhưng Đình Dĩnh Thép đó trở thành nơi ghi dấu những sự kiện quan trọng của phong trào khởi nghĩa Yên Thế.và cũng là nơi diễn ra Lễ hội truyền thống mang tính đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám.
Những sự kiên lịch sử tại đình Dĩnh Thép- Huyện Yên Thế
Đến giữa năm 1888 bằng sự hy sinh của Cai Kinh và các cuộc khởi nghĩa của phong trào Bãi Sậy, cùng một số phong trào của các sĩ phu khác bị giặc Pháp đàn áp dữ dội, núi rừng Yên Thế trở thành trung tâm thu hút của các cánh nghĩa quân còn sót lại. do vậy nó khó tránh khỏi sự tranh chấp giữa các tổ, các nhóm với nhau
Đứng trước tình hình đó, vào ngày rằm tháng bẩy năm Mậu Tý tức là ( 24-8-1888). Toàn bộ các thủ lĩnh đã tập trung về đình làng Dĩnh Thép để đại hội bầu ra một bộ chỉ huy thống nhất, nhận định địa bàn để hoạt động. Tại hội nghị này Bá Phức đã được bầu làm tổng thống quân vụ, làm Chánh tướng, Đề Nắm làm Phó tướng, tả đạo tướng quân phụ trách hậu cần , Đề Thám làm phó tướng, tả dực tướng quân phụ trách tiền quân
Tại đây, năm 1894 Đề Thám cho bắt tên chủ đồn điền Sec Nay và LôghiU nên Pháp phải chuộc hai tên thực dân tại đình này để ký hòa ước một lần với Đề Thám(1894- 1897) Pháp phải nộp một vạn năm trăm nghàn đồng Bạc trắng . Giặc Pháp phải cắt 4 tổng thuộc quyền Đề Thám kiểm soát như: tổng Hữu Thượng, tổng Nhã Nam, tổng Yên Lễ, tổng Mục Sơn. Thời kỳ nghĩa quân Yên Thế chống Pháp dân làng Dĩnh Thép có nhiều người tham gia vào nghĩa quân là cơ sở vững chắc của nghĩa quân như ông Mè Văn Đinh, Mè Văn Bính, Ngô Văn Cơ, Nguyễn Văn Nha. Ông Đề Thám thường đi lại gia đình ông Mè Văn Đinh, Mè Văn Bính là người làm liên lạc cho ông Đề Thám.
Năm 1909 khi giặc Pháp đánh vào Phồn Xương, chúng trú trọng đánh vào Dĩnh Thép. Những tên chỉ huy Pháp Lơcanuy, May.C đã đánh vào đây nhưng đều bị nghĩa quân đánh lui.
Đến thời kỳ có phong trào cách mạng thì đình Dĩnh Thép cũng có một số cuộc họp, nơi hoạt động của các tổ chức cách mạng các Đ/C: Hà Thị Quế, giáo sư Trần Văn Giàu, Cát Lượng, Chu Xuân Tùng,Tô Ngọc Bích, Nguyễn Văn Nhâm. Cơ quan báo(ấn loát) của trung ương đến đây làm việc một thời gian, và là điểm tập hợp nhân dân ra thị trấn Nhã Nam cướp chính quyền năm 1945.
Khi cách mạng tháng 8-1945 thành công, đình Dĩnh Thép cũng luôn diễn ra hội nghị bầu phó hội Soòng làm Chủ tịch Ủy ban cách mạng giải phóng dân tộc lâm thời vụ nhiều cuộc họp của Tỉnh, của Huyện diễn ra ở Đình này
Thời kỳ chông Mỹ. đình Dĩnh Thép cũng là nơi chứa lương thực, vũ khí , lớp học trong thời chiến, nơi tập kết, tiễn đưa thanh niên nên đường đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
Nhìn lại chặng đường dài lịch sử, mảnh đất và con người. Đảng bộ và nhân dân xã Tân Hiệp nói riêng , huyện Yên Thế nói chung rất tự hào với truyền thống đoàn kết của ông cha ta đã thực sự giúp đỡ nhau sản xuất làm ăn và dũng cảm kiên cường chiến đấu chống giặc ngoại xâm, biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ quê hương, đất nước để có được nền hòa bình, độc lập cho ngày nay. Với những bằng chứng, di tích lịch sử để lại.Thật vinh dự, tự hào cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Tân Hiệp
Ngày 15/3/1980 chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc đã ký quyết Định số: 144 QĐ- UBND Công nhận đình Dĩnh Thép xã Tân Hiệp là di tích lịch sử
Ngày 26/01/2011, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin và du lịch đã ký Quyết định số 313/QĐ-BVHTT&DL Bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia Đình Dĩnh Thép là: Di tích lịch sử văn hóa.

0 Bình luận