Đồng Khánh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Nguyễn Cảnh Tông
阮景宗
Hoàng đế Việt Nam (chi tiết...)
DongKhanh.jpg
Hoàng đế nhà Nguyễn
Trị vì 1885 - 1889
Tiền nhiệm Hàm Nghi
Kế nhiệm Thành Thái
Thông tin chung
Thê thiếp Phụ Thiên Thuần hoàng hậu
Hựu Thiên Thuần hoàng hậu
Hậu duệ
Tên thật Nguyễn Phúc Ưng Kỷ
Niên hiệu Đồng Khánh
Thụy hiệu Hoằng Liệt Thống Thiết Mẫn Huệ Thuần Hoàng Đế
弘烈統哲敏惠純皇帝
Miếu hiệu Cảnh Tông (景宗)
Triều đại Nhà Nguyễn
Hoàng gia ca Đăng đàn cung
Thân phụ Nguyễn Phúc Hồng Cai
Thân mẫu Bùi Thị Thanh
Sinh 19 tháng 2 năm 1864
Huế, Việt Nam
Mất 28 tháng 1, 1889 (24 tuổi)
Huế, Việt Nam
An táng Tư Lăng (思陵)

Đồng Khánh (chữ Hán: 同慶; 19 tháng 2, 186428 tháng 1, 1889), còn được gọi là Nguyễn Cảnh Tông (阮景宗), là vị Hoàng đế thứ 9 của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889.

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Vua Đồng Khánh sinh ngày 12 tháng giêng năm Giáp Tý, tức ngày 19 tháng 2 năm 1864 tại Huế. Tên húy của nhà vua các tài liệu ghi khác nhau[1], nơi thì ghi là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ (阮福膺祺), Nguyễn Phúc Ưng Biện (阮福昪), Nguyễn Phúc Chánh Mông (阮福正蒙). Tên gọi Chánh Mông là do từ thưở nhỏ, ông đã được mang về Chánh Mông đường (正蒙堂) nuôi dưỡng. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh

Năm 1865, Ưng Kỷ được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo. Năm 1882, Tự Đức đế sách phong ông làm Kiên Giang quận công (堅江郡公).

Cai trị[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đó vua em Hàm Nghi đã thoát ly triều đình kéo cờ khởi nghĩa chống Pháp, Thống tướng de Courcy sai ông de Champeaux lên yết kiến Hoàng thái hậu Từ Dũ, mẹ đẻ của vua Tự Đức, để xin lập Ưng Kỷ lên làm vua. Ngày 6 tháng 8 năm Ất Dậu, tức ngày 19 tháng 9 năm 1885, Nguyễn Phúc Ưng Kỷ phải thân hành sang bên Khâm sứ Pháp làm lễ thụ phong, được tôn làm vua, lấy niên hiệu là Đồng Khánh.

Đồng Khánh là ông vua không chống Pháp. Sách của Trần Trọng Kim viết: "Vua Đồng Khánh tính tình hiền lành, hay trang sức và cũng muốn duy tân, ở rất được lòng người Pháp."

Khi đó vua Hàm Nghi đang ở vùng Quảng Bình, quân Pháp đang tấn công về vùng đó. Vua Đồng Khánh đích thân ra tận Quảng Bình để dụ vua Hàm Nghi và các quan tùy tùng về hàng, hứa là sẽ cho cai trị 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ AnHà Tĩnh nhưng không thành công. Sau đó vua Hàm Nghi bị một thuộc hạ là Trương Quang Ngọc làm phản. Hàm Nghi bị người Pháp bắt rồi bị đưa đi đày ở Algérie.

Hoàng đế Đồng Khánh ở ngôi được ba năm thì bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý, tức ngày 28 tháng 1 năm 1889. Khi đó ông 24 tuổi. Thụy hiệu của ông là Hoằng Liệt Thống Thiết Mẫn Huệ Thuần Hoàng Đế (弘烈統哲敏惠純皇帝), miếu hiệuCảnh Tông (景宗).

Lăng của Đồng Khánh đế là Tư Lăng (思陵) tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên. Ông được thờ tại Tả Tam Án ở Thế Miếu và Tả Tam Án điện Phụng Tiên trong Đại Nội kinh thành Huế.

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thân phụ: Nguyễn Phúc Hồng Cai, truy phong Thuần Nghị Kiên Thái Vương (淳毅堅太王).
  • Thân mẫu: Bùi Thị Thanh (裴氏清), truy phong Thuần Nghị Kiên Thái Vương Phi (淳毅堅太王妃).
  • Hậu phi:
  1. Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Nhàn (阮氏嫻; 22 tháng 12, 1870 - 9 tháng 11, 1935), tự Học Khương; trong sử còn gọi là Thánh Cung. Con gái thứ 2 của Vĩnh Lai Quận công, Cơ Mật viện Đại thần Nguyễn Hữu Độ. Hoàng hậu được an táng ở Tư Minh lăng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên. Bà rất nổi tiếng về đức độ, được vua Đồng Khánh sủng ái. Ngày 14 tháng 9, 1885, liền phong làm Hoàng quý phi cho cai quản mọi việc chốn hậu cung với kim bài chiều ngang khắc chữ: "Đồng Khánh sắc tứ", chiều dọc khắc chữ "Kiêm nhiếp lục viện".
  2. Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương Thị Thục (楊氏熟; 18 tháng 4, 1868 - 17 tháng 9, 1944), là mẹ của vua Khải Định, quê ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên, con gái của Phú Lộc Quận công Dương Quang Hướng; trong sử còn gọi bà là Tiên Cung.
  3. Giai phi Phan Văn thị (佳妃潘文氏), được ban quyền nhiếp quản lục viện bên cạnh Hoàng quý phi Nguyễn Hữu thị.
  4. Quan phi Trần Đăng thị (关妃陈登氏), bị giáng làm Tùy tần.
  5. Chính tần Hồ Văn thị (正嫔胡文氏), bị giáng làm Mỹ nhân.
  6. Nghi tần Nguyễn Văn thị (宜嫔阮文氏), bị giáng làm Tài nhân.
  7. Dụ tần Trần Văn thị (裕嫔陈文氏).
  8. Tiệp dư Hồ thị (婕妤胡氏).
  9. Cung nhân Bách Hợp (宫人百合).
  • Hậu duệ:
  1. Nguyễn Hoằng Tông Nguyễn Phúc Bửu Đảo [阮福寶嶹], mẹ là Hựu Thiên Thuần hoàng hậu.
  2. An Hóa quận vương Nguyễn Phúc Bửu Tung [安化郡王阮福寶嵩], mẹ là Quan phi, sinh ngày 1 tháng 3, 1886; mất ngày 23 tháng 1, 1900.
  3. Nguyễn Phúc Bửu Nguy [阮福宝巍], mẹ là Phụ Thiên Thuần hoàng hậu, chết non.
  4. Nguyễn Phúc Bửu Nga [阮福寶峨], mẹ là Phụ Thiên Thuần hoàng hậu, chết non.
  5. Nguyễn Phúc Bửu Cát [阮福寶嶱], mẹ là Hựu Thiên Thuần hoàng hậu, chết non.
  6. Nguyễn Phúc Bửu Quyền [阮福寶𡷡], mẹ là Quan phi, chết non.
  7. Ngọc Lâm công chúa Nguyễn Phúc Hỷ Duyệt [玉林公主阮福喜悦], mẹ là Tiệp dư Hồ thị.
  8. Ngọc Sơn công chúa Nguyễn Phúc Hỷ Hỷ [玉山公主阮福喜喜], mẹ là Tiệp dư Hồ thị, chết sau năm 1920.
  9. Công chúa thứ 3 không rõ tên.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Xem các trang: Lịch sử triều Nguyễn - Chín chúa, mười ba vua - 143 năm vương triều Nguyễn (1802-1945)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]