"Boyhood" - "Quả cầu vàng" cho bộ phim quay trong 11 năm
"Boyhood" - "Quả cầu vàng" cho bộ phim quay trong 11 năm
Sapa mùa tuyết rơi - Kẻ
Sapa mùa tuyết rơi - Kẻ 'mếu', người cười
Rượu và phụ nữ có thể kết giao
Rượu và phụ nữ có thể kết giao 'tri kỉ'?
Một làng cổ Cự Đà bên dòng sông Nhuệ

Depplus.vn -

Depplus.vn - Nếu Đường Lâm là làng Việt cổ điển hình của vùng trung du, thì Cự Đà lại là ngôi làng cổ mang những đặc trưng cơ bản nhất của làng cổ ven sông. Cho đến nay, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, làng vẫn giữ được gần như vẹn nguyên so với thuở ban đầu…
Làng Cự Đà, thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, chỉ cách Hồ Gươm chưa đầy 20km. Nép vào dọc con sông Nhuệ, làng trải dài và có hình xương cá với những ngõ xóm đâm ngang, hẹp, lát gạch đỏ.
 
Cổng ngõ nào cũng chạy ra đến bờ sông với những thềm gạch vươn tận mép nước. Quy hoạch tự nhiên của làng theo đúng mô hình “nhất cận thị, nhị cận giang” điển hình cho một làng Việt cổ vừa nông nghiệp vừa thương mại.
 
 
 
 
 
Cự Đà cũng là ngôi làng có nhiều cái nhất. Ngay từ đầu thế kỷ 20, làng đã có điện thắp sáng, rồi nhà nhà trong làng đều được đánh số hệt như những ngôi nhà trên phố lớn. Những năm 1920-40 của thế kỷ trước, người làng đua nhau ra Hà Nội lập xưởng, làm chủ nhà máy, chủ cửa hàng, tiệm buôn khá đông. Một loạt tên tuổi các nhà giàu Hà Nội lấy tên hiệu bắt đầu bằng chữ “Cự” như Cự Doanh, Cự Chân, Cự Phát… chính là người Cự Đà.
 
 
 
Dấu tích của một thời làng thương mại ven đô giàu có còn để lại ở hai khối tượng cóc bằng đá xanh đặt ở bến sông. Trên hai khối tượng còn khoét lỗ để đèn dầu. Đó là một loại “hải đăng” để thuyền bè buôn bán trên sông Nhuệ trong những đêm tối trời định vị đúng hướng mà ghé vào.
 
Trong một ngôi làng nhỏ, chiều dài hơn 1km rộng chưa đầy 500m từ lâu đã trở thành nơi giao thoa giữa những nền văn hóa với hai loại hình kiến trúc tiêu biểu - Nhà Việt cổ và những kiến trúc được xây từ thời Pháp thuộc. Chỉ tính riêng cái quỹ nhà “Tây” thôi cũng đã đủ để nơi đây trở thành di sản rồi.
 
 
 
 
 
Cũng giống như những ngôi nhà cổ ở trên phố, ở Cự Đà, nhà cũng hai tầng, có ban công - đặc trưng của phương Tây, nghĩa là cửa vòm, gạch hoa lát cột, mảnh sứ đập ra ghép lại trang trí mặt tiền theo phong cách mosaic là “mốt” của một thời, nay ít nơi còn thấy, ngoài khu lăng mộ các ông Vua thời Nguyễn.
 
Nhà cổ thời Nguyễn giờ còn hơn ba chục chiếc, khung gỗ, lợp ngói ta, giếng nước mưa trong mát, tuổi từ hơn trăm năm trở lên, trong đó có những ngôi nhà đặc biệt quý hiếm, trên câu đầu còn ghi niên đại “Tự Đức Giáp Tuất”, năm 1874 tức cách đây 134 năm, nơi thờ cúng vẫn còn giữ nguyên võng vì và bộ giường thờ, ban thờ, bàn thờ... Nhiều ngôi từ đường của các dòng họ như những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc vô giá với những cuốn thư, cột, cửa đều làm từ gỗ và hoa văn tinh tế.
 
 
 
 
 
Các nhà khoa học Nhật Bản từng đến khảo sát ở đây đã đánh giá cao khối di sản vật thể này. Đáng chú ý nơi đây còn có di tích đàn tế bằng đá xanh mà người dân vẫn gọi là đàn tế trời đất, một dạng của đàn Xã Tắc thuộc loại đẹp nhất nước còn giữ được. Ngôi làng cổ này còn nổi tiếng với hai nghề truyền thống đó là làm tương và làm miến.
 
 
 
 
 
 
 
Không quá xa Hà Nội, với kiến trúc cổ và làng nghề truyền thống, Cự Đà là một điểm du lịch đáng để khám phá vào những ngày cuối tuần.
 
PGS.TS Trịnh Sinh (Depplus.vn)
 

Tin liên quan

Tin cũ hơn