Hội rước Giá
Tưởng nhớ đến công lao của Lý Phục Man tướng công, hằng năm cứ vào ngày 10,11,12 tháng 3 Âm lịch, nhân dân lại mở hội. Cứ 5 năm mở đại đám một lần. Hội đại đám có các trò như Nghiềm quân, rước, Cờ người, đấu vật rất hoành tráng. Hội Giá là một trong những hội lớn trong vùng và đã đi vào ca dao: Bơi Đăm, Rước Giá, Hội Thày.
Dân gian có câu “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy”. Rước Giá là để chỉ một trò diễn nổi tiếng của lễ hội làng Giá, được tổ chức từ ngày 10 đến 26/3 âm lịch hàng năm. Làng Giá, thuở trước có tên là Kẻ Sở, sau đó đổi là Cổ Sở và nay là đất thuộc hai xã Đắc Sở và Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội).
Quang cảnh phía trước "Quán Giá" nơi thờ tướng quân Lý Phục Man - Ảnh: hanhmms11
Rước Giá - một lễ hội độc đáo mang đậm bản sắc vùng quê đồng bằng Bắc bộ đã diễn ra tại Làng Giá thuộc hai xã Đắc Sở và Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội). Hàng ngàn người dân đã đổ về tham dự lễ hội này... Từng dòng người dài dằng dặc nối đuôi nhau đổ về lễ hội Đình Yên Sở hay còn gọi là Quán Giá, là nơi thờ tướng quân Lý Phục Man, vị danh tướng Khai quốc công thần đời Vua Lý Nam Đế đã hi sinh vì non sông đất nước.
Sân trong và tam quan - Ảnh: hanhmms11
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hà Nội
Để tưởng nhớ công ơn của ngài, cứ đến ngày 10/3 âm lịch hàng năm, nhân dân địa phương lại tổ chức lễ hội Giá. Đặc biệt, cứ 5 năm một lần sẽ tổ chức hội lớn (tổ chức vào những năm chẵn). Hội Giá năm nay diễn ra trong 3 ngày (từ mùng 10 đến 12 âm lịch) với các trò chơi dân gian truyền thống như hội cờ tướng, cờ người, thi đấu vật, thi hát quan họ,... và tâm điểm của hội chính là Lễ Rước Giá độc đáo.
Nghiềm quân tại lễ hội giá - Ảnh: hanhmms11
Nghiềm quân tại lễ hội giá - Ảnh: hanhmms11
Ngay từ sáng sớm, khắp làng trên xóm dưới, hàng ngàn người dân làng Giá và các vùng lân cận đã nô nức về đây trảy hội. Hai bên bờ đê, từng dòng người và xe ùn ùn kéo về mỗi lúc một đông, gương mặt già trẻ gái trai, ai ai cũng lộ rõ vẻ hoan hỉ và háo hức mong được tham dự lễ Rước Giá tưng bừng và hoành tráng 5 năm mới có một lần này.
Khu vực thi đấu cờ người - Ảnh: hanhmms11
Người dân đứng chật hai bờ đê để hưởng ứng Lễ Rước Giá tưng bừng và hoành tráng Mở đầu Lễ hội là trò diễn “nghiềm quân” độc đáo. Tất cả đội hình được sắp xếp, múa cờ theo hình xoáy trôn ốc, người tướng cầm lá cờ đại phá vòng vây rất tài tình.
Trong khi thi đấu - Ảnh: hanhmms11
Xem thêm: Các tour du lịch đến Hà Nội
Được háo hức và mong chờ nhất của lễ hội chính là lễ Rước Giá độc đáo có một không hai. Đoàn Rước Giá có khoảng gần 600 người với khăn áo chỉnh tề chia làm hai hàng xuất phát từ Quán Giá, theo con đê. Đi đầu là đội múa sư tử, tiếp đến là tuần đinh mang roi, vác giáo và cầm tù và. Kế tiếp là 20 lá cờ thần, lọng vàng, dùi đồng. Tiếp ngay sau đó là đội quân khiêng hương án trên có để các tế khí, lư trầm, nến, đèn, hai con hạc, theo sau là phường bát âm, một cỗ kiệu với sự hộ tống của hai cụ cao niên mặc áo thụng xanh và thụng thâm, đi hia, đội mũ cánh chuồn. Đi sau cùng là các tổng cờ và bốn lá cờ vuông.
Đội thi đấu - Ảnh: hanhmms11
Chỉ huy đám rước là một cụ ông có uy tín trong làng, cầm chiêng chỉ đạo đội tổng cờ, gọi là thủ hiệu. Mỗi khi cụ ông đánh chiêng, đội tổng cờ khoảng gần 50 em thiếu niên với trang phục áo dài thâm, khăn thâm, quần trắng, đi chân đất, áo dài cài thắt lưng đỏ đồng thanh hô lên 4 tiếng: "Lai ré hè ré". Khi rước đến văn chỉ, chỉ có ông thủ hiệu, các tổng cờ, các quan hầu của thần và cỗ kiệu được phép vào sân tế, số còn lại phải đứng bên ngoài.
Trao giải thưởng cho các kỷ thủ đạt giải cao - Ảnh: hanhmms11
Sau khi hoàn thành xong các nghi thức, đoàn rước lại trật tự rước trở về Quán bằng con đường cũ với đội hình ban đầu. Nghi lễ Rước Giá đã kết thúc trong sự vui mừng, hân hoan và phấn chấn của toàn thể nhân dân trong vùng.
Ngày nay, cùng với những biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội theo hướng ngày càng hiện đại hoá, các loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng cũng theo đó bị mai một dần thì việc duy trì và bảo tồn được Lễ hội như ở Làng Giá là một việc làm vô cùng đáng quý. Nó không chỉ mang lại niềm vui cho mọi người sau những chuỗi ngày lao động mệt mỏi, vất vả, mà còn khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tăng cường sự đoàn kết trong cộng đồng và đây cũng là dịp để nhắc nhở mọi người hướng về cội nguồn, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên.
Nguồn: Tổng hợp