Thứ tư, ngày 01 tháng tám năm 2012

Nhạc-Thơ-Văn-Sóc Trăng đã quen mà như lạ

Hôm nay nghĩ về ST quê ngoại với lòng cảm thương quê tôi vừa trãi qua cơn lốc xoáy !! .....NM

Nghe nhạc :
Sóc Trăng ơi ,
đã quen mà như lạ!!....

Sóc Trăng ơi, đã quen mà như lạ,
Tôi trở về tìm dấu kỹ niệm xưa !!
Đâu còn đâu rặng liễu với hàng dừa ,
Nghiêng nghiêng bóng bên dòng kênh xanh mát !!

Khu vườn xưa rau đồng thơm ngan ngát....
Giờ chỉ còn rực rỡ những luống hoa ,
Tôi ngồi đây ngơ ngẩn dưới chiều tà.....
Ngậm ngùi nhớ mái nhà tranh năm cũ !!

Sóc Trăng ơi tôi muôn vàn ấp ủ,
Thuở cùng người ngồi tựa cửa ngắm trăng !
Xa bên sông ai réo rắt tiếng đàn ,
Bản Dạ cổ hoài lang sao não nuột !!....

Sóc Trăng ơi, đâu ngày xưa quen thuộc ?
Mùi hương đồng cỏ nội thuở ngây thơ !!
Người ra đi, đi mãi hết trông chờ....
Tôi trở lại, chốn quen mà như lạ !....


  Nam Mai  

 (Thơ Quê hương miền cuối Việt)

Image Detail


Hàng cau trước ngõ.....


Hàng cau trước ngõ biểu tượng của làng quê

Hàng cau trước ngõ biểu tượng của làng quê
Tôi nhớ hoài hồi trước theo mẹ ra chợ quê, bán năm ba buồng cau và hôm nào cũng về sớm vì cau tươi rất đắc hàng. Còn bây giờ, chắc ít người ăn trầu nên cau đem ra chợ, rồi phải đem về. Mẹ nói, mình bán không được thì đem về cho Nội tách ra làm cau khô phòng khi vườn cau nhà mình không có trái tươi…
Tôi không buồn mà luôn thấy tự hào khi mình được sinh ra và lớn lên nơi quê Nội, quê Ngoại đều có hàng cau lao xao trước ngõ và giàn trầu ướt đẩm sương đêm. Những buổi đi chợ về, bước chân lên chiếc cầu cau trước bến và chạm mắt với hàng cau trước ngõ là thấy trong lòng ấm áp lắm với những hình ảnh thân quen…
Bên hiên nhà, nội tôi với bà bạn già trong xóm còn ăn trầu lúi húi tách từng trái cau dầy, tỉ mỉ cắt từng lát xếp vào chiếc xề để ngày mai có nắng đem ra phơi. Những ngày mưa dầm thì nội phải đốt lửa để sấy cho cau không mốc

Hồi nhỏ, những khi thấy nội bửa cau là bọn trẻ tụi tôi hay xúm xích lại xem. Những miếng mầu cau chan chát, ngòn ngọt mà trẻ con quê nghèo hay nếm thử. Rồi những xác cau ấy nội cắt thành miếng nho nhỏ để cho chúng tôi chà răng thật trắng và sạch.

Hàng cau trước ngõ biểu tượng của làng quê

Hàng cau trước ngõ luôn chứa đầy ắp kỷ niệm tuổi thơ tôi. Có lẽ cau thấu hiểu được cảnh trẻ con ở quê nghèo thiếu thốn các trò chơi nên quanh năm lúc nào cũng rớt xuống những mo cau tươi mới. Tàu cau rụng xuống, bị phát hiện, cả nhóm bạn nhỏ xúm lại, thế là có trò chơi. Tàu cau có chứa buồng thì mo lớn hơn, làm trò kéo xe thật hết ý.

Khi gom tất cả các mo cau lại cả nhóm bắt đầu tướt bớt các lá khô để dễ kéo…Chơi trò kéo mo cau cũng phải có trước có sau, có thưởng có phạt. Thường là chơi “oản tù tì” ai thắng thì được ngồi lên mo cho người thua kéo. Tuổi thơ không biết gì là phiền muộn hay lo toan cuộc sống nghèo khó, tiếng cười luôn giòn tan trong nắng trưa.

Hàng cau trước ngõ biểu tượng của làng quê

Chiếc tàu cau, mo cau ở miền quê có nhiều công dụng lắm. Bà ngoại tôi hay nhặt từng tàu cau để tướt ra làm chỗi, còn mo thì phơi khô dùng làm quạt hay để chèn kín cho hủ mắm đồng. Bất chợt tôi nhớ đến bài thơ của ai đó mà tôi đã đọc được lâu rồi và còn nhớ mãi đến bây giờ…
Đêm qua vườn ngoại tàu cau rụng
Vàng ố loang từng bẹ lá khô
Mo xám quắt queo bao cữ nắng
Hồn xanh phai nhạt giữa mơ hồ
Sống lá từng tàu cau chuốt mỏng
Dẻo mềm lạt buộc chổi tinh khôi
Ngoại từ xanh tóc nay đầu bạc
Vót chổi bao năm một chỗ ngồi.
Thềm vắng, xế nay ngồi vót chổi
Ngoại đưa cần mẫn chiếc dao cau
Chừng nghe tiếng chổi khua sàn sạt
Quét rụng niềm vui tự thuở nào!...
Còn bà nội của tôi hay ngồi trước thềm nhà tẩn mẫn cắt gọt chiếc quạt mo cau, phòng khi đêm hè nóng nực. Ba tôi thì khéo tay không kém nội, dùng chiếc mo cau để làm gàu tưới nước. Chỉ cần cắt bớt hai đầu chiếc mo, túm lại và chèn vào thanh tre chẻ đôi phía đầu gào rồi cột lại là xong. Chiếc gàu mo cau khi thấm nước sài rất bền lại nhẹ nữa. Vì thế khi múc nước tưới trầu, nội tôi không phải gắng sức nhiều quá! Chiếc quạt mo cau của nội để dành quả thật phát huy hết tác dụng của nó trong những đêm hè. Tuổi thơ của nhiều người ở miền quê chắc không thể quên bàn tay mát dịu của bà, của mẹ đưa ta vào giấc ngủ say nồng…
Rồi bên những chòi lá làm bằng cau và ngay dưới tàn cau tỏa mát cho tuổi thơ ê a mà lớn lên thành người. Bên bến sông quê, ông nội tôi cất một chòi lá với cột kèo bằng cây cau, sàn cũng lót bằng cau. Nơi ấy, bạn bè ông gặp nhau để bàn chuyện đồng áng, chuyện xóm làng và còn đàn ca tài tử nữa. Những tiếng đàn, giọng ca mộc mạc, bình dị từ thôn dã ấy luôn là nét đẹp, là cái để nhớ trong tâm thức của người miền Tây khi đâu đây vẵng lên bài vọng cổ mượt mà…

Hàng cau trước ngõ biểu tượng của làng quê

Ở quê, cau trồng bên vệ đường, sau vườn nhà và rất nhiều ngôi nhà quê trồng hàng cau trước ngõ. Cau mọc ngay hàng thẳng lối san sát bên mái tranh dãi dầu mưa nắng, là nơi trú ngụ, làm tổ, sinh con của những loài chim như: chích choè, dòng dọc, chim sẻ... Cũng như dừa, cau trỗ buồng ra trái quanh năm. Mùa khô thì ít trái hơn mùa mưa. Người có kinh nghiệm chỉ cần nhìn là biết cau đã dầy hay chưa để mà hái.
Hái cau chỉ có cách là phải trèo và việc trèo cau quả là không đơn giản chút nào. Muốn leo phải dùng "nài" chứ không thể leo khơi khơi được vì thân cau thẳng mà trơn chứ không to ráp như thân dừa. "Nài" được làm bằng cọng chuối khô ngâm nước, bện lại thành vòng tròn. Xỏ 2 bàn chân vào "nài", thót lên cây, 2 tay ôm chặt, hai bàn chân mang "nài" thít vào thân cây, cứ thế mà leo lên đến ngọn. Cau được bẻ xong không phải cứ thảy xuống như bẻ dừa và cũng không thể buộc dây như buồng dừa được, do bẹ cây cau rất yếu. Vì thế, người bẻ cau rất mệt là phải đem buồng cau xuống theo mình.
Cau thủy chung, gắn bó với biết bao gia đình ở thôn quê. Thân cau già để làm cột, làm kèo, làm vạt giường, làm máng xối, làm sàn nước, làm cầu bắc qua sông… Nhớ những buổi trưa hè, bên chiếc cầu cau ở bến sông, mẹ gội đầu khi tôi còn nhỏ và giờ tôi thay mẹ gội tóc cho em…

Xin cảm ơn hàng cau bên vệ đường rợp mát cho tôi cắp sách đến trường và cho các em tôi thong dong bằng xe đạp trên con đường làng tráng xi măng chứ không phải đường đất như hồi trước.
Chợt bắt gặp hàng cột điện cao thế vắt qua hàng cau sau vườn, tôi chợt nhận ra: hình như trầu cau quê mình giờ ít ai còn trồng vì người ăn trầu như nội tôi không nhiều. Tôi lớn theo ngày tháng, đám con nít ngày xưa cũng trở thành thiếu nữ, thanh niên. Người đi làm xa, kẻ đi làm ruộng. Vườn cau cũng thưa dần, mo cau rụng không ai giành lấy để chơi trò kéo xe vì đám con nít cũng bận rộn với sách vở không có thời gian mà chơi trò chơi như tuổi thơ của chúng tôi ngày xưa. Mai đây dù trầu cau quê tôi có thể sẽ đi vào cổ tích, nhưng trong ký ức của biết bao người khi nhớ về ngôi nhà quê hẵn không thể quên hình ảnh hàng cau trước ngỏ…

Sưu tầm
                                                           Image Detail

Hình ảnh thân quen của chiếc xe lôi hiện đại 

Xem



Quê tôi tận cuối nẻo đường quê hương. Chẳng phải xứ địa linh nên tìm chưa ra đấng hào kiệt. Sóc Trăng Hậu Giang đó. Các bạn có biết không ? Trầm lặng như hạt phù sa lững lờ. Hiền hòa như cánh đồng lúa chỉ gợn tí sóng lăn tăn theo làn gió đong đưa . Ở đó là một sự hài hòa , có giao thoa của cả ba nền văn hóa . 

Người dân Sóc Trăng dù sống tận phương trời nào vẫn một tấm lòng tha thiết với quê nhà. Dù nghèo dù khó. Dù cho có đượm màu quê mùa dốt nát cũng cam phận, hay dù có thoang thoảng mùi hăng hắc của mắm bồ hóc của món bún nước lèo, lòng vẫn nhớ vẫn thèm được ăn. Mời các bạn ghé chợ nhà lồng Sóc Trăng để tôi kể Cậu nghe một hình ảnh quê tôi nhé.


Sóc Trăng thật giản dị. Nó không có những sặc sỡ diêm dúa của một thị thành với những tòa nhà cao ngất hoặc với những ánh đèn màu cuốn hút đám thiêu thân về đêm. Không kiêu sa với những bồ đào mỹ tửu, sơn hào hải vị . Tự nhiên như từ bản chất hiện hữu của nó. Như Dì Tư Thêm vói gánh hàng cơm tấm nối liền hai chợ Lồng. Kế bên là hàng bún của Dì Năm Xên, buổi sáng chật ních với những khách hàng bu quanh không còn chỗ trống . Thực khách mỗi khi dừng chân đều phân vân trong quyết định . Dùng cơm tấm hay bánh tằm ? Hay mình ghé hàng bún làm một tô nước lèo ? Mỗi thứ đều có nét quyến rũ riêng của nó.


Cơm tấm bì mịn hột thơm mùi thính với keo nước mắm đỏ thắm. Càng hấp dẫn khi thêm chút dưa chua. Bánh tằm ngọt, bánh tằm mặn chan nước cốt dừa với mỡ hành rưới thêm chút nước mắm. Vị cay nồng mặn ngọt béo béo lôi cuốn, khách sẽ vét không chừa một cọng. Vừa ăn vừa nghe giọng mời khách, lối tiếp chuyện của Dì Tư . Vẻ thật thà chất phác như phù sa lắng đọng giữa con nước đứng, pha lẫn chút lanh lảnh của dân miệt vườn, nghe ngọt như nước dừa Xiêm.

Còn dì Năm hàng bún với nước da bánh ích, nét mặt hiền hậu thông thạo cả ba thứ tiếng . Việt Miên Tiều. Dì " xổ " tiếng nào cũng nghe ngọt xớt. Trong Dì là cả sự hài hòa của ba giòng văn hóa. Không phân biệt đâu ra giữa chính và phụ. Như gánh hàng bún của Dì. Nồi bún nước Lèo và nồi bún nước kèn. Nồi nước Lèo dùng mắm bồ hóc để nấu , còn nồi nước kèn dùng mắm sặc. Mắm bồ hóc là món ăn đặc trưng của người Miên (Khmer hay Campuchia cũng là một). Mắm làm bằng cá để cho ươn rồi ướp muối nhận vào hủ để dành ăn những khi thiếu thức ăn hay khó tìm. Họ dùng chưng cách thủy hay dầm nấu canh. Nước lèo chính là món canh chế biến. Dưới nồi nước lèo lúc nào cũng riu riu ngọn lửa than và đáy nồi nước lèo là những mảng cá đã 
được rút xương thật kỹ . Miếng nào miếng đó to cở ngón tay, thật đều đặn. Sau khi sắp dưới đáy tô mớ rau ghém nào bắp chuối, giá sống, tía tô húng cây húng lủi, kế tiếp bắt từng con bún bỏ lên trên rồi trụng nước. Song xuôi bàn tay Dì Năm khuấy đều múc nước lèo cùng những mảng thịt cá lóc bày lên trông thật hấp dẫn.

- Của hia nè !


Mỗi khi đối thoại hay gợi chuyện, lối xưng hô họ đều kèm theo tên với tiếng " Hia " hoặc " Chế " có nghĩa là thưa anh chào chị . Thấy người lớn tuổi để tôn kính thêm một bực thì gọi là "Củ" nghĩa là "Cậu" hay "Ý" là "Dì" sánh ngang hàng vai vế với cha mẹ mình. Ngôn ngữ bình dân của dân Sóc Trăng rất dễ nhận biết mỗi khi nghe, trong đó sự pha trộn thật tự nhiên tưởng chừng như ngôn ngữ chính thống .


Như Học Lạc, một nhà thơ xưa từng tỏ bày " Úa An Nam lứ khách trú ". Tuy là dân Khách Trú nhưng cứ mãi bám đất nên trở thành người Minh Hương. Quên hẳn tổ tiên là những người Phản Thanh Phục Minh. Dự định sống tạm bợ để chờ một ngày về. Không ngờ sự việc không thành, hay vì nơi nầy là đất lành cho chim đậu nên đã xin nhận nơi nầy làm quê hương. Lúc nào cũng xuề xòa cho qua chuyện. Sống hòa đồng trên tinh thần cộng sinh. Ðem mọi thứ riêng làm của chung trong chiều hướng bồi đắp cho cuộc sống ngày càng phong phú . Trong tinh thần đó Sóc Trăng cũng có niềm hảnh diện nho nhỏ khi được một Vương Hồng Sển góp mặt trên bình diện Văn Hóa. Ông vừa là Giáo sư Ðại Học Văn Khoa vừa là nhà khảo cổ nổi tiếng toàn quốc. Với tác phong thật bình dân giản dị nên mọi người ai có dịp gặp ông đều thấy mến.


Ngày còn là học sinh trường Hoàng Diệu tôi có được nghe thầy Võ Tấn Phước tức nhà văn Võ Kỳ Ðiền kể mẫu chuyện vui về thầy Sển lúc Thầy khảo hạch vấn đáp cô học trò Văn Khoa. Khi bình giảng đoạn văn của Trương Vĩnh Ký bài "anh chàng sợ vợ", anh chàng lùi củ khoai vào tro để ăn vụng . Nào ngờ chị vợ về thình lình, chàng ta dấu củ khoai trong ống quần túm lại. Lúc đứng dậy khoai nóng quá khiến anh chàng không thể đứng yên mà cứ nhảy cà tưng. Khi đọc đến đoạn nầy thầy Sển bảo cô học trò "Nhảy cà tưng" là nhảy làm sao trò thử nhảy cho tôi coi. Cô nàng thì mắc cở không dám nhảy mà ông thầy thì tình thật tưởng cô học trò dốt. Rốt cục cô học trò thiếu điểm phải thi lại.


Thiên nhiên và địa lý ảnh hưởng đến con người không ít. Sóc Trăng phơi mình sau khi vượt qua những cánh đồng cò bay thẳng cánh. Sóc Trăng được bao quanh toàn những địa danh đượm chứa những tấm lòng bao dung rộng lượng. Nào Phú Tâm, Ðại Tâm, Long Phú rồi Phú Lộc, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Bố Thảo. Ðâu đâu cũng chỉ biểu hiện một tấm lòng chân chất, hòa đồng quãng đại. Cho nên người Sóc Trăng là biểu tượng cho mẫu người bao dung rộng lượng và chung thủy. Biết kết đoàn và tận dụng những gì sẵn có để bảo bọc cho nhau.


Nói đến Sóc Trăng không thể quên món Lạp Xưởng. Thứ Lạp Xưởng tròn lẳng đỏ au. Bắt bỏ lên nướng thơm nồng chảy nước miếng... Mùa Trung Thu còn có bánh Pía loại nhân đậu, nhân khoai môn. Thêm tròng đỏ hột vịt muối, sau nầy có pha thêm chút mùi sầu riêng thơm phức. Với phong bánh ấm trà người ta có thể bàn đủ mọi chuyện " mần ăn ". Và rồi dưa hấu mùa Tết. Cả một cánh đồng sau khi gặt xong vụ lúa sớm đã biến thành rẫy dưa. Hàng hàng lớp lớp... bây giờ có cả loại dưa không hột vỏ mỏng ngọt thanh. Hằng năm cứ đến mùa Trung Thu hay sắp Tết, đoàn xe vẫn tải xếp hàng chở lên Sài Gòn cho bạn hàng Sài Gòn đặt mối trước.


Cả ba loại vừa kể thường nơi nào cũng có. Thế tại sao bạn hàng Sài Gòn cứ tìm đến sản phẩm của Sóc Trăng mà đặt mà mua ? Ðó chính là do bàn tay khéo léo của người Sóc Trăng điểm tô . Do bản chất hồn nhiên dễ chịu và nhất là con người biết trọng chữ "Tín" mỗi khi giao thiệp làm ăn. Họ trao món hàng không cần quảng cáo . Tất cả dường như đã phơi bày qua ngôn ngữ hài hòa và bản chất đại lượng sẵn có. 


Còn một thứ đáng quý nữa : con gái Sóc Trăng xin hẹn bạn vào một dịp khác.


(tháng 12 năm 2002)


TRẦN KIẾN VÕ

Hồ nước ngọt Sóc Trăng 
Từ một cái hồ nhỏ ở cửa ngõ thị xã ngày xưa có tên là Tịnh Tâm (theo mẫu của hồ Tịnh Tâm tại Huế), Hồ Nước ngọt giờ đây là một trung tâm văn hóa của thành phố Sóc Trăng
Hồ nước ngọt Sóc Trăng rộng 20ha bao gồm 2 hồ: hồ nhỏ (hồ Tịnh Tâm cũ) và hồ lớn (hồ Nước Ngọt mà nguyên thủy là công trình thủy lợi do hàng ngàn người dân Sóc Trăng đào thủ công sau 1975).
Hồ có nhiều cây xanh mà chủ yếu là cây sao lấy bóng mát và cau lấy dáng cùng phi lao, phượng vĩ có mặt từ xưa. Hồ Nước Ngọt được xem là lá phổi của TP Sóc Trăng. Hầu hết các hoạt động văn hóa của tỉnh Sóc Trăng đều diễn ra tại đây.


Hồ Nước Ngọt, Sóc Trăng
 
Đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, khi thành phố Sóc Trăng còn tên gọi là Khánh Hưng thuộc Ba Xuyên, ông Hoàng Mạnh Thường, tỉnh trưởng Ba Xuyên bấy giờ là một người Thừa Thiên. Vì nhớ quê nên ông đã cho xây hồ Tịnh Tâm theo nguyên mẫu hồ Tịnh Tâm trong Đại Nội, Huế.

http://i827.photobucket.com/albums/zz199/khanhkhanh/diendan/HoNN/h1.jpg

http://files.myopera.com/khlaphnum/blog/Mog_gocHNN-VD.jpg
 
Đến năm 1982, do nhu cầu trữ nước, người dân Sóc Trăng đã đào thêm một hồ nước ngọt phía sau hồ Tịnh Tâm. Danh xưng Hồ Nước Ngọt ra đời như thế bên cạnh cái tên Đà Lạt 2 do giới học sinh đặt vì hàng dương liễu trồng quanh cả 2 hồ tạo khung cảnh thơ mộng thu hút giới trẻ.

http://files.myopera.com/mauhoakyniem/blog/HNN.jpg

 
Hồ Nước Ngọt bây giờ đã thay đổi hoàn toàn. Năm 2000, UBND tỉnh Sóc Trăng lập Ban Quản lý dự án Khu Văn hóa Hồ Nước Ngọt Sóc Trăng nhằm tạo ra một công viên văn hóa lớn cho địa phương. Diện tích hiện nay của Hồ Nước Ngọt là 20ha đã gần hoàn tất phần hạ tầng. Bao gồm xây bờ kè kiên cố, tráng nhựa toàn bộ đường đi, lắp hệ thống chiếu sáng, xây dựng các trung tâm hội chợ, triễn lãm…

http://www.ipc.soctrang.gov.vn/wps/wcm/connect/ed9445804661733cb18df1a95af6f2a6/h%E1%BB%93+n%C6%B0%E1%BB%9Bc+ng%E1%BB%8Dt.jpg?MOD=AJPERES&CACHEID=ed9445804661733cb18df1a95af6f2a6

http://thuyhang.net/up/thuyhang/tetcanhdan/hnn_01.png
 
Từ một cái hồ nhỏ ngày xưa, nay Khu văn hóa Hồ Nước Ngọt nay là lá phổi chính của thành phố Sóc Trăng. Hàng dương liễu soi bóng xuống hai hồ thơ mộng có gần 70 000 con cá chép và mát mẻ quanh năm.

Cá chép hồ Nước Ngọt

Hồ có nhiều cây xanh mà chủ yếu là cây sao lấy bóng mát và cau lấy dáng cùng dương liễu (phi lao), phượng vĩ có mặt từ xưa. Hồ như một bảng màu tươi mát: những cây bằng lăng tím chen sắc vàng của chùm hoa bọ cạp nước, những cây phượng già thắm đỏ cả góc trời, một cây si với gốc to đùng nằm chễm chệ giữa hồ Thủy Tạ đang xòe rộng những tán cây xanh sà trên mặt nước, những hàng phi lao luôn rì rào, mang màu cũ kỹ… và những loại cây quý hiếm khác phô diễn khắp nơi.

http://3.bp.blogspot.com/-r2_0KkOQGXo/TkAqtkwGykI/AAAAAAAABRE/XbUUX4sJJs0/s1600/kyucsoctrang6.jpg

Hầu hết các hoạt động văn hóa quan trọng của tỉnh Sóc Trăng đều diễn ra tại đây. Chỉ khi có các đợt hoạt động văn hóa lớn thì mới bán vé vào cổng trong vài ngày diễn ra sự kiện. Còn lại Hồ luôn mở rộng cửa cho mọi người vào ra tự do nên thu hút rất nhiều đôi uyên ương chọn nơi đây ghi lại những khoảnh khắc kỷ niệm và các đoàn lữ hành cho khách dừng chân.

Từ sáng sớm Hồ đã đông người vào đi bộ dưỡng sinh. Sau đó là các câu lạc bộ hoạt động. Người dân vào đi dạo. An ninh tại đây gần như tuyệt đối tạo cảm giác bình yên cho mọi người. Số thống kê mới nhất của Hồ cho biết: vào chủ nhật hoặc ngày lễ có hơn 25.000 lượt người - chưa kể gần 14.000 lượt xe gắn máy và gần 3000 xe đạp - ra vào Hồ. Ngày thường cũng có hơn 15.000 lượt người vào ra.

http://mdta.com.vn/uploads/diemdulichnam2010/Ho_Nuoc_Ngot_Soc_Trang.jpg 

Đối với người Sóc Trăng, Hồ đi vào ký ức từng người dân địa phương như một phần của chính họ.


http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/320/60320.jpg
TVề Sóc Trăng
Sáng tác: Thanh Sơn - Thể hiện: Bích Phượng
lèo
Chất quê trong tô bún nước lèo Sóc Trăng
Vị mằn mặn thơm phức của mắm bồ hóc, ngọt dai của tôm tươi, thêm vài miếng cá lóc phi lê mềm tan, mùi thơm đặc trưng của ngải bún hòa quyện trong bát nước lèo trong veo, làm nên chất quê của bún nước lèo Sóc Trăng.

Tài liệu ẩm thực Việt Nam ghi nhận, bún nước lèo Sóc Trăng có lịch sử từ lâu đời, mà tiền thân của nó là món ăn truyền thống của người Khmer. Tỉnh Sóc Trăng là vùng đất giáp biển trù phú, có nhiều dân tộc như Kinh, Hoa, Khmer sinh sống. Trong quá trình cùng lao động, khai khẩn đất đai, các dân tộc đã chịu ảnh hưởng lẫn nhau làm nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng quê này. Và bún nước lèo Sóc Trăng là một trong những sản phẩm của quá trình cộng sinh ấy.

Tô bún bún nước lèo Sóc Trăng đậm đà

Nét đặc biệt của nước lèo Sóc Trăng là không lợn cợn mà trong veo bởi nó được nấu bằng một công thức khá lạ. Bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc, quản lý nhà hàng Quán ăn ngon 138 cho biết, khi nấu nước lèo người Sóc Trăng không cho trực tiếp các nguyên liệu vào nồi như thông thường mà chứa tất cả vào một chiếc túi lọc rồi nấu đến khi cái cốt tan ra. Chính vì thế mà nước lèo mới trong, không lợn cợn như các loại nước lèo thường thấy.


Cách làm bún nước lèo Sóc Trăng rất dễ. Nguyên liệu đầu tiên không thể thiếu của món này là mắm bồ hóc (prohok). Đây là một loại mắm đặc trưng làm từ cá lóc, cá trê đồng, tôm, tép tươi đem ủ muối từ 6 tháng trở lên. Ngày nay, người ta có thể dễ dàng tìm mua được loại mắm bồ hóc chế biến sẵn có bán ở chợ hay siêu thị.


Nguyên liệu tiếp theo cho tô bún bao gồm: xương ống, tôm tươi luộc bóc vỏ, cá lóc phi lê (tức là luộc lên bóc lột bỏ da và xương), thịt lợn quay xắt thành miếng vừa ăn, bún tươi.


Gia vị thêm vào: củ ngải bún (mua ở chợ), thơm (dứa), sả (sả nguyên cây và sả bằm). Để làm muối chấm cần thêm muối, ớt xay, chanh. Rau ăn kèm với bún gồm: rau muống bào, rau đắng, thơm (dứa), bắp chuối thái mỏng, giá, hẹ sống, rau quế, chanh mỗi thứ một ít.


Chế biến nước lèo: Xương ống hầm nhừ. Bỏ củ ngải bún, thơm (dứa), sả vào một chiếc túi lọc, cột chặt đầu túi lại rồi cho vào nồi hầm đến khi thấy mùi ngải dậy lên thơm phức là được.


Khi ăn, lấy bún tươi cho vào vợt (loại vợt để trụng mì) rồi nhúng vào nồi nước lèo đang sôi khoảng 10 giây, sau đó vớt ra tô và múc nước lèo đổ vào. Xếp cá lóc, thịt lợn quay, tôm đã luộc bóc vỏ sạch, rau... lên trên và nêm thêm ớt, chanh và nước mắm cho vừa ăn.


Tô bún bún nước lèo Sóc Trăng đậm đà

Theo Vnexpress

Bánh cóng Sóc Trăng 

Vùng châu thổ phương Nam phì nhiêu đã sản sinh ra những hạt gạo trắng ngần, dẻo thơm. Từ những hạt gạo ấy, người phụ nữ Sóc Trăng đã chế biến ra một loại bánh ngon: bánh cóng Sóc Trăng.
Một chiều nào trời trở gió, trên con đường về vùng quê này, hãy ghé vào một quán nhỏ. Bên bếp lò lung linh ngọn lửa, ngắm nhìn cô hàng quán xinh xinh, vành khăn rằn che nửa nụ cười, thoăn thoắt đôi tay chế biến, rồi đưa ra mời khách chiếc bánh cóng thơm ngon. Cái nóng sốt, cái giòn rụm, quyện cùng hương thơm ngạt ngào của chiếc bánh vừa chiên xong sẽ khiến khách có một cảm giác lạ lùng, bâng khuâng, để khi chia tay, hương vị ấy còn theo mãi trên đường về…
Nguyên liệu chính để tạo ra chiếc bánh cóng Sóc Trăng là hạt gạo mùa thơm ngon. Một kg gạo, pha thêm 1/2 kg đậu nành (đỗ tương) ngâm nước qua đêm. Sau đó đem gạo và đậu đi xay mịn, lọc qua rây. Thêm vào trong hỗn hợp một ít nang mực mài mịn hoặc bột nở để tạo độ xốp cho vỏ bánh khi hoàn tất. Chút muối, đường sẽ tạo thêm vị cho vỏ bánh.

                       Bánh cóng Sóc Trăng 

Chọn những con tôm thẻ tươi rói vừa đánh bắt ở dòng sông Cửu Long, rửa sạch, cắt bỏ đầu đuôi, rút sợi gân đen trên sống lưng. Băm 1/2 lượng tôm với thịt nạc heo, sau đó cho tôm và thịt heo đã băm nhuyễn vào hỗn hợp bột nước, quậy cho hoà đều. Nửa tôm còn lại, hấp chín tái. Để sẵn chờ khi chiên sẽ phối hợp tiếp vào bánh.
Đãi sạch đậu xanh, hấp chín, sao cho hạt còn nguyên không nát, trộn gia vị vào đậu.
Để làm loại bánh cần loại khuôn chất liệu bằng nhôm, hình tròn, đáy bằng, đường kính 5cm, chiều cao 4cm, có tay cầm dài 30cm. Loại dụng cụ này ở địa phương gọi tên là cóng, nên chiếc bánh tạo cũng mang tên ấy.

                          Bánh cóng Sóc Trăng 

Cách chiên bánh cóng cũng rất cầu kỳ. Đặt chảo lên bếp, cho dầu vào ngập bề cao của khuôn bánh. Khi dầu sôi, cho khuôn vào sau đó lấy khuôn ra, nghiêng cho ráo hết dầu. Làm như thế để bột bánh không dính vào trong khuôn. Đổ bột vào khoảng chừng 1/2 chiều cao của khuôn, sau đó rắc trên mặt ít đậu xanh, đặt một con tôm ở giữa. Nhúng cóng vào dầu đang sôi, chờ một lúc sẽ thấy bánh nổi dần lên. Nghiêng cóng để bánh rời ra trong chảo dầu, lật mặt để làm chín phần kia. Khi bánh chín vàng đều mặt, vớt bánh gác lên trên vỉ cho ráo dầu.

                         Bánh cóng Sóc Trăng 

Muốn bánh cóng ngon phải có kỹ thuật pha bột, kỹ thuật chiên bánh. Nhưng thế cũng chưa đủ. Phải có thêm dĩa rau xanh và chén nước mắm đậm đà mới làm nên món ăn đặc sản lừng danh vùng Sóc Trăng này.
Nước mắm dùng chế biến món bánh thơm giòn này phải là loại nước mắm Phú Quốc được chế biến từ con cá cơm, thêm một ít chua của chanh, chút ngọt của đường, chút cay của ớt, tỏi... để làm thành một chén nước thơm lừng màu hổ phách, bồng bềnh trên mặt tỏi ớt băm.
Dĩa rau ăn kèm phải đủ loại rau xanh của mảnh đất phương Nam màu mỡ này: xà lách, rau thơm, rau muống bào, khế chua, chuối chát, dưa chuột… đủ vị chát chua cay nồng… Tất cả được sắp khéo trên chiếc dĩa trắng ngần góp thêm một ấn tượng khó quên trong thực khách.

Sưu tầm 
 
http://inlinethumb10.webshots.com/29833/2807431260103979929S600x600Q85.jpg 

 Xem :

Video Giới thiệu Du lịch Sóc Trăng


Ca Dao Tình Yêu Sóc Trăng

Ai đi bờ đắp một mình,
 Phất phơ chéo áo giống hình con bạn xưa.

Ai về em gởi bức thơ,
Hỏi người bạn cũ bây giờ nơi nao.

Anh có vợ chưa, phân lại cho tường,
Để em vô phá đạo cang thường sao nên.

Anh đi ngang cầu sắt,
Anh nắm tay em thật chắc,
Miệng hỏi gắt chung tình,
Bướm xa bông tai nhụy, anh xa mình tại ai?
Cây cằn vì bởi trái sai,
Anh xa em vì bởi bà mai ít lời.

Anh đi ngang nhà nhỏ,
Lóng tai nghe rõ,
Phụ mẫu đánh nàng,
Nhà nàng đóng cửa then ngang,
Anh biết làm sao vô đặng cứu nàng một phen.

Anh muốn vãng lai, sợ nàng mang tai tiếng,
Giả khách qua đường, sớm viếng tối thăm.

Anh ở sao cho mẹ thành vàng,
Cho cha thành bạc, thiếp với chàng thành đôi.

Anh thương em chí quyết thương hoài,
Bảng treo mặc bảng, thơ bài mặc thơ.

Anh về gan thắt ruột đau,
Nhân sâm sắc uống mấy tàu cho nguôi.

Anh thương em như lá đài bi,
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương.

Anh đi, em mắt ngó chừng,
Ngó sông, sông rộng, ngó rừng, rừng cao.

Anh có thương em bưng kiểng đỡ đài,
Không thương để xuống, người ngoài vô bưng.

Anh thương em từ thuở trăng tròn,
Bây giờ trăng khuyết vẫn còn thương em.

Anh với em gá nghĩa cang thường,
Nhờ ông tơ bà nguyệt chỉ đường xuống lên.

Anh vô duyên, xấu phước, chết trước chung tình,
Anh hóa ra con nhạn bạch, đậu nhánh dương đình chờ em.

Anh ở ngoài vàm, anh có lòng mong đợi,
Em ở trong ngọn, em có dạ đợi trông,
Dương gian, âm phủ cũng cộng đồng,
Sống sao thác vậy, anh vẫn giữ một lòng với em.

Anh thương em bất luận xa gần,
Cầu không tay vịnh anh cũng lần đi qua.

Ăn cơm ba chén lưng lưng,
Uống nước cầm chừng để dạ thương em.

Ba năm xương cốt rụi tàn,
Dầu ai ve bậu, chẳng màng tới ai.

Bạc với vàng còn đen còn đỏ,
Đôi lứa ta còn nhỏ, còn thương,
Trách ai đem khóa khóa rương,
Khóa rồi lại vứt, cang thường với ai.

Bay chi cho lắm bướm ơi,
Đậu đâu bướm đậu một nơi cho rồi.

Bậu nói với qua, bậu không lang chạ,
Bắt đặng bậu rồi, đành dạ bậu chưa.

Bậu có chồng như cá vô lờ,
Tương tư nhớ bậu, dật dờ năm canh.

Bậu về kẻo mẹ bậu trông,
Kẻo con bậu khóc, kẻo chồng bậu ghen.

Bấy lâu phong kín nhụy đào,
Chẳng cho gió lọt chớ nào quên anh.

Bên này sông, em bắt cây cầu mười hai tấm ván,
Bên kia sông, em lập cái quán hai tầng,
Ba nơi đi không nói không ưng,
Bán buôn nuôi mẹ, cầm chừng đợi anh.

Bên này sông có trồng bụi sả,
Bên kia sông ông xã trồng bụi tre,
Trách ai làm bụi tre nó ngã, bụi sả nó sầu,
Phải chi ngoài biển có cầu,
Để anh ra đó trả đoạn sầu cho em.

Bên tay hữu có con thiên lí mã,
Bên tay tả có con thiên lí lân,
Nhìn xem hai con cũng ngang phân,
Anh đây muốn cỡi một lần hai con.

Bến đò Kinh Xáng anh sang.
Gặp em đứng đó, xốn xang trong lòng.

Bí đao non không ngon cũng nấu,
Thiếp xa chàng tại xấu mai dong.

Bởi mưa nên lấm,
Bởi dậm nên dơ,
Có thương mới đợi mới chờ,
Không thương ai ở dật dờ chỉ dây.

Bụi cỏ le the, bụi tre lút chút,
Nghe em có chồng, anh giúp đôi bông.

Bữa ăn có cá cùng canh,
Cũng chưa mát dạ bằng anh thấy nàng.

Bụi xương rồng vô cớ,
Bụi đất lở vô can,
Em đi đâu tăm tối giữa đàng,
Sương sa gió lạnh, trúng thương hàn, hại anh.

Buồn tình chi hỡi buồn tình,
Không ai lẻ bạn cho mình kết đôi.

Cây ngô nghe sấm nứt chồi,
Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương.

Cây oằn vì bởi trái sai,
Vợ chồng thương ít, gái trai thương nhiều.

Cây oằn vì ngọn gió nam,
Em xa anh vì bởi phụ mẫu anh ham chỗ giàu.

Cây tre lóng cụt lóng dài,
Anh lấy em vì bởi ông mai lắm lời.

Chàng đi thì thiếp xin đưa,
Cầu cho trời nắng, đừng mưa, trơn đường.

Chiều chiều con nước lên cao,
Thuyền anh cặp bến, cắm sào thăm em.

Chuối non chín bẹ, chuối mẹ chín tàu,
Chê đây, lấy đó có giàu hơn anh?

Con chim kêu thương, con gà gáy nhớ,
Đạo vợ nghĩa chồng ai nỡ đành xa.

Con chim bị ná,
Con cá bị câu,
Anh với em ý hợp tâm đầu,
Hai bên cha mẹ là sầu đôi ta.

Con chim nó đậu nhành tre,
Nó kêu chót chét nó què một chân,
Em ơi, lết lại cho gần,
Anh hun một miếng, cái thân anh què.

Con chó lội qua sông, ướt lông con chó vẫy,
Em có chồng rồi, nóng nảy làm chi.

Đó phụ đây, đây chẳng có lo,
Cây cầu gãy còn đò, biển cạn còn sông.

Đôi ta như cá thờn bơn,
Ở trên mặt nước, chờ cơn mưa rào.

Đợi lịnh song thân anh đành phải vậy,
Em quyết một lời, anh cậy mai dong.

Đờn cò lên trọc kêu vang,
Anh còn thương bậu, bậu khoan có chồng,
Muốn cho nhân ngãi đạo đồng,
Tôi đây thương bậu như chồng bậu thương.

Đũa mun một chiếc khó cầm,
Duyên đây không kết, mai mốt tầm không ra.

Đứng giữa trời chẳng dám nói gian,
Dẫu nghèo cũng đợi dẫu sang cũng chờ.

Đứt dây nên ghe mới chìm,
Bởi anh ở bạc, em mới tìm người xa.

Đường mương nước chảy, con cá nhảy, con tôm nhào,
Hai đứa mình kết nghĩa, cha mẹ nào không thương?

Đường trường nước chảy như reo,
Thương em chẳng nệ chống chèo ngược xuôi.

Gió đưa mười tám lá me,
Mặt rỗ hoa mè ăn nói có duyên.

Gió nam anh chạy buồm mền,
Qua sông gãy cột, ai đền cho anh?

Giương cung, rắp bắn phụng hoàng,
Chẳng may bắn phải một đàn chim ri.

Hột thủy tinh anh gìn sáng rỡ,
Để dành chờ, thuở làm nhẫn đeo tay.
Dù ai năn nỉ hỏi hoài,
Đợi người biết đạo, vật này anh trao.

Khó khăn mất thảo mất ngay,
Ơn cha cũng bỏ, nghĩa thầy cũng quên.

Láng Hầm nước chảy xuôi dòng,
Gặp em anh hỏi có chồng hay chưa?
- Anh hỏi thì em xin thưa
Mẹ cha xế bong nên chưa có chồng.

Lăng xăng bướm đậu chéo khăn,
Bởi anh vụng tính, lăng quằng bướm bay.

Lăng xăng bướm lượn vườn hoa,
Đôi ta mới gặp, mẹ già chưa hay.

Lấy khách, khách lại về Tàu.
Lấy con nhà giàu nay đánh mai đập.
Lấy lính tập nay đổi mai dời,
Lấy chồng lưới, ở đời nuôi con.

Lúc em bước chân ra,
Má ở nhà có dặn,
Công sanh thành là nặng,
Điều tình ái là khinh,
Đừng nên ham nhan sắc đắm tình,
Lánh xa tửu điếm trá đình, chớ vô.

Mặt nhìn nước mắt rưng rưng,
Ở thời khó ở, dời chân khó dời.

Mình nói đối ta mình chưa có chồng,
Ta đi qua ngõ, mình bồng con ra,
Con mình khéo giống con ta,
Con mình bảy rưỡi, con ta ba phần.

Miệng em cười, anh thấy muốn xem,
Phải chi có giấy, anh đem họa hình.

Một trăm con bướm trắng,
Nó cắn đứt dây đờn,
Đứt dây hò hẹn, con bạn hờn trăm năm.

Năm canh ngơ ngẩn buồn rầu,
Nhớ người nhơn nghĩa, gan sầu ruột đau.

Nhạn đậu cành sung, anh giương cung bắn nhạn,
Con nhạn đi rồi, làm bạn với ai?

Nước trong thấy đá, con cá lội thấy vi,
Sầu chi đến nỗi anh bận áo có khuy quên gài?

Qua về bán ruộng cây đa,
Bán cả đất nhà cưới chẳng đặng em.

Tàu chìm còn nổi giàn mui,
Anh liệu thương đặng mình tui, tui chờ.

Tằm vương tơ, nhện cũng vương tơ,
Mấy đời tơ nhện được như tơ tằm.

Thằn lằn chắc lưỡi mái rui,
Từ tui xa bạn, lòng chẳng vui chút nào.

Thiếp than thân phận thiếp còn thơ,
Lấy chồng xa xứ bơ vơ một mình.

Thiếp đứng gần chàng hơn vàng chín nén,
Chàng đứng gần thiếp hơn chén thuốc tiên.

Thiếp như một cụm hoa hường,
Thấy xinh rờ đến, mắc đường chông gai.
Thương em muốn tặng mắm còng,
Nhớ em lại đến Phước Đông anh tìm.

Thương không thương cũng nghĩ chút tình,
Cũng người vợ cũ của mình thuở xưa,
Gặp mình đây đứng bóng ban trưa,
Trách trời mau tối, em phân chưa hết lời.

Tiếc cây vội lớn không tàn,
Tiếc vườn cúc rậm, cả ngàn không bông !

Tiếc công anh vạch lối chun (chui) rào,
Vô không gặp bậu, gai quào trầy lưng.

Trăng lên bóng ngả qua rào,
Mong cho thấy mặt không chào cũng thương.

Vì ai nước mắt sụt sùi,
Khăn lau không ráo, lệ chùi không khô.

Chùa Dơi - điểm du lịch hấp dẫn ở tỉnh Sóc Trăng


 


Chùa Dơi - chùa của đồng bào Khmer, có kiến trúc, hoa văn đặc sắc, to đẹp vào bậc nhất trong số 92 chùa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh: Internet)
Chùa Dơi được xếp hạng là Di tích danh thắng cấp Quốc gia đầu tiên ở Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 3km về hướng Đông Nam.

Đây là ngôi chùa của đồng bào Khmer, có kiến trúc, hoa văn đặc sắc, to đẹp vào bậc nhất trong số 92 ngôi chùa Khmer của tỉnh. Đặc biệt, từ hàng trăm năm nay, khuôn viên rộng trên 3ha với nhiều cây cổ thụ là điểm trú ngụ của hàng ngàn con dơi lớn như dơi quạ, dơi ngựa, có con nặng trên một kg, sải cánh dài hơn 1,5m nên người dân địa phương quen gọi là chùa Dơi.


Theo sư trụ trì chùa Dơi, Thượng tọa Kim Rêne, ngôi chùa này đã hơn 400 năm. Trước đây vài chục năm, dơi tập trung về đây có tới cả triệu con. Thời gian gần đây, do bị người dân địa phương săn bắt cùng với môi trường ồn ào vì khách du lịch ngày càng đông vì dơi vốn quen yên tĩnh nên lượng dơi tại chùa đã vơi dần, hiện chỉ còn khoảng vài chục ngàn con.

 
Ban ngày, dơi treo lủng lẳng trên các nhành cây, tối đến bay đi kiếm ăn xa hàng chục km cho tới hừng sáng mới lại bay về chùa. Chính vì thế, du khách đến thăm chùa Dơi khá đông. Vào những ngày cuối tuần, lượng khách đến chùa có khi gây kẹt xe trên tuyến đường vào gần một km.

Du khách đến viếng chùa đông nhất thường là vào dịp Thanh minh (tháng 3 Âm Lich), mùa hè và các dịp lễ Tết, mùng một và ngày rằm hàng tháng. Chùa Dơi là nơi được người dân Khmer sùng bái, tới thờ cúng. Có lẽ vì vậy mà trong mùa hè năm 2007, do có nhiều bà con phật tử tới cúng nến (mỗi cây 10-15kg), nên đêm 15/7/2007, ngôi chánh điện của chùa đã phát hỏa do nến đổ.


Vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi toàn bộ nội thất, hàng chục pho tượng Phật và mái trên của chính điện. Ngay sau đó, được sự đầu tư của Nhà nước, các cấp chính quyền, chánh điện chùa Dơi đã được phục dựng lại nguyên bản cũ với tổng số tiền trên 2,8 tỷ đồng.


Nhà chùa và các phật tử cũng quyên góp thêm để xây dựng một số hạng mục khác như tháp để cốt các chức sắc trong chùa, xây bờ kè hồ nước và trang trí lại khu Sala, nơi nghỉ ngơi, tu học của các sư sãi.


Hiện nay, ngôi chánh điện chùa Dơi to đẹp lộng lẫy đã hoàn thành, sẽ được tiến hành làm lễ Kiết giới Sâyma (khánh thành) trong 2 ngày 5 và 6/3. Với ngôi chùa nổi tiếng như chùa Dơi, dự kiến sẽ có tới cả trăm ngàn lượt phật tử tới dự lễ Sâyma.


Trong lễ Sâyma ở các ngôi chùa Khmer ngày nay, ngoài việc cúng lễ, còn tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí của đồng bào Khmer. Từ vài năm trước, tỉnh Sóc Trăng đã có kế hoạch mở rộng khuôn viên chùa Dơi lên cả chục ha để lấy không gian bảo tồn đàn dơi đang ngày một vơi dần.


Trong năm 2010, tỉnh cũng đã có kế hoạch đầu tư mở rộng tuyến đường dẫn vào chùa Dơi để phục vụ cho du khách đi lại viếng thăm khu du lịch nổi tiếng bậc nhất ở Sóc Trăng này./.
Độc đáo chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Một trong số đó phải kể đến chùa Chén Kiểu. Đây là ngôi chùa có thiết kế khá đặc biệt khi được ốp bằng những mảnh vỡ của chén, dĩa kiểu tạo nên những bức tranh đa sắc, sinh động.
 
Độc đáo chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng
Chùa Chén Kiểu (Ảnh: SGTT)
Chùa Chén Kiểu nằm cách TP. Sóc Trăng khoảng 10 km, thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Chùa được cất bằng lá vào năm 1815. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại với thiết kế như hiện nay. Vào thời điểm đó, do thiếu kinh phí nên chùa đã vận động phật tử quyên góp hơn 3 tấn chén kiểu để trang trí. Bằng tài nghệ và công phu, các nghệ nhân Khmer đã sáng tạo nên một kiến trúc nghệ thuật độc đáo hấp dẫn du khách cả trong và ngoài nước.
 
Nóc chùa Chén Kiểu gồm 3 mái so le, mái trên cùng nhỏ hơn hết được trang trí như tấm thảm nhiều màu sắc. Ở gờ mỗi lớp mái đều có trang trí hoa văn, họa tiết, các tượng truyền thống của văn hóa Khmer, mang ước vọng an lành và siêu thoát. Toàn bộ các chi tiết, bức tranh… của mái chùa đều được cẩn bằng chén kiểu.
Vào trong chùa, du khách sẽ càng ngạc nhiên hơn khi toàn bộ trần nhà, các bức tường, vật trang trí như bình hoa, họa tiết rồng, cột chính… đều được làm từ sứ đủ màu sắc. Ấn tượng nhất là các bức tranh kể về cuộc đời của Phật tổ. Phía sau chánh điện, các bức tường, tranh càng đặc biệt hơn khi được trang trí, tạo hình bằng mảnh vỡ chén, dĩa kiểu.    
    
Đại đức Lâm Chanh - Trụ trì chùa Chén Kiểu, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng cho biết: “Ngôi chùa này có thiết kế độc đáo. Phần lớn nó được làm bằng chén kiểu. Hiện nay, chúng tôi đang làm hồ sơ để được công nhận là di tích văn hóa tiêu biểu của tỉnh”.             
Tuy là công trình của người Khmer nhưng chùa Chén Kiểu lại thể hiện sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ của 3 dân tộc anh em. Họa tiết rồng, bệ thờ của người Hoa được chạm khắc tinh xảo, hình ảnh phụ nữ Kinh đội nón lá, tượng rắn và chim thần uy nghiêm của người Khmer kết hợp hài hòa càng làm nổi bật lên vẻ tôn nghiêm, lấp lánh của ngôi chùa này.
  
    

Có thể nói, chùa Chén Kiểu là ngôi chùa gốm cổ nhất ở ĐBSCL. Với lối kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa văn hóa giữa 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, chùa Chén Kiểu đang thu hút nhiều khách du lịch chiêm ngưỡng và tỏ lòng thành kính nơi cửa Phật. Đây cũng là điểm nhấn quan trọng của du lịch Sóc Trăng nói riêng và ĐBSCL nói chung
Thanh Chương 
                  

Đua ghe Ngo - YouTube










             
Đua ghe "ngo"

    Thiên hạ đồn rằng lục cụ Tăng Liên có phép mầu nghe được tiếng chim kêu, gió thổi và nghe cả đến tâm sự từng giọt nước, từng hạt bụi trong lòng đất.
    Ngày hôm qua, theo sự hướng dẫn của cụ, chú phó hương quản Hem đã đào được một chiếc ghe ngo. Không biết ghe này chôn vùi từ bao lâu rồi; chỉ biết là đất phù sa đã lắp lên gần một thước. Lục cụ Tăng Liên bèn thắp nhang giữa ruộng, đọc kinh lâm râm. Chập sau, cụ quì xuống trân trọng đặt tay lên mũi ghe. Ghe chưa quá mục, thân hãy còn ngời lên màu nước sơn đỏ chói. Cụ lẩm bẩm:
    - Lâu lắm rồi... Hồi xưa kia, chừng năm bảy trăm năm qua, vùng này giàu có, sung túc. Cừ xem chiếc ghe kia cũng đủ biết người xưa tài giỏi hơn người nay...
    Chú phó hương quản Hem nói:
    - Thưa cụ, tìm được di tích này âu cũng là may mắn cho xóm mình. Không hiểu theo tục lệ mình có nên đào chiếc ghe này, đem xác nó về gần chùa mà thờ?
    - Không được. Chiếc ghe ngo dài trên năm mươi thước. Khoảng giữa, cây đã mềm, làm sao đem về chùa nguyên vẹn được. Không khéo, chúng ta hủy hoại công trình người xưa. Thà chúng ta đừng gặp chiếc ghe này còn hơn là gặp mà phá hủy. Chú biết ghe ngo là gì không? Nó là hiện thân của rắn thần Naga, linh hiển lắm. Hồi đức Thích Ca ngồi thiền bên bờ hồ giữa rừng, rắn Naga là thần ác. Hôm ấy mưa to gió lớn, đức Thích Ca cảm hóa được rắn. Rắn bèn quấn tròn chung quanh và ngẩng đầu lên cao để che mưa gió cho đức Thích Ca. Từ đó về sau, người Miên khoét thân cây sao, theo hình rắn, hằng năm bơi đua trên sông để mừng mùa nước nổi.
    Chú phó hương quản Hem đứng nghe, tỏ vẻ thành kính rồi đi theo sau lục cụ mà về chùa. Chuyến về, cả hai im lặng. Nắng chang chang. Thỉnh thoảng, họ quay lại nhìn cánh đồng mênh mông, cỏ non vừa mọc xanh rớn. Nơi ruộng sâu, nước ngập lên khỏi mắt cá, lác đác vài người lo cày bừa. Lục cụ nhìn chú phó hương quản, chú phó hương quản nhìn lục cụ. Linh tính như báo trước vời họ điềm gì. Ðiềm ấy lợi hay hại? Một chiếc ghe ngo bị chôn vùi từ năm sáu trăm năm, nay bỗng nhiên hiện ra chào ánh mặt trời!
    Như thường lệ, lục cụ Tăng Liên vào liêu an nghỉ. Phó hương quản Hem tỏ vẻ bối rối. Chú ngồi không yên. Chú không muốn về nhà khi bao nhiêu lo âu còn chồng chất, xao động trong lòng. Một ý nghĩ thoáng qua, chú lập tức bước qua bên hông chùa, nơi trại lá. Dưới trại, một chiếc ghe ngo dài kê lên cao, sơn phết kỹ lưỡng. Chiếc ghe này liên tiếp bốn mùa nước, đã làm vinh diệu cho chùa; cứ mỗi kỳ đua là thắng giải nhứt. Chú nhìn chiếc ghe từ mũi chí lái: bề ngang chừng tám tấc nhưng bề dài đến năm mươi thước. Hình ảnh con rắn thần Naga mà lục cụ giảng giải khi nãy hiện ra trước mặt chú. Hai con mắt ghe chớp lên. Toàn thân ghe như rung chuyển, ngời từng đốm xanh đỏ như vảy rắn. Lái ghe, đằng xa kìa, như quơ qua quơ lại. Gió thổi rào rạt vào trại lá. Ào! Ào! Hai tai chú nghe lùng bùng tiếng cồn, tiếng trống, tiếng hò reo. Ghe nọ run mình đòi phóng tới, gân cốt chuyển nghe răng rắc. Khiếp quá!
    Lục cụ ngồi trong liêu, ngóng đợi phó hương quản Hem để ra ruộng nghiên cứu xác chiếc ghe thiên cổ nọ.
    Trời quá trưa. Rồi mãi xế chiều, chú phó hương quản mới tất tả bước vào, lạy cụ hai lạy như thường lệ. Ðôi mắt chú phó hương quản sáng lên:
    - Vì có lịnh ông Ðốc Phủ chủ quận nên tôi phải đi hầu, về trễ.
    Lục cụ sửng sốt:
    - Ðòi việc gì?
    - Dạ, ông Ðốc Phủ dạy chùa mình đúng ba ngày nữa phải đem ghe tới chợ Gò Quao mà đua với ghe của mấy chùa khác. Không tuân thì có tội.
    - Tội gì? Mới tháng này, chưa tới mùa rước nước! Ðua ghe như vậy trái với tục lệ.
    Chú phó hương quản cố suy nghĩ:
    - Dạ nghe nói lễ lớn lắm. Lễ của Tây, ngày 14 tháng 7. Theo mọi năm, ở Rạch Giá mới có lễ. Năm nay, quận Gò Quao mình bắt chước phát phần thưởng.
    Lục cụ Tăng Liên nghiêm mặt lại. Ðem ghe ngo của nhà chùa để đua, ăn mừng một ngày lễ chẳng liên quan gì đến dân mình nghĩ cũng khó xử thật. Không tham dự là chống lại với nhà nước Lang Sa, còn tham dự thì mất cả ý nghĩa thiêng liêng. Lục cụ bước ra khỏi liêu, đi vòng qua trại lá để ngắm chiếc ghe ngo. Cụ nói:
    - Ðua thì cũng được. Ngặt mình không sửa soạn trước. Rủi thua thì mất danh xóm này. Phải bào lại cho láng, sơn hai lớp thật kỹ. Chú phó hương quản biết không? Ghe không trơn láng đi chậm lắm, dầu mình cố sức bơi. Cẩu thả như thế này...
    Chú phó hương quản nói:
    - Ðây là chuyện cực chẳng đã. Chùa nào cũng vậy, họ đâu có thời giờ sửa soạn kỹ hơn mình. Dầu muốn hay không, mình cũng phải đua. Nghe nói thì quan trên giúp mỗi người một ổ bánh mì, mười người lãnh một hộp sữa. Ai về nhứt, được giải... thưởng danh dự.
    Lục cụ gật đầu:
    - Phải, nhưng mà... chú chắc mình thắng kỳ này không?
    Chú phó hương quản cười dòn:
    - Dạ chắc. Dân xóm mình bơi giỏi lắm; hơn nữa, mới tìm được xác chiếc ghe ngo xưa. Ghe có hồn, lục cụ à! Hồn chiếc ghe xưa giúp chiếc ghe đời nay. Hồi hôm qua, hèn chi tôi nghe chiếc ghe ngo này chuyển mình răng rắc như sung sức lắm.
    Thế là sáng hôm sau lục cụ đích thân đọc kinh làm phép cho ghe ngo. Ghe đẩy xuống nước; bao nhiêu trai tráng trong làng hò reo vang dậy như... lân thấy pháo. Sáu mươi bốn cây đầm nhỏ phân phát ra, mỗi người một cây. Trước mũi ghe, cây lọng đỏ giương lên che một cái khay nhỏ đầy rượu, nhang, trầu, hao quả và một ông Phật bằng vàng lớn cỡ ngón tay cái.
    Chú phó hương quản được hân hạnh lãnh trách nhiệm chỉ huy cuộc chiến đấu sắp tới. Chú lạy lục cụ rồi đến ngồi nơi mũi ghe, dưới bóng cây lọng. Ba mươi cặp thanh niên lự lưỡng từ từ bước xuống, ngồi sắp hàng hai. Bè ghe khẳm, ngang mí nước, tưởng chừng xê xích một phân nữa là chìm. Nhưng không đâu! Chú phó hương quản đã vấn chiếc khăn nhiễu đỏ lên đầu rồi đánh vào cái cồn nhỏ:
    - Môn! Môn! Môn!...
    Ðoàn lực sĩ hạ dầm xuống khoát nước, nhịp nhàng. Chiếc ghe ngo phóng tới từng bực rồi nổi lên cao khỏi mặt nước. Nước văng trắng xóa hai bên. Ta thấy chú phó hương quản nâng cây dầm lên cao khỏi đầu, bơi trên không khí.
    Tập dượt như vậy năm bảy bận, chú phó hương quản bắt đầu yên tâm. Lục cụ mỉm cười, ghé miệng vào tai chú mà căn dặn lần chót:
    - Ngày mốt, khi sắp hàng, chú nhớ kỹ: nếu họ sắp cho mình ở phía bờ bên này thì mình phải lấn tới chừng một tấc. Nước ngược chảy bên này mạnh hơn. Chùa Sóc Ven có bùa. Tránh đừng cho bên họ đụng nhằm ghe mình: không khéo ghe mình đứt ra làm hai khúc. Có bề gì chú ngậm ông Phật vàng vào miệng. Nhớ dặn anh em bên mình uống rượu bớt một chút. Mỗi người, phần ba lít là vừa.
    Tuy nằm nhà, lục cụ Tăng Liên vẫn theo dõi được cuộc đua ghe. Cụ nhắm mắt định trí, tai lắng nghe tiếng cồn của ghe ngo chùa mình. Nó khác hẳn giọng cồn của chùa khác, cao vút hơn, thanh tao hơn.
    Từ sáng đến trưa, tiếng “môn, môn, môn” nghe đều đều. Cụ nhướng mắt, cau mày rồi chập sau ngáp dài, thông cảm: ngoài kia, họ “cáp” độ chưa được. Theo thường lệ, khi xuất phát hai chiếc ghe không ở lằn mức nào nhứt định. Sông quá rộng. Hai bên cứ bơi chầm chậm lấy trớn tới. hai vị chỉ huy liếc mắt nhìn nhau, khi nào đồng ý đua thì mới bắt đầu. Họ mãi “so cựa” với nhau như vậy.
    Bỗng giữa trưa, tiếng cồn thúc giục rồi im bặt. Lục cụ đứng dậy, đọc kinh lâm râm, đi tới đi lui trước sân chùa. Chao ôi! Ngoài sông Cái Lớn, hai chiếc ghe ngo đã biến thành hai con rắn thần bay trên mặt nước. Kìa, phó hương quản Hem đỏ rực như cây đuốc: khăn đỏ, mắt đỏ và da thịt đỏ vì rượu, vì máu nóng, vì ý chí bảo tồn danh dự của chùa mình. Kìa! ghe của đối phương đang liều mạng xắn vào hông ghe bên này để được huề vì hai bên đềy chìm. Nhưng người coi lái bên này nhanh tay. lách qua được. Phó hương quản Hem vội chụp lấy cây dầm nhỏ, nâng lên cao, bơi trên gió như thu hút tất cả sức mạnh của trời, của đất. Ghe vượt qua.
    Ðoàn dũng sĩ ôm cán dầm sát vào ngực, ngã mạnh tới, chuyển tất cả nhân lực vào mái dầm. Nước bay trắng xóa. Sau cùng, phó hương quản vội cầm ông Phật vàng trong khay, bỏ vào miệng mà ngậm.
    Lục Cụ Tăng Liên hình dung cảnh tượng dưới sông Gò Quao như vậy. Nó có thật không? Mồ hôi tươm xuống lưng, thấm ướt áo cà sa. Cụ chắp tay vái Trời Phật rồi vào trong liêu nằm xuống thở mệt, đợi chờ.
    Chiều hôm đó, tiếng hát vang dậy, tiếng cồn nhịp nhàng đưa đến ngày một gần. Lục cụ đoán đó là điềm chiến thắng. Cụ rửa mặt, lên chùa thắp nhang để tạ ơn đức bên trên.
    Nhưng phó hương quản Hem bước vào lạy cụ. Gương mặt của chú lạnh như đồng, gợn chút gì buồn bã.
    Lục cụ hỏi:
    - Sao vậy? Mình thua người ta à?
    Chú đáp:
    - Dạ, mình thắng. Nhưng mà...
    - Sao?
    - Nhưng mà được giải thưởng...
    Lục cụ trố mắt:
    - Ðược giải thưởng, có gì mà chú ngại. Tiền bạc hả? Vải bô hả? Nhang đèn hả? Năm nay, nhà nước cho vật gì?
    Chú phó hương quản Hem im lặng, chập sau mới bước ra ngoài đem vào một gói giấy lớn, từ từ mở ra thì ô hô! Ðó là một lá cờ tam sắc to tướng.
    Chú nói:
    - Cái này của ông Ðốc Phủ tặng chùa mình, phần thưởng hạng nhứt.
    Lục cụ không nói nửa tiếng, nuốt nước miếng như cố nén chút gì tủi nhục, xót xa. Hồi lâu, cụ lắc đầu, cười xòa rồi đỡ chú phó hương quản đứng dậy. Hai người bước ra sân. Một quang cảnh náo nhiệt diễn ra: bao nhiêu trai tráng đang nằm trên bãi cát, trên đất bùn. Kẻ thì hát nghêu ngao. Kẻ thì ôm ngực mửa ra nào là rượu, bánh mì, kẻ thì vói tay lên như gào thét, đòi thêm rượu nữa.
    Chú phó hương quản nói:
    - Dạ, bây giờ mình khiêng ghe ngo lên trại, mai mốt sợ không ai rảnh.
    Lục cụ nói:
    - Phải. Rồi chú ở đây với tôi. Tôi buồn quá. Có chút chuyện cần.
    Chú phó hương quản sực nhớ đến chiếc ghe ngo thiên cổ vừa tìm được mấy ngày trước. Nếu hổm rày không bận việc đua ghe này, có lẽ chú xin phép đào nó lên được. Và lục cụ chắc cũng đã dạy chú nhiều bài học hay hơn.
    Chú nói:
    - Mình ra ruộng, tiếp tục đào chiếc ghe xưa coi thử, phải không lục cụ?
    Lục cụ đáp:
    - Thôi. Mình cứ lấp đất lại cho chiếc ghe đó yên thân, khỏi bận hồn người xưa. Nay mai, vài chục năm nữa, chiếc ghe của chùa mình cũng vậy. Vạn vật đều biến đổi. Duy có nụ cười của đức Quan Âm bốn mặt... Bốn mặt của Ngài nhìn bốn phía để cứu khổ chúng sinh, khuyên ai nấy trầm tĩnh vì sự đời mãi đổi thay, thay đổi.

Sơn Nam 

Nhà của Hằng 



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét