logo
Thứ sáu, 03/10/2014 23:29
Đường dây nóng: (04) 38228302 Email : noidung.dko@gmail.com
 
ĐĐK Chủ nhậ̣t

Vẻ đẹp của một phế tích (20/04/2014)
Mặc dù là một phế tích đã bỏ hoang nhưng khu Mả ông Lân ở phường Hiệp Thành (TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương) luôn là địa điểm thu hút rất đông khách du lịch, bởi lối kiến trúc độc đáo và những tàn tích còn sót lại từ hàng trăm năm nay. Đặc biệt những ngày cuối tuần rất nhiều bạn trẻ tìm đến đây chụp hình cưới làm kỷ niệm dù thực chất, đây là một khu mộ lớn.
 
Cổng khu mộ ông Lân
 
Chủ nhân của khu mộ phế hoang này là ông Trần Văn Lân, một người giàu thuộc hàng bậc nhất của vùng đất Thủ xưa. Ông Trần Văn Lân là người sinh thời theo nghề buôn gỗ, từng có nhiều trại cưa nằm ven sông Sài Gòn cũng như ở vùng rừng núi thượng nguồn dòng sông này ở phía biên giới giáp với Campuchia. Không chỉ là một thương nhân lừng danh, các con ông Trần Văn Lân cũng rất thành đạt. Cụ thể, ông Trần Văn Hổ là một đốc phủ, một chức quan khá lớn thời bấy giờ. Các người con khác gồm Trần Văn Tề, Trần Công Vị, bác sĩ và Trần Văn Trai, một vị tiến sĩ. Đặc biệt, người con thứ 3 của ông, Trần Công Vàng - một nha sĩ danh tiếng, làm rạng danh dòng họ khi bỏ tiền xây hàng chục khu dinh thự nhà họ Trần nằm rải rác nhiều nơi ở vùng đất này. Một trong những công trình đó hiện vẫn còn, đó là biệt thự cổ Trần Công Vàng, một Di tích lịch sử văn hóa quốc gia của tỉnh được công nhận vào năm 1993.
 
Quay trở lại câu chuyện về ông Trần Văn Lân với những người con giàu có, tài giỏi và danh tiếng thời bấy giờ. Có người cao tuổi ở đây kể lại rằng, lúc ông Lân còn sống, cách đây khoảng hơn 100 năm, người dân ở vùng Thủ Dầu Một không ai dám dùng từ "múa lân” trong những ngày lễ hội, mà họ phải gọi là "múa cù” để tránh tên húy của ông. Nói vậy để thấy rằng, không những nổi tiếng giàu có, ông còn được nhiều người dân trong vùng kính trọng, quý mến, cảm phục vì các con ông tuy giàu nhưng nhiều người lại làm nghề thầy thuốc cứu người, cứu đời.
 
Hình con lân ngay trước mộ
 
Riêng về khu mộ ông Lân, theo quan sát của chúng tôi, đó là một quần thể kiến trúc được xây dựng khá độc đáo, nằm trên một quả đồi cao, hướng nhìn ra phía sông Sài Gòn xa xa, một địa thế phong thủy không thể tốt hơn. Mặc dù đã trải qua hơn một trăm năm hoang phế nhưng vẫn dễ dàng để thấy rằng, lối kiến trúc của khu mộ này là kiến trúc cung đình, đậm chất của kinh thành Huế xưa. Cụ thể, mặt trước của ngôi mộ là một bức tường có 3 cổng vào, 2 cổng phụ và một cổng chính. Ngay lối trước cổng chính là một chiếc đầu con lân bằng đá xanh rất đẹp, cao chừng 1,2m. Cổng vào xây cao khoảng 4m, có nhiều hình vẽ, hoa văn lẫn họa tiết trang trí tinh xảo, kèm theo những dòng chữ tô màu đỏ. Tương truyền, nhóm thợ xây dựng khu mộ này là những nghệ nhân ở miền Trung được thuê vào làm trong thời gian hơn 1 năm mới xong. Lúc bấy giờ, đó là khu mộ có kiến trúc hoành tráng và uy nghi bậc nhất của vùng này. Ở giữa khu mộ là nơi an nghỉ của ông Lân và sau này là di hài của các con ông. Khu mộ nằm hơi trũng so với nền chung của cổng vào. Sau khu mộ là một gian nhà rộng. Ở đây có một tấm bia đá lớn ghi gia phả dòng họ Trần ở Thủ Dầu Một và công lao, đóng góp của dòng họ với nhân dân trong vùng. Riêng ở bên phía phải của khu mộ là một khu mộ khác, tương truyền là nơi an nghỉ của vợ ông Lân và những người con dâu bởi theo quan niệm thời bấy giờ, phụ nữ của dòng họ khi chết chỉ được chôn cất ở bên cạnh.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi với người dân sinh sống trong vùng thì mặc dù mang họ Trần nhưng ông Trần Văn Lân lại là người gốc ở vùng Triều Châu (Trung Quốc). Ông đã cùng với ông nội mình lưu lạc vào vùng đất Chợ Lớn trước khi ngược sông Sài Gòn lên định cư ở vùng Thủ Dầu Một này. Trước đời ông Lân, các đời trước của gia đình cũng làm nghề buôn gỗ nhưng phải đến đời ông, dòng họ Trần nơi này mới thực sự nổi tiếng và trở lên giàu có, trở thành dòng tộc danh giá nhất thời bấy giờ. Hiện nay, quanh khu mộ ông Lân vẫn còn khá nhiều hậu nhân của ông và cả những người Hoa đồng hương vùng Triều Châu khác. Tuy nhiên, trong nhiều tài liệu lịch sử về đất và người Bình Dương, chúng tôi ít thấy nói về gốc tích của ông Lân mà chỉ nói về ông Trần Công Vàng, người con thứ của ông Lân.
 
ĐOÀN XÁ
Gui cho ban be Gửi cho bạn bè print Bản in
Gửi bình luận của bạn
Họ tên:  
Email:  
Nội dung:
Mã an toàn* Ma an toan
Xem các bài viết theo ngày calendar
Các bài mới hơn:
bullet Hội sách Hà Nội 2014: Nhiều giao lưu, thiếu “hàng hot” (28/09/2014)
bullet “Tàu thuyền và ngành đóng tàu thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn” (28/09/2014)
bullet “Sài Gòn – một sợi tơ lòng” (28/09/2014)
bullet “Công lý cho ai” (28/09/2014)
bullet 172 giờ trên mặt trăng (28/09/2014)
Các bài đã đăng:
bullet “Điện Biên Phủ qua một số lời khai của tướng lĩnh Pháp” (20/04/2014)
bullet “Ngựa thép” (20/04/2014)
bullet “Chín mươi ba” (20/04/2014)
bullet “Điện Biên Phủ - Bản giao hưởng hòa bình” (20/04/2014)
bullet “Vang vọng khúc tráng ca Điện Biên” (20/04/2014)
bullet Nghệ sĩ Minh Hằng trở lại với “Nhà có ba chị em gái” (20/04/2014)
bullet Làng “ăn khói” (20/04/2014)
bullet Vụ bán độ tại CLB Ninh Bình: Những cơn đau nhức nhối! (20/04/2014)
bullet Chuyện dân biết, dân làm, dân kiểm tra với ASIAD (20/04/2014)
bullet Hãnh diện là người Việt Nam (20/04/2014)
Xem tiếp >>

Tin nổi bật

Mừng GS Vũ Khiêu 100 tuổi: “Một tấm lòng son ở với đời” Mừng GS Vũ Khiêu 100 tuổi: “Một tấm lòng son ở với đời”
Ông Phạm Khắc Lãm - Ủy viên Hội đồng tư vấn về Đối ngoại và Kiều bào của UBTƯMTTQ Việt Nam: Nguồn lực của kiều bào  đừng tính bằng kiều hối Ông Phạm Khắc Lãm - Ủy viên Hội đồng tư vấn về Đối ngoại và Kiều bào của UBTƯMTTQ Việt Nam: Nguồn lực của kiều bào đừng tính bằng kiều hối
Nhà, thu nhập, kê khai  và những  việc khác Nhà, thu nhập, kê khai và những việc khác
Xa xôi  Huồi Giảng Xa xôi Huồi Giảng
Số “đẹp” Số “đẹp”
Nguyên Uỷ viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị,  nguyên Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt: Sợ nhất là “bộ phận  không nhỏ” rơi vào số ít Nguyên Uỷ viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt: Sợ nhất là “bộ phận không nhỏ” rơi vào số ít
Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế đa dạng Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế đa dạng
Đổi mới nhận thức -  tiền đề để phát triển khoa học công nghệ Đổi mới nhận thức - tiền đề để phát triển khoa học công nghệ
Truyền thông  thời… lá cải Truyền thông thời… lá cải
Ông Vũ Mão - nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội:  Vì sao người dân  chưa hài lòng? Ông Vũ Mão - nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội: Vì sao người dân chưa hài lòng?
Phó Tổng biên tập phụ trách: Nguyễn Quốc Khánh
Thư ký tòa soạn: Hà Trọng Nghĩa
Báo Đại Đoàn Kết
- Giấy phép xuất bản số 270/GP-TTĐT ngày 27/12/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thiết lập trang báo điện tử
- Tòa soạn và trị sự: 66 Bà Triệu - Hà Nội - ĐT: (04) 38228303 - FAX: (04) 38228547 - Email: toasoan@baodaidoanket.com.vn
- Đường dây nóng : (04) 39433164 - (08) 39327989
- Ban đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: 176 Võ Thị Sáu, TP. Hồ Chí Minh - ĐT: (08) 39326703 - FAX: (08) 39326130 - Email: daidoanket2vp@hcm.vnn.vn
Các văn phòng thường trú:
- Thanh Hóa: Đường Hạc Thành, TP. Thanh Hóa. ĐT: (037) 3854310
- Khánh Hòa: A4 chung cư 2, TP. Nha Trang, Khánh Hoà. ĐT/Fax: (058) 3870608
- Cần Thơ: 5A đường 30-4, TP Cần Thơ - ĐT/Fax: (071) 3839444.