Bản đồ hành chính

Liên kết web

Thông tin thời tiết

Khu vực Bắc Giang

No significant clouds
  • No significant clouds
  • Nhiệt độ: 26 °C
  • Gió: Biến, 5.6 km/h
  • Độ ẩm : 74 %
Thời gian cập nhật:
T4, 10/08/2014 - 09:30
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Tổng lượt xem tin bài: 918177
  • Trong ngày: 1693
  • Trong tuần: 13295
  • Trong tháng: 187900
  • Trong năm: 918177
Trang chủ

Sai phạm trong tu bổ di tích - Kỳ I: Mất yếu tố gốc

Bản để inBản để inGửi bài này qua EmailGửi bài này qua Email

Bắc Giang là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử - văn hóa. Đa phần các công trình được xây dựng từ lâu nên khó tránh khỏi xuống cấp, hư hại. Quá trình tu bổ khiến không ít di tích bị mất yếu tố gốc.

Từ biến dạng…

Một trong những nguyên tắc và yêu cầu cốt lõi của công tác trùng tu, tôn tạo di tích là phải bảo đảm yếu tố nguyên gốc. Luật Di sản Văn hóa quy định rất cụ thể vấn đề này. Thế nhưng trên địa bàn có những di tích được tu bổ nhưng làm sai lệch, biến dạng gây bức xúc trong nhân dân. Đình Phù Lão, xã Đào Mỹ (Lạng Giang) là ví dụ.

Được xây dựng từ thế kỷ XVII, năm 1982, đình Phù Lão được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Nhằm chống xuống cấp, từ năm 2009 đến 2011, thông qua nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), di tích này được đầu tư gần 14 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo các hạng mục: Đại đình, tiền tế, nghi môn, nhà bia và một số công trình phụ trợ khác. Chủ đầu tư là Sở VHTT&DL, đơn vị thi công là Công ty TNHH Xây dựng công trình văn hóa Thăng Long (Hà Nội). Việc giám sát thi công được giao cho Công ty cổ phần kiến trúc Thành Đạt (Hà Nội).

Sau khi hoàn thành, người dân phát hiện di tích này bị biến dạng, nhiều giá trị văn hoá, kiến trúc cổ không còn nguyên vẹn. Ông Trần Văn Hùng, Phó Ban quản lý di tích đình Phù Lão bức xúc vì nhiều cổ vật gắn với ngôi đình thâm nghiêm, u tịch bị bỏ lại sau khi trùng tu, tôn tạo: "Rất nhiều mảng chạm khắc hoa văn, con giống bị tháo dỡ ngổn ngang, nhiều bộ phận gãy rời không được gắn lại nguyên trạng. Chúng tôi đã gom được 2 bao tải con giống, phù điêu và yêu cầu đơn vị thi công gắn trả lại nhưng họ cứ khất lần, sau đó nhiều hiện vật trong số này đã bị mất. Hiện đình vẫn còn khá nhiều mảng chạm khắc bị gẫy rời nhưng làng không biết gắn vào đâu cho đúng vị trí cũ, bởi quá trình thi công đã làm đảo lộn”.

Lo ngại hơn, mỗi khi trời mưa, di tích bị dột, phần mũi đao của 4 góc đình nước chảy vào làm ướt gót kẻ. Nếu không khắc phục kịp thời chẳng bao lâu nữa các cấu kiện gỗ sẽ bị mục ruỗng. Mặt khác, do chất lượng gỗ kém nên ván sàn dù được thay thế mới nhưng cũng đã bị mọt. Thậm chí có tình trạng "Râu ông nọ lắp cằm bà kia” tại một số cấu kiện kiến trúc khiến các chi tiết bị vênh nhau.

Giáo sư – Tiến sĩ Trần Lâm Biền, chuyên nghiên cứu văn hóa và kiến trúc cổ Việt Nam cho biết: "Ở đình Phù Lão cần phải dỡ bỏ ngay 2 bức chạm khắc trái với thuần phong mỹ tục mà khi tu sửa người thi công đã tự ý đưa vào, đó là bức cốn có nhiều người thể hiện sự dung tục, dâm ô mà trước đây đình không có”.

Được đầu tư tương đối lớn (hơn 10 tỷ đồng) từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa (năm 2009), di tích quốc gia đình Lỗ Hạnh, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa) từng được mệnh danh là "Đệ nhất Kinh Bắc” nhưng khi được trùng tu khiến người dân không ít băn khoăn.

 Giáo sư Trần Lâm Biền khi nghiên cứu về ngôi đình này cho rằng: "Đình nay khác xưa nhiều quá. Trước đây hệ thống cửa "thượng song hạ bản” của di tích chỉ có ở 3 gian giữa mặt trước đình nhưng khi tu sửa đơn vị thi công đã làm cửa "thượng song hạ bản” khắp xung quanh. Phần hậu cung xưa có cửa sổ thì nay bít kín bưng”.

Cụ Nghiêm Xuân Thịnh, Trưởng Ban quản lý di tích cho biết: Do trùng tu ẩu nên đến nay đình đã xuống cấp, mái ngói xô lệch, có nhiều viên rơi xuống sân, mỗi khi trời mưa nước chảy ngược vào trong đình. Ngoài ra, nếu nguyên bản trên bờ dải hoa chanh ở nóc đình có những con giống cổ thì khi tháo dỡ, đơn vị thi công không gắn lại như cũ mà vứt lăn lóc dưới gốc cây. Những cấu kiện kiến trúc gỗ được làm lại một cách rất thô mộc, cẩu thả khiến những nét cổ kính, rêu phong của ngôi đình bị mất đi.

…Đến "bê tông hóa”

Dù không được khuyến khích nhưng tình trạng "bê tông hóa” di tích diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương dẫn đến hệ quả không ít công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi bị "trẻ hóa”. Khảo sát tại di tích cấp tỉnh là chùa Thanh Đà, xã An Hà (Lạng Giang) cho thấy, sau khi tu bổ, di tích có bề thế hơn nhưng thực chất đây chỉ là công trình có "niên đại 2011”. Từ một di tích cổ (niên đại 1719), qua nhiều lần sửa chữa, đến nay chùa cũ đã biến thành chùa mới hoàn toàn.

Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được xây dựng thành dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích”.


Trích điều 34, Luật Di sản văn hóa (Sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009).

Năm 2010, chùa được một doanh nhân công đức khoản tiền khá lớn để trùng tu, tôn tạo các hạng mục gồm: Chính điện, nhà tổ, nhà khách, nhà tăng, thư viện và nhiều công trình phụ trợ. Người dân địa phương coi đây là "Bái Đính thu nhỏ” để nói về quy mô chùa. Tiếc thay, quá trình tu bổ đã bị đơn giản hóa. Mọi cấu kiện gỗ bị loại bỏ, thay vào đó là những khối bê tông, cốt thép khô cứng. Hệ thống cột, kèo, quá giang, đầu dư, đòn bẩy… đều sử dụng chất liệu hiện đại.

Ông Tô Văn Như, Trưởng Ban khánh tiết chùa cho biết: Nền cũ chùa ở hướng chính Nam thì nay dịch chuyển sang vị trí mới, lệch 15O về hướng Đông Nam. Thậm chí đơn vị thi công còn định chuyển hướng chùa từ Đông sang Tây nhưng không được nhân dân chấp nhận. Chùa cũ có kết cấu 3 gian 2 chái thì kiến trúc chùa mới với chồng diêm 8 mái (phổ biến ở các chùa miền Nam)…

Năm 2010, di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh chùa Hạ Long, thôn Hạ Làng, xã Đồng Phúc (Yên Dũng) được tu bổ với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng để chống xuống cấp. Tuy nhiên, những gì cổ kính còn giữ được sau tu bổ chỉ còn là 4 chiếc cột gỗ lim, nền đặt bệ tượng Phật cũng được lát gạch hoa hiện đại. Việc lạm dụng quá mức vật liệu mới khiến phần lớn kiến trúc chùa bị "bê tông hóa”.

Đáng nói hơn, khi tu sửa địa phương đã "tiện thể" xây thêm hai cột bê tông án ngữ ngay trước chùa trông khá lạc lõng, mà theo một số nhà nghiên cứu văn hóa thì phần nhiều kiến trúc này giống của đình. Khi cơ quan chức năng phát hiện và có ý kiến thì mọi việc đã rồi, phá dỡ không đành mà để lại cũng chẳng hay. Theo Trưởng thôn Hạ Làng Phan Văn Mãn: Nếu sử dụng chất liệu gỗ lim để tu bổ di tích kinh phí phải tăng gấp 3 lần nên địa phương đã đưa bê tông vào thay thế.

                                                                                                                                Nguồn BGĐT