HƯƠNG CANH

THÔNG TIN LỊCH SỬ -VĂN HÓA- CON NGƯỜI HƯƠNG CANH XƯA & NAY

HƯƠNG CANH MỘT HƯỚNG ĐI THỜI HIỆN ĐẠI

HƯƠNG CANH MỘT HƯỚNG ĐI THỜI HIỆN ĐẠI

Việt Linh

Làng nghề truyền thống làm sao không bị mai một? Đó là câu hỏi khiến hàng trăm làng nghề truyền thống trên khắp vùng châu thổ sông Hồng trăn trở, với một Hương Canh thăng trầm.

Lao đao làng nghề

Nổi tiếng bởi nghề gốm và thường được lưu truyền với câu ca: “Gốm Hương Canh, gạch Bát Tràng, lụa Hà Đông”. Ngay từ khi còn được gọi bằng cái tên làng Tam Canh, gốm Hương Canh đã được gần xa biết đến với các vật dụng hàng ngày chum, vại, nồi niêu,… Những vật dụng “quê kiểng” ấy được sử dụng rộng rãi để rồi vượt ra khỏi ranh giới của con đê sông Hồng. Gốm Hương Canh có chất liệu sành đặc trưng mà chỉ ở Hương Canh mới có.

Nhưng nghề gốm Hương Canh giờ đây không phát triển như xưa. Người ta nhắc đến Hương Canh như một tiếng thở dài của quá khứ vàng son. Hương Canh nay chỉ còn lại hai nhà là giữ được nghề. Và có lẽ cũng vì cái hiếm hoi ấy nên người ta gọi những “thợ gốm” trước kia giờ là “nghệ nhân”: nghệ nhân Hải Ất và nghệ nhân Thanh Nhàn. Khi xóa bỏ bao cấp và hợp tác xã gốm tan rã, xã viên chưa kịp chuyển đổi, ngành nghề, bơ vơ. Thêm nữa, đồ nhựa tràn ngập thị trường, gốm bị lép vế. Dân Hương Canh quay sang làm ngói làm kế sinh nhai. Cả một thời gian dài làng chìm trong bụi than, tiếng công nông chạy ầm ĩ suốt ngày đêm và những lò nung ngói luôn luôn rực lửa… Đất canh tác nông nghiệp bị đào bới để làm thành những viên ngói. Nhưng rồi, thiên hạ lại thay những mái ngói đỏ rực bằng những loại mái khác có khả năng chịu đựng sự bào mòn của thời gian. Thẩm mỹ cũng đổi theo, nhiều người không thích lợp nhà bằng ngói nung thủ công nữa. Chính quyền cũng quản lý đất chặt chẽ hơn. Các lò ngói cũng theo đó mà giảm dần. Hương Canh lại một lần nữa loay hoay tìm hướng đi mới.

Một hướng đi thời hiện đại

Với sự năng động vốn có, người dân “kẻ cánh” (Hương Canh) cuối cùng cũng tìm ra cách kiếm sống mới sau những thăng trầm.

Khu công nghiệp Bình Xuyên quy mô lớn được đặt tại thị trấn Hương Canh với một trong sản phẩm là gốm. Đó là một lợi thế rất lớn cho người làng gốm. Không phải bận bịu với đất, với ngói. Nhiều thanh niên Hương Canh trở thành công nhân của các nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp. Kéo theo sự phát triển của khu công nghiệp, hàng loạt hộ gia đình chuyển sang kinh doanh dịch vụ. Điều này đã tạo cho nơi đây bộ mặt mới. Cách đây chục năm người ta biết đến Hương Canh qua hình ảnh những chiếc công nông chở đất lao trên đường, những chiếc xe ô tô lặc lè ngói, những người đàn ông, đàn bà lem luốc bước ra từ lò nung ngói. Bây giờ, người Hương Canh đã diện những bộ cánh hợp thời và những ngôi nhà khang trang mọc lên, tường nhà không còn đen đúa bởi than đốt lò.

Nếu có ai đó luyến tiếc cho làng gốm Hương Canh xưa kia sẽ vẫn tìm được một thoáng Hương Canh thuở ấy qua những sản phẩm gốm của nghệ nhân Hải Ất, Thanh Nhàn.

Câu chuyện một làng gốm trở thành khu công nghiệp và dịch vụ gợi lên nhiều suy nghĩ trong quá trình phát triển của các làng nghề truyền thống Việt Nam…

Gửi phản hồi

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out / Thay đổi )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out / Thay đổi )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out / Thay đổi )

Google+ photo

You are commenting using your Google+ account. Log Out / Thay đổi )

Connecting to %s

Follow

Get every new post delivered to your Inbox.

%d bloggers like this: