VỀ MỘT SỐ BIA TƯỢNG HẬU THẾ KỶ XVII- XVIII PHẠM THÙY VINH Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Lệ đặt hậu trong chùa, đình ở nước ta chưa rõ xuất hiện từ bao giờ, nhưng bia hậu thường hay gặp nhất là từ thế kỷ XVII trở về sau. Trong một số bia thời Trần thời Lê sơ, chúng tối có gặp những nội dung tương tự như thờ hậu chỉ được gọi dưới cái tên là “ký kị” tức gửi giỗ. Thực chấtcả hai cách gọi “hậu thần, hậu Phật, hậu hiền, hậu điếm, hậu ngõ, hậu phường” và “ký kị” đều hàm chứa nội dung rất gần nhau, đó là thờ cúng những người đã đóng góp một khoản tiền của nhất định cho làng hoặc một tổ chức nào đó của làng. Những người được thờ hậu đã đóng góp tiêu, ruộng một cách tự nguyện hoặc do làng có nhu cầu chi tiêu mà không đủ kinh phí đã kêu gọi sự hảo tâm của mọi tầng lớp, sau đó làng trả ơn bằng cách bầu họ là hậu ở đình hoặc hậu ở chùa v.v… Tùy theo di tích mà làng có. Dựng bia đá ghi lại những sự việc đó khá phổ biến trong các làng quê của Việt Nam từ thế kỉ 17 cho đến những thập kỉ đầu của thế kỉ 20. Nhưng tạc tượng đá để lại thì không nhiều và dường như chỉ xuất hiện vào giai đoạn từ thế kỉ 16 đến cuối thế kỷ 18, phổ biến hơn cả là ở thế kỉ 17. Hiện nay qua những đợt đi khảo sát điền dã ở các địa phương trong cả nước, một số các nhà nghiên cứu đã phát hiện và giới thiệu các bia tượng hậu ở các ngôi đình, chùa Năm 1994, tại Hội nghị Thông báo Khảo cổ học, hai tác giả Chu Quang Trứ và Cung Khắc Lược đã giới thiệu một loạt bia tượng hậu tại chùa Quang Khánh thôn Tử Dương xã Tô Hiệu hiệu Thường Tín tỉnh Hà Tây, gồm 9 bia tượng hậu Phật. Trong quá trình khảo cứu văn bia, chúng tôi gặp một số bia tượng hậu thế kỉ 17, 18 ở các địa phương khác nhau, với những chạm khắc rất tinh tế, tỉ mỉ, nhất là bia tượng thế kỉ 17. Tất cả các tượng hậu này đều có niên đại tuyệt đối được khắc rõ ràng vào mặt sau hoặc mặt cạnh. @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@ 17. Hiện nay qua những đợt đi khảo sát điền dã ở các địa phương trong cả nước, một số các nhà nghiên cứu đã phát hiện và giới thiệu các bia tượng hậu ở các ngôi đình, chùa. Năm 1994, tại Hội nghị Thông báo Khảo cổ học, hai tác giả Chu Quang Trứ và Cung Khắc Lược đã giới thiệu một loạt bia tượng hậu tại chùa Quang Khánh thôn Tử Dương xã Tô Hiệu huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, gồm 9 bia tượng hậu Phật. Trong quá trình khảo cứu văn bia, chúng tôi gặp một số bia tượng hậu thế kỉ 17, 18 ở các địa phương khác nhau, với những chạm khắc rất tinh tế, tỉ mỉ, nhất là bia tượng thế kỉ 17. Tất cả các tượng hậu này đều có niên đại tuyệt đối được khắc rõ ràng vào mặt sau hoặc mặt cạnh. Tượng thứ nhất: Tượng Thái giám tước Khánh Lương hầu Thạch qui công tự là Đức Long, thụy là Quảng Đại phủ quân, được phong tặng Thái bảo. Tượng tạo năm Đức Nguyên 2 (1674) do ông Hoàng Nguyên làm ở cục Ngọc thạch người làng Đại Bái huyện Gia Định phủ Thuận An khắc. Đây là tượng chân dung ở tư thế ngồi, hai chân xếp bằng, có áo dài buông che phủ chân, hai tay đan chéo vào nhau để lộ 2 ngón tay cái với móng dài. Tượng có khuôn mặt cân đối, cằm nhọn, mũi cao, gồ, cánh mũi nở, hai môi mỏng mím chặt. Hai mắt mở to, rất rõ tròng mắt nhìn với vẻ ưu tư, hai lông mày nhíu lại, khóe mắt và trán có nếp nhăn, hai bên khóe miệng cũng có vài nếp nhăn, hai tai to. Đầu quân khăn, tua khăn vắt ra sau chảy xuống vai. Áo khoác dài với 2 tà vắt chéo trước ngực, tay áo rộng có nhiều nếp gấp. Tượng cao khoảng 60 cm, đặt trong một khối đá, mặt cạnh và 2 bên gờ tượng ghi lại sự tích. Tượng đặt tại chùa Nành xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tượng thứ hai: Tượng bà Nguyễn Thị Trung hiệu Diệu Trí là phu nhân của Tiền Thự vệ sự Hùng Nghĩa Hầu. Tượng được đặt tại chùa Tĩnh Quang thôn Từ Phong xã Cách Bi huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. Tượng này tạo năm Vĩnh Trị 3 (1678). Tượng cũng được khắc tư thế ngồi, chân trái gấp lại, bàn tay trái chống lên đầu gối trái, lòng bàn tay úp xuống với ngón tay thon dài, chân phải chống lên, khuỷu tay phải đặt trên đầu gối, bàn tay phải đang cầm một vật hình tròn và đỡ chỗ thắt nút của dây lưng Tượng có khuôn mặt của một phụ nữ già, có thể đoán tuổi từ 60 trở lên. Trán có nhiều nếp nhăn, má bị hóp lại, đuôi mắt có nhiều nếp nhăn dài chống xếp. Mũi cao, mắt hai mí mở nhưng nhìn xuống. Giữa cằm và cổ còn những nếp gấp dài của da bị chảy, càng chứng tỏ sự già nua. Hai tai to, rõ vành tai, tai có xổ lỗ tai, tóc để trần quấn lại phía sau, từng sợi tóc với đường rẽ ngôi nhìn rất rõ. Áo dài vắt xuống đến tận chân. Hai bàn chân để trần, lòng bàn chân ngửa, rõ các ngón chân. Mặt cạnh 2 bên ghi lại sự tích. Cũng giống như tượng vị Thái giám ở chùa Nành, tượng người phụ nữ này được đặt trong một khối đá khoét lõm phần giữa để tạo tượng ở tư thế ngồi, chiều cao 60 cm, chiều rộng 31 cm. Vị phu nhân này không có nên đã đứng ra trùng tu chùa Tĩnh Quang và gửi ruộng, tiền vào chùa để được cúng giỗ hàng năm. Tượng thứ 3(1): Tượng một sư nữ đặt trong nhà thờ họ Nguyễn Công xã Bách Cốc tỉnh Nam Hà. Tượng tạo năm Chính Hòa 11 (1690). Đây cũng là tượng chân dung. Tượng ngồi xếp bằng trong một khuôn bia hình chữ nhật, hay tay đang lần tràng hạt. Khuôn mặt với lưỡng quyền cao, má hóp mắt mở to, mí mắt trũng sâu, lông mày mảnh, môi mỏng mím lại, mũi bình thường, trán bị thắt lại, hai tai dài, vành tai trên cao hơn chân mày kéo lên đến giữa trán. Đầu quấn khăn, tua khăn vắt ra phía sau lưng. Áo dài 2 vạt áo buông xuống che cả phần chân. Tay áo rất rộng với nhiều nếp gấp. Mặt cạnh 2 bên và mặt sau ghi sự tích. Tự thứ 4: Là tượng một phụ nữ Trung Quốc sang vùng phố Hiến sinh sống. Đó là bà Mã Thị Bế người hương Thủy Đằng huyện Thuận Đức phủ Quảng Châu tỉnh Quảng Đông, sống tại xã An Vũ huyện Kim Động phủ Khoái Châu đạo Sơn Nam tước An Nam. Bà đã đến tu sửa chùa Nguyệt Đường xã Xích Đằng huyện Kim Động, sau đó lại cúng ruộng đất vào Tam bảo. Bà được dân thôn bầu là hậu thần, hậu, Phật, tượng được tạo năm Cảnh Hưng(2). Tượng có khuôn mặt trái xoan, mũi cao thanh tú, mắt mở to một mí, cổ cao ba ngấn, tai to, lỗ tai có xâu. Khuôn mặt nhẹ, cằm tròn trịa, đầu quấn khăn, tua khăn vắt về sau để lọ rõ hai tai. Tượng mặt yếm trong, bên ngoài áo khoác như áo bông, tà áo buông dài xuống chân. Hai bàn tay cho vào tay áo để hở ngón tay cái và mu bàn tay. Chân ngồi xếp bằng, bàn chân đi giày Trung Quốc đê bằng, loại này bây giờ ta vẫn thường hay gặp. Loại tượng phụ nữ có khắc cả giày như thể này rất ít gặp, nhất là đôi giày lại tượng trưng cho kiểu giày người Trung Quốc. Cũng là tượng hậu ở thế kỉ 18, song hai bia tượng chùa Mao Yên xã Phượng Mao huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh lại hầu như không có tính chân dung mà chỉ mang yếu tố cách điệu là chính. Cả hai bia tượng đều tạo năm Vĩnh Thịnh 3, đều là tượng đôi, khắc hai cặp vợ chồng trùm trưởng nhưng nết khắc còn quá sơ sài, giản đơn, từng cặp tượng không lộ rõ hình dáng, trạng thái tình cảm. Tượng đều ở tư thế ngồi - hai người đàn ông có khuôn mặt tròn, tai to, mắt nhắm, mũi cao, hai tay chắp lại trước bụng, ngón tay thon dài. Áo hai lớp chảy dài xuống chân, tay áo ruộng. Hai người phụ nữ cũng có khuôn mặt hao hao giống hai người đàn ông, nhưng thanh thoát hơn. Họ cũng mặc áo hai lớp, tay áo rộng, có yếu buộc thắt trước ngực - Bàn tay trái ngửa ra ngoài, ngón tay cái quay vào giữa lòng bàn tay với đầu ngón cái to có móng dài. Bàn tay phải đặt lên đầu gối, tư thế ngồi thoải mái. Đó là vợ chồng “Hương lão lão nhiêu Trùm phường kiêm hậu Phật” họ Nguyễn húy là Tự, tự là Phúc Tín hiệu Đức Thành cùng với vợ cả họ Nguyễn húy là Kế hiệu là Từ Đức. Nguyên văn “Hương lão lão nhiêu Trùm phường kiêm hậu Phật Nguyễn Quí công húy Tự tự Phúc Tín hiệu Đức Thành, chánh thất phu nhân Nguyễn Quí thị húy Kế hiệu Từ Đức”. Bia tượng thứ hai của vợ chồng “Hương lão lão nhiêu Trùm phường kiêm hậu Phật Nguyễn Quí công húy Tự tự Phúc Tín hiệu Đức Thành, chánh thất phu nhân Nguyễn Quí thị húy Kê hiệu Từ Đức”. Bia tượng thứ hai của vợ chồng “Hương lão lão nhiêu kiêm Tri phủ sĩ Trùm phường…”. NHẬN XÉT CHUNG - Cũng giống như bia hậu, bia tượng hậu được chạm khắc để ghi công đức những người có hảo tâm đóng góp tiền của với làng xã trong các dịp chi tiêu vào việc công. Nhưng số bia hậu còn rất nhiều mà bia tượng hậu còn lại thật ít. Sự chênh lệch này cho thấy việt tạo tượng đòi hỏi nhiều công phu hơn, tốn kém hơn so với việc chỉ dựng bia, nên không được phổ biến rộng rãi. - Loại tượng chân dung thể hiện sự tinh tế, tài hoa của những người thợ dân gian. Đó là những hình ảnh thật sống động phản ánh các trạng thái tình cảm khác nhau, khiến chúng ta nhìn tượng như thấy có hồn: vẻ tư lự trong đôi mắt mở to viên Thái giám; nét trầm ngâm, buồn bã trên khuôn mặt của phu nhân quan Tiền Thự Vệ sự tước Hùng Nghĩa hầu; sự tươi tắn, phúc hậu của người phụ nữ Trung Quốc; thoáng khắc khổ nhẫn nhục trên gương mặt của ni cô… v.v.. Có lẽ trước khi được tạc thành tượng, những nguyên mẫu đó đã ngồi cho thợ vẽ để cho thợ khắc đá theo đó mà chạm khắc, hoặc giả chính những người thợ đá - những nhà điêu khắc dân gian đã trực tiếp khắc từ nguyên mẫu. Chỉ có như vậy kết hợp với nghệ thuật chạm khắc đá của những thợ đá chuyên nghiệp mới thổi vào những bia tượng hậu (loại tượng chân dung) một sức sống vượt ra cả sự vô tri vô giác của vật liệu đá, dường như đó chính là những bức ảnh chụp người thật trong những khoảnh khắc nhất định của cuộc đời họ. - Từ những nét khắc về trang phục, vóc dáng của từng người có thể là là những cứ liệu khá chính xác để ngày nay chúng ta tìm hiểu về người Việt thời trung đại trên phương diện dân tộc học. Vì chúng ta chỉ mới được nghe mô tả về người Việt trong lịch sử qua các sách báo và thư tịch cổ. Còn trên những bức tượng có niên đại rõ ràng chúng ta được tận mắt thấy trang phục, hình hài của những người cách ta từ 3 thế kỉ. Tuy lúc đó chưa có nghệ thuật nhiếp ảnh, nhưng những người thợ đá Việt Nam đã kịp ghi lại và truyền thần lên đá. Điều này thật quí cho hậu duệ khi muốn nghiên cứu, hiểu biết về tổ tiên. Những bia tượng hậu đặc biệt là tượng chân dung, cần được khảo sát và sưu tập ở các địa phương, để trên cơ sở đó có một cách đánh giá đúng mức về vai trò của loại tượng hậu trong di sản văn hóa mà tổ tiên chúng ta để lại. Chú thích: 1. Ảnh về bia tượng này, chúng tôi đã được G.S Phan Đại Doãn - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho mượn để khảo cứu. 2. Về niên đại của bức tượng này, chúng tôi căn cứ theo tấm bia ghi sự tích về bà cũng được đặt lại chùa Nguyệt Đường xã Xích Đằng. Thông báo Hán Nôm học 1996 ( tr.491-501)
|